Những Quy Định Của Ðiều Này Sẽ Chỉ Áp Dụng Đối Với Các Loại Thuế Chịu Sự Điều Chỉnh Của Hiệp Định Này."(Điều 23 Hiệp Định Giữa Việt


Các quy định về không phân biệt đối xử thường được quy định tại Điều 23 hoặc 24 của Hiệp định và thường có nội dung như sau: "1. Những đối tượng mang quốc tịch của một nước ký kết sẽ không phải chịu tại nước ký kết kia bất kỳ hình thức thuế nào hay bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến hình thức thuế đó khác với hay nặng hơn hình thức thuế và các yêu cầu liên quan hiện đang và có thể áp dụng cho các đối tượng mang quốc tịch của nước ký kết kia trong cùng những hoàn cảnh như nhau.


2. Thuế áp dụng với một cơ sở thường trú của một xí nghiệp của một nước ký kết đặt tại nước ký kết kia sẽ không kém thuận lợi hơn thuế áp dụng đối với các xí nghiệp của nước ký kết kia cùng thực hiện những hoạt động tương tự. Quy định này sẽ không được giải thích là buộc một nước ký kết cho phép các đối tượng cư trú của nước ký kết kia được hưởng bất kỳ khoản miễn thu cá nhân, khoản miễn thuế và giảm thuế mà nước đó giành riêng cho các đối tượng cư trú của nước mình trong quá trình tính thuế trên cơ sở tư cách dân sự và các nghĩa vụ gia đình.


3. Trừ trường hợp áp dụng các quy định tại Ðiều 9, khoản 7 Ðiều 11 hay khoản 4 Ðiều 12, lãi từ tiền cho vay, tiền bản quyền và các khoản thanh toán khác do một xí nghiệp của một nước ký kết trả cho đối tượng cư trú của nước ký kết kia, trong khi xác định các khoản lợi tức chịu thuế của xí nghiệp đó sẽ được trừ vào chi phí theo cùng các điều kiện nếu như các khoản tiền đó được trả cho đối tượng cư trú của nước thứ nhất.


4. Các xí nghiệp của nước ký kết có toàn bộ hay một phần vốn do một hay nhiều đối tượng cư trú của nước ký kết kia kiểm soát hay sở hữu trực tiếp hay gián tiếp, sẽ không phải chịu tại nước thứ nhất bất kỳ hình thức thuế hay yêu cầu liên quan đến hình thức thuế đó khác với hay nặng hơn hình thức thuế và


những yêu cầu liên quan được áp dụng cho các xí nghiệp tương tự khác của nước thứ nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


5. Những quy định tại khoản 2 và 4 của Ðiều này sẽ không áp dụng đối với thuế chuyển lợi nhuận của Việt Nam mà trong mọi trường hợp loại thuế này sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài, và không áp dụng đối với chính sách thuế Việt Nam đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài - 4


6. Không có nội dung nào tại Ðiều này được giải thích là buộc một nước ký kết phải cho cá nhân không cư trú tại nước đó hưởng bất kỳ khoản miễn thu cá nhân, khoản miễn thuế và giảm thuế mà nước đó cho cá nhân cư trú tại nước mình được hưởng.


7. Những quy định của Ðiều này sẽ chỉ áp dụng đối với các loại thuế chịu sự điều chỉnh của Hiệp định này."(Điều 23 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).


Hình thức không phân biệt đối xử quy định tại Hiệp định theo nguyên tắc đối xử quốc gia, các đối tượng cư trú của một nước ký kết sẽ không bị đối xử kém thuận lợi hơn ở nước ký kết kia so với đối tượng cư trú của nước ký kết kia trong cùng hoàn cảnh như nhau.


Tuy nhiên, quy định về chế độ miễn, giảm thuế trên cơ sở tư cách dân sự và trách nhiệm gia đình của một nước dành riêng cho đối tượng cư trú của nước mình không bị coi là phân biệt đối xử. Các quy định này thường dành cho cá nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng như giảm trừ gia cảnh đối với các khoản cấp dưỡng cho con chưa thành niên khi tính thuế thu nhập cá nhân... Đối với


những khoản miễn, giảm này thì một nước ký kết có quyền dành cho đối tượng cư trú của nước mình mà không bị coi là phân biệt đối xử về thuế.


Việc không phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp được quy định không dựa trên cơ sở quốc tịch mà dựa vào địa điểm thực tế của doanh nghiệp, quy định này tạo sự công bằng về thuế giữa cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. Theo đó, thuế áp dụng đối với một cơ sở thường trú của một doanh nghiệp của một nước ký kết đặt tại nước ký kết kia sẽ không kém thuận lợi hơn thuế áp dụng đối với doanh nghiệp của nước ký kết kia cùng thực hiện những hoạt động tương tự.


Nước ký kết không được phân biệt đối xử đối với những doanh nghiệp có một phần hoặc toàn bộ vốn do một hay nhiều đối tượng cư trú của nước kia kiểm soát hay sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo đó, những doanh nghiệp này sẽ không phải chịu bất kỳ hình thức thuế nào hay yêu cầu liên quan đến hình thức thuế đó khác hay nặng hơn hình thức thuế và những yêu cầu liên quan được áp dụng cho doanh nghiệp tương tự khác của nước ký kết đó.


Không phân biệt đối xử trong trường hợp xác định các chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định thu nhập chịu thuế mà các khoản chi phí này do doanh nghiệp của một nước ký kết trả cho đối tượng cư trú của nước ký kết kia. Theo đó, các khoản tiền lãi cho vay, tiền bản quyền và các khoản thanh toán khác do doanh nghiệp của một nước ký kết trả cho đối tượng cư trú của nước ký kết kia được đưa vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định thu nhập chịu thuế theo cùng điều kiện như là được trả cho đối tượng cư trú của nước đó.


Các cam kết về không phân biệt đối xử của Hiệp định chỉ giới hạn trong phạm vi các loại thuế chịu sự điều chỉnh của Hiệp định.


Ngoài các nội dung như đã nêu, thì tại một số Hiệp định (như Hiệp định giữa Việt Nam và Bun-ga-ri ký năm 1996) hay Nghị định thư (như Nghị định thư bổ sung Hiệp định giữa Việt Nam và In-đô-nê-xia ký năm 1997) còn có quy định loại trừ đối với việc áp dụng các hình thức ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư nước ngoài theo các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ Luật này đang có hiệu lực - việc áp dụng các hình thức ưu đãi này không bị coi là vi phạm các quy định về không phân biệt đối xử của Hiệp định.


Hiện nay, Việt Nam không áp dụng thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nên các quy định của Hiệp định đối với loại thuế này không còn ý nghĩa khi thực hiện việc tránh đánh thuế hai lần.


Pháp luật thuế Việt Nam không có quy định riêng về không phân biệt đối xử về thuế, các quy định tại Hiệp định là rõ ràng nên có thể áp dụng trực tiếp Hiệp định.


1.8. Thuế đối với thành viên cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự


Các quy định tại Hiệp định không ảnh hưởng tới quyền miễn trừ của thành viên cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự. Hiệp định có điều khoản riêng khẳng định quyền ưu đãi miễn trừ về thuế đối với thành viên cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thường quy định như sau: "Không nội dung nào trong Hiệp định này sẽ ảnh hưởng đến những ưu đãi về thuế của các viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự theo những nguyên tắc chung của


luật pháp quốc tế hay những quy định trong các Hiệp định đặc biệt." (Điều 25 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).


Theo quy định trên thì Hiệp định sẽ không điều chỉnh chế độ thuế đối với các đối tượng này, họ được hưởng chế độ thuế theo quy chế đối với thành viên cơ quan ngoại giao, lãnh sự. Thành viên của các cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự của hai nước ký kết sẽ được nhận sự đối xử không kém thuận lợi hơn những ưu đãi về thuế mà họ được hưởng theo luật pháp quốc tế hoặc theo các thỏa thuận khác giữa Việt Nam và nước ký kết. Các quy định về miễn trừ đối với cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được công nhận và thừa nhận rộng rãi theo Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự.


Với việc thực hiện quyền miễn trừ đối với thành viên cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự thì nước tiếp nhận có nghĩa vụ không đánh thuế, và do đó việc hưởng các quyền miễn trừ có tính ưu đãi cao hơn so với việc thực hiện Hiệp định.


Pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và được quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện về ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.


1.9. Biện pháp tránh đánh thuế hai lần


Nhằm giải quyết tình trạng đánh thuế hai lần, Hiệp định thiết lập các quy tắc để định ra những trường hợp chỉ một nước có quyền đánh thuế, những trường hợp cả hai nước đều có quyền đánh thuế, quyền và nghĩa vụ của mỗi nước trong việc đánh thuế.


1.9.1. Phân định quyền đánh thuế giữa hai nước ký kết Hiệp định


Phụ thuộc thu nhập phát sinh là loại nào theo phân loại tại Hiệp định mà quyền đánh thuế chỉ dành cho một nước hoặc cho cả hai nước.


Đối với một số khoản thu nhập, quyền đánh thuế được ưu tiên cho một nước như đối với thu nhập từ vận tải quốc tế thì quyền đánh thuế chỉ thuộc về nước cư trú (nước mà doanh nghiệp điều hành là đối tượng cư trú), đối với thu nhập từ tiền lương hưu thì quyền đánh thuế chỉ dành riêng cho nước phát sinh nguồn thu nhập (nước nơi trả lương hưu). Trong trường hợp này, bằng việc xác định quyền đánh thuế chỉ thuộc về một nước duy nhất nên đã xóa bỏ tình trạng đánh thuế hai lần. Các loại thu nhập chỉ một nước có quyền đánh thuế thường được Hiệp định gồm


Đối với những loại thu nhập mà cả hai nước đều có quyền đánh thuế thì tùy thuộc loại thu nhập, nước có nguồn thu nhập có quyền đánh thuế theo nội luật nước mình hoặc theo mức thuế suất tối đa quy định tại Hiệp định, nước cư trú có quyền đánh thuế nhưng đồng thời có nghĩa vụ công nhận và thực hiện khấu trừ số thuế đã nộp tại nước có nguồn thu nhập khi tính toán số thuế phải nộp tại nước mình. Tránh đánh thuế hai lần trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa tổng nghĩa vụ thuế thực hiện ở cả hai nước chỉ tương đương nghĩa vụ thuế thực hiện ở nước cư trú.


Theo Hiệp định, tùy thuộc vào việc xác định đối tượng có nghĩa vụ thuế là đối tượng cư trú của nước nào mà một nước ký kết đánh thuế hoặc với tư cách là nước cư trú hoặc với tư cách là nước có nguồn thu nhập. Có sự khác biệt cơ bản về quyền đánh thuế của nước cư trú và nước có nguồn thu nhập. Trong khi nước có nguồn thu nhập chỉ có quyền đánh thuế đối với số thu nhập phát sinh trên lãnh thổ nước mình thì nước cư trú có quyền đánh


thuế trên toàn bộ thu nhập của đối tượng cư trú của nước mình bất kể thu nhập phát sinh trong hay ngoài lãnh thổ nước đó. Đối tượng cư trú của một nước có quan hệ gắn bó và thường xuyên phát sinh, thực hiện nghĩa vụ thuế với nước đó nên nước cư trú có ưu thế hơn trong việc theo dõi, quản lý đối tượng cư trú của nước mình. Do vậy, cùng với quyền đánh thuế thì nước cư trú có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần, theo đó, nước này có nghĩa vụ khấu trừ số thuế đã nộp tại nước có nguồn thu nhập khi tính thuế thu nhập phải nộp của đối tượng cư trú tại nước mình.


1.9.2. Quy định về biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Hiệp định


Các biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai lần thường được quy định tai Hiệp định như sau: "1. Trường hợp đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ thu nhập hoặc lợi tức, mà theo luật của nước ký kết kia và phù hợp với Hiệp định này, thu nhập hoặc lợi tức đó có thể bị đánh thuế tại nước kia, nước ký kết thứ nhất sẽ cho phép trừ vào thuế thu trên thu nhập hoặc lợi tức một số tiền đúng bằng số thuế đã nộp tại nước kia. Tuy nhiên, số thuế được trừ sẽ không vượt quá số thuế phải nộp ở nước thứ nhất được tính cho thu nhập hoặc lợi tức đó phù hợp với các luật thuế của nước thứ nhất.


2. Trường hợp, theo bất kỳ quy định nào của Hiệp định này, thu nhập hay lợi tức do một đối tượng cư trú của một nước ký kết mặc dù được miễn thuế tại nước đó, nước này, khi tính thuế trên phần thu nhập còn lại của thu nhập hay lợi tức của đối tượng cư trú đó, vẫn có thể tính đến phần thu nhập hay lợi tức được miễn.


3. Theo nội dung Khoản 1 và 2 của Điều này, thu nhập hay lợi tức do một đối tượng cư trú của một trong hai nước ký kết thu được mà theo Hiệp định này


thu nhập hay lợi tức đó có thể bị đánh thuế ở nước ký kết kia sẽ được coi là thu được từ các nguồn tại nước ký kết kia.


4. Trong trường hợp tiền lãi cổ phần do một công ty là đối tượng cư trú của một nước ký kết trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết kia mà đối tượng này kiểm soát ít nhất là 10% quyền bỏ phiếu trong công ty trả lãi cổ phần, việc khấu trừ nêu tại Khoản 1 sẽ tính đến số thuế do nước thứ nhất thu trên thu nhập hay lợi tức của công ty trả lãi cổ phần.


5. Trường hợp số tiền thuế được miễn hoặc được giảm theo các biện pháp ưu đãi nhất định được quy định trong nội luật của một nước ký kết được coi là đã nộp ở nước ký kết đó, thì số thuế này sẽ được trừ vào thuế ở nước ký kết kia.”(Điều 24 Hiệp định giữa Việt Nam và Udơbêkixtăng ký năm 1996).


Điều này của Hiệp định quy định biện pháp tránh đánh thuế hai lần mà nước cư trú có nghĩa vụ thực hiện. Theo đó, nước cư trú có nghĩa vụ khấu trừ số thuế thu nhập đã nộp tại nước có nguồn thu nhập khi tính số thuế thu nhập phải nộp tại nước mình nhưng số thuế được khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế phải nộp theo nội luật nước cư trú đối với khoản thu nhập phát sinh ở nước ký kết kia.


Theo Khoản 2, nước cư trú có quyền tính khoản thu nhập được miễn thuế ở nước ký kết kia vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập của đối tượng cư trú nước mình. Các khoản thu nhập được miễn thuế tại nước có thu nhập phát sinh thực chất là các khoản thu nhập mà quyền đánh thuế dành hoàn toàn cho nước cư trú (như thu nhập từ vận tải quốc tế, thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ...).

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí