Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước Đối Với Các Hành Vi Gian Lận Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam



huống điển hình sau đây là ví dụ điển hình về việc cá nhân có hành vi giao dịch nội gián nhưng lại chỉ bị xử lý vi phạm công bố thông tin do không đủ chế tài xử lý.

Qua phân tích tình huống TH3, TH4, TH5 cho thấy. Nhiều trường hợp giao dịch nội gián khá rõ ràng nhưng không đủ căn cứ kết luận.

Ngày 28/12/2011, Công ty SHN thông báo Nghị quyết Hội đồng quản trị về tình hình tài chính khó khăn do đối tác hủy ngang hợp đồng và chưa đòi được tiền bồi thường, công ty dự kiến hoãn trả cổ tức năm 2010, đồng thời đóng cửa Chi nhánh tại Bắc Kạn, Thoái vốn ở khu công nghiệp Điềm Thụy. Tuy nhiên, trước ngày công bố thông tin tiêu cực nói trên, hàng loạt cổ đông nội bộ, người có liên quan đã liên tục bán ra cổ phiếu của công ty mà không thông báo. Cụ thể:

Từ ngày 25/11/2011, Chủ tịch hội đồng quản trị, Ủy viên hội đồng quản trị, Kế toán trưởng, Phó tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát đã bán ra 1.328.500 cổ phiếu, hầu hết các giao dịch đều không được thông báo trước. Mặc dù trước đó, ngày 24/05/2011 thông tin về công ty mẹ lỗ gần 6 tỷ được công bố, tuy nhiên con số nói trên chưa phải là vấn đề nghiêm trọng, không thể giải thích cho hiện tượng xả hàng đồng loạt của các cổ đông nói trên.

Như vậy, các cổ đông nội bộ nắm biết được tình hình tài chính khó khăn nghiêm trọng của công ty nên đã đồng loạt thoái vốn trước khi công ty công bố thông tin ra bên ngoài. Trong thời gian nói trên, giá cổ phiếu đã giảm từ 13.500 đồng ngày 13/06/2011 xuống còn 3.500 đồng vào ngày 29/11/2011, tức đã giảm tới 74%.

Ông L bị phạt tiền 40 triệu đồng vì đã giao dịch trước ngày công bố thông tin. Các cổ đông còn lại do không có đầy đủ bằng chứng vi phạm nên không bị xử phạt. Tương tự, các tình huống TH4, TH5 minh chứng cho những nội dung đã phân tích ở trên:

Tình huống gian lận của ông V.T.N đối với cổ phiếu SBC (Phụ lục 03). Hành vi giao dịch nội gián của ông N là rõ ràng nhưng không đủ căn cứ để chứng minh. Ông N chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền ít hơn rất nhiều so với mức lỗ mà ông đã tránh được từ lợi thế thông tin nội bộ. Ông N bị xử phạt 42,5 triệu đồng vì không báo cáo trước khi thực hiện giao dịch trong khi việc lợi dụng lợi thế thông tin có được để giao dịch nội gián trước khi công ty công bố thông tin ra công chúng đã giúp ông đã tránh được khoản lỗ hơn 2 tỷ đồng.

Tình huống gian lận của ông T.V.Đ đối với cổ phiếu D2D (Phụ lục 04). Hành vi giao dịch nội gián của ông Đ là rõ ràng nhưng không minh chứng. Thay vì có thể bị xử lý hành vi giao dịch nội gián thì ông Đ chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền là 10 triệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.



Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 20

đồng, ít hơn rất nhiều so với số lợi bất hợp pháp mà ông thu được từ lợi thế thông tin nội bộ nói trên (khoảng 640 triệu đồng).

Phân tích tình huống quản lý thao túng giá

Thao túng giá là hành vi gian lận khá phổ biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, các cơ quan quản lý thường khó khăn trong xác minh mối quan hệ giữa các tài khoản, mối quan hệ giữa các đối tượng thông đồng với nhau để tạo cung cầu giả, phối hợp “người làm”, “người hưởng” trong thao túng giá. Các cách thức thực hiện ngày càng phức tạp, tinh vi, đan xen để tránh các phát hiện của cơ quan quản lý. Do đó, hầu hết các vụ thao túng chỉ được phát hiện sau khi các đối tượng đã hoàn thành hành vi gian lận và gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư, quá trình xử phạt các gian lận thường rất lâu từ 6 tháng đến vài năm (qua phân tích TH6, TH8, TH10 được liệt kê ở bảng 2.3)

Qua phân tích các trường hợp được liệt kê ở bảng 2.3 bao gồm TH7 (phụ lục 05), TH9 (phụ lục 06), TH11 (phụ lục 08) cho thấy nhiều vụ thao túng có yếu tố thông đồng, chiêu thức tinh vi nên không xác định thấy có số lợi bất hợp pháp từ hành vi thao túng. Hiện tượng thao túng giá diễn ra khá phổ biến ngay sau khi cổ phiếu mới lên sàn. Việc làm giá cũng rất tinh vi, cổ phiếu được đánh lên, đánh xuống từng đợt, xen kẽ là những phiên điều chỉnh, tránh trường hợp tăng trần hoặc giảm sàn liên tục gây nghi ngờ. Thực tế nhiều cổ phiếu khi lên sàn được chào bán với mệnh giá, tuy nhiên giá trị thật thấp hơn mệnh giá, do đó ngay cả khi không có được số lợi bất hợp pháp khi so sánh với mệnh giá nhưng khi so sánh với giá trị thật của cổ phiếu thì cổ đông nội bộ đã có lãi. Thực tế này cũng xuất hiện trong tình huống thao túng giá của cổ phiếu AAA của các nhóm nhà đầu tư, đặc biệt trong vụ vi phạm này, có sự phân biệt rõ giữa “nhóm thực hiện hành vi giao dịch” và “nhóm hưởng lợi lớn nhất” (TH12- phụ lục 09).

Phân tích tình huống quản lý công bố thông tin

Gian lận trong công bố thông tin của cổ đông nội bộ là rất phổ biến (Bảng 3.10). Tuy nhiên, mức xử phạt quá nhẹ, không tương xứng với mức độ ảnh hưởng mà nó mang đến cho các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. Hầu hết chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền phạt ít ỏi. Như TH14, TH 15, TH16, TH17 (Bảng 2.4) các cổ đông nội bộ đều lợi dụng lợi thế thông tin có được để tiến hành giao dịch thu lợi bất hợp pháp từ vài trăm cho đến vài tỷ thậm chí hàng chục tỷ. Nhưng chỉ bị xử phạt vài chục triệu với lý do “Không báo cáo, không công bố thông tin giao dịch của người nội bộ”. Trong khi, các nhà đầu tư bên ngoài thường tham khảo giao dịch của người nội bộ như



1 tín hiệu về tình hình và triển vọng của công ty. Việc giao dịch mà không báo cáo dẫn đến những đánh giá sai lệch, không kịp thời của các nhà đầu tư bên ngoài, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, gây mất niềm tin và bóp méo thị trường đầu tư. Do đó, cần mức xử phạt cao hơn đối với những hành vi vi phạm trong công bố thông tin để đảm bảo tính răn đe của pháp luật.

Phân tích tình huống quản lý hành vi điều chỉnh, làm giả hồ sơ, tài liệu

Ví dụ vụ thao túng MTM của T.H.T và đồng bọn ở TH10 (phụ lục 07) cho thấy các đối tượng kết hợp làm giả hồ sơ tài liệu, mượn tài khoản chứng khoán của nhiều người, thông đồng với nhân viên công ty chứng khoán để tạo cung cầu giả. Tuy nhiên, hồ sơ của MTM vẫn vượt qua các cấp quản lý, giám sát để có thể chào bán chứng khoán đến tay nhà đầu tư, gậy thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. Thể hiện sự thiếu phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý.

Tương tự, vụ án thao túng cổ phiếu DVD của L.V.D, vụ thao túng CDO của

N.V.G (Bảng 2.3) cũng thấy thực trạng làm giả giấy tờ, khai khống số liệu tài chính trong một thời gian dài nhưng các cơ quan chức năng không phát hiện ra. Chứng khoán được phát hành dựa trên những thông tin không chính xác đó đã được chào bán cho hàng nghìn nhà đầu tư.

3.4 Đánh giá thực trạng quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Từ phân tích thực trạng quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại được chỉ ra sau đây:

3.4.1 Kết quả

Trong những năm qua, Ủy ban chứng khoán Nhà nước không ngừng hoàn thiện nội dung quản lý, phương thức và công cụ quản lý giúp quản lý các hành vi gian lận để ổn định thị trường, củng cố niềm tin của nhà đầu tư, hướng tới sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Giai đoạn từ 2010 - 2019, có 2.765 quyết định xử phạt, trong đó có 76 hành vi thao túng, 3 hành vi giao dịch nội gián, 1.400 vi phạm công bố thông tin. Cơ quan quản lý cũng thu về 165,7 tỷ đồng từ xử phạt hành chính các hành vi gian lận.

Nhiều vụ thao túng giá bị xử phạt với số tiền lớn, đối tượng không chỉ bị phạt vì hành vi gian lận mà còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi gian lận. Một số vụ việc được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chuyển hồ sơ cho cơ quan công an tiến hành điều tra, xác minh làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật.



Hoạt động quản lý, giám sát thị trường chứng khoán cơ bản đạt được những mục tiêu đã đề ra giai đoạn 2011-2020. Có được kết quả như trên là sự nỗ lực hoàn thiện liên tục của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về nội dung, công cụ, phương pháp quản lý. Cụ thể:

Các hành vi bị cấm đã được liệt kê đầy đủ, được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành. Sự phân loại các hành vi gian lận vừa có tính chất tham khảo thị trường chứng khoán trên thế giới, vừa có tính thực tiễn phù hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Việc theo dõi bám sát các hành vi bất thường được thu thập và báo cáo từ cấp giám sát Sở giao dịch chứng khoán, nơi trực tiếp theo dõi và thu thập về khối lượng đặt, khớp lệnh; tần suất đặt lệnh và giá cũng được tính trên cơ sở so sánh số liệu tổng hợp, giá trị trung bình khi giao dịch chứng khoán, được thể hiện bằng các con số chi tiết, cụ thể, mỗi số liệu có chức năng riêng của nó.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã có nỗ lực rất lớn trong xây dựng Luật Chứng khoán số 70/2006/QH 11 được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 29/06/2006. Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhằm tạo bước tiến cho thị trường phát triển theo hướng minh bạch, công khai và hiệu quả. Trên cơ sở Luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xây dựng hàng loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện trình Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành. Năm 2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiến hành góp ý sửa đổi, xây dựng Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 được Quốc hội thông qua và ban hành 24/11/2010. Các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng theo hướng phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao quát hơn, đồng thời, bảo đảm tính thống nhất hơn, giảm bớt sự trùng, chéo, mâu thuẫn. Nhiều quy định mới được ban hành không chỉ hỗ trợ cho hoạt động tái cấu trúc thị trường mà còn làm cho hệ thống pháp lý điều chỉnh thị trường chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn tới thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi hơn cho các thành viên của thị trường, các doanh nghiệp niêm yết và các nhà đầu tư. Đặc biệt việc đưa các hành vi gian lận vào trong quy định tại Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ban hành ngày 27/11/2015 mang lại nhiều tín hiệu tích cực, tạo căn cứ pháp luật mang tính răn đe cho các đối tượng gian lận. Kết hợp với quy định trong xử phạt hành chính về việc truy thu số lợi bất hợp pháp từ hành vi gian lận của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ban hành ngày 23 tháng 9 năm 2013 và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ban hành ngày 1 tháng 11 năm 2016 đã giúp các biện pháp xử phạt có tính răn đe hơn. Trong năm 2019, Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 được cũng đã được thông qua và ban hành ngày 26/11/2019 với nhiều nội dung được xem là bước tiến, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.



Hàng năm, cán bộ công chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều được đào tạo, nâng cao năng lực thông qua các chương trình đào tạo trong và ngoài nước. Số cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm trên 50% tổng số cán bộ công chức. Các cán bộ đã cố gắng nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trong khi nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.

3.4.2 Hạn chế

- Các hành vi gian lận ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Thống kê các hành vi gian lận ở bảng cho thấy các hành vi gian lận gia tăng với tốc độ trung bình 28%/năm. Trong đó có những hành vi thực hiện đồng thời nhiều loại gian lận với nhiều cách thức tinh vi, phức tạp, gây nên nhiều khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý. Nhiều các hành vi gian lận gây thiệt hại lớn cho nhiều nhà đầu tư cả về tài chính và niềm tin thị trường, gây bóp méo thị trường đầu tư.

- Vẫn còn tình trạng để lọt tội phạm. Qua phân tích các tình huống điển hình cho thấy, nhiều hành vi giao dịch nội gián, thao túng giá do không đủ minh chứng và chỉ có thể xử phạt các cổ đông nội bộ với hành vi vi phạm công bố thông tin, do đó mức xử phạt không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi gian lận. Nhiều trường hợp, các đối tượng không bị bất cứ hình thức xử phạt nào do không thể chứng minh việc họ sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch. Ngay cả với hành vi thao túng giá, nhiều trường hợp không phát hiện được số lợi bất hợp pháp. Phía Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng đã từng gửi nhiều hồ sơ vụ việc lên cơ quan công an nhưng bị trả về vì minh chứng không đầy đủ để khởi tố vụ án.

- Các hành vi gian lận chưa được phát hiện sớm và chính xác. 100% các vụ việc về giao dịch thao túng, giao dịch nội bộ đều phát hiện và xử lý sau khi hoàn thành, tức là khi các đối tượng thực hiện các hành vi giao dịch vi phạm đã đạt được mục đích và gây ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư khác rồi thì cơ quan quản lý mới phát hiện và xử lý. Nhiều hành vi gian lận có các biện pháp xử phạt không kịp thời, thường sau khi kết thúc giao dịch của hành vi gian lận vài tháng đến vài năm Ủy ban chứng khoán Nhà nước mới ra quyết định xử phạt. Riêng các vụ án phức tạp có tính chất hình sự thì kéo dài từ 3 - 5 năm. Một khoảng thời gian quá dài dẫn đến việc “mọi chuyện đã rồi”, khiến các nhà đầu tư không cảm thấy “cấp thiết” đối với việc xử lý các hành vi gian lận. Đặc biệt là đối với những hành vi giao dịch nội gián hoặc thao túng tinh vi hơn như dùng một số lượng lớn các tài khoản mở tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau, giao dịch với tần suất thấp, ở nhiều thời điểm khác



nhau, thực hiện giao dịch đúng thời điểm công bố thông tin hoặc ngay sau thời điểm công bố thông tin.

- Nhiều vụ gian lận chỉ được phát hiện, xử lý khi có các đơn tố giác của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư Việt Nam thường ngại tố cáo gian lận do tâm lý ngại phiền hà, phức tạp. Chưa kể các cuộc điều tra thường kéo dài, tốn kém nhiều thời gian chi phí. Nhiều trong số đó không thu lại hoặc không bù đắp được các tổn thất đã xảy ra. Do đó, phần lớn việc phát hiện các hành vi gian lận chủ yếu phụ thuộc vào sự chủ động của các cơ quan quản lý Nhà Nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn nhiều vụ gian lận có tính chất nghiêm trọng, phức tạp chỉ được phát hiện do có đơn thư tố cáo của các nhà đầu tư. Như trường hợp gian lận của L.V.D vụ DVD được thanh tra, kiểm tra, phát hiện sau khi Ủy ban Chứng khoán liên tục nhận được đơn thư nặc danh tố giác các hành vi gian lận.

- Số vụ gian lận bị xử lý hình sự là rất ít. Hầu hết các vụ gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là xử phạt hành chính. Dù đã có quy định về các hành vi gian lận như thao túng giá, giao dịch nội gián... có thể bị truy tố hình sự, các giao dịch chứng khoán có số lợi bất hợp pháp từ 500 triệu có thể sẽ bị truy tố hình sự nhưng thực tế mới chỉ có 3 vụ bị truy tố và xử lý hình sự. Đó là các vụ án có tính chất nghiệm trọng, phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường và gây thiệt hại lớn cho nhiều nhà đầu tư. Nhiều vụ thao túng khác cũng có số lợi bất hợp pháp lớn, nhưng không bị truy tố hình sự như trường hợp bà Đ.T.C.T thao túng cổ phiếu SPI có số lợi bất hợp pháp lên đến hơn 9 tỷ, tuy nhiên không đủ căn cứ xử lý hình sự nên chỉ xử phạt hành chính. Đặc biệt, tỷ lệ phát hiện có thu nhập bất hợp pháp của hành vi gian lận là rất thấp, chỉ chiếm 0,1 %.

3.4.3 Nguyên nhân

3.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Quy trình quản lý không chặt chẽ

Quy trình quản lý, giám sát các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả, thiếu sự phối hợp với các cơ quan ban ngành khác. Nhiều các vụ gian lận có liên quan đến các công ty chứng khoán nhưng lại không có sự phản hồi thông tin từ công ty chứng khoán đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong khi, ở nhiều quốc gia trên thế giới, công ty chứng khoán là một cấp giám sát mang tính trực tiếp đối với các giao dịch chứng khoán. Nhiều vụ gian lận thể hiện rõ sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong quản lý phòng ngừa và hạn chế hành vi gian lận. Cơ chế kiểm tra tính xác thực về vốn của các doanh nghiệp trước khi trở thành công ty đại chúng còn nhiều hạn chế, chưa có khả năng ngăn chặn hành vi tạo dựng vốn ảo. Như trường hợp gian lận của T.H.T đối với cổ phiếu MTM cho thấy,



Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và cơ quan Thuế tại địa phương không phối hợp kiểm tra thông tin, dẫn đến việc công ty ma, hồ sơ giả vẫn có thể phát hành chứng khoán đến hơn 1000 nhà đầu tư. Ngoài ra, liên quan đến công ty MTM, trước đó đã bị cơ quan công an điều tra liên quan đến việc làm giả hồ sơ, tài liệu nhưng phía Ủy ban chứng khoán Nhà nước không tiếp nhận được thông tin nói trên.

Phân tích giao dịch chứng khoán cho đến nay vẫn được thực hiện trên cơ sở một chiều, tức là chỉ nhìn nhận trên dữ liệu giao dịch chứng khoán được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu giao dịch của các Sở giao dịch. Nguồn dữ liệu giao dịch mà Ủy ban Chứng khoán tiếp nhận từ Sở giao dịch chứng khoán cũng có độ trễ đến vài tuần nên việc phát hiện và xử lý các hành vi gian lận không kịp thời, chậm trễ. Ngoài ra, dữ liệu Ủy ban Chứng khoán sử dụng trong phân tích thiếu hẳn góc nhìn của nhà đầu tư để có thể xem xét trên thực tế nhà đầu tư bị tác động bởi những yếu tố nào và người thực hiện các hành vi thao túng giá chứng khoán đã thực hiện những gì để gây hiểu lầm cho nhà đầu tư trong quá trình giao dịch.

Bên cạnh đó, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán trong còn nhiều hạn chế. Việc xác minh về các giao dịch nội gián, giao dịch nội bộ, làm giả hồ sơ, tài liệu yêu cầu phải có quyền truy cập các thông tin về giao dịch tài khoản ngân hàng, dữ liệu viễn thông. Những quyền truy cập này trước đây Ủy ban Chứng khoán bị hạn chế. Ngay cả những đối tượng nghi phạm, Ủy ban Chứng khoán cũng chỉ có quyền mời lên chất vấn nhưng không có quyền cưỡng chế. Do đó, quá trình tham kiểm tra, xử lý vi phạm các hành vi gian lận thường mất nhiều thời gian, dẫn đến các biện pháp xử phạt không kịp thời, chậm trễ. Tuy nhiên, Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 ban hành năm 2019 đã trao thêm thẩm quyền cho Ủy ban Chứng khoán, đây là những điểm mới mang tính đột phá, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

- Đội ngũ nhân lực của cơ quan quản lý còn mỏng

Lực lượng cán bộ thanh tra, giám sát còn mỏng nên việc tổ chức công tác thanh tra, giám sát trên diện rộng, phân theo lĩnh vực hàng năm bị hạn chế và chưa tổ chức được nhiều đoàn thanh tra trong cùng một thời điểm. Từ năm 2012 đến nay, thị trường chứng khoán đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và mức độ phức tạp nhưng số lượng cán bộ viên chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hầu như không có sự thay đổi. Số lượng cán bộ không tăng cùng với việc chưa được hỗ trợ về hệ thống công nghệ thông tin có tính tự động cao đã và đang tạo áp lực rất lớn cho đội ngũ nhân sự của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thực hiện trực tiếp công tác thanh tra, giám sát chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa được đào tạo có hệ thống với kiến thức về thanh



tra, giám sát, trong bối cảnh hệ thống văn bản pháp quy chưa đầy đủ, và thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả công tác thanh tra, giám sát chưa cao. Việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát, vận hành và phát triển hệ thống công nghệ thông tin còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế và chế độ đãi ngộ.

- Các văn bản quy định pháp luật còn nhiều bất cập

Nhìn chung, Luật Chứng khoán năm 2019 đã được sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ của quốc tế, tạo cơ sở, nền tảng pháp lý cho quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, các văn bản dưới Luật vẫn đang trong thời gian xây dựng và chưa ban hành. Do đó nội dung một số văn bản pháp luật hiện nay còn chưa được quy định đầy đủ, hoặc không được thực thi đầy đủ. Nguồn cung thông tin để có thể lợi dụng thực hiện giao dịch nội gián, thao túng giá... xuất phát từ tổ chức phát hành nhưng pháp luật không có quy định chi tiết, cụ thể về trách nhiệm của tổ chức phát hành khi xảy ra các hành vi gian lận từ thông tin nội bộ chưa công bố. Việt Nam hiện nay cũng không hạn chế việc cổ đông nội bộ và người có liên quan giao dịch liền trước và sau các thông báo của công ty có ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Nếu không chi tiết, đầy đủ và có tính tiên lượng thì sẽ dẫn đến việc không có căn cứ cụ thể để xử lý, dẫn đến việc xử lý không đúng mức độ hành vi gian lận hoặc bỏ sót tội phạm. Ngoài ra, theo quy định hiện hành thì hệ thống văn bản pháp lý chuyên ngành về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán nằm dưới Luật Xử lý vi phạm hành chính do đó rất khó khăn trong việc xác định cơ chế đặc thù trong hoạt động phát hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

- Các biện pháp xử phạt quá nhẹ, chưa có tính răn đe, đặc biệt là các hình thức xử phạt vi phạm trong công bố thông tin. Qua phân tích thực trạng cho thấy, vi phạm trong công bố thông tin diễn ra thường xuyên và phổ biến. Vi phạm trong công bố thông tin của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người có liên quan luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trung bình là 50% tổng số quyết định xử phạt. Thông tin là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến giá chứng khoán trên thị trường, trong khi tổ chức phát hành là nguồn cung thông tin thì người nội bộ có thể sử dụng lợi thế thông tin có được để thu lợi nhuận vượt trội so với nhà đầu tư bên ngoài. Nếu các biện pháp xử phạt là quá nhẹ, họ sẵn sàng chấp nhận bị xử phạt để đạt được lợi nhuận lớn hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022