Đánh Giá Thực Trạng Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Giai Đoạn Năm 2002 – 2016


Hai, lãi suất TCK của NHNN có mối quan hệ hai chiều với lãi suất cho vay của các NHTM và CPI. Điều này phản ánh lãi suất TCK của NHNN thay đổi làm thay đổi lãi suất cho vay của các NHTM và CPI, lãi suất TCK tuân theo đúng lý thuyết kinh tế, thể hiện được vai trò điều hành của công cụ CSTT.

Ba, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (TT) chỉ có quan hệ tác động một chiều với các biến DTG, DCV và DCPI_SA. Sự biến động của lãi suất thị trường và CPI là biểu hiện để NHNN điều chỉnh lãi suất TT. Lãi suất TT chưa thể hiện được vai trò của công cụ CSTT. Kết quả này thống nhất với kết quả thực nghiệm trong mô hình ECM.

Bốn, lãi suất DQD_SA có mối quan hệ tác động hai chiều tới tất cả các biến DTG, DCV và DCPI_SA. Điều này phản ánh thực tế thời gian qua NHNN dựa chủ yếu vào nghiệp vụ OMO để kiểm soát tổng cung tiền tệ nhằm điều chỉnh lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng qua đó tác động tới lãi suất kinh doanh của NHTM và CPI, giúp NHNN đạt được mục tiêu điều hành CSTT. Đồng thời, lãi suất kinh doanh của các NHTM và CPI là biểu hiện quan trọng để NHNN điều tiết tổng cung tiền tệ thông qua cơ chế hoạt động của OMO. Hiện tượng này chứng minh thực tế Việt Nam theo đúng lý thuyết kinh tế, OMO là công cụ quan trọng để NHNN điều hành CSTT.

(2) Xác định độ trễ phù hợp cho mô hình VAR

Vì các biến trong cả hai mô hình tồn tại mối quan hệ nhân quả, Luận án xác định độ trễ tối ưu cho mô hình VAR với DTG và mô hình VAR với DCV. Kết quả cho thấy, hai mô hình VAR có cùng độ trễ tối đa là 8 (xem Phụ lục 2.7).

(3) Kiểm định tính vững và hiện tượng tự tương quan của mô hình VAR

Kiểm tra tính vững của mô hình: Các biến nằm trong vòng tròn đơn vị, tính vững của hai mô hình VAR đảm bảo.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Kiểm tra theo phương pháp LM test cho thấy cả hai mô hình VAR không có hiện tượng tự tương quan.

Kiểm tra tính chuẩn của mô hình: Kết quả kiểm tra tính chuẩn cho thấy cả hai mô hình đảm bảo tính chuẩn.


Như vậy, cả hai mô hình VAR không tồn tại khuyết tật, kết quả kiểm định đáng tin cậy.

(4) Kết quả kiểm định của mô hình VAR

Kết quả kiểm định mô hình VAR với biến DTG và mô hình VAR với biến DCV như sau:

Khi đo lường ảnh hưởng lên CPI: CPI ngoài việc chịu ảnh hưởng bởi chính nó với độ trễ nhất định thì CPI còn chịu ảnh hưởng bởi các biến nội sinh khác, đặc biệt là các biến DTCK, DQD_SA với độ trễ nhất định. Trong đó, tồn tại mối quan hệ tác động hai chiều giữa CPI với DTCK và DQD_SA. Mặc dù NHNN căn cứ vào sự biến động của CPI để đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất TCK song lãi suất TCK cũng có tác động kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định chỉ số giá cả. Kết quả thực nghiệm chứng minh thực tế tại Việt Nam tuân theo quy luật kinh tế. Kết quả này nhất quán với kết luận của lý thuyết đồng liên kết, mô hình ECM về tác động của lãi suất TCK của NHNN tới lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất TCV, TT và CPI chỉ có quan hệ một chiều, lạm phát là biểu hiện để NHNN điều chỉnh lãi suất TCV và TT, cho thấy lãi suất TCV, TT chưa thể hiện được vai trò điều hành vĩ mô, chưa làm tròn chức năng của công cụ CSTT (xem Phụ lục 2.7).

Khi đo lường ảnh hưởng lên lãi suất huy động vốn bình quân của hệ thống NHTM: DTG ngoài việc sự tác động của chính nó, DTG còn chịu ảnh hưởng bởi các biến DTCK, DTCV, DTT, DQD_SA và DCPI_SA với độ trễ nhất định. Trong đó, sự thay đổi lãi suất TG của NHTM là biểu hiện để NHNN điều chỉnh các lãi suất TCK, TCV, TT. Như vậy, các lãi suất của NHNN chưa có tác động điều chỉnh lãi suất TG của NHTM. Tuy nhiên, biến DQD_SA có tác động hai chiều với DTG, DTG là biểu hiện để NHTM điều chỉnh DQD_SA. Đồng thời, thông qua OMO, NHNN điều chỉnh tổng cung tiền tệ từ đó làm thay đổi DQD_SA. DQD_SA thay đổi có tác động làm thay đổi DTG.

Khi đo lường ảnh hưởng lên lãi suất cho vay bình quân của hệ thống NHTM: Ngoài việc chịu sự tác động của chính nó, DCV còn chịu ảnh hưởng bởi


các biến DTCK, DTCV, DTT, DQD_SA và DCPI_SA với độ trễ nhất định. Trong đó, sự thay đổi lãi suất cho vay của NHTM là biểu hiện để NHNN điều chỉnh lãi suất, đồng thời lãi suất của NHNN thay đổi có tác động điều chỉnh lãi suất cho vay của NHTM, các lãi suất này thể hiện được vai trò điều hành với lãi suất cho vay của NHTM. Lãi suất TT và CPI là biểu hiện để NHTM điều chỉnh lãi suất cho vay, lãi suất TT không thể hiện được vai trò của công cụ CSTT.

Như vậy, kết quả kiểm định mô hình VAR chứng minh lãi suất TCK và lãi suất QD thể hiện được hiệu lực điều hành, thông qua kênh lãi suất kinh doanh của các NHTM giúp Nhà nước kiểm soát lạm phát. Các lãi suất TCV, TT chưa thể hiện được vai trò điều hành CSTT của NHNN.

2.4 Đánh giá thực trạng cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn năm 2002 – 2016

2.4.1 Kết quả đạt được

(1) Góp phần kiểm soát lạm phát

Từ năm 2008, lãi suất được NHNN sử dụng thường xuyên hơn trong điều hành CSTT. Công cụ lãi suất đã góp phần quan trọng giúp Nhà nước kiểm soát lạm phát. Giai đoạn năm 2008 – 2010, tình trạng lạm phát cao đã tác động tiêu cực tới mọi mặt kinh tế, xã hội Việt Nam. Trong bối cảnh này, NHNN điều chỉnh CCĐHLS gián tiếp sang CCĐHLS trực tiếp, khống chế lãi suất cho vay của các TCTD từ đó góp phần giảm chi phí vốn đầu vào, làm giảm giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, giúp Nhà nước kiểm soát lạm phát.

Năm 2009, CCĐHLS của NHNN cho phép thả nổi một phần lãi suất thị trường, hỗ trợ các TCTD giải quyết các vấn đề khó khăn về lãi suất, đồng thời giúp tháo gỡ khó khăn khi kinh tế Việt Nam có dấu hiệu đi xuống vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Với CCĐHLS mới, NHNN vừa khống chế được chi phí vốn đầu vào của một số lĩnh vực quan trọng từ đó hỗ trợ kiểm soát lạm phát song vẫn tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Mặc dù năm 2008 và năm 2010, CCĐHLS của NHNN chưa đạt được mục tiêu lạm phát song đã khẳng định vai trò của mình trong việc kiềm chế, giúp làm giảm đà tăng của lạm phát trong các năm này.


Các năm 2012 – 2013, việc áp trần lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay đối với các TCTD đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, giữ vững tính an toàn trong hệ thống, giúp duy trì tỷ lệ lạm phát trong giới hạn mục tiêu Quốc hội đề ra.

(2) Góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Mặc dù tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố như vốn cố định, tiến bộ của công nghệ, khoa học và lao động... Song không thể phủ nhận vai trò CCĐHLS của NHNN với sự phát triển kinh tế bởi để kinh tế phát triển phải mở rộng vốn kinh doanh. CCĐHLS của NHNN giai đoạn năm 2002 – 2007 đã tạo điều kiện mở rộng cung tiền cho nền kinh tế. Điều này được chứng minh khi năm 2002, NHNN cho phép tự do hoá lãi suất cho vay VNĐ, tạo cơ hội cho các TCTD đẩy mạnh hoạt động cho vay, gia tăng tổng cung vốn cho nền kinh tế. Do đó, các TCTD tranh thủ thời cơ đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp, tạo cơ hội cho cả doanh nghiệp và TCTD phát triển. Thông qua kênh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế Việt Nam. Như vậy, CCĐHLS giai đoạn này đã tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước. Đỉnh điểm các năm 2006 – 2007, kinh tế Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng trên 8%, đạt và vượt ngưỡng mục tiêu hàng năm của Quốc hội, Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Như vậy, CCĐHLS của NHNN giai đoạn này có tác động tích cực hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam phát triển, đạt mục tiêu Quốc hội đưa ra.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận kết quả tích cực của CCĐHLS khi hỗ trợ kinh tế duy trì mức tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn năm 2008 – 2016. CCĐHLS của NHNN trong giai đoạn này thể hiện sự siết chặt quản lý, mang tính hành chính cao song lại tạo được khung hành động hữu hiệu, buộc các TCTD phải tuân thủ quy định của NHNN, tạo sự ổn định trong hệ thống các TCTD, từ đó giúp các doanh nghiệp có cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước, giảm chi phí vốn đầu vào ở các ngành kinh tế ưu tiên phát triển của Nhà nước. Tất cả những hoạt động này giúp


các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, ổn định tình hình kinh doanh, dần vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế trong nước, khu vực và thế giới có nhiều khó khăn.

(3) Hỗ trợ duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp

Bảng 2.6: Tình hình lao động của Việt Nam giai đoạn năm 2002 – 2016


Đvt: Triệu người




Số người có việc làm29


Số người thất nghiệp30


Số lao động có việc so với năm trước


Tỷ lệ thất nghiệp (%) (Thực hiện)


Tỷ lệ thất nghiệp31 (%) (Mục tiêu)

Năm 2002

39,50

0,90


2,23

Tạo thêm việc làm cho

khoảng 1,5

triệu lao

động/năm [55]

Năm 2003

40,60

0,90

1,10

2,17

Năm 2004

41,60

0,90

1,00

2,12

Năm 2005

42,77

0,83

1,17

2,52

Năm 2006

43,98

2,26

1,21

4,88

< 5%

Năm 2007

45,21

1,95

1,23

4,14

Năm 2008

46,46

1,75

1,25

3,63

Năm 2009

47,74

1,29

1,28

2,80

Năm 2010

49,05

1,34

1,30

2,67

Năm 2011

50,35

1,05

1,30

2,04

Đến năm 2015

dưới 4%

Năm 2012

51,42

0,93

1,07

1,78

Năm 2013

52,21

0,91

0,79

1,71

Năm 2014

52,70

1,00

0,49

1,86

Năm 2015

52,80

1,10

0,14

2,10

Năm 2016

53,30

1,10

0,50

3,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường - 15

Nguồn: Quốc hội Việt Nam, ADB và tính toán của tác giả [57], [61],[ 87]


29 Từ năm 2006, mục chỉ đề cập tới khu vực đô thị 30 Từ năm 2006, mục chỉ đề cập tới khu vực đô thị 31 Chỉ đề cập tới khu vực đô thị


Giai đoạn năm 2002 – 2006, Việt Nam luôn duy trì được số người thất nghiệp ở mức thấp, có được kết quả này không thể phủ nhận vai trò của CCĐHLS của NHNN bởi NHNN cho phép các TCTD được thoả thuận lãi suất cho vay. Các đơn vị này xác định lãi suất kinh doanh trên cơ sở quy định của NHNN song vẫn phải cân bằng hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh do đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất – kinh doanh do đó có tác động tích cực lên thị trường lao động, giúp gia tăng số lao động có việc làm, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Sang giai đoạn năm 2007 – 2008, kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều khó khăn. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tình trạng lạm phát tăng cao, thị trường tiêu thụ thế giới có xu hướng thu hẹp do tác động của khủng hoảng kinh tế. Để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ phát triển kinh tế, NHNN đã điều chỉnh CCĐHLS từ hướng gián tiếp sang điều hành trực tiếp, áp trần lãi suất cho vay thương mại bằng VNĐ. Điều này giúp lấy lại lòng tin của người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí vốn đầu vào cho sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động từ đó tác động tích cực lên thị trường lao động, mặc dù tình trạng thất nghiệp có tăng, song mức tăng thấp và duy trì được xu hướng giảm.

Giai đoạn năm 2011 – 2016, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn nhưng với hoạt động điều hành lãi suất sát sao, giám sát diễn biến thị trường chặt chẽ, thường xuyên điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với thực tế. NHNN đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm vay vốn, khôi phục sản xuất, mở rộng kinh doanh. Trên cơ sở này, người lao động có nhiều cơ hội tìm được việc, giảm tình trạng thất nghiệp. Do vậy, kết quả cho thấy trong suốt giai đoạn năm 2011 – 2015, số người thất nghiệp ngày càng giảm, tỷ lệ thất nghiệp luôn ở thấp nhất trong suốt hơn 10 năm và duy trì xu hướng giảm qua từng năm.

2.4.2 Hạn chế

(1) Chưa đảm bảo tốt mục tiêu lạm phát của Quốc hội

Giai đoạn năm 2002 – 2003, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian này, mục tiêu lạm phát chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Để thực hiện chỉ đạo của cơ quan cấp trên, NHNN mở


rộng tổng cung tiền tệ, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hệ quả làm tăng tổng phương tiện thanh toán, lạm phát tăng mạnh. Vì vậy, từ năm 2004, Quốc hội đưa ra mục tiêu lạm phát, yêu cầu NHNN đồng thời đạt hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát của Quốc hội. Song theo nguyên lý, trong ngắn hạn, không thể đồng thời đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. Do đó về bản chất, giai đoạn này, mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn là mục tiêu được Quốc hội và Chính phủ ưu tiên. Giai đoạn năm 2004 – 2007, Việt Nam chấp nhận lạm phát cao để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, liên tiếp bốn năm, mục tiêu lạm phát không đạt được.

Bảng 2.7: Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn năm 2002 – 201632

Đvt: %



Tỷ lệ lạm phát

(Thực hiện)

Tỷ lệ lạm phát

(Mục tiêu năm)

Tỷ lệ lạm phát

(Mục tiêu 5 năm)

Năm 2002

4,0

-

Quốc hội không đề cập tới mục tiêu lạm phát

Năm 2003

3,0

-

Năm 2004

9,5

≤ 5,0

Năm 2005

8,4

< 7,0

Năm 2006

7,53

< 8,0

Quốc hội không đề cập tới mục tiêu lạm phát

Năm 2007

12,63

< từ 8,2 – 8,5

Năm 2008

19,89

< từ 8,5 – 9,0

Năm 2009

6,52

< 15,0

Năm 2010

11,75

≤ 7,0

Năm 2011

18,13

< 7,0

Tăng khoảng 5-7% vào năm 2015

Năm 2012

6,81

từ 5,0 – 7,0

Năm 2013

6,04

8,0

Năm 2014

1,84

7,0

Năm 2015

0,60

khoảng 5,0

Năm 2016

4,74

< 5,0

QH không đề cập tới mục

tiêu lạm phát

Nguồn: Quốc hội Việt Nam, Tổng cục Thống kê [53], [55], [57], [61], [62]


32 Năm 2002 – 2003, Quốc hội không đề cập tới mục tiêu kiểm soát giá.


Sang năm 2008, lạm phát có xu hướng tăng mạnh và khó kiểm soát, Quốc hội, Chính phủ ưu tiên mục tiêu lạm phát, buộc NHNN phải dồn toàn lực để kiểm soát đà tăng của giá. NHNN sử dụng công cụ lãi suất thường xuyên hơn. Song thực tế cho thấy CCĐHLS của NHNN chưa hoàn thiện. NHNN chưa có chiến lược dài hạn cho CCĐHLS, chủ yếu hoạt động điều hành mang tính tình thế. Năm 2008, cả mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều không đạt được. Sang năm 2009, do độ trễ của CSTT, các biện pháp sốc NHNN đưa ra năm 2008 kết hợp với tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp rất nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu dùng trong nước và thế giới giảm sút, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh CCĐHLS sang hướng thả nổi một phần, cho phép các TCTD được quyền ấn định lãi suất cho vay tiêu dùng và lãi suất một số sản phẩm cho vay kinh doanh. Song kết quả thu lại chưa cao, điều hành lãi suất của NHNN chưa hoàn thành tốt theo kế hoạch của Quốc hội. Năm 2010, dưới tác động của CSTT và chính sách tài khoá trong gói kích cầu của Chính phủ vào đầu năm 2009, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, song do CCĐHLS của NHNN chưa mang tính chiến lược dài hạn, đa phần các quyết định lãi suất của NHNN có xu hướng giải quyết tình huống do đó lạm phát năm 2010 có dấu hiệu tăng mạnh, đặc biệt năm 2011, tỷ lệ

lạm phát của Việt Nam tăng hơn 2 lần so với mục tiêu Quốc hội đề ra.

Giai đoạn năm 2012 – 2016, kinh tế Việt Nam có nhiều khó khăn. NHNN đã ban hành trần lãi suất cho vay các ngành nghề ưu đãi, cũng như trần lãi suất huy động vốn bằng VNĐ và USD nhằm khống chế lãi suất cho vay đầu ra của các TCTD để hỗ trợ kinh tế phát triển. Song lạm phát có xu hướng ngày càng giảm, thậm chí rơi vào tình trạng thiểu phát khi năm 2014 và năm 2015, tỷ lệ lạm phát lần lượt chỉ ở mức 1,84% và 0,6%.

Như vậy, kết quả phân tích định tính có cùng kết luận với nghiên cứu định lượng ở phần trên (mục 2.2), cho thấy công tác xây dựng và thực hiện CSTT nói chung, CCĐHLS nói riêng của NHNN giai đoạn này chưa hoàn thành tốt theo yêu cầu của Quốc hội, còn tồn tại hạn chế cần được khắc phục.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí