Xác Định Đối Tượng Cư Trú Của Một Nước Ký Kết Theo Pháp Luật Tránh Đánh Thuế Hai Lần Của Việt Nam


mỗi nước nên sẽ xảy ra trường hợp cả hai nước ký kết đều xác định một đối tượng là đối tượng cư trú của nước mình. Để giải quyết xung đột này, người ta phải căn cứ vào Hiệp định để xác định đối tượng đó chỉ là đối tượng cư trú của một nước ký kết (được coi là đối tượng cư trú của một nước ký kết dù theo nội luật của hai nước thì đối tượng này là đối tượng cư trú của cả hai nước). Đối với các trường hợp này, Hiệp định quy định các tiêu thức được áp dụng theo thứ tự ưu tiên để xác định đối tượng đó là đối tượng cư trú là của nước nào trong hai nước ký kết, theo đó, nếu áp dụng tiêu thức này mà đối tượng là đối tượng là đối tượng cư trú của cả hai nước thì áp dụng tiêu thức tiếp theo theo thứ tự ưu tiên cho đến khi xác định được đối tượng đó là đối tượng cư trú của nước nào. Các tiêu thức xác định đối tượng cư trú được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, thứ tự này thể hiện mức độ gắn bó của đối tượng đối với một nước ký kết ở mức độ từ cao tới thấp. Trường hợp áp dụng tất cả các tiêu thức theo thứ tự ưu tiên mà vẫn không xác định được đối tượng đó là đối tượng cư trú của nước nào thì nhà chức trách có thẩm quyền của hai nước phải thỏa thuận để xác định đối tượng đó là đối tượng cư trú của nước nào.


Việc xác định đối tượng cư trú thường chỉ phức tạp đối với đối tượng là cá nhân, hiếm trường hợp một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của cả hai nước. Tuy vậy, vẫn có khả năng xảy ra trường hợp một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của cả hai nước khi một nó được đăng ký thành lập ở nước này nhưng trụ sở điều hành thực tế đặt ở nước kia, trong khi đó thì nội luật của nước này coi trọng yếu tố nơi đăng ký thành lập, nội luật của nước kia coi trọng yếu tố trụ sở điều hành thực tế. Đối với các trường hợp này, theo Hiệp định, nếu đối tượng có trụ sở điều hành thực tế ở nước nào thì là đối tượng cư trú của nước đó.


2.1.1.2. Xác định đối tượng cư trú của một nước ký kết theo pháp luật tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam


Điểm 1 Mục I Phần A Thông tư số 133/2004/TT-BTC quy định đối tượng cư trú của một nước ký kết như sau: "1. Theo Hiệp định, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một nước ký kết” là đối tượng mà theo luật của một nước ký kết là đối tượng chịu thuế tại nước đó do:


1.1. Có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một cá nhân; hoặc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


1.2. Có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một tổ chức.".

Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài - 6


Như vậy, phù hợp với quy định của Hiệp định, pháp luật thuế Việt Nam để mở việc xác định đối tượng cư trú cho nội luật của từng nước ký kết Hiệp định với Việt Nam. Tuy các Hiệp định có nội dung gần giống nhau nhưng tùy từng Hiệp định cũng có thể có những khác biệt nhỏ, vì vậy, cần thiết phải xác định chính xác một đối tượng là đối tượng cư trú của nước ký kết nào để áp dụng Hiệp định phù hợp.


Việc xác định đối tượng cư trú của Việt Nam được căn cứ vào Điểm 2 Mục I Phần A Thông tư số 133/2004/TT-BTC, gồm: 1) Cá nhân là người mang quốc tịch Việt Nam, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam, người nước ngoài có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 12 tháng liên tục cho năm tính thuế đầu tiên kể từ khi người đó đến Việt Nam và 183 ngày trở lên tính cho những năm dương lịch tiếp theo, trong đó, ngày đến và ngày đi được tính là 01 (một)


ngày; 2) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam như doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.


Trong trường hợp trên căn cứ vào các tiêu thức nhà ở, thời gian cư trú mà một đối tượng là cá nhân vừa là đối tượng cư trú của Việt Nam vừa là đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì căn cứ vào các tiêu thức theo thứ tự ưu tiên như sau để xác định đối tượng đó là đối tượng cư trú của Việt Nam: 1) Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu hoặc nhà thuê thuộc quyền sử dụng của đối tượng đó) thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam; 2) Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại cả hai nước nhưng cá nhân đó có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam như việc làm, có địa điểm kinh doanh, nơi quản lý tài sản cá nhân, hoặc có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn tại Việt Nam như quan hệ gia đình, xã hội (ví dụ: hội viên các đoàn thể xã hội, hiệp hội nghề nghiệp,...),... thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam; 3) Nếu không xác định được cá nhân đó có quan hệ kinh tế, quan hệ cá nhân tại nước nào chặt chẽ hơn hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở nước nào, nhưng cá nhân đó có thời gian có mặt tại Việt Nam nhiều hơn trong năm tính thuế thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam; 4) Nếu cá nhân đó thường xuyên có mặt cả ở Việt Nam và nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cũng như không có mặt thường xuyên ở cả hai nước nhưng cá nhân đó mang quốc tịch Việt Nam thì cá nhân đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam; 5)


Nếu cá nhân đó mang quốc tịch của cả Việt Nam và nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc không mang quốc tịch của cả hai nước thì Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này thông qua thủ tục thoả thuận song phương với Nhà chức trách có thẩm quyền của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.


Ngoài quy định tại Thông tư số 133/2004/TT-BTC, các pháp luật về thuế thu nhập các nhân của Việt Nam cũng có quy định về xác định đối tượng cụ trú là cá nhân và nêu rõ những căn cứ để chứng minh về sự cư trú tại Việt Nam như các giấy tờ xác định thời gian cư trú, nơi cư trú.... Mục I Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định về đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú của Việt Nam là cá nhân như sau: " 1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:


1.1. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó, ngày đến và ngày đi được tính là 01 (một) ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.


Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.


1.2. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:


1.2.1. Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú:


a) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở đăng ký thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú.


b) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.


1.2.2. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:


a) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú theo hướng dẫn nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.


b) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.


2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1 nêu trên.".


Thông tư số 133/2004/TT-BTC cũng quy định chi tiết hơn so với quy định của Hiệp định về việc xác định đối tượng cư trú là công ty, tổ chức kinh doanh. Theo đó, nếu đối tượng đó được thành lập tại Việt Nam thì đối tượng


đó là đối tượng cư trú của Việt Nam. Trường hợp đối tượng đó thành lập ở cả hai nước thì nhà chức trách có thẩm quyền của hai nước sẽ xác định đối tượng đó chỉ là đối tượng cư trú của một trong hai nước bằng một thoả thuận chung; hoặc nếu đối tượng đó có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam thì đối tượng đó được coi là đối tượng cư trú của Việt Nam, trong đó, trụ sở điều hành thực tế của một doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp đặt cơ quan để tổ chức, điều hành và ra các quyết định chủ yếu về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trụ sở điều hành thực tế thường là nơi các cán bộ cao cấp (ví dụ như Ban lãnh đạo) họp, xem xét, thảo luận và đưa ra các quyết định quản lý hoặc nơi ghi chép và lưu giữ các sổ sách kế toán quan trọng để thực hiện các quyết định về sản xuất, kinh doanh hoặc các tiêu thức khác có tính chất tương tự.


Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định doanh nghiệp phải đặt trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Các Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã tuy không quy định trực tiếp việc đặt trụ sở chính tại Việt Nam nhưng với quy định đăng ký kinh doanh tại nơi có trụ sở chính đã gián tiếp khẳng định các doanh nghiệp này phải có trụ sở chính tại Việt Nam. Vì vậy, một doanh nghiệp của Việt Nam luôn phải đáp ứng hai điều kiện: thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam nên không thể xảy ra việc xác định một doanh nghiệp của Việt Nam đồng thời là đối tượng cư trú của cả hai nước ký kết.


Như vậy, các quy định về xác định đối tượng cư trú theo pháp luật thuế Việt Nam là đầy đủ và phù hợp với các quy định của Hiệp định.


2.1.2. Cơ sở thường trú


Cơ sở thường trú là khái niệm dùng để xác định sự hoạt động có tính chất thường xuyên, cố định của một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của một


nước ký kết trên lãnh thổ nước ký kết kia và do đó phát sinh quyền đánh thuế của nước đó với tư cách nước có nguồn thu nhập.


2.1.2.1. Quy định của Hiệp định về cơ sở thường trú


Theo quy định của Hiệp định về đánh thuế đối với lợi tức doanh nghiệp (thường tại Điều 7 của Hiệp định) thì một nước ký kết có quyền đánh thuế lợi tức của một doanh nghiệp (thu nhập từ hoạt động kinh doanh) của nước ký kết kia nếu doanh nghiệp đó tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú đặt ở nước kia.


Quy định về cơ sở thường trú tại các Hiệp định mà Việt Nam ký với các nước là giống nhau. Theo quy định tại các Hiệp định, cơ sở thường trú của một doanh nghiệp nước ký kết đặt trên lãnh thổ nước ký kết kia là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình và chủ yếu dưới các hình thức như trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng, nhà máy, xưởng sản xuất, mỏ, khoáng sản, địa điểm khai tác tài nguyên thiên nhiên. Ngoài các hình thức vừa nêu, cơ sở thường trú còn là: i) Ðịa điểm xây dựng, công trình xây dựng lắp đặt hoặc lắp ráp hay các hoạt động giám sát liên quan đến các công trình, địa điểm đó với điều kiện địa điểm, công trình hay các hoạt động đó kéo dài trên sáu tháng; ii) Hoạt động cung cấp các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn của một doanh nghiệp thông qua các nhân viên hay cá nhân khác được doanh nghiệp giao thực hiện các hoạt động trên với điều kiện các hoạt động đó kéo dài tại một nước trong một giai đoạn hay nhiều giai đoạn gộp lại hơn 6 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng.


Như vậy, cơ sở thường trú phải thỏa mãn đồng thời ba điều kiện: i) Sự tồn tại một cơ sở vật chất nhất định như tòa nhà, văn phòng hay máy móc,


thiết bị mà không quan trọng doanh nghiệp có quyền sở hữu hay thuê hoặc có quyền sử dụng cơ sở đó; ii) Cơ sở kinh doanh này phải cố định, tức là cơ sở này phải được thiết lập tại một địa điểm xác định và tồn tại trong một thời gian nhất định; iii) Doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thông qua cơ sở kinh doanh cố định này, có thể hiểu là tại cơ sở này diễn ra các giao dịch của doanh nghiệp thông qua nhân viên của họ hoặc diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.


Ngoài những hình thức dễ nhận biết của cơ sở thường trú như trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng, nhà máy, xưởng, các mỏ khoáng sản, mỏ tài nguyên, các địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên còn có những hình thức cơ sở thường trú không điển hình (không thể hiện rõ nét ba điều kiện hợp thành của một cơ sở thường trú điển hình) và được Hiệp định xác định là cơ sở thường trú, như: i) Công trình xây dựng, lắp ráp, lắp đặt hoặc các hoạt động giám sát với điều kiện công trình, hoạt động đó kéo dài một thời gian nhất định tùy theo quy định của từng Hiệp định cụ thể; ii) Cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua nhân viên của doanh nghiệp hay đối tượng khác của nước ký kết kia với điều kiện thời gian tổng thời gian hoạt động của các dịch vụ này phải kéo dài trên 6 tháng trong mỗi giai đoạn 1 năm; iii) Hoạt động của một đối tượng không phải là đại lý của doanh nghiệp nhưng có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp và thường xuyên nhân danh doanh nghiệp đó ký kết các hợp đồng hoặc không có thẩm quyền này nhưng thường xuyên đại diện cho doanh nghiệp để giao hàng hóa, sản phẩm.


Các hình thức cơ sở thường trú không điển hình tuy không thể hiện rõ nét ba điều kiện hợp thành của một cơ sở thường trú điển hình do tính chất của chính hoạt động đó, như dự án xây dựng đường giao thông thường phải di

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023