Dự Trữ Ngoại Hối Của Việt Nam Và Các Nước Asian Tính Theo Tháng Nhập Khẩu.


Bảng 4.1. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam và các nước Asian tính theo tháng nhập khẩu.

Đơn vị tính: Triệu USD


Chỉ tiêu

2005

2010

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Dự trữ ngoại hối

9.216

12.926

26.113

34.575

28.616

41.000

51.500

60.000

Kim ngạch Nhập Khẩu

32.447

72.237

114.529

132.033

150.217

162.017

176.632

211.110

DTNH/NK/12 (Lần)

3.4

2.1

2.7

2.4

2.8

2.1

2.8

2.9

So với các nước ASEAN

Brunei

4.1

7.4

11.6

11.9

12.2

12.5

15.7

-

Cambodia

3.5

7.9

7.3

6.1

6.9

7.4

8.7

-

Indonesia

7.2

8.5

7.1

6.4

7.5

8.9

10.3

-

Lào

3.3

4.2

3.2

2.9

2.5

2.4

-

-

Malaysia

7.4

7.8

8.5

7.9

6.7

6.5

6.4

-

Myanmar

4.7

10.7

9.2

7.5

1.5

2.8

-

-

Philippines

4.7

13.6

16.2

16.0

14.6

13.6

12.0

-

Singapore

4.2

6.4

6.5

6.7

6.4

7.0

7.3

-

Thailand

5.3

11.2

8.7

8.0

8.3

9.3

10.5

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát và hoạt động can thiệp trung hòa của ngân hàng nhà nước Việt Nam - 11

Nguồn : ADB, NHNN và Tổng cục Thống Kê

Theo bảng 4.1, so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, quy mô dự trữ ngoại hối so với tháng nhập khẩu của Việt Nam còn rất thấp. Việt Nam nằm trong nhóm ba nước có tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với tháng nhập khẩu thấp nhất trong khu vực, cùng với Lào và Myanmar. Các nước còn lại đều vượt qua ngưỡng an toàn rất cao, đến thời điểm năm 2016 thì cũng đáp ứng được hơn 6 tháng nhập khẩu.

Khi xem xét quy mô ngoại hối so với cung tiền, một vấn đề cũng đáng lo ngại cho tình hình dự trữ của Việt Nam.


TỶ lệ Dự trữ ngoại hối/M2

35

30

30

26

27

25 22 22

20

15

15

14

15

13

10

10

11

12

10

5

0

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Năm

%

Hình 4.5. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối /M2 của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2016

Nguồn: IFS (2018) và tính toán của tác giả

Theo hình 4.5, trong giai đoạn từ năm 2004 đến 2016, tỷ lệ này xuống mức thấp nhất vào năm 2010 và 2011, chạm đáy ngưỡng an toàn. Sau đó, tình hình được cải thiện nhưng vẫn còn rất thấp dưới 15%.

Tóm lại, xét cả 3 chỉ tiêu về ngưỡng an toàn dự trữ ngoại hối, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian gần đây mặc dù chưa đến mức cảnh báo nghiêm trọng nhưng vẫn còn khá khiêm tốn. Dự trữ ngoại hối cao không những tạo động lực cho thương mại quốc tế phát triển, mà còn tạo nên một cú đệm chống sốc cho nền kinh tế khi có khủng hoảng xảy ra. Vì vậy, xu hướng tích lũy dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian tới là điều tất yếu. Chuyên gia kinh tế của ngân hàng ANZ cũng đã khuyến nghị NHNN nên tăng dự trữ ngoại hối và tăng số tháng nhập khẩu cho nền kinh tế trong thời gian tới8.


8 Truy xuất từ http://ndh.vn/anz-viet-nam-can-tang-du-tru-ngoai-hoi- 201712080858171p4c145.news


4.1.2. Thực trạng đô la hóa tại Việt Nam

Đô la hóa là một chủ đề nóng đã được các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế học quan tâm từ rất lâu. Đây là một đặc điểm kinh tế phổ biến ở các nước đang phát triển và những thị trường mới nổi (Mengesha & Holmes, 2015). Hiện nay, những rủi ro và chi phí của đô la hóa đã được nhìn nhận rõ ràng hơn. Tuy nhiên, đô la hóa vẫn còn phổ biến và thậm chí còn tăng cường ở một số nước. Tại Việt Nam, hiện tượng đô la hóa nền kinh tế bắt đầu từ khi chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có những giao dịch với người không cư trú.

Tỷ lệ Đô la hóa tại Việt Nam từ Q1/2004 đến Q2/2017

30

25

20

15

10

5

0

%

Tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế9 Việt Nam trong giai đoạn từ quý I/2004 đến quý II/2017 nhìn chung có xu hướng giảm (Hình 4.6)




2004Q1

2004Q3

2005Q1

2005Q3

2006Q1

2006Q3

2007Q1

2007Q3

2008Q1

2008Q3

2009Q1

2009Q3

2010Q1

2010Q3

2011Q1

2011Q3

2012Q1

2012Q3

2013Q1

2013Q3

2014Q1

2014Q3

2015Q1

2015Q3

2016Q1

2016Q3

2017Q1

Hình 4.6. Tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế Việt Nam từ quý I/2004 đến quý II/2017

Nguồn : IFS (2018) và tính toán của tác giả

Tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế đã liên tục giảm từ năm 2004 đến nay. Theo đánh giá IMF đã đưa ra, một nền kinh tế có đô la hóa cao khi tỷ lệ Tiền gửi ngoại tệ/Tổng phương tiện thanh toán lớn hơn 30%. Trong giai đoạn 2004 đến 2007, tỷ lệ đô la hóa tại Việt Nam giảm dần và xoay quanh mức 20%. Trong giai đoạn này, lợi tức của VND hấp dẫn



9 Được tính bằng tỷ lệ : Tiền gửi ngoại tệ /M2


hơn ngoại tệ, mức biến động của tỷ giá không lớn nhờ cung ngoại tệ dồi dào, nhất là cung ngoại tệ từ việc thu hút vốn nước ngoài ( Nguyễn Thị Hồng, 2012). Năm 2008, tỷ lệ đô la hóa tăng vọt từ 16,6% trong quý I lên 20,8% trong quý III. Sau đó tỷ lệ này giảm dần trở lại. Hiện tượng đô la hóa tăng trở lại trong năm 2008 sau một khoảng thời gian dài một phần là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu làm xáo trộn tình hình tài chính tiền tệ trong nước. Từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ đô la hóa liên tục giảm về mức dưới 20% và hiện nay đã giảm xuống dưới mức 10%. Như vậy, suốt trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ đô la hóa ở Việt Nam không ở mức cao như cảnh báo của IMF, luôn dưới 25% và được cải thiện giảm dần.

Có được kết quả như trên là nhờ vào nổ lực chống đô la hóa của Chính phủ. Đây là một vấn đề luôn được Chính phủ quan tâm. Điểm nhấn cho động thái này của Chính phủ trong giai đoạn nghiên cứu là đề án chống đô la hóa năm 2007, những điểm mới quy định về trạng thái ngoại hối của TCTD trong pháp lệnh quản lý ngoại hối năm 2013 và chính sách lãi suất 0% áp dụng đối với lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tại TCTD.

Năm 2007, đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hóa nền kinh tế đã được Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 98/2007/QĐ-TTg. Mục đích đề án nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại hối, thu hẹp tiến tới xoá bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trái phép, xoá bỏ chế độ thanh toán bằng ngoại tệ trong nước, thu hút số ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng và xoá bỏ các chính sách gây tâm lý đô la hoá. Đề án thực hiện với sự kết hợp của nhiều Bộ, ngành, trong đó, NHNN là đơn vị chủ đạo.

Tiếp tục xu hướng trên, NHNN đã ban hành nhiều văn bản để tiếp tục thực hiện chống đô la hóa. Trong Pháp lệnh quản lý ngoại hối ban hành năm 2013, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ được NHNN điều chỉnh tăng mạnh, trạng thái ngoại hối của các TCTD cũng được giảm từ mức ±30% xuống mức ±20% vốn điều lệ. Với các biện pháp


quyết liệt như vậy từ NHNN đã khiến cho tính hấp dẫn của ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD giảm xuống. Cuối 2013, tỷ lệ đô la hóa đã giảm xuống 12,2%.

Đặc biệt từ năm 2015, lãi suất tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng đều là 0% theo quyết định số 2589/QĐ-NHNN của NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chính sách lãi suất này tiếp tục được duy trì cho đến nay. Việc duy trì lãi suất tiền gửi USD 0% góp phần rất nhiều trong việc chống đôla hóa trên thị trường, làm cho người dân, doanh nghiệp không có xu hướng nắm giữ USD mà có xu hướng bán ra, từ đó tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị trường, góp phần bình ổn tỷ giá . Tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế đã giảm xuống rõ rệt kể từ lúc các NHTM thực hiện quyết định 2589 của NHNN do tính hấp dẫn của USD đã giảm.

Đến quý II năm 2017, tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế đã giảm xuống chỉ còn 8,7%, thấp hơn nhiều so với con số 23,6% đầu năm 2004. Mặc dù vậy, hiện nay, đề án mới chống đô la hóa tiếp tục được NHNN trình Thủ Tướng phê duyệt để chuẩn bị cho giai đoạn mới tiếp theo.

4.1.3. Thực trạng hoạt động can thiệp trung hòa tại Việt Nam

4.1.3.1. Dấu hiệu nhận biết hoạt động can thiệp trung hòa

Các công cụ để thực hiện can thiệp trung hòa của NHNN cũng đồng thời là các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ. Chính vì vậy, việc phân biệt NHNN sử dụng các công cụ này cho mục đích can thiệp trung hòa hay để thực hiện các mục tiêu khác của chính sách tiền tệ rất khó. Hơn nữa, số liệu không được công bố cụ thể. Do đó, để nhận biết được hoạt động can thiệp trung hòa của NHNN cần căn cứ vào những dấu hiệu nhất định.

Can thiệp trung hòa xảy ra tại các thời điểm có sự thay đổi về tích lũy dự trữ ngoại hối của NHNN. Như vậy, dấu hiệu để xác định sự can thiệp trung hòa là khi có sự biến động lớn về NFA. Đi kèm với sự thay đổi này, có các các dấu hiệu sau tùy thuộc vào hình thức can thiệp trung hòa:


Can thiệp trung hòa theo nghĩa hẹp : NFA và NDA thay đổi ngược chiều. Khi NFA tăng, NDA giảm, kèm theo đó là các biện pháp được thực hiện để NDA giảm. Để xác định được các hoạt động can thiệp trung hòa theo nghĩa hẹp, trước hết cần xác định các thời điểm biến động mạnh ngược chiều của NFA và NDA trong giai đoạn nghiên cứu.

Can thiệp trung hòa theo nghĩa rộng : NFA thay đổi, kèm theo các dấu hiệu về sự thay đổi số nhân tiền tệ trong nền kinh tế như thay đổi dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn.

DNFA

200,000

150,000

100,000

50,000

0

-50,000

-100,000

-150,000

-200,000

NFA

1000000

800000

600000

400000

200000

0

Triệu VND

2004Q1

2004Q3

2005Q1

2005Q3

2006Q1

2006Q3

2007Q1

2007Q3

2008Q1

2008Q3

2009Q1

2009Q3

2010Q1

2010Q3

2011Q1

2011Q3

2012Q1

2012Q3

2013Q1

2013Q3

2014Q1

2014Q3

2015Q1

2015Q3

2016Q1

2016Q3

2017Q1

Từ quý I/2004 đến quý II/2017, NFA của Việt Nam diễn biến rất phức tạp ( Hình 4.7) tùy từng giai đoạn. Theo đó, diễn biến được chia làm 3 giai đoạn chính như sau:






Triệu VND

2004Q1

2004Q3

2005Q1

2005Q3

2006Q1

2006Q3

2007Q1

2007Q3

2008Q1

2008Q3

2009Q1

2009Q3

2010Q1

2010Q3

2011Q1

2011Q3

2012Q1

2012Q3

2013Q1

2013Q3

2014Q1

2014Q3

2015Q1

2015Q3

2016Q1

2016Q3

2017Q1

Hình 4.7. Diễn biến NFA của NHNN Việt Nam giai đoạn từ quý I/ 2004 đến quý II/ 2017

Nguồn : IFS 2018 và tính toán của tác giả


+ Giai đoạn 1: Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu (Từ quý I/2004 đến quý IV/2006): NFA biến động theo chiều hướng tăng nhẹ, trong đó quý I năm 2006 là biến động tăng mạnh nhất.

+Giai đoạn 2: Khủng hoảng tài chính toàn cầu (Từ quý I/2007 đến quý IV/2008): Đây là giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. NFA bắt đầu tăng mạnh, đặt biệt quý I năm 2007. Sau đó, quý I năm 2008 giảm mạnh.

+Giai đoạn 3: Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Từ quý I/2009 đến quý II/2017) .

Trong 2 năm đầu sau khủng hoảng, từ quý I năm 2009 đến quý I năm 2011, NFA đảo chiều, có xu hướng giảm xuống do hậu quả của khủng hoảng. Sau đó, nhìn chung NFA có xu hướng tăng dần về giá trị. Những điểm biến động tăng mạnh của NFA giai đoạn còn lại là : Quý I năm 2012, quý IV năm 2012, quý I năm 2014, quý I năm 2015 và quý I năm 2016. Những điểm biến động giảm mạnh của NFA giai đoạn còn lại là : Quý 2 năm 2013 và quý 3 năm 2015.

Như vậy, với sự biến động của NFA như trên, để phân tích hoạt động can thiệp trung hòa của NHNN Việt Nam, tác giả phân chia các giai đoạn nghiên cứu tương tự và chú ý đến các mức biến động trên.

4.1.3.2.Các công cụ can thiệp trung hòa tại Việt Nam

i) Giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu

Trong giai đoạn trên, NFA có xu hướng tăng dần về giá trị còn NDA lại có xu hướng giảm ( Hình 4.8) . Điều đó cho thấy hoạt động can thiệp trung hòa đã được thực hiện, sự tăng lên của NFA đã được trung hòa bởi sự giảm xuống của NDA.





250000000


200000000


150000000


100000000


50000000


0

2004Q1 2004Q2 2004Q3 2004Q4 2005Q1 2005Q2 2005Q3 2005Q4 2006Q1 2006Q2 2006Q3 2006Q4

-50000000


NFA NDA

Triệu VND

Hình 4.8. Diễn biến NFA và NDA của NHNN từ năm 2004 đến năm 2006

Nguồn IFS (2008)

Đặc biệt, dự trữ ngoại hối bắt đầu tăng nhanh từ đầu năm 2006, đây là thời điểm cận kề Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường tài chính bắt đầu chuẩn bị hội nhập, dòng vốn đổ vào rất lớn. Trong giai đoạn trên, OMO là công cụ can thiệp trung hòa chủ yếu. Số phiên giao dịch và doanh số thanh toán trên OMO đều tăng từ đầu năm 2004 đến năm 2006 ( Bảng 4.2)


Bảng 4.2. Tình hình giao dịch OMO của NHNN Việt Nam từ quý I năm 2004 đến quý IV năm 2006.


Năm


Số phiên


Số phiên mua


Số phiên bán


Tổng doanh số giao dịch

Doanh số bình quân/ Phiên


Định kỳ giao dịch

Mua hẳn

Mua

có kỳ hạn

Bán hẳn

Bán

có kỳ hạn

2004

123

0

109

0

14

61.936

504

3phiên/1tuần

2005

158

0

150

6

2

102.479

649

3phiên/1tuần

2006

162

0

29

130

3

125.935

777

3 phiên/tuần

1 phiên/ngày

Nguồn : NHNN 10 Doanh số giao dịch qua hai năm từ năm 2004 đến 2006 đã tăng gấp đôi từ 61.936 tỷ đồng lên 125.935 tỷ đồng. Tháng 11 năm 2004, giao dịch trên OMO được thực hiện 3 phiên/tuần. Nhưng đến cuối năm 2006, NHNN đã tăng số giao dịch, mỗi ngày làm việc trong tuần đều thực hiện giao dịch chào bán. Số phiên giao dịch được tăng lên như vậy là nhằm thực hiện trung hòa lượng nội tệ đã thanh toán cho hoạt động tích lũy dự trữ ngoại hối của NHNN trong năm 2006.

Về dự trữ bắt buộc, tháng 7 năm 2004, NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tất cả các loại tiền gửi. Tuy nhiên, động thái này không nhằm mục tiêu can thiệp trung hòa theo nghĩa rộng do NHNN tích lũy dự trữ ngoại hối. Bởi vì dự trữ ngoại hối không tăng giai đoạn này. Đây là hoạt động thực hiện CSTT thắt chặt nhằm chống lại tình trạng



10 Trích lại từ Nguyễn Thị Hồng (2014)


tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2004 so với trước đó, hạn chế lạm phát ( Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, 2005).

ii) Giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu


500,000,000.00


400,000,000.00


300,000,000.00


200,000,000.00


100,000,000.00


0.00


-100,000,000.00


NFA DNFA NDA DNDA

Triệu VND

Khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra làm ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn vào và ra quốc gia. Việc tích lũy dự trữ ngoại hối của NHNN cũng bị tác động theo. Ngay từ quý I năm 2007, dự trữ ngoại hối đã biến động mạnh theo chiều hướng tăng ( Hình 4.9).



Hình 4.9. Diễn biến NDA và NFA giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu

Nguồn : IFS (2018) và tính toán của tác giả Tuy nhiên, đầu năm 2007, lượng tăng lên của NFA hầu như đã được bù đắp bởi sự giảm xuống của NDA. Cùng với động thái này, số nhân tiền tệ quý II/2017 cũng có xu hướng giảm xuống ( Hình 4.10) . Điều đó chứng tỏ NHNN đã thực hiện can thiệp trung hòa cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp để giảm bớt lượng tiền VND đưa ra nền kinh tế do hoạt động tích lũy dự trữ ngoại hối ngay từ đầu năm 2007. Sau đó, NHNN tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối cho đến quý II/2008 mới bắt đầu giảm, rồi lại tiếp tục tăng lên ở những tháng cuối năm 2008. Nhưng cũng từ quý III/2007 trở đi, dường như hoạt động can thiệp trung hòa đã không được thực hiện đầy đủ bởi sự tăng lên của NFA luôn luôn lớn hơn mức giảm xuống của NDA. Đặc biệt quý IV/2007, NFA tăng lên thậm chí NDA không


40.00


30.00


20.00


10.00


0.00

2006Q4 2007Q1 2007Q2 2007Q3 2007Q4 2008Q1 2008Q2 2008Q3 2008Q4

-10.00


-20.00

%DNFA

%Dmm

%

giảm mà còn tăng theo. Theo hình 4.10, số nhân tiền tệ cũng diễn biến phức tạp, theo xu hướng tăng dần và bùng phát vào quý II/2008. Như vậy, NHNN đã không kiểm soát tốt được biến động tiền cơ sở MB và tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế khi tích lũy dự trữ ngoại hối.


Hình 4.10. Biến động NFA và số nhân tiền tệ giai đoạn khủng hoảng

Nguồn: IFS (2018) và tính toán của tác giả

Năm 2007, về công cụ OMO, so với năm 2006, các chỉ tiêu đều tăng lên. Số phiên bán tăng từ 133 phiên lên 287 phiên. Số phiên mua tăng không đáng kể. NHNN đã tăng khối lượng tín phiếu NHNN bán ra, đa dạng hóa các kỳ hạn tín phiếu từ 14 đến 364 ngày. Sang năm 2008, số phiên mua đã tăng vọt lên từ 68 phiên 260 phiên, trong khi đó, số phiên bán lại giảm so với năm 2007. Nhìn nhận về số liệu trên, kết hợp với nội dung phân tích phía trên đã cho thấy OMO được sử dụng để can thiệp trung hòa trong 6 tháng đầu năm 2007 nhưng chưa được NHNN sử dụng can thiệp trung hòa đầy đủ trong khoảng thời gian còn lại. NHNN sử dụng OMO chủ yếu để khắc phục những bất cập của thị trường tiền tệ do khủng hoảng, hỗ trợ vốn cho các TCTD thực sự thiếu vốn đảm bảo khả năng thanh khoản.


Trong giai đoạn khủng hoảng, NHNN đã 3 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Lần thứ nhất vào tháng 6 năm 2007, lần thứ hai vào tháng 2 năm 2008, lần thứ ba vào tháng 11 năm 2008. Nếu xét về mục đích can thiệp trung hòa thì cũng có thể đây là các lần NHNN thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thực hiện can thiệp trung hòa. Bởi lẽ các thời điểm NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đều là các thời điểm dự trữ ngoại hối tăng lên so với thời kỳ liền kề trước nó. Tuy nhiên, điều này cũng không tránh khỏi khả năng NHNN thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiểm soát chặt tín dụng và lạm phát bùng phát vào cuối năm 2007. Và minh chứng rõ ràng hơn là đến tháng 12 năm 2008, khi dự trữ ngoại hối tăng so với quý trước, thay vì tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm cung tiền, NHNN lại giảm dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi nhằm thực thi chính sách tiền tệ của mình. Bởi vì thời điểm này, mặc dù lạm phát vẫn còn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm, trong khi đó, tăng trưởng kinh tế đã có sự suy giảm mạnh so với năm 2007, buộc NHNN phải thực thi chính sách tiền tệ nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế.

Ngoài công cụ dự trữ bắt buộc, các công cụ khác cũng được NHNN áp dụng để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong giai đoạn này. Chẳng hạn việc tăng lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn hay rút tiền gửi chính phủ về NHNN. Sáu tháng đầu năm 2008, NHNN đã 2 lần thay đổi các lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo hướng tăng lên, cụ thể : NHNN tăng lần 1: Lãi suất cơ bản lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm, lãi suất chiết khấu lên 11%/năm; NHNN tăng lần 2: Lãi suất cơ bản lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm, lãi suất chiết khấu lên 13%/năm. Về tiền gửi Chính phủ tại NHNN, tháng 3 năm 2018, Thủ tướng đã chỉ đạo việc chuyển tiền gửi kho bạc Nhà Nước tại các NHTM về NHNN, làm cho tiền gửi chính phủ tại NHNN tăng. Điều này có nghĩa là NDA giảm . Tuy nhiên, kể từ tháng 3 năm 2008, tích lũy dự trữ ngoại hối của NHNN lại giảm mạnh đến quý IV năm 2008 mới có dấu hiệu phục hồi. Như vậy, có thể nói, đây không phải là các công cụ để sử dụng can thiệp trung hòa kịp thời do tích lũy dự trữ ngoại hối, mà là các công cụ để NHNN kiềm chế lạm phát trong nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022