Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN BÙI TOẢN


CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN GIỮA VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI


Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


Hà Nội - 2009

Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài - 1


MỤC LỤC

Mở đầu ....................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN CỦA VIỆT NAM ............................

1.1 Đánh thuế hai lần ............................................................................... 5

1.2 Xóa bỏ việc đánh thuế hai lần ........................................................... 9

1.2.1 Sự cần thiết của việc xóa bỏ đánh thuế hai lần ........................... 9

1.2.2 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ............................................... 9

1.3 Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước .. 11

1.4 Phạm vi áp dụng của Hiệp định ......................................................... 17

1.5 Các loại thuế được Hiệp định điều chỉnh .......................................... 18

1.6 Nguyên tắc áp dụng Hiệp định và pháp luật thuế Việt Nam.............. 19

1.6.1 Áp dụng Hiệp định ..................................................................... 19

1.6.2 Áp dụng pháp luật thuế Việt Nam ............................................... 21

1.7 Không phân biệt đối xử ..................................................................... 21

1.8 Thuế đối với thành viên cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự.......... 25

1.9 Biện pháp tránh đánh thuế hai lần ..................................................... 26

1.9.1 Phân định quyền đánh thuế giữa hai nước ký kết Hiệp định........ 27

1.9.2 Quy định về biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Hiệp định .... 28

1.9.3 Các biện pháp tránh đánh thuế hai lần theo pháp luật tránh

đánh thuế hai lần của Việt Nam ................................................. 30

1.9.4 Thủ tục thực hiện biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam. 32

CHƯƠNG 2: PHÂN ĐỊNH QUYỀN ĐÁNH THUẾ GIỮA HAI NƯỚC KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH

2.1 Phân định quyền đánh thuế theo nơi cư trú và nơi có nguồn thu nhập.. 35 2.1.1 Đối tượng cư trú.............................................................................. 35

2.1.1.1 Quy định của Hiệp định về đối tượng cư trú ............................ 35

2.1.1.2 Xác định đối tượng cư trú của một nước ký kết theo

pháp luật tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam 39

2.1.2 Cơ sở thường trú ............................................................................. 43

2.1.2.1 Quy định của Hiệp định về cơ sở thường trú 44

2.1.2.2 Quy định về cơ sở thường trú theo pháp luật tránh

đánh thuế hai lần của Việt Nam .............................................. 47

2.2 Phân định quyền đánh thuế theo loại thu nhập...................................... 50

2.2.1 Thuế đối với thu nhập từ bất động sản ........................................... 50

2.2.2 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh 53

2.2.3 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế........................ 56

2.2.4 Thuế đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần ...................................... 59

2.2.5 Thuế đối với thu nhập là lãi tiền cho vay ....................................... 64

2.2.6 Thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền ........................................ 68

2.2.7 Thuế đối với thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật ...................... 72

2.2.8 Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản ........................... 76

2.2.9 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập................ 79

2.2.10 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc ... 82 2.2.11 Thuế đối với thu nhập từ thù lao giám đốc 86

2.2.12 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động biểu diễn của nghệ sỹ,

vận đông viên .............................................................................. 87

2.2.13 Thuế đối với thu nhập từ tiền lương hưu .................................... 89

2.2.14 Thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ .............. 91

2.2.15 Thuế đối với thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề 95

2.2.16 Thuế đối với thu nhập của giáo viên, giáo sư, người nghiên cứu . 97 2.2.17 Thuế đối với thu nhập khác .......................................................... 98

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN CỦA VIỆT NAM ......................

3.1 Sơ lược về vai trò và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về tránh

đánh thuế hai lần 102

3.2 Một số tồn tại của pháp luật về tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam 106

3.2.1 Đối với Hiệp định ......................................................................... 107

3.2.2 Đối với các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến

Hiệp định 108

3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tránh đánh thuế hai lần .. 118 KẾT LUẬN ............................................................................................... 122

LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với khoảng 160 nước và vùng lãnh thổ, tham gia 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu tư, đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO - tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. (Nguồn: website Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế -http:// www.nciec.gov.vn).


Việc mở cửa nền kinh tế sẽ khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam, thúc đẩy thương mại phát triển, thu hút vốn, lao động trình độ cao, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới của nước ngoài để phát triển nền kinh tế.


Hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế, các luồng vốn, đầu tư, thương mại hàng hoá, dịch vụ, lao động sẽ luân chuyển linh hoạt và ít bị hạn chế giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Và cùng với đó, sự cư trú, hoạt động kinh doanh của thể nhân, pháp nhân Việt Nam và nước ngoài ngày càng thuận lợi và không còn bó hẹp trong phạm vi mỗi quốc gia.


Để thu hút đầu tư, công nghệ, lao động có trình độ thì ngoài yếu tố điều kiện kinh doanh, thuế cũng là yếu tố mà nhà đầu tư cân nhắc vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập, lợi nhuận của họ. Quyền đánh thuế là phạm trù thuộc chủ quyền quốc gia, chỉ Nhà nước mới có quyền ban hành các sắc thuế và thực hiện việc thu thuế. Trong tình hình hiện nay, một thể nhân, một pháp nhân có thể là đối tượng nộp thuế của hơn một quốc gia, nếu không có sự


phân định quyền đánh thuế giữa các quốc gia có quan hệ kinh tế với nhau thì sẽ xảy ra hiện tượng “thuế chồng lên thuế”- một khoản thu nhập bị đánh thuế hai lần. Điều này ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng nộp thuế, đồng thời không khuyến khích giao lưu kinh tế. Chính vì vậy mà bên cạnh các cam kết đa phương và song phương về thương mại, đầu tư, cắt giảm thuế quan, các quốc gia đã ký với nhau những hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm phân định rõ thẩm quyền đánh thuế, tránh tình trạng đánh thuế trùng. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 58 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia và cùng lãnh thổ khác nhau (Theo website Tổng cục Thuế: www. gdt.gov.vn).


Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng toàn diện vào nền kinh tế thế giới, việc nghiên cứu “Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài” có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Song hành cùng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, số lượng các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam ký kết ngày càng tăng, số lượng cá nhân, doanh nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cho tới nay, ngoài một số ít bài viết đề cập vấn đề này chủ yếu dưới góc độ kinh tế hoặc đánh giá tinh hình thực thi các hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong thực tế thì chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài, nhất là dưới góc độ pháp lý. Vì vậy, có thể nói, việc nghiên cứu các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài một cách có hệ thống dưới góc độ pháp lý là vấn đề tương đối mới và cần thiết.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề cơ bản của việc xóa bỏ đánh thuế hai lần, các quy định cụ thể trong các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết và quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam liên quan đến việc tránh đánh thuế hai lần để phát hiện những điểm bất cập, chưa phù hợp, qua đó kiến nghị, đề xuất phương hướng hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này phù hợp thông lệ quốc tế nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước.


Để đạt được mục đích trên, luận văn đi vào nghiên cứu nguồn gốc của tình trạng đánh thuế hai lần, cơ chế xóa bỏ việc đánh thuế hai lần, các nội dung cụ thể về tránh đánh thuế hai lần quy định tại các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký kết với các nước và các quy định có liên quan trong pháp luật Việt Nam, và trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề vừa nêu để đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài, có sự đối chiếu so sánh với các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam


Trong mỗi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam đã ký với các nước không những chỉ quy định về tránh đánh thuế hai lần mà còn có một số nội dung khác như không phân biệt đối xử, chống gian lận thuế..., và liên quan đến tránh đánh thuế hai lần còn có những nội dung mang tính kỹ thuật


như tính toán số thuế phải nộp, số thuế khấu trừ.... Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, phạm vi nghiên cứu được tập trung vào tính pháp lý của vấn đề tránh đánh thuế hai lần.


5. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài được nghiên cứu dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về kinh tế đối ngoại. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN‌

CỦA VIỆT NAM


1.1. Đánh thuế hai lần


Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và quan hệ giữa các quốc gia với nhau.


Do ưu thế của từng nước về các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, công nghệ... là khác nhau, mức độ phát triển kinh tế- xã hội cũng không đồng đều nên nhu cầu giao thương, hợp tác để cùng phát triển là nhu cầu tự nhiên và tất yếu. Ngày nay, hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc gia là một xu thế tất yếu diễn ra trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại đầu tư với nhiều hình thức phong phú giữa công dân, pháp nhân và giữa các nhà nước với nhau với phạm vi cả song phương, khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh hội nhập, các hoạt động thương mại dịch vụ, thương mại hàng hóa và đầu tư giữa các quốc gia đều gia tăng, cùng với đó là sự di trú của các cá nhân từ quốc gia này sang quốc gia khác, sự mở rộng phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp sang các quốc gia khác.


Do mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế nên quan hệ thuế cũng được mở rộng ra ngoài phạm vi quốc gia. Nếu như trước đây, quan hệ thuế được xác lập chủ yếu trên cơ sở quốc tịch thì ngày nay, quan hệ thuế còn liên quan đến quốc gia mà cá nhân, doanh nghiệp đó không mang quốc tịch.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí