quyền đối với sản phẩm và dịch vụ do người lao động tạo ra và chịu trách nhiệm cũng như rủi ro đối với lao động đó hoặc đối tượng đó đưa ra hướng dẫn và cung cấp phương tiện lao động cho người lao động hoặc đối tượng đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về địa điểm lao động.
Cá nhân là người làm công trên các tàu thủy, thuyền, máy bay (thủy thủ đoàn, phi hành đoàn) trong hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp là đối tượng cư trú hoặc có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam.
Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam từ hoạt động làm công tại Việt Nam của cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết. Việt Nam có nghĩa vụ không đánh thuế đối với khoản thu nhập mà cá nhân là đối tượng cư trú của nước mình nhận được từ hoạt động làm công tại nước ngoài.
2.2.11. Thuế đối với thu nhập từ thù lao giám đốc
Thuế đối với thu nhập từ thù lao giám đốc thường được quy định tại Hiệp định như sau: "Các khoản thù lao cho giám đốc và các khoản thanh toán tương tự khác do một đối tượng cư trú của một nước ký kết nhận được với tư cách là thành viên của ban giám đốc của một công ty là đối tượng cư trú của nước kia có thể bị đánh thuế ở nước kia.” (Điều 16 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).
Có thể bạn quan tâm!
- Thuế Đối Với Thu Nhập Là Lãi Tiền Cho Vay
- Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Cung Cấp Dịch Vụ Kỹ Thuật
- Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Hoạt Động Ngành Nghề Độc Lập
- Thuế Đối Với Thu Nhập Của Sinh Viên, Học Sinh Học Nghề
- Sơ Lược Về Vai Trò Và Sự Phát Triển Của Pháp Luật Việt Nam Về Tránh Đánh Thuế Hai Lần
- Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài - 15
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Theo quy định của Hiệp định thì nước nơi doanh nghiệp trả thù lao là đối tượng cư trú có quyền đánh thuế đối với thu nhập trả cho một cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết kia với danh nghĩa là thù lao của thành viên ban giám đốc (hoặc chức danh tương tự trong quản lý, điều hành doanh
nghiệp). Nước nơi cá nhân nhận thu nhập là đối tượng cư trú có quyền đánh thuế đối với khoản thu nhập này nhưng có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần.
Theo Mục XI Phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC, thù lao giám đốc là thu nhập do một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được tại Việt Nam với tư cách là thành viên ban Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị công ty hoặc người giữ chức vụ quản lý cao cấp trong một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của Việt Nam. Thu nhập này không bao gồm tiền lương do các thành viên trên nhận được từ việc thực hiện các chức năng khác trong doanh nghiệp như người làm công, người tư vấn, cố vấn và tiền lương của các cá nhân nước ngoài giữ chức vụ trong văn phòng đại diện các công ty nước ngoài đặt tại Việt Nam. Các khoản thu nhập đó được coi là thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc.
Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập từ thù lao giám đốc của cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết do doanh nghiệp là đối tượng cư trú của Việt Nam chi trả.
Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ thù lao giám đốc do cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được từ doanh nghiệp là đối tượng cư trú của nước ký kết, đồng thời có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần.
2.2.12. Thuế đối với thu nhập từ hoạt động biểu diễn của nghệ sỹ và vận động viên
Thuế đối với thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sỹ và vận động viên thường được quy định tại Hiệp định như sau: "1. Mặc dù có những
quy định tại Ðiều 14 và 15, thu nhập của một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được với tư cách người biểu diễn như diễn viên sân khấu, điện ảnh, phát thanh hay truyền hình, hoặc nhạc công, hoặc với tư cách là vận động viên, từ những hoạt động cá nhân của mình thực hiện tại nước ký kết kia có thể bị đánh thuế ở nước kia.
2. Trường hợp thu nhập liên quan đến các hoạt động trình diễn cá nhân của người biều diễn hoặc vận động viên nhưng không được trả cho bản thân người biểu diễn hoặc vận động viên, mà trả cho một đối tượng khác thì thu nhập này có thể bị đánh thuế tại nước ký kết nơi diễn ra những hoạt động trình diễn trên của người biểu diễn hoặc vận động viên, mặc dù có những quy định tại điều 7, 14 và 15." (Điều 17 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).
Nước nơi nghệ sỹ, vận động viên biểu diễn có quyền đánh thuế đối với thu nhập của nghệ sỹ, vận động viên là đối tượng cư trú của nước ký kết kia nhận được từ hoạt động biểu diễn tại nước mình. Nước nơi nghệ sỹ, vận động viên là đối tượng cư trú có quyền đánh thuế theo nội luật nước mình, nhưng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần.
Trường hợp thu nhập không được trả trực tiếp cho người biểu diễn thì nước ký kết nơi diễn ra hoạt động biểu diễn có quyền đánh thuế đối với đối tượng nhận thu nhập đó theo các nguyên tắc đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh hoặc thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc tùy thuộc vào hình thức nhận thu nhập.
Theo Mục XII Phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC, thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên là thu nhập từ hoạt động
trình diễn nghệ thuật, thể thao tại Việt Nam của bản thân nghệ sĩ, vận động viên là đối tượng cư trú tại nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Đối với hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao của cá nhân, công ty là đối tượng cư trú tại nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ chương trình trao đổi văn hoá giữa Chính phủ hai nước thì thu nhập từ hoạt động trình diễn tại Việt Nam của cá nhân, công ty nước ngoài được miễn thuế tại Việt Nam.
Trường hợp thu nhập từ việc biểu diễn không được trả cho cá nhân biểu diễn là đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam mà trả cho đối tượng khác thì thu nhập đó sẽ phải nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập của cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao tại Việt Nam.
Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập của đối tượng cư trú nước mình nhận được từ hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thể thao tại nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhưng có có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với thu nhập đã nộp thuế ở nước ký kết kia.
2.2.13. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương hưu
Thuế đối với thu nhập từ tiền lương hưu thường được quy định tại Hiệp định như sau: "Thể theo các quy định tại khoản 2 Ðiều 19, tiền lương hưu và các khoản tiền công tương tự khác được trả cho một đối tượng cư trú của một nước ký kết do các công việc đã làm trước đây sẽ chỉ bị đánh thuế ở nước đó." (Điều 18 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).
Theo Hiệp định thì chỉ nước cư trú của đối tượng nhận tiền lương hưu có quyền đánh thuế. Người nhận lương hưu là người đã có quan hệ làm công với đối tượng cư trú của nước trả tiền lương hưu. Quy định này của Hiệp định không điều chỉnh việc đánh thuế đối với tiền lương hưu nhận được do trước đây phục vụ chính phủ nước ngoài (xem Khoản 2 Điều 19 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996 - Mục 2.2.15). Các trường hợp có thu nhập từ tiền lương hưu do trước đây phục vụ chính phủ nước ngoài sẽ được xác định nghĩa vụ thuế theo quy định về thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ (xem 2.2.15).
Theo quy định của Hiệp định, chỉ nước mà đối tượng nhận tiền lương hưu hiện là đối tượng cư trú có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ tiền lương hưu. Nước ký kết kia có nghĩa vụ không đánh thuế đối với thu nhập loại này.
Căn cứ Mục XII Phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương hưu là số tiền mà đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được do trước đây đã làm việc tại Việt Nam hoặc số tiền mà đối tượng cư trú nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được do trước đây đã làm việc tại nước ký kết đó. Thu nhập này không bao gồm tiền lương hưu do Chính phủ, cơ quan chính quyền địa phương của Việt Nam và nước ký kết Hiệp định với Việt Nam chi trả - khoản thu nhập này được coi là thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ (xem 2.2.15).
Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ tiền lương hưu của đối tượng cư trú nước mình (tại thời điểm nhận thu nhập) nhận được từ nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
2.2.14. Thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ
Thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ thường được quy định tại Hiệp định như sau: "1.a. Tiền công lao động, trừ tiền lương hưu, do một nước ký kết hoặc một cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương của nước đó trả cho một cá nhân đối với việc phục vụ cho Nhà nước hoặc chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương đó sẽ chỉ bị đánh thuế ở nước đó.
b. Tuy nhiên khoản tiền công lao động này sẽ chỉ bị đánh thuế ở nước ký kết kia nếu việc phục vụ này được thực hiện tại nước kia và nếu cá nhân này là đối tượng cư trú của nước kia, đồng thời:
(i) Là đối tượng mang quốc tịch của nước kia; hoặc
(ii) Không trở thành đối tượng cư trú của nước kia chỉ đơn thuần vì thực hiện những công việc trên.
2.a. Bất kỳ khoản tiền lương hưu nào do một nước ký kết, một chính quyền cơ sở hoặc một cơ quan chính quyền địa phương của nước đó hoặc do các quỹ của những cơ quan này lập ra trả cho một cá nhân đối với các công việc phục vụ cho Nhà nước hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương tại nước đó sẽ chỉ bị đánh thuế ở nước đó.
b. Tuy nhiên, những khoản tiền lương hưu này sẽ chỉ bị đánh thuế ở nước ký kết kia nếu cá nhân này là đối tượng cư trú và là đối tượng mang quốc tịch của nước ký kia.
3. Các quy định của Ðiều 15, 16 và 18 sẽ áp dụng đối với những khoản tiền công lao động và lương hưu đối với các công việc liên quan đến mọi hoạt
động kinh doanh được tiến hành bởi một nước ký kết hoặc cơ quan chính quyền cơ sở hoặc chính quyền địa phương của nước đó." (Điều 19 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).
Theo quy định của Hiệp định thì quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ chỉ thuộc về một nước ký kết, nước ký kết kia không có quyền đánh thuế.
Chỉ nước trả thu nhập có quyền đánh thuế đối với tiền công nhận được từ hoạt động phục vụ Chính phủ (trừ tiền lương hưu). Các trường hợp về thuế thu nhập đối với thành viên cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự rất điển hình để minh họa cho quy định này. Quy định này phù hợp với Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự. Theo đó, thành viên cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được quyền ưu đãi miễn trừ đối với thu nhập nhận được do Chính phủ mà họ phục vụ chi trả, chỉ nước chi trả thu nhập có quyền đánh thuế đối với loại thu nhập này.
Tuy nhiên, trong số thành viên cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự cũng có những cá nhân là người được cơ quan ngoại giao, lãnh sự thuê để thực hiện những công việc không liên quan đến chức năng của cơ quan như nhân viên hành chính kỹ thuật, nhân viên phục vụ. Những người này thường là công dân, đối tượng cư trú của nước tiếp nhận nhưng thu nhập của họ là do Chính phủ nước cử trả. Đối với những cá nhân này, nước mà cá nhân này là đối tượng cư trú (nước có trụ sở của cơ quan ngoại giao, lãnh sự) có quyền đánh thuế. Việc đánh thuế này phù hợp với Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 của Điều này, theo đó, nước cư trú có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ trả cho một đối tượng cư trú mang quốc tịch nước mình.
Khoản 2 của Điều này quy định về tiền lương hưu nhận được do phục vụ (làm công) cho Chính phủ một nước ký kết (khác với lương hưu thông thường nhận được do đã có một thời gian lao động nhất định). Việc đánh thuế đối với tiền lương hưu do đã phục vụ chính phủ nước ngoài là một nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nêu ở Khoản này khác với việc đánh thuế thu nhập từ tiền lương hưu thông thường (xem 2.2.14).
Các khoản thu nhập nhận được dù liên quan đến hoạt động phục vụ Chính phủ nhưng là hoạt động liên quan đến kinh doanh (ví dụ như làm việc cho các công ty nhà nước) không chịu sự điều chỉnh của Điều này mà thực hiện theo quy định về thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc, thu nhập từ thù lao giám đốc, thu nhập từ tiền lương hưu.
Như vậy, chỉ một nước (nước phát sinh nguồn thu nhập hoặc nước cư trú) có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ, nước ký kết kia có nghĩa vụ không đánh thuế đối với loại thu nhập này. Nước chi trả thu nhập có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ (nước trả thu nhập) thực hiện trên lãnh thổ nước ký kết kia của đối tượng cư trú mang quốc tịch nước mình. Nước cư trú có quyền đánh thuế đối với thu nhập của đối tượng cư trú nước đó có được thu nhập từ việc phục vụ Chính phủ nước ký kết kia và hoạt động làm công đó thực hiện trên lãnh thổ mình.
Theo Mục XIV Phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC, thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ là các khoản thu nhập tiền công, tiền lương, tiền lương hưu do Chính phủ, chính quyền địa phương của một nước ký kết Hiệp định trả cho một cá nhân để người đó thực hiện các nhiệm vụ cho nước ký kết đó.