này sẽ chỉ áp dụng đối với khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ trên. Trong trường hợp, phần thanh toán vượt sẽ bị đánh thuế theo các luật của từng nước ký kết có xem xét đến các quy định khác của Hiệp định này.” (Điều 12 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).
Theo Hiệp định thì thu nhập từ tiền bản quyền phát sinh tại một nước ký kết trả cho đối tượng cư trú của nước ký kết kia sẽ bị đánh thuế ở cả hai nước, nước có đối tượng cư trú được hưởng tiền bản quyền và nước có đối tượng cư trú trả tiền bản quyền.
Thu nhập từ tiền bản quyền là các loại thu nhập được nêu ở Khoản 3. Việc xác định nơi phát sinh thu nhập từ tiền bản quyền căn cứ vào yếu tố lãnh thổ. Nước phát sinh thu nhập từ tiền bản quyền là nước có đối tượng cư trú trả tiền bản quyền, trường hợp cơ sở thường trú hay cơ sở cố định của đối tượng cư trú một nước ký kết đóng trên lãnh thổ nước ký kết kia là người chịu và trả tiền bản quyền thì nước có cơ sở thường trú hay cơ sở cố định là nước phát sinh thu nhập từ tiền bản quyền.
Quy định về thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền chỉ áp dụng nếu người nhận tiền bản quyền là đối tượng thực hưởng, tức người nhận phải chính là người có quyền sở hữu, khai thác bản quyền. Trường hợp người nhận không phải đối tượng thực hưởng sẽ không áp dụng quy định này. Trường hợp thu nhập từ tiền bản quyền phát sinh từ việc đối tượng thực hưởng tiến hành kinh doanh qua cơ sở thường trú hay cơ sở cố định của mình ở nước ký kết kia thì không áp dụng quy định này mà áp dụng hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh hoặc thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập.
Số thu nhập vượt quá số tiền bản quyền đã thỏa thuận không được áp dụng Hiệp định do bị suy đoán phát sinh ngoài quan hệ hợp đồng giữa hai bên và phải chịu thuế theo nội luật của các nước có liên quan.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Về Cơ Sở Thường Trú Theo Pháp Luật Tránh Đánh Thuế Hai Lần Của Việt Nam
- Không Có Khoản Lợi Tức Nào Được Phân Bổ Cho Một Cơ Sở Thường Trú Nếu Cơ Sở Thường Trú Đó Chỉ Đơn Thuần Mua Hàng Hóa Hoặc Tài Sản Cho Xí Nghiệp.
- Thuế Đối Với Thu Nhập Là Lãi Tiền Cho Vay
- Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Hoạt Động Ngành Nghề Độc Lập
- Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Hoạt Động Biểu Diễn Của Nghệ Sỹ Và Vận Động Viên
- Thuế Đối Với Thu Nhập Của Sinh Viên, Học Sinh Học Nghề
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Nước nơi phát sinh thu nhập tiền bản quyền (nước có đối tượng cư trú trả tiền bản quyền) có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền nhưng có nghĩa vụ đánh thuế giới hạn theo quy định của Hiệp định (tối đa là 10%). Nước có đối tượng cư trú nhận thu nhập có quyền đánh thuế theo nội luật nước mình, nhưng có nghĩa vụ thực hiện biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này.
Theo Mục VI Phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC, tiền bản quyền là các khoản tiền trả cho việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng đối với: Bản quyền tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học, kể cả các loại phim điện ảnh và các loại băng hoặc đĩa sử dụng trong phát thanh hoặc truyền hình; Bằng phát minh, sáng chế; Nhãn hiệu thương mại; Thiết kế, mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật; Phần mềm máy tính; Thiết bị công nghiệp, thương mại và khoa học; Thông tin liên quan đến kinh nghiệm công nghiệp, khoa học và thương mại.
Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam là các khoản tiền bản quyền do một đối tượng cư trú nào của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản tiền bản quyền được chịu và phải trả bởi Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.
Trường hợp số tiền bản quyền trả cho người nhận vượt quá số tiền phải trả theo thỏa thuận thì số tiền vượt quá này không được áp dụng các biện pháp tránh đánh thuế hai lần.
Các quy định về thuế đối với tiền bản quyền chỉ áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng thu nhập bản quyền - nghĩa là người có quyền sở hữu, sử dụng và khai thác bản quyền. Do đó, sẽ không áp dụng đối với: i) Đối tượng nhận khoản thanh toán tiền bản quyền nhưng không phải là đối tượng có quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền khai thác bản quyền; ii) Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam liên quan trực tiếp đến một cơ sở thường trú đặt tại Việt Nam của đối tượng thực hưởng là một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam; iii) Tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Việt Nam có quyền thu thuế đối với tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo thuế suất giới hạn (không quá 10%) tuỳ theo từng Hiệp định, với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng. Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền của đối tượng cư trú nước mình phát sinh tại nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo luật thuế Việt Nam, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này .
2.2.7. Thuế đối với thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật
Thuế đối với thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật thường được quy định tại Điều 13 của Hiệp định như sau: "1. Phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại một nước ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại nước kia.
2. Tuy nhiên, khoản phí dịch vụ kỹ thuật này cũng có thể bị đánh thuế tại nước ký kết nơi phát sinh và theo các luật của nước đó, nhưng nếu đối tượng
nhận là đối tượng thực hưởng khoản phí dịch vụ này thì thuế được tính khi đó sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số khoản phí dịch vụ kỹ thuật.
3. Thuật ngữ "phí dịch vụ kỹ thuật" được dùng ở Điều này có nghĩa là khoản tiền dưới bất kỳ dạng nào trả cho một đối tượng, trừ trường hợp trả cho người làm thuê của đối tượng trả tiền, có liên hệ tới các hoạt động dịch vụ có tính chất kỹ thuật, quản lý hoặc tư vần.
4. Các quy định của khoản 1 và 2 Điều này sẽ không áp dụng nếu đối tượng thực hưởng các khoản phí dịch vụ kỹ thuật là một đối tượng cư trú của một nước ký kết tiến hành hoạt động kinh doanh tại nước ký kết kia nơi các khoản phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh thông qua một cơ sở thường trú đặt tại nước kia, hoặc thực hiện tại nước ký kết kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại nước kia, và các khoản phí dịch vụ kỹ thuật có liên hệ thực tế với a) cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó, hoặc b)những hoạt động kinh doanh ghi tại điểm c khoản 1 Điều 7. Trong trường hợp như vậy các quy định của Điều 7 hoặc Điều 15, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
5. Các khoản phí dịch vụ kỹ thuật sẽ được coi là phát sinh tại một nước ký kết khi đối tượng trả phí chính là Nhà nước đó, một cơ quan chính quyền cơ sở, chính quyền địa phương của nước đó, hoặc một đối tượng cư trú của nước đó. Tuy nhiên, khi một đối tượng trả phí dịch vụ kỹ thuật , là hay không là đối tượng cư trú của một nước ký kết, có ở một nước ký kết một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định liên quan đến trách nhiệm trả phí dịch vụ kỹ thuật đã phát sinh, và khoản phí dịch vụ kỹ thuật do cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó chịu thì khoản phí dịch vụ kỹ thuật như vậy sẽ được coi là phát sinh ở nước ký kết nơi đặt cơ sở thường trú hay cơ sở cố định.
6. Trường hợp vì mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng hoặc giữa cả hai đối tượng trên với các đối tượng khác, khoản phí dịch vụ kỹ thuật được trả, vì bất cứ lý do gì, vượt quá khoản tiền được thỏa thuẫn giữa đối tượng trả và đối tượng thực hưởng khi không có mối quan hệ đặc biệt này, các quy định của Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với khoản phí dịch vụ kỹ thuật khi không có mối quan hệ trên. Trong trường hợp như vậy, phần thanh toán vượt sẽ vẫn bị đánh thuế theo các luật của từng nước ký kết, có xem xét đến các quy định khác của Hiệp định này.” (Điều 13 Hiệp định giữa Việt Nam và Udơbêkixtăng ký năm 1996).
Trong các Hiệp định Việt Nam ký với các nước, có một số Hiệp định có điều khoản riêng về thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật, như Hiệp định giữa Việt Nam và Udơbêkixtăng ký năm 1996, tại một số Hiệp định thì nội dung này được quy định gộp với thu nhập từ tiền bản quyền vào một điều khoản như Hiệp định giữa Việt Nam và Đức ký năm 1995, một số Hiệp định không có quy định về thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật như Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996. Nếu Hiệp định cụ thể áp dụng cho đối tượng cư trú của Việt Nam và đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt nam nhưng không có quy định tránh đánh thuế hai lần đối với thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật thì việc đánh thuế loại thu nhập này chịu sự điều chỉnh của nội luật nước cư trú và nước có nguồn thu nhập.
Người nhận thu nhập phải là đối tượng thực hưởng, tức là chính đối tượng cung cấp dịch vụ kỹ thuật. Trường hợp đối tượng nhận thu nhập là người làm công cho đối tượng trả thu nhập (quan hệ lao động) thì không áp dụng Điều này mà sẽ áp dụng quy định về thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc.
Trường hợp thu nhập từ hoạt động dịch vụ kỹ thuật phát sinh từ việc đối tượng thực hưởng tiến hành kinh doanh qua cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định của mình ở nước ký kết kia thì không áp dụng quy định này mà áp dụng hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh hoặc thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập.
Nước phát có nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ kỹ thuật là nước có đối tượng cư trú trả phí dịch vụ kỹ thuật, trường hợp cơ sở thường trú hay cơ sở cố định của đối tượng cư trú một nước ký kết đóng trên lãnh thổ nước ký kết kia là người chịu và trả tiền phí dịch vụ kỹ thuật thì nước có cơ sở thường trú hay cơ sở cố định được coi là nước phát sinh thu nhập từ hoạt động dịch vụ kỹ thuật.
Thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại một nước ký kết trả cho đối tượng cư trú của nước ký kết kia sẽ bị đánh thuế ở cả hai nước, nước có đối tượng cư trú được hưởng thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật và nước có đối tượng cư trú trả phí dịch vụ kỹ thuật.
Nước nơi phát sinh thu nhập có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền nhưng có nghĩa vụ đánh thuế giới hạn theo quy định của Hiệp định (tối đa là 10%). Nước có đối tượng cư trú nhận thu nhập có quyền đánh thuế theo nội luật nước mình nhưng có nghĩa vụ thực hiện biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này.
Theo Mục VII Phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC, phí dịch vụ kỹ thuật là các khoản thanh toán ở bất cứ dạng nào trả cho đối tượng không phải là người làm công cho đối tượng trả tiền, đối với các dịch vụ nào mang tính chất kỹ thuật, quản lý hoặc tư vấn.
Phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam là các khoản thanh toán dưới bất kỳ dạng nào do một đối tượng cư trú của Việt Nam chịu và phải trả, kể cả các khoản phí dịch vụ kỹ thuật được chịu và phải trả bởi Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương Việt Nam hoặc các cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà một đối tượng cư trú nước ngoài có tại Việt Nam.
Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo thuế suất giới hạn (thường không quá 10%, mức cụ thể tuỳ theo từng Hiệp định), với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng. Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật của đối tượng cư trú nước mình nhận được thu nhập này từ nước ký kết Hiệp định theo pháp luật Việt Nam, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này.
2.2.8. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản
Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản thường được quy định tại Hiệp định như sau: "1. Lợi tức do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng bất động sản được nêu tại Ðiều 6 và bất động sản đó nằm tại nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại nước kia.
2. Lợi tức từ việc chuyển nhượng động sản là một phần của tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một xí nghiệp của một nước ký kết này có tại nước ký kết kia hoặc động sản thuộc một cơ sở cố định của một đối tượng cư trú của một nước ký kết có ở nước ký kết kia để tiến hành hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập kể cả lợi tức từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú đó (riêng cơ sở thường trú đó hoặc cùng với toàn bộ xí nghiệp) hoặc cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại nước kia.
3. Lợi tức do một xí nghiệp của một nước ký kết kia thu được từ việc chuyển nhượng các tàu thuỷ hoặc máy bay trong vận tải quốc tế hay từ chuyển nhượng động sản gắn liền với hoạt động của các tàu thuỷ hoặc máy bay đó sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước đó.
4. Lợi tức do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng cổ phần hay các quyền lợi tương ứng tại một công ty có tài sản bao gồm toàn bộ hay chủ yếu là bất động sản nêu tại Ðiều 6 và bất động sản đó nằm tại nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại nước kia.
5. Lợi tức từ việc chuyển nhượng cổ phần tại một công ty là đối tượng cư trú của một nước ký kết trừ công ty nêu tại khoản 4 và cổ phần đó chiếm tối thiểu
20 phần trăm vốn của công ty đó có thể bị đánh thuế tại nước đó, nhưng thuế áp dụng tại nước đó sẽ được giảm đi một khoản tiền bằng 50 phần trăm số thuế được tính.
6. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào khác với tài sản nêu tại khoản 1, 2, 3, 4,5 sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước nơi đối tượng chuyển nhượng là đối tượng cư trú." (Điều 13 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).
Theo quy định của Hiệp định, thu nhập từ chuyển nhượng tài sản phải chịu thuế theo từng loại tài sản khác nhau.
Bất động sản là các tài sản được xác định theo quy định về thu nhập từ bất động sản (xem 2.2.1). Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phải chịu thuế ở nước có bất động sản đó.
Thu nhập từ chuyển nhượng động sản là tài sản của cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định của một đối tượng cư trú của nước ký kết có tại nước kia