Thuế Đối Với Thu Nhập Từ Hoạt Động Ngành Nghề Độc Lập


bị đánh thuế ở nước nơi có cơ sở thường trú hay cơ sở cố định theo quy định về thu nhập từ hoạt động kinh doanh (xem 2.2.2).


Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của một doanh nghiệp có tài sản chủ yếu là bất động sản bị đánh thuế tại nước nơi doanh nghiệp đó đóng đánh thuế (nước có nguồn thu nhập). Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp mà số cổ phần/phần vốn góp trong doanh nghiệp đó chiếm từ 20% số vốn trở lên thì được giảm 50% số thuế phải nộp khi nộp thuế ở nước có nguồn thu nhập.


Nước có nguồn thu nhập chỉ được đánh thuế thu nhập từ chuyển nhượng tài sản đối với các loại tài sản kể trên, thu nhập từ chuyển nhượng đối với các loại tài sản khác thuộc quyền đánh thuế của nước cư trú. Nước cư trú có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập đã nộp thuế tại nước có nguồn thu nhập.


Căn cứ Mục VIII Phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC, thu nhập từ chuyển nhượng tài sản là thu nhập dưới mọi hình thức từ việc bán, chuyển nhượng (toàn bộ hoặc một phần) hoặc trao đổi tài sản và quyền đối với tài sản; kể cả trường hợp đưa tài sản vào một cơ sở kinh doanh để đổi lấy các quyền tại cơ sở kinh doanh đó.


Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập theo quy định của Luật thuế Việt Nam đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập theo quy định của luật thuế Việt Nam đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản kinh doanh của cơ sở thường trú tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định

Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước ngoài - 11


với Việt Nam, thu nhập của bên nước ngoài là đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được do chuyển nhượng vốn trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (hiện nay là Luật doanh nghiệp).


Việt Nam có nghĩa vụ không đánh thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng các loại tài sản khác phát sinh ở Việt Nam của một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.


2.2.9. Thuế đối với thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập


Thuế đối với thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập thường được quy định tại Hiệp định như sau: "1. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ các hoạt động dịch vụ ngành nghề hay các hoạt động khác có tính chất độc lập sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước ký kết đó, trừ các trường hợp sau đây khi thu nhập đó cũng có thể bị đánh thuế tại nước ký kết kia:


a. Nếu đối tượng đó thường xuyên có tại nước ký kết kia một cơ sở cố định nhằm mục đích thực hiện các hoạt động này; trong những trường hợp đó chỉ phần thu nhập phân bổ cho cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại nước ký kết kia; hay


b. Nếu đối tượng đó có mặt tại nước ký kết kia trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại từ 183 ngày trở lên trong năm tài chính liên quan; trong trường hợp đó chỉ phần thu nhập thu được từ các hoạt động của đối tượng này được thực hiện tại nước kia có thể bị đánh thuế tại nước kia.


2. Thuật ngữ "dịch vụ ngành nghề" bao gồm chủ yếu những hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục hay giảng dạy mang tính chất độc lập như các hoạt động độc lập của các thầy thuốc, bác sĩ, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ và kế toán viên." (Điều 14 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).


Điều này quy định vể thuế đánh vào thu nhập của cá nhân là đối tượng cư trú của một nước ký kết có thu nhập từ các hoạt động nghề nghiệp trên lãnh thổ nước ký kết kia.


Phương pháp tính lợi tức (thu nhập) phân bổ cho cơ sở cố định tương tự như tính lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú. Đối với trường hợp nêu tại Điểm b Khoản 1 thì mặc dù cá nhân đó trở thành đối tượng cư trú của một nước ký kết do tổng thời gian có mặt của cá nhân đó trên lãnh thổ nước đó là trên 183 ngày nhưng nước đó chỉ đánh thuế trên phần thu nhập thu được trên lãnh thổ nước mình (đánh thuế như với tư cách nước có nguồn thu nhập).


Như vậy, một nước ký kết có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập của một cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết kia trong trường hợp cá nhân đó hoạt động thông qua một cơ sở cố định trên lãnh thổ nước mình hoặc cá nhân đó có mặt trên lãnh thổ nước mình trên 183 ngày. Việc đánh thuế đối với thu nhập của cá nhân có được từ cơ sở cố định chỉ trong phạm vi thu nhập phân bổ cho cơ sở cố định. Nước cư trú có quyền đánh thuế theo nội luật nước mình nhưng có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần.


Theo Mục IX Phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC, thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập là thu nhập do một cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động độc lập để cung


ứng các dịch vụ ngành nghề như dịch vụ khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục hoặc giảng dạy, cụ thể là hoạt động hành nghề độc lập của các bác sĩ, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ, kế toán và kiểm toán viên.


Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập không bao gồm: thu nhập từ hoạt động làm thuê (Thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc), tiền thù lao giám đốc (Thu nhập từ thù lao giám đốc), tiền lương hưu (Thu nhập từ tiền lương hưu), phục vụ Chính phủ nước ngoài (Thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ), thu nhập của học sinh, sinh viên (Thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề), giáo viên và giáo sư (Thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu) và hoạt động trình diễn độc lập của các nghệ sĩ và vận động viên (Thu nhập từ hoạt động biểu diễn của nghệ sỹ và vận động viên).


Thuật ngữ "cơ sở cố định" dùng để chỉ một địa điểm hoặc địa chỉ có tính chất thường xuyên hoặc ổn định trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà qua đó một cá nhân thực hiện việc cung cấp dịch vụ ngành nghề (ví dụ như phòng tư vấn khám bệnh, văn phòng kiến trúc sư hay luật sư,...). Nguyên tắc xác định "cơ sở cố định" cũng tương tự như nguyên tắc xác định "cơ sở thường trú" của doanh nghiệp (xem 2.1.2).


Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam được cấp phép kinh doanh dịch vụ ngành nghề độc lập và hoạt động thông qua một địa điểm kinh doanh cố định tại Việt Nam thì việc kê khai, xác định thu nhập của cá nhân đó được thực hiện như các cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp.


Việt Nam có nghĩa vụ không đánh thuế đối với cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam kinh doanh dịch vụ ngành nghề


độc lập nhưng không thông qua một cơ sở cố định tại Việt Nam và trong năm tính thuế cá nhân đó có thời gian hiện diện tại Việt Nam dưới 183 ngày. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, do thỏa thuận tại Hiệp định cụ thể nên một cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam phải nộp thuế tại Việt Nam nếu có thu nhập vượt mức giới hạn quy định tại Hiệp định mặc dù cá nhân đó không thực hiện hoạt động thông qua cơ sở cố định tại Việt Nam và thời gian hiện diện tại Việt Nam dưới 183 ngày, ví dụ như theo Điều 14 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Điển thì trường hợp thu nhập tại nước kia vượt quá 40.000 USD thì bị đánh thuế , dưới mức đó thì không bị đánh thuế.


Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập của cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cung cấp dịch vụ ngành nghề độc lập thông qua một cơ sở cố định tại Việt Nam hoặc cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết có thời gian hiện diện tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc trong vòng 12 tháng kể từ ngày đến Việt Nam. Việt Nam có quyền đánh thuế đối với thu nhập của cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập thu được từ nước ký kết Hiệp định, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện biện pháp tránh đánh thuế hai lần.


2.2.10. Thuế đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ

thuộc


Thuế đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc thường được quy định tại Hiệp định như sau: "1. Thể theo các quy định tại Ðiều 16, 18 và 19 các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được


thực hiện tại nước ký kết kia. Nếu công việc làm công được thực hiện như vậy, số tiền công trả cho lao động đó có thể bị đánh thuế tại nước kia.


2. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một nước ký kết thu được từ lao động làm công tại nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước thứ nhất nếu:


a. Người nhận tiền công có mặt tại nước kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong năm dương lịch liên quan, và


b. Chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại nước kia, và


c. Số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại nước kia.


3. Mặc dù có những quy định trên của Ðiều này, tiền công từ lao động làm trên tàu thuỷ hoặc máy bay do một xí nghiệp của một nước ký kết điều hành trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước đó." (Điều 15 Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy sỹ ký năm 1996).


Quy định này của Hiệp định điều chỉnh quyền đánh thuế đối với thu nhập từ tiền công, tiền thù lao từ một quan hệ lao động được thiết lập giữa người làm công và chủ sử dụng lao động là đối tượng cư trú của một nước ký kết và công việc được thực hiện trên lãnh thổ nước ký kết kia.


Khoản 1 của Điều này loại trừ việc áp dụng quy định này đối với thu nhập từ thù lao giám đốc, thu nhập từ tiền lương hưu, thu nhập từ hoạt động


phục vụ Chính phủ nước ngoài. Thuế đối với các loại thu nhập này được quy định cụ thể ở các Điều khác trong Hiệp định.


Ba điều kiện quy định tại Khoản 2 thể hiện cá nhân đó không phải là đối tượng cư trú của nước nơi thực hiện công việc (có mặt dưới 183 ngày trong năm tính thuế), thu nhập phát sinh ngoài lãnh thổ nước nơi thực hiện công việc (người trả thu nhập là đối tượng cư trú nước khác, số tiền trả không được tính vào chi phí của cơ sở thường trú của chủ lao động có tại nước nơi thực hiện công việc). Nếu đáp ứng cả ba điều kiện nêu tại Khoản 2 thì một cá nhân là đối tượng cư trú của một nước ký kết không bị nước nơi thực hiện công việc đánh thuế đối với loại thu nhập này.


Trường hợp không đáp ứng các điều kiện nêu tại Khoản 2 thì khoản thu nhập này sẽ bị nước nơi thực hiện công việc đánh thuế xuất phát từ việc xác định cá nhân đó là đối tượng cư trú (có mặt trên 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc thu nhập phát sinh trên lãnh thổ nước đó (người trả thu nhập là đối tượng cư trú của nước đó hoặc được xem là chi phí tính cho cơ sở thường trú của đối tượng cư trú của nước ký kết kia có trên nước đó). Trong trường hợp này, cả hai nước ký kết đều có quyền đánh thuế. Nước mà cá nhân đó là đối tượng cư trú có quyền đánh thuế , đồng thời có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập mà cá nhân đó thu được từ hoạt động làm công tại nước ký kết kia.


Theo quy định của Khoản 3, chỉ nước mà doanh nghiệp điều hành máy bay, tàu thủy trong vận tải quốc tế có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ tiền công đối với lao động làm trên các phương tiện đó, nước ký kết kia không có quyền đánh thuế. Quy định này xuất phát từ việc xác định nơi cư trú của cá nhân đó theo nơi đăng ký máy bay, tàu thủy.


Như vậy, nước có nguồn thu nhập có quyền đánh thuế đối với thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc của đối tượng cư trú của nước ký kết kia phát sinh trên lãnh thổ nước mình. Nước cư trú có nghĩa vụ không đánh thuế đối với loại thu nhập này.


Căn cứ Mục X Phần B Thông tư số 133/2004/TT-BTC, thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc là thu nhập dưới hình thức tiền công do một cá nhân là đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động làm công tại Việt Nam và ngược lại. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc không bao gồm thu nhập của các cá nhân với tư cách cá nhân hành nghề độc lập (thu nhập từ dịch vụ ngành nghề độc lập), thành viên ban giám đốc doanh nghiệp (thu nhập từ thù lao giám đốc), nghệ sĩ, vận động viên (thu nhập từ hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên), nhân viên phục vụ cho Chính phủ nước ngoài (thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ), và tiền công dưới hình thức tiền lương hưu (thu nhập từ tiền lương hưu).


Một cá nhân có thu nhập từ hoạt động làm công tại Việt Nam sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam nếu đồng thời thoả mãn cả 3 điều kiện: i) Cá nhân đó có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong giai đoạn 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tính thuế; ii) Chủ lao động không phải là đối tượng cư trú của Việt Nam bất kể tiền công đó được trả trực tiếp bởi chủ lao động hoặc thông qua một đối tượng đại diện cho chủ lao động; iii) Tiền công đó không do một cơ sở thường trú mà chủ lao động có tại Việt Nam chịu và phải trả.


Chủ lao động có nghĩa là người sử dụng lao động. Thông thường một đối tượng được coi là chủ lao động trong các trường hợp như đối tượng đó có

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí