Các giải pháp phát triển nhân lực cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng - 25

quan đến kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp

Phòng tổ chức- tiền lương: giúp việc cho GĐ/TGĐ điều động nhân lực theo yêu cầu sản xuất, theo dõi quá trình công tác để giải quyết về chế độ, chính sách cho CB CNV, tham mưu cho GĐ/TGĐ về công tác đào tạo, tuyển dụng, chế độ khen thưởng, kỉ luật…

Phòng kế hoạch: điều hành công trình, căn cứ vào tiến độ thi công để chỉ đạo việc lập kế hoạch điều phối nhân lực, thiết bị máy móc thi công phù hợp, nắm bắt khả năng thực hiện tiến độ, thông tin cho GĐ/TGĐ khi có vấn đề phát sinh.

Phòng tài chính kế toán: căn cứ các yêu cầu của hồ sơ thầu, giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan đến tài chính cho công trình, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất…

Phòng sản xuất: lập, điều phối, kiểm tra kế hoạch đóng mới và sửa chữa tàu của công ty và giao việc cho các phân xưởng triển khai, chỉ đạo các phân xưởng thực hiện đúng quy trình công nghệ và các tiêu chuẩn thiết kế, xử lý các sai lỗi kỹ thuật, dự trù nhu cầu vật tư, phụ tùng thay thế, gia công bán thành phẩm..

Phòng KCS: chịu trách nhiệm trước GĐ/TGĐ về chất lượng sản phẩm của công ty, chỉ đạo việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào, đầu ra, nghiệm thu kỹ thuật khối lượng công việc hoàn thành, bao quát quản lý hệ thống quản lý chất lượng toàn công ty.

Phòng vật tư – thiết bị: giúp việc cho PGĐ kỹ thuật trong việc mua sắm, cấp phát vật tư, phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất và sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị nội bộ, quản lý hệ thống kho tàng, bến bãi và các phương tiện vận tải của công ty.

Phòng an toàn lao động: tham gia, tư vấn cho lãnh đạo công ty và phối

hợp hoạt động trong việc xây dựng cơ chế quản lý, các trương trình, kế hoạch bảo hộ lao động, các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác bảo hiểm lao động, an toàn, vệ sinh lao động, tìm mọi biện pháp hạn chế tai nạn lao động.

Phòng bảo vệ quân sự: tổ chức công tác tuần tra canh gác và thường xuyên xem xét nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh trật tự cho toàn công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Phòng công nghệ: tham mưu cho GĐ/TGĐ về công nghệ mới để đóng và sửa chữa tàu, lập quy trình công nghệ tiêu chuẩn cho sản phẩm đóng mới, lập phương án kỹ thuật, quy trình, bản vẽ kỹ thuật, hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật…

Phòng dịch vụ đời sống: tổ chức thực hiện công tác đảm bảo bữa ăn chính, phụ cho CB CNV trong toàn công ty

Các giải pháp phát triển nhân lực cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng - 25

Phòng y tế: tổ chức công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho CB CNV trong công ty.

Quản đốc phân xưởng cơ điện: chỉ đạo, giám sát thi công điện tàu, tổ chức bảo dưỡng, lắp đặt sửa chữa các máy móc thiết bị nội bộ, tổ chức quản lý, vận hành hệ thống cung cấp năng lượng để phục vụ sản xuất.

Quản đốc phân xưởng bài trí: chỉ đạo, giám sát làm sạch và sơn bề mặt kim loại của các sản phẩm đóng mới và sửa chữa của công ty, sửa chữa và làm mới các đồ mộc tàu, vách cách nhiệt, lắp ráp, trang trí nội thất cho các sản phẩm đóng mới.

Quản đốc phân xưởng ụ đà: tổ chức, giám sát đưa tàu ra, vào âu, di chuyển vị trí các tàu cho phù hợp với kế hoạch sản xuất, giám sát kê căn phục vụ đấu đà tàu đóng mới, bơm vét nước la canh buồng máy và các vị trí khác; tháo, bảo dưỡng và lắp đặt lại các hệ thống cáp cẩu, cầu thang mạn, cáp treo xuồng cứu sinh.

Quản đốc phân xưởng máy: tổ chức, giám sát thực hiện sửa chữa, thi công liên quan đến phần máy, ống, nguội, thiết bị trên các tàu

Quản đốc phân xưởng vỏ: chỉ đạo, giám sát gia công chi tiết, cụm chi tiết cho tàu thủy và các cấu kiện khác, lắp các phân đoạn, tổng đoạn vỏ tàu thủy; làm sạch và sơn lót tôn tấm,thép hình cho đóng mới và sửa chữa tàu thủy và các sản phẩm khác của công ty; đấu lắp các phân đoạn thành tổng đoạn trên đà tàu và trong ụ khô…

Tổ trưởng, nhóm trưởng, đốc công: hướng dẫn, đôn đốc người lao động hoàn thành công việc của tổ, nhóm mình phụ trách.

Tùy theo từng chức danh quản lý mà doanh nghiệp đóng tàu đưa ra yêu cầu về tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể:

- GĐ/TGĐ:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học.

Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 5 năm làm việc trong lĩnh vực liên

quan.


quan.


- Phó giám đốc:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học.

Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 3 năm làm việc trong lĩnh vực liên


- Phòng tổ chức cán bộ:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan như quản

trị kinh doanh.

Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc.

Trình độ tin học: kỹ năng soạn thảo văn bản và khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 3 năm làm việc trong lĩnh vực liên

quan.


- Phòng Kỹ thuật, sản xuất:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan như máy

tàu/vỏ tàu.

Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: đã đảm nhiệm chức danh này tại nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển.

- Phòng KCS:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan như máy tàu/vỏ tàu.

Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: đã đảm nhiệm chức danh này tại nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển.

- Phòng Vật tư:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học Hàng hải.

Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 2 năm làm việc trong lĩnh vực liên

quan.


- Phòng kế hoạch:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học Hàng hải.

Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc.


quan.

Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 1 năm làm việc trong lĩnh vực liên


- Phòng TCKT- Kế toán trưởng:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kế toán Tài chính,

có chứng chỉ Kế toán trưởng, có kiến thức quản lý trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh trình độ C trở lên.

Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm về tài chính kế toán ở doanh nghiệp đóng tàu.

- Phòng công nghệ:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp Đại học Hàng Hải. Trình độ ngoại ngữ: cử nhân tiếng Anh.

Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 2 năm làm việc trong lĩnh vực liên quan, khả năng tiếp thu cái mới tốt.

- Phòng vật tư-thiết bị:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học.

Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 3 năm làm việc trong lĩnh vực liên

quan.


- Phòng an toàn lao động:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học.

Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc.

Trình độ tin học: kỹ năng soạn thảo văn bản và khả năng sử dụng thành

thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: đã làm việc trong lĩnh vực liên quan.

- Phòng dịch vụ đời sống:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học.

Trình độ tin học: kỹ năng soạn thảo văn bản và khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: đã làm việc trong lĩnh vực liên quan.

- Các quản đốc phân xưởng:

Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học về các chuyên ngành có liên quan như máy/ vỏ tàu, điện-điện tử

Trình độ tin học: kỹ năng soạn thảo văn bản và khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng.

Kinh nghiệm làm việc: đã làm việc trong lĩnh vực liên quan.

- Các tổ trưởng, nhóm trưởng, đốc công:

Trình độ tay nghề: Có chứng chỉ thợ bậc 4 trở lên

Kinh nghiệm làm việc: có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan.


Phụ lục 07


Phương pháp chọn điển hình nghiên cứu


Nghiên cứu chọn điển hình/nghiên cứu điển hình hay điển cứu tức nghiên cứu dựa trên những trường hợp (tiếng Anh là ‘case’) đặc trưng mang tính là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến. Mục tiêu cơ bản của phương pháp này là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi sát sao và toàn diện trường hợp đã chọn trong một thời gian đủ dài và ngay tại môi trường tự nhiên của nó. Kết quả nghiên cứu điển hình cho phép nhà nghiên cứu đưa ra lời giải thích tại sao mọi việc xảy ra như đã xảy ra, và thông qua đó xác định các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn trong tương lai.

Các tài liệu truyền thống về phương pháp nghiên cứu thường phân loại điển cứu như một trong những phương pháp định tính với mục đích mô tả. Quan điểm này hiện nay đang được xem xét lại vì nó không bao trùm được hết các mục đích và phương pháp đa dạng của điển cứu. Trong một số tài liệu được xuất bản gần đây, các nhà phương pháp luận không xem điển cứu như một phương pháp mà quan niệm đây chỉ là một cách tiếp cận hoặc một chiến lược mà thông qua đó nhà nghiên cứu có thể lựa chọn một hoặc nhiều trường hợp phù hợp cho hướng nghiên cứu của riêng mình. Ngoài ra, điển cứu không thể được liệt kê vào nhóm các phương pháp định tính, vì nó sử dụng cả những chứng cứ định tính lẫn định lượng khác nhau.

Phân loại điển cứu


Có nhiều hệ thống khác nhau để phân loại điển cứu. Hệ thống phân loại của GAO Error! Reference source not found. dựa vào mục đích nghiên cứu để chia điển cứu ra thành 6 loại sau:

1. Điển cứu minh họa (Illustrative): nghiên cứu mang tính mô tả, với mục đích cung cấp các thông tin sinh động thu được từ thực tế để bổ sung cho các nguồn thông tin các có liên quan đến trường hợp nghiên cứu.


2. Điển cứu thăm dò (Exploratory): cũng là nghiên cứu có tính mô tả, nhưng nhằm mục đích tạo ra các giả thuyết làm cơ sở cho những nghiên cứu trong tương lai về trường hợp nghiên cứu chứ không chỉ đơn thuần minh họa.

3. Nghiên cứu trường hợp đặc trưng (Critical instance): xem xét một trường hợp hoặc rất đáng chú ý hoặc là thật sự cần thiết để kiểm chứng giá trị của những lời khẳng định liên quan đến một chương trình, một chính sách, hoặc một chiến lược.

4. Nghiên cứu triển khai chương trình/dự án (Program implementation): tìm hiểu các tác nghiệp tại các địa bàn khác nhau nhằm mục đích kiểm tra.

5. Nghiên cứu tác động chương trình (Program effect): sử dụng điển cứu để xem xét tác động của một chương trình. Thường được thực hiện ở nhiều địa bàn và sử dụng các công cụ đánh giá đa phương pháp (multimethod assessments).

6. Điển cứu tích lũy (Cumulative): tổng hợp kết quả từ nhiều điển cứu khác nhau để trả lời một câu hỏi lượng giá (evaluation question). Câu hỏi này có thể thuộc loại mô tả, quy phạm/đánh giá (normative), hoặc tác động/thực nghiệm (cause-and-effect).

Hệ thống phân loại của Jensen và Rodgers Error! Reference source not found. không dựa vào mục đích nghiên cứu mà dựa vào kỹ thuật thu thập thông tin để chia điển cứu ra làm 5 loại như sau:

1. Điển cứu nhất thời (Snapshop case study): tìm hiểu một trường hợp điển hình vào một thời điểm nhất định.

2. Điển cứu trường kỳ (Longitudinal case study): theo sát tìm hiểu một trường hợp điển hình trong thời gian dài tại nhiều thời điểm khác nhau.

3. Điển cứu trước sau (Pre-post case study): tìm hiểu sự khác biệt của một trường hợp điển hình hai thời điểm trước và sau một biến cố quan trọng. Một biến cố được xem là quan trọng khi nhà nghiên cứu có cơ sở lý thuyết để tin rằng biến cố đó sẽ có tác động đến trường hợp nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023