Các giải pháp phát triển nhân lực cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng - 26


4. Điển cứu hỗn hợp (Patchwork case study): tìm hiểu các trường hợp điển hình khác nhau thuộc cùng một phạm trù đang được nghiên cứu, sử dụng nhiều cách nghiên cứu khác nhau.

5. Điển cứu so sánh (Comparative case study): tìm hiểu nhiều trường hợp điển hình thuộc các phạm trù khác nhau nhằm so sánh và tìm ra sự khác biệt giữa các trường hợp thuộc các phạm trù khác nhau này. Thông thường điển cứu so sánh có sử dụng cả so sánh định tính và định lượng.

Theo Yin Error! Reference source not found., thiết kế nghiên cứu điển hình gồm 5 yếu tố sau:

- Câu hỏi nghiên cứu,


- Các tiên đề (propositions),


- Các đơn vị phân tích,


- Cơ sở lý thuyết (cho phép liên hệ giữa số liệu và các tiên đề),


- Các tiêu chí diễn giải kết quả.


Những câu hỏi nghiên cứu của phương pháp điển cứu thường là những câu hỏi “tại sao” hoặc “như thế nào”, và định nghĩa các câu hỏi này là công việc đầu tiên của các nhà nghiên cứu. Các tiên đề có thể được rút ra từ các câu hỏi này và điều cần thiết giúp nhà nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu. Không phải nghiên cứu nào cũng cần có tiên đề. Một nghiên cứu mang tính thăm dò (exploratory) có thể không có tiên đề mà có mục đích được xác định rõ, hoặc các tiêu chí để đánh giá sự thành công. Đơn vị phân tích sẽ xác định trường hợp cần được chọn là gì. Một trường hợp có thể là một nhóm, một tổ chức, hoặc một quốc gia, nhưng là một thực thể lớn hay nhỏ thì một trường hợp vẫn chỉ là một đơn vị phân tích gốc.

Chọn mẫu trong điển cứu (chọn trường hợp nghiên cứu)


Cũng tương tự như các phương pháp nghiên cứu khác, chọn mẫu là một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì nó quyết định giá trị của thông tin thu thập được. Theo Wikipedia, phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu điển hình luôn là phương pháp chủ đích (purposive sampling) hoặc chọn mẫu


theo định hướng thông tin (information-oriented sampling), tức theo những thông tin mà nhà nghiên cứu cần thu thập. Điều này trái ngược lại với phương pháp chọn mẫu định lượng trong đó mẫu được chọn phải mang tính hoàn toàn ngẫu nhiên (random sampling). Lý do của sự lựa chọn này là vì theo quan điểm của các nhà nghiên cứu theo phương pháp điển cứu thì các trường hợp trung bình không bao giờ là trường hợp đem lại nhiều thông tin nhất, mà chính những trường hợp không bình thường mới cung cấp cho ta những thông tin thú vị, do chúng sẽ tác động nhiều hơn đến các cơ chế cơ bản và đến các nhân vật trong tình huống nghiên cứu. Ngoài ra, dù đứng trên quan điểm nào thì cũng cần phải hiểu được những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những vấn đề đang được nghiên cứu và hậu quả của chúng, hơn là chỉ đơn thuần mô tả các hiện tượng (triệu chứng) của các vấn đề này và các tần suất của chúng. Những mẫu ngẫu nhiên nhấn mạnh tính đại diện cho số đông sẽ không thể tạo cho ta sự hiểu biết này, vì vậy cần phải chọn một vài trường hợp hết sức đặc trưng vì điều đó mới đem lại giá trị cho chúng.

Cũng theo Wikipedia, khi lấy thông tin làm cơ sở để chọn mẫu, chúng ta có thể có quyết định chọn trong 3 loại trường hợp như sau:

- Trường hợp cá biệt (extreme case): phù hợp để nêu được ý tưởng của người nghiên cứu một cách nhấn mạnh (kịch tính).

- Trường hợp đặc trưng (critical case) có thể định nghĩa là trường hợp có tầm quan trọng chiến lược cho vấn đề đang được nghiên cứu. Ví dụ, một bệnh viện đa khoa chuyên chữa trị những loại bệnh nghề nghiệp cần tìm hiểu xem những người làm việc với các dung môi hữu cơ có bị ảnh hưởng đến não không. Thay vì chọn một mẫu ngẫu nhiên gồm những người làm việc tại khu vực có sử dụng dung môi hữu cơ, bệnh viện đã đặt một cách chiến lược một nơi làm việc trong đó mọi quy định về an toàn đều được tuân thủ chặt chẽ, và xem nơi này là một trường hợp đặc trưng. Nếu ở nơi này có xảy ra hiện tượng bị ảnh hưởng não do dung môi hữu cơ thì điều đó có nghĩa là các nơi khác cũng sẽ bị, đặc biệt vì những nơi khác chưa chắc đã bảo đảm mọi điều kiện an toàn vệ sinh. Thông qua trường hợp đặc trưng này nhà nghiên cứu có thể tiết


kiệm được khá nhiều thời gian và công sức, tiền bạc nếu thực hiện theo cách ngẫu nhiên.

- Trường hợp mẫu mực (paradigmatic) là một trường hợp điển hình theo đúng nghĩa của từ này. Một trường hợp mẫu mực luôn chứa đựng một cách đậm đặc những đặc điểm tổng quát của vấn đề đang được tìm hiểu. Trường hợp này đóng vai trò một điểm quy chiếu và là một tiêu điểm mà từ đó người ta đưa ra những trường phái lý thuyết khác nhau.

Việc chọn mẫu trong điển cứu phải do lý thuyết quyết định. Khi lý thuyết có liên quan đến nhân quả thì nhà nghiên cứu phải chọn các trường hợp đại diện cho mỗi phạm trù. Những trường hợp này không định lượng và cũng không giải thoát nhà nghiên cứu khỏi trách nhiệm giải thích các biến phụ thuộc hoặc các biến độc lập nào có liên quan. Không những các quan sát liên quan đến các biến cần phải là một phần của điển cứu mà lý tưởng hơn thì nhà nghiên cứu còn phải nghiên cứu ít nhất một trường hợp để minh họa cho mối quan hệ nhân quả trong mô hình lý thuyết của mình. Khi không làm được điều này, nhà nghiên cứu cần phải nêu rõ những quan hệ nhân quả nào chưa chọn được trường hợp để minh họa. Những trường hợp đã được nêu ra trong lý thuyết trái ngược với mô hình nhân quả của tác giả cũng phải được nhắc đến.

Trong phần này, những nội dung được khảo sát tập trung vào: (1) thực trạng chất lượng NL của lao động quản lý nghiệp vụ, (2) thực trạng chất lượng NL của lao động sản xuất, (3) thực trạng PTNL (hạn chế/ thành công và các nguyên nhân) của một số đơn vị điển hình thuộc SBIC.

Phương pháp thu thập thông tin các đơn vị điển hình thông qua: (1) nghiên cứu các báo cáo tổng hợp, các đề án và việc thực hiện chiến lược phát triển NL các của một số DN ĐT khu vực Hải Phòng, (2) khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chủ chốt và đội ngũ lao động sản xuất. Dữ liệu khảo sát được phân tích, tổng hợp theo định hướng các tiêu chí nghiên cứu điển hình.


Phụ lục 08


HsCronbach's Alpha

HsCronbach's Alpha để ước lượng độ tin cậy dựa vào độ ổn định nội tại. Hệ số này xác định giới hạn dưới của độ tin cậy của một đề kiểm tra tổng hợp bao gồm k đề kiểm tra con, được biểu diễn như sau:


Trong đó tương ứng là phương sai của đề kiểm tra con thứ i và phương sai của 1


Trong đó tương ứng là phương sai của đề kiểm tra con thứ i và phương sai của đề kiểm tra tổng hợp. Trong trường hợp riêng đối với một đề kiểm tra bao gồm nhiều câu hi dạng nhị phân thì là phương sai của một câu hi trắc nghiệm nhị phân, có giá trị bằng .


PHỤ LỤC 9

DANH SÁCH SỐ LƯỢNG PHIẾU ĐIỀU TRA ĐƯỢC GỬI ĐẾN CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN



TT

Cơ cấu phần tử mẫu điều tra chất lượng nhân lực

Sông Cấm

Bạch

Đằng


Phà

Rừng


Nam

Triệu


Tổng


Phát ra

Thu về

Phát ra

Thu về

Phát ra

Thu về

Phát ra

Thu về

Phát ra

Thu về

I

Lao động quản lý

nghiệp vụ

70

68

56

48

62

54

62

50

250

220


1

Đội ngũ quản lý (QT cấp cao, QT cấp trung,

QT cấp cơ sở)


42


40


34


30


38


33


36


31


150


134

2

Lao động chuyên môn

nghiệp vụ

28

28

22

18

24

21

26

19

100

86

II

Lao động sản xuất

99

84

68

49

66

59

67

56

300

248

1

Công nhân kĩ thuật

66

61

45

35

44

42

45

38

200

176

2

Lao động phục vụ

33

23

23

14

22

17

22

18

100

72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển nhân lực cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng - 26


PL23

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023