Quan Điểm Xây Dựng Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu

Mặc dù có hệ thống giao thông được du khách đánh giá cao, nhưng phương tiện giao thông phục vụ du khách trên các tuyến còn thiếu, từ đó làm hạn chế nhu cầu phát sinh của du khách trong suốt chuyến hành trình của họ.

Sự phát triển của du lịch BR-VT góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, khơi dậy sự cạnh tranh trong công tác đào tạo cho đội ngũ làm du lịch, tác động tích cực đến sự hình thành các ngành đào tạo liên quan ở các cấp đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo và khả năng thu hút nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch BR-VT vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

3.1. Quan điểm xây dựng giải pháp phát triển du lịch Bà RịaVũng Tàu

Trong xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, du lịch BR-VT có vị trí quan trọng và không thể thiếu đối với du lịch Việt Nam và khu vực. Quan điểm phát triển là sự chỉ đạo xuyên suốt cho quá trình hoạch định các bước đi cụ thể và các giải pháp cho tầm vĩ mô của du lịch BR-VT.

Định hướng để xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh BR-VT là Chiến lược

phát triển du lịch Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2020.

Du lịch phải là ngành kinh tế động lực của tỉnh BR-VT

Sự phát triển của ngành du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất phục vụ du lịch như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ và góp phần thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế, từ đó tạo ra thu nhập của xã hội ngày càng cao. Vì vậy, BR-VT cần xác định du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế giữ vai trò đầu tàu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Năm 2000 trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội, ngành nông nghiệp chiếm 4,18% (tương đương 917.673 triệu đồng), công nghiệp và xây dựng chiếm 82,38% (tương đương 18.105.563 triệu đồng), dịch vụ chiếm 13,44% (tương đương 2.953.541 triệu đồng). Đến năm 2008, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 5,06% (tương đương

2.440.525 triệu đồng, tăng gấp 2,66 lần so với năm 2000), công nghiệp và xây dựng chiếm 80,69% (tương đương 26.897.955 triệu đồng, tăng gấp 1,49 lần so với năm 2000), dịch vụ chiếm 14,25% (tương đương 5.037.229 triệu đồng, tăng gấp 1,09 lần so với năm 2000). Qua phân tích số liệu cho thấy, mặc dù có sự tăng lên về giá trị tuyệt đối của các ngành trong thời gian qua, nhưng nếu xét về mặt tương đối thì sự thay đổi trong cơ cấu ngành vẫn chưa hợp lý so với xu hướng giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng các ngành Công nghiệp, Dịch vụ.

Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài để xây

dựng và phát triển du lịch

Các nguồn lực thúc đẩy phát triển chính là tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, về thị trường khách du lịch, về con người, cơ sở vật chất và vốn đầu tư. Tuy nhiên, nếu chỉ khai thác các nguồn lực bên trong mà không tranh thủ huy động và khai thác nguồn lực

bên ngoài thì không thể thành công trong sự phát triển vì chính các yếu tố bên ngoài tạo khả năng phát huy tác dụng đến mức tối đa các nguồn lực bên trong.

Ngành Du lịch BR-VT không thể phát triển với tốc độ nhanh nếu chỉ nhờ vào nguồn lực bên trong, song tiềm năng về tài nguyên, văn hóa, con người nếu như không được đầu tư đúng mức thì cũng sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế.

Việc tăng cường các nguồn lực bên ngoài chính là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển du lịch BR-VT. Vì vậy cần chú trọng liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư từ các địa phương và liên doanh trong cả nước theo Luật đầu tư nước ngoài và Luật đầu tư trong nước.

Trong những năm gầm đây, BR-VT đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện tốt cho Luật đầu tư được triển khai thuận lợi trong lĩnh vực Du lịch. Đó chính là tín hiệu tốt lành trong việc khai thác triệt để tiềm năng du lịch của tỉnh.

Trong quá trình phát triển du lịch phải gắn lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội, hết sức coi trọng vấn đề xã hội của Tỉnh

Sự phát triển của du lịch nói chung tạo nên thu nhập và việc làm cho một bộ phận lớn trong dân cư, đồng thời tạo nên những vấn đề tích cực đối với văn hóa, xã hội qua tiếp xúc quốc tế và các vùng của đất nước.

Phát triển xã hội thường phải dựa trên sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên hai vấn đề trên còn sự tác động qua lại, trong một mức độ nào đó phát triển xã hội có thể đi trước phát triển kinh tế. Du lịch phát triển làm cho liên kết kinh tế và liên kết văn hóa ngày càng tăng lên. Sự phát triển của du lịch tác động mạnh vào cơ cấu kinh tế của tỉnh, làm gia tăng tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP góp phần làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển, du lịch là ngành có sức thu hút lớn về lao động, giảm thất nghiệp, tạo tiền đề căn bản cho công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Sự phát triển của du lịch tác động mạnh đến phân bố lực lượng lao động nữ - lực lượng chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp du lịch.

Vấn đề bức thiết hiện nay là phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư bản để xây dựng cơ sở vật chất cho nền sản xuất. Điều quan trọng của quá trình phát triển là không được làm mất đi bản sắc văn hóa, những giá trị tinh thần được hun đúc hàng trăm năm. Phát triển du lịch là cơ hội tôn tạo các giá trị văn hóa, xã hội, có dịp chiêm

nghiệm giá trị di sản vốn có, làm gia tăng quá trình giao tiếp các luồng văn hóa mà vẫn giữ được nền văn hóa cổ truyền - yếu tố hấp dẫn thu hút du khách lớn nhất.

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn các di sản văn hóa, các di tích lịch sử

Thỏa mãn các nhu cầu du lịch nhưng không làm phương hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố hấp dẫn chủ yếu của du lịch. Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa là những vốn quý mà không ai có quyền hủy hoại. Một yếu tố không kém phần quan trọng là vấn đề kế hoạch hóa dân số, bởi lẽ không quản lý dân số thì nhu cầu gia tăng về lương thực thực phẩm sẽ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Việc xây dựng các công trình nhân tạo cũng làm phá vỡ nhiều cảnh quan văn hóa. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phải hướng đến sự quân bình giữa các công trình và nét đẹp thiên nhiên vốn có, đó nguyên tắc chung không chỉ cho ngành du lịch mà còn cho các ngành khác. Vậy nên khi quy hoạch phát triển du lịch tuyệt đối phải tuân phát triển theo hướng triển bền vững, vừa giữ gìn, tôn tạo di tích lịch sử, vừa đảm bảo sự hài hòa của nét đẹp tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng.

Lợi tức từ ngành du lịch phải được điều tiết lại cho việc tôn tạo các thắng cảnh, bảo tồn các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, trong những năm đầu phát triển, ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần đầu tư một lượng vốn lớn cho công tác quy hoạch các vùng thiên nhiên chuyên dùng cho du lịch.

Mở rộng giao lưu và hợp tác để phát triển du lịch quốc tế, đồng thời chú

trọng phát triển du lịch nội địa

Phát triển du lịch phải chú trọng đáp ứng nhu cầu về du lịch ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu nước, yêu quê hương, tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Việc mở rộng thị trường quốc tế là một đòi hỏi mang tính lâu dài của ngành du lịch, bởi đó chính là yếu tố quan trọng nhất cho chiến lược tăng trưởng của ngành. Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu, cơ sở vật chất và đội ngủ của ngành du lịch Việt Nam nói chung, du lịch BR-VT nói riêng vẫn còn thiếu và yếu về chuyên môn nên chưa thể đáp ứng tốt những đột phá lớn về lượng khách quốc tế.

Thị trường bền vững cho du lịch BR-VT là du lịch nội địa, nguồn khách đến từ các tỉnh lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,… theo các chuyến du lịch cuối tuần tăng nhanh trong những năm gần đây đã làm tăng đáng kể về doanh

thu của ngành, vì vậy ngành du lịch cần có chiến lược cụ thể để thu hút nguồn du khách này để góp phần làm giảm áp lực về tính thời vụ của ngành du lịch.

3.2. Căn cứ để xây dựng giải pháp phát triển du lịch BR-VT

Giai đoạn 2001-2005, kinh tế BR-VT có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng giảm dần tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp từ 4,25% xuống 3,80% do kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đã giảm diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất sản xuất phi nông nghiệp và đất chuyên dùng; Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 82,45% lên 85,83%, tỷ trọng ngành dịch vụ giảm từ 13,3% xuống 10,3%, lĩnh vực dịch vụ phát triển còn chậm trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu trên phạm vi toàn tỉnh. Bước sang giai đoạn 2006-2010, tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy định hướng phát triển tổng thể kinh tế xã hội đã phát huy tác dụng.

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh BR-VT giai đoạn 2001-2008


Ngành kinh tế

2000

2001

2005

2006

2007

2008

- Nông lâm nghiệp

4.18%

4.25%

3.80%

4.41%

4.67%

5.06%

- Công nghiệp

82.38%

82.45%

85.83%

83.45%

82.60%

80.69%

- Dịch vụ

13.44%

13.30%

10.37%

12.14%

12.73%

14.25%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 8

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh BR-VT

Dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra một số mục tiêu kinh tế xã hội như sau:

“…Tăng trưởng GDP trung bình/năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,32% (không tính dầu khí đạt 17,49%); giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,8% (không tính dầu khí đạt 16,58%); giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,13% (không tính dầu khí đạt 13,35%); Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp và xây dựng chiếm 61,55%; Dịch vụ tăng lên khoảng 36,8%; Nông, lâm, ngư nghiệp 1,65% (nếu không tính dầu khí cơ cấu kinh tế tương ứng là: 53,23%; 44,77%; 2%); Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50% vào năm 2010 và trên 80% vào năm 2020”.

3.3. Dự báo một số chỉ tiêu ngành du lịch BR-VT đến năm 2020

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu trong những năm qua của các cơ quan quản lý Nhà nước cùng với số liệu điều tra, tổng hợp của tác giả từ khách du lịch và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, có thể kết luận rằng: có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh ngành du lịch, tuy nhiên những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của ngành du lịch phải kể ra đó là:

Thị trường du khách hiện tại và khách hàng tiềm năng;

Nét đặc trưng, khác biệt của sản phẩm dịch vụ du lịch của địa phương;

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch;

Chất lượng và trình độ nguồn nhân lực ngành du lịch.

Tiến hành dự báo các chỉ tiêu kinh tế, đề tài thực hiện qua các bước:

Bước thứ nhất, dựa vào tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995–2008 kết hợp với sử dụng phương pháp hồi quy doanh thu theo thời gian để dự báo doanh thu cho các năm tiếp theo [phụ lục 27].

Bước thứ hai, sau khi phân tích sự phù hợp về xu hướng phát triển của ngành và lựa chọn chỉ tiêu về doanh thu, đề tài ứng dụng phương pháp hồi quy dự báo các chỉ tiêu về lượng khách, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và lao động theo doanh thu ngành du lịch.

3.3.1. Dự báo doanh thu ngành du lịch

Dự báo doanh thu theo tốc độ phát triển bình quân - Phương án 1 (PA1):

Tốc độ phát triển bình quân về doanh thu du lịch BR-VT trong giai đoạn 1995-2008 là 10,92%, giả định tốc độ phát triển trong giai đoạn 2010-2020 là 10,92% thì có thể dự báo doanh thu du lịch đến năm 2015 là 4.342.493 (triệu đồng) và năm 2020 là

7.291.022 (triệu đồng) [phụ lục 27].

Dự báo doanh thu theo phương pháp hồi quy - Phương án 2 (PA2):

Sử dụng phương pháp hồi quy doanh thu du lịch theo thời gian giai đoạn 1995-2008 để dự báo doanh thu ngành du lịch cho các năm tiếp theo.

Mô hình hồi quy: LDT = a*t + b

Trong đó:

LDT: Ln DT (DT: Doanh thu ngành du lịch – giá cố định năm 1994)

t: Thời gian

Kết quả hồi quy [phụ lục 21] cho thấy biến thời gian (t) giải thích 83,65% sự thay đổi của biến doanh thu ngành du lịch, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1995-2008 là 9,7776%, giả định tốc độ tăng doanh thu bình quân các năm tới không đổi, dự báo doanh thu ngành du lịch năm 2010: 2.533.373 (triệu đồng); năm 2015: 4.038.981 (triệu đồng) và năm 2020: 6.439.385 (triệu đồng):

Lựa chọn phương án: Nếu tính riêng giai đoạn 2001-2008 thì tốc độ phát triển bình quân về doanh thu du lịch của BR-VT là 15,10%. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong thời gian qua đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang tăng chậm lại, đặc biệt đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu ngành du lịch (doanh thu du lịch Việt Nam năm 2009 tăng khoảng 9% so với năm 2008, trong khi tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000–2007 là 21,5%) [16; phụ lục 8]. Bên cạnh đó, khi ngành du lịch tỉnh đã phát huy tiềm năng thì những năm tiếp theo mức tăng tuyệt đối về doanh thu sẽ cao nhưng xét về tương đối, tỷ lệ gia tăng sẽ có xu hướng giảm dần.

Mặt khác, phần lớn các dự án có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh chỉ mới bắt đầu triển khai thực hiện. Nếu tiến độ triển khai các dự án đúng kế hoạch thì đến cuối giai đoạn 2015-2020 các khu du lịch này mới có thể đưa vào hoạt động. Từ nhận định trên, cùng với chủ trương phát triển bền vững của địa phương, tác giả chọn phương án 2 để làm mục tiêu xây dựng các chỉ tiêu kinh tế.

Dự báo doanh thu ngành du lịch vào năm 2015 là 4.038.981 (triệu đồng) và năm 2020 là 6.439.385 (triệu đồng). Các chỉ tiêu liên quan như: Lượng khách du lịch, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lao động ngành du lịch cũng được dự báo theo chỉ tiêu doanh thu của phương án 2.

3.3.2. Dự báo số lượng khách du lịch

Dự báo lượng khách du lịch cho những năm tiếp theo dựa vào mô hình hồi quy lượng khách du lịch theo doanh thu [phụ lục 22]:

LKDL(t) = a * LDT(t) +b

Trong đó:

LKDL: Ln KDL (KDL: Tổng khách du lịch, khách quốc tế, khách nội địa)

LDT: Ln DT (DT: Tổng doanh thu ngành du lịch – theo giá cố định 1994)

Từ kết quả hồi quy, giả định trong những năm tới sự tác động giữa lượng khách và doanh thu không đổi, dự báo về số lượng khách du lịch đến BR-VT như sau:

Năm 2010 du lịch BR-VT sẽ đón tiếp khoảng 7.793.005 lượt khách (trong đó:

khách quốc tế: 336.936 lượt khách; khách nội địa: 7.456.069 lượt khách);

Năm 2015 du lịch BR-VT sẽ đón tiếp khoảng 10.982.302 lượt khách (trong đó:

khách quốc tế: 458.617 lượt khách; khách nội địa: 10.523.685 lượt khách);

Năm 2020 du lịch BR-VT sẽ đón tiếp khoảng 15.476.824 lượt khách (trong đó:

khách quốc tế: 624.242 lượt khách; khách nội địa: 14.852.582 lượt khách).

3.3.3. Dự báo về nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tăng thêm của ngành du lịch

Dự báo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch theo doanh thu dựa vào mô hình hồi quy [phụ lục 24]:

LCSHT(t) = a * LDT(t) +b

Trong đó:

LCSHT: Ln CSHT (CSHT: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ngành du lịch tăng thêm hàng năm)

LDT: Ln DT (DT: Tổng doanh thu ngành du lịch – theo giá cố định 1994)

Kết quả hồi quy cho thấy R2 = 0,606635, có nghĩa là biến doanh thu giải thích khoảng 60,66% sự thay đổi của biến đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy mức độ ảnh hưởng giữa 2 biến theo kết quả hồi quy không lớn, nhưng thực tế cho thấy nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp cho ngành du lịch. Để đạt doanh thu theo dự báo, giả định trong những năm tới sự tác động giữa vốn đầu tư và doanh thu không đổi thì ngành du lịch của tỉnh cần tập trung huy động vốn đầu tư vào ngành du lịch giai đoạn 2010-2015: 3.549,93 tỷ đồng, bình quân 591.65 tỷ đồng/năm; Giai đoạn 2016-2020: 4.754,66 tỷ đồng, bình quân 950,93 tỷ đồng/năm.

Dự báo theo kết quả hồi quy ở phụ lục 23, lượng khách du lịch lưu trú tại BR-VT năm 2015 là 2.396.710 khách, năm 2020 là 3.492.977 khách. Việc thiết kế số giường trong cùng phòng tại các khách sạn nói chung và theo đánh giá của chuyên gia thì Hệ số sử dụng chung phòng lưu trú (số người bình quân trong 1 phòng lưu trú) tại BR-VT hiện tại là 1,85. Nếu những năm tới, công suất sử dụng phòng vẫn là 58,2% [bảng 2.3], số ngày lưu trú trung bình (1,9 ngày/khách) và hệ số sử dụng chung phòng không đổi, thì số phòng cần để đáp ứng nhu cầu lưu trú năm 2015 và năm 2020 lần lượt là:

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí