Phân Tích Hoạt Động Du Lịch Br-Vt Thông Qua Mẫu Khảo Sát

Số lượng các cơ sở kinh doanh là Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ (chiếm 17,2%), nhưng giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch. Đó là những công ty giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 120 cơ sở kinh doanh du lịch và lưu trú có khả năng đáp ứng nhu cầu của số đông du khách không đòi hỏi cao về chất lượng của nhà nghỉ, khách sạn. Các doanh nghiệp liên doanh có số lượng nhỏ (chiếm 3,4%), điều này cho thấy BR-VT chưa phát triển các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.2: Thống kê công suất sử dụng buồng, phòng


Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

- Khách sạn

- Nhà nghỉ

47,1%

41,4%

58,2%

43,6%

62,5%

46,6%

65,0%

52,0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 6

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


Ngành du lịch tỉnh BR-VT đã có một hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hiện tại. Tuy nhiên quy mô khách sạn chủ yếu là nhỏ, chất lượng chưa cao, mật độ phân bố chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở Thành phố Vũng Tàu, vì vậy hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Công suất sử dụng buồng, phòng đối với loại hình khách sạn trung bình trong các năm qua đạt khá (58,2%) so với mức trung bình mà WTO đưa ra là 60%, trung bình của thành phố Hồ Chí Minh là trên 50%, Bình Thuận là 56,1%, song công suất sử dụng buồng, phòng đối với loại hình nhà nghỉ vẫn còn thấp. Kết quả trên cho thấy việc đầu tư thiếu hiệu quả, chưa quan tâm đến quy mô khách sạn và chất lượng dịch vụ ăn nghỉ của du khách.

Về cơ sở vật chất – kỹ thuật:

Mạng lưới đường bộ hiện có đã nối liền tỉnh BR-VT với các tỉnh và cả nước bằng ba đường quốc lộ 51, 56, 55 qua ba hướng: Thàng phố Hồ Chí Minh, Long Thành, Long Khánh (Đồng Nai) và Hàm Tân (Bình Thuận). Đặc biệt đường Quốc lộ 51 được nâng cấp từ hai làn xe lên bốn làn xe đi lại rất thuận tiện, nhanh chóng. Từ Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất khoảng 2 - 2,5 giờ xe ôtô. Ở trong Tỉnh đã có đường giao thông tráng nhựa đi đến tất cả các xã, hầu hết các tuyến đường liên huyện và các đường trục trong đô thị đã được bê tông nhựa hóa. Tổng chiều dài hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh khoảng 1.660km, trong đó quốc lộ 131,6km, tỉnh lộ

146,4km, đường huyện thị 1382km. Nếu phân loại theo kết cấu mặt đường có: 494km đường nhựa (chiếm 29,8%), 663km đường đá (chiếm 33,9%), 503,4km đường đất (chiếm 30,3%).

Mạng lưới đường thủy với hơn 20 sông rạch với tổng chiều dài khoảng 200km trong đó có 17 sông rạch với chiều dài 167km có thể khai thác vận tải thủy, có một số con sông và một số vùng bờ biển của Tỉnh rất thích hợp cho việc phát triển cảng sông, cảng biển như: Sông Thị Vải, sông Dinh, vùng biển Sao Mai - Bến Đình, Phước Tỉnh, Lộc An, Bến Đầm Côn Đảo, Long Sơn. Nếu phát huy hết tiềm năng, công suất thông qua các cảng trên địa bàn Tỉnh có thể đạt đến 70 - 80 triệu tấn/năm. Hiện nay tỉnh đã thu hút đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng gần 20 công trình cảng với chiều dài gần 4.000m trong đó có một số cảng lớn như: Cảng liên doanh dầu khí Vietsovpetro dài 1.387m và cảng PTSC dài 370m, tàu 10.000 tấn cập cảng được, cảng xăng dầu K2 dài 330m và cảng Thương mại dài 250m tàu 5.000 tấn cập bến được, các cảng cá: Cát Lở dài 110m, Phước Tỉnh dài 50m, Bến đầm Côn Đảo dài 336m, đón các tàu cá có trọng tải từ 1.000-2.000 tấn đến neo đậu. Đặc biệt trên sông Thị Vải có cảng nước sâu Bà Rịa

- Serece dài 300m, tàu có trọng tải 60.000 tấn cập bến được và cảng dùng cho các nhà máy điện Phú Mỹ dài 175m có thể đón nhận được tàu 10.000 tấn. Đường biển của Tỉnh có thể đi đến khắp các nơi trong nước và quốc tế. Trong đó, có hai tuyến chở khách quan trọng là tuyến Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng tàu Cánh Ngầm và tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo. Về đường sông có các tuyến từ Vũng Tàu đi các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Vũng Tàu đi Long Sơn. Tóm lại giao thông đường thủy của Tỉnh BR-VT hết sức thuận lợi, có tiềm năng lớn để phát triển.

BR-VT có hai sân bay dùng cho máy bay trực thăng lên xuống phục vụ cho việc thăm dò, khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Singapore. Trong đó sân bay Vũng Tàu có đường băng dài 1.800m, sân bay Cỏ Ống Côn Đảo có đường băng dài 1.200m, tuy nhiên các đường băng này đã xuống cấp, không đảm bảo cho các máy bay cánh quạt cất hạ cánh được, cần phải được đầu tư cải tạo.

Nguồn nhân lực ngành du lịch

Sự phát triển của ngành du lịch làm cho lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch tăng lên đáng kể những năm qua. Tuy nhiên, trên thực tế lực lượng này vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp (năm 2008 là 5,73%) [phụ lục 18] so với lực lượng lao động thực tế

trên toàn tỉnh, tỷ lệ tăng bình quân còn thấp (2,65%) so với mức bình quân của cả nước (8,5%)*. Lao động làm việc trong ngành du lịch thuộc khối Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 12,8% (năm 2004), 12,36% (năm 2005), 12,41% (năm 2006). Lao động nữ tham gia trong ngành du lịch đang có xu hướng giảm xuống qua các năm (năm 2004: 1.441 người; năm 2008: 1.399 người) [phụ lục 18].

2.2.2. Phân tích hoạt động du lịch BR-VT thông qua mẫu khảo sát

Từ kết quả phân tích trên và để có cái nhìn cận cảnh về du lịch BR-VT từ phía các Doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như du khách, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thông qua phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp hoạt động du lịch và khách du lịch nội địa nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng du lịch BR-VT và đề ra các giải pháp phát triển du lịch trong những năm tới.

2.2.2.1. Phương pháp lấy mẫu

Với cách lấy mẫu thuận tiện, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại 3 cụm du lịch: Thành phố Vũng Tàu, khu du lịch Long Hải và khu du lịch biển Hồ Cốc - Suối nước khoáng nóng Bình Châu. Thời gian phỏng vấn đối với du khách vào các ngày thứ ba, tư và ngày nghỉ cuối tuần của tháng 10,11/2009. Đối tượng của mẫu khảo sát gồm các doanh nghiệp hoạt động du lịch, khách du lịch nội địa và được thực hiện qua 2 bước:

Bước 1: Sau khi xây dựng bảng câu hỏi, tác giả trực tiếp tiến hành phỏng vấn thử 10 mẫu là khách du lịch đi theo tour, 05 mẫu khách du lịch tự túc và 02 mẫu đối với doanh nghiệp tại khu du lịch Hồ Cốc và Bình Châu nhằm phát hiện những sai sót để điều chỉnh theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Bước 2: Sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ mẫu điều tra sơ bộ, mẫu điều tra chính thức thu được từ 2.459 phiếu hợp lệ của khách du lịch nội địa (trong số 2.800 phiếu phát ra) và 94 phiếu hợp lệ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch (trong số 102 phát ra). Phần mềm Excel được sử dụng trong việc xử lý và tổng hợp số liệu.

2.2.2.2. Đặc điểm mẫu điều tra

Mẫu điều tra được xây dựng theo phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung khảo sát

chủ yếu tập trung vào các yếu tố chủ yếu như: Thị trường khách du lịch, sản phẩm du


* Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam

lịch của BR-VT, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trực tiếp ngành du lịch và tình hình

lao động đang tham gia trực tiếp tại các doanh nghiệp hoạt động du lịch. Cụ thể:

Đối với doanh nghiệp hoạt động du lịch, nội dung bảng câu hỏi tập trung khảo sát các thông tin của khách du lịch có lưu trú; thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; thực trạng thu hút, sử dụng lao động và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của người lao động. Số lượng mẫu khảo sát đối với doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 64,83% so với tổng số doanh nghiệp du lịch hiện có.

Đối với khách du lịch, nội dung bảng câu hỏi chủ yếu tập trung khảo sát các yếu tố như: nơi cư trú, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thị hiếu, khả năng chi tiêu, mục đích của chuyến đi, đánh giá của du khách về sản phẩm, dịch vụ du lịch,…

2.2.2.3. Phân tích kết quả khảo sát

Thị trường khách du lịch

Tổng hợp kết quả điều tra từ 92 doanh nghiệp trong số 145 doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch cho thấy, nguồn khách du lịch do doanh nghiệp tự khai thác chiếm tỷ lệ khá thấp (22,70%), phần lớn còn lại là thông qua các công ty lữ hành chiếm 38,10% và khách tự tìm kiếm thông tin chiếm 39,20%. Tỷ lệ khách du lịch nước ngoài đến BR-VT có lưu trú chiếm 3,2% trong tổng số khách [phụ lục 3]. Tuy kết quả này chỉ mang tính đại diện của tổng thể nhưng có thể nhận định tỷ lệ này khá cao so với Việt Nam (1,52%) và Thành phố Hồ Chí Minh (2,38%) [16].

Kết quả khảo sát thông tin của 2.459 khách du lịch nội địa tại các điểm du lịch: Thành phố Vũng Tàu, Long Hải và Xuyên Mộc cho thấy, nguồn khách du lịch nội địa đến BR-VT phần lớn từ các tỉnh miền Đông nam bộ (84,6%), trong đó: 38,5% du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, 21,3% đến từ Đồng Nai và 24,8% đến từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Mục đích chính của khách du lịch là tham quan, nghỉ dưỡng chiếm 58,68%, tham gia hội nghị, học tập ngắn ngày và thương mại chiếm 23,5%. Nguồn thông tin để du khách lựa chọn BR-VT làm điểm đến du lịch phần lớn vẫn là thông qua phương tiện thông tin đại chúng (chiếm tỷ lệ 42,13%), số còn lại tìm kiếm thông tin qua các công ty lữ hành (chiếm 35,01%) và bạn bè, người thân (chiếm 22,81%). Tổng hợp số liệu về số lần đến du lịch tại BR-VT của nhóm du khách được khảo sát cho kết quả khả quan, có tới 60,88% du khách đến BR-VT từ hai

lần trở lên, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ khá lớn (chiếm 39,12%) du khách đến du lịch

lần đầu [phụ lục 4].

Về giới tính [phụ lục 4], tỷ lệ khách nam (62,38%) cao hơn khách nữ (37,62%). Tuy số liệu của mẫu điều tra còn nhỏ so với lượng khách thực tế tại thời điểm khảo sát, nhưng có thể nhận định rằng, nam giới thường có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn nữ giới. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu mua sắm trong chuyến đi vì các dịch vụ ăn uống, thể thao, giải trí thường được khách nam chi tiêu nhiều hơn, nhưng nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm và nghỉ ngơi lại thấp hơn so với nữ giới. Tỷ lệ khách du lịch nội địa dưới 25 tuổi chiếm 14,35% chủ yếu là học sinh, sinh viên, có nhu cầu đi du lịch vào cuối tuần và các dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, chi tiêu cho du lịch của nhóm này không lớn, tập trung chủ yếu là du lịch tắm biển, tham quan và nghiên cứu. Đối với khách trong độ tuổi từ 25 đến 54 (chiếm 52,14%), họ là những người đang tạo ra thu nhập chính cho gia đình và trực tiếp tài trợ cho các chuyến du lịch nên có sức chi tiêu nhiều hơn, họ thường quyết định cho giá trị các chuyến du lịch. Khách du lịch có độ tuổi từ 55 trở lên chiếm 33,51%, nhóm khách này thường có nhu cầu nghỉ dưỡng, mặc dù chi tiêu của họ có phần hạn chế, nhưng thay vào đó thời gian lưu trú tại các khu du lịch kéo dài trung bình từ 3 đến 4 ngày. Nguồn khách nội địa đa số là trí thức, viên chức, học sinh chiếm 42,74%, Công nhân, nông dân chiếm 18,63%, giới kinh doanh chiếm 10,13%. Việc nghiên cứu về giới tính, độ tuổi và nghề nghiệp của khách du lịch là một trong những cơ sở quan trọng giúp các doanh nghiệp du lịch định hướng về loại hình và chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách.

Sản phẩm du lịch

BR-VT có lợi thế hơn so với các tỉnh thuộc khu vực Đông nam bộ về các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái (nổi bật nhất vẫn là khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu). Trong số 2.459 du khách được khảo sát, tỷ lệ khách lựa chọn loại hình du lịch biển, thể thao và các trò chơi giải trí dưới biển chiếm khá cao (46,53%), tiếp đến là du lịch sinh thái (19,43%), du lịch thiên nhiên, tham quan rừng nguyên sinh chiếm 9,49%. Mặc dù trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm du lịch, nhưng theo đánh giá của du khách thì những địa danh được họ yêu thích chủ yếu là Thành phố Vũng Tàu (chiếm 36,57%), cụm du lịch Hồ Tràm – Hồ Cốc – Suối nước khoáng nóng Bình Châu (chiếm 29,82%) và Côn Đảo (chiếm 20,63%). Mục đích chuyến đi của số du khách được khảo sát chủ

yếu là để nghỉ ngơi, giải trí (chiếm 58,68%), phần còn lại nhằm mục đích hội nghị, học

tập ngắn ngày (chiếm 13,70%).

Ngoài nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí thì các món ăn và thức uống phục vụ cho khách du lịch trong suốt chuyến đi cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, ngoài các loại thức ăn được chế biến từ hải sản được 45,54% du khách lựa chọn, BR-VT vẫn chưa khai thác được các loại đặc sản khác như sản phẩm nuôi trồng trong nông nghiệp. Cho nên, nếu so với các tỉnh, thành trong khu vực thì BR-VT có lợi thế về hải sản, nhưng đối với các tỉnh phía nam nói chung như Bình Thuận, Ninh Thuận và Nha Trang thì các món ăn từ hải sản của BR-VT chưa phong phú. Bên cạnh đó, ngành thủ công mỹ nghệ cũng góp phần đáng kể làm tăng chi tiêu của khách du lịch, hàng hóa được du khách mua làm quà lưu niệm tại BR-VT chủ yếu làm từ vỏ sò, ốc. Vậy cần phát huy lợi thế này để tăng nguồn thu và tạo hình ảnh khác biệt trong quảng bá sản phẩm của du lịch địa phương.

Tổng hợp về chi tiêu của du khách trong một chuyến đi cho thấy, trung bình mỗi người khách có thể chi tiêu đến 2 triệu đồng chiếm tỷ lệ 61,36%, mức chi tiêu từ 2 đến 4 triệu đồng chiếm tỷ lệ 31,84%. Trong đó: 42,13% số tiền được dùng cho chi phí thuê phòng, 20,41% được dùng cho chi tiêu ăn uống, 37,46% được dùng cho chi tiêu mua sắm và các hoạt động khác. Phần lớn du khách cho rằng, giá cả dịch vụ hiện nay tại BR-VT phù hợp với ở mức trung bình so với mặt bằng chung trong vùng nên không ảnh hưởng lớn đến quyết định chi tiêu của du khách [phụ lục 4].

Theo kết quả đánh giá của du khách về lợi thế của du lịch BR-VT, 39,94% du khách cho rằng, BR-VT có hệ thống giao thông thuận lợi, gần các tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp hơn so với các địa phương có sản phẩm du lịch biển; 41,77% du khách quan tâm đến khí hậu ấm áp của BR-VT; 28,38% du khách đánh giá cao về sự đa dạng, phong phú của các loại hình du lịch (biển, núi, hải đảo, rừng nguyên sinh, nguồn nước khoáng, di tích lịch sử,…). Bên cạnh đó, có thể đưa ra nhận định khả quan về vấn đề trật tự an toàn xã hội tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh BR-VT, 94,27% khách du lịch đánh giá cao về tình hình trật tư tại đây. Những số liệu trên sẽ giúp cho các nhà làm du lịch nghiên cứu, khai thác tốt nguồn khách hiện tại cũng như du khách tiềm năng trong vùng, có giải pháp tích cực làm giảm áp lực về tính thời vụ của ngành và làm hạn chế sự nhàm chán đối với những du khách quay trở lại nhiều lần.

Nguồn khách nội địa đến với BR-VT đang có xu hướng rút ngắn thời gian lưu trú, nguyên nhân là do khách du lịch kết hợp các chuyến du lịch đường dài để tham quan được nhiều địa điểm hơn. Ngoài ra, đa số nguồn khách nội địa đến từ các tỉnh lân cận như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh miền tây nhằm mục đích giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần nên họ thường đi và về trong ngày hoặc chỉ lưu trú từ 1- 2 đêm. Kết quả khảo sát thực tế, số khách du lịch nội địa đến và trở về trong ngày chiếm 26,92%; khách du lịch lưu trú từ 1–2 ngày chiếm 50,75%; số khách lưu trú từ 3 ngày trở lên chiếm 15,54% [phụ lục 4]. Thời gian lưu trú tác động trực tiếp đến chi tiêu của khách du lịch, do họ phải chi tiêu nhiều hơn về các khoản như thuê phòng, ăn uống và các dịch vụ giải trí.

Tuy nhiên, theo các nhà làm du lịch, nguồn khách đến BR-VT theo mục đích hội nghị, hội thảo (MICE) đang có chiều hướng tăng lên trong các năm gần đây, việc tập trung đầu tư vào sản phẩm du lịch này đang phát huy hiệu quả do có lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và tài nguyên du lịch so với các tỉnh thuộc khu vực Đông nam bộ.

Cơ sở hạ tầng du lịch

Nếu sử dụng công thức tính số phòng theo các chỉ tiêu về lượng khách, số ngày lưu trú trung bình, công suất sử dụng phòng và hệ số sử dụng chung phòng có thể ước tính số phòng cần có hiện nay là:

Số phòng cần có năm 2009

1.585.101 x 1,9

= 365 ngày x 58,2% x 1,85

= 7.436 (phòng)

Như vậy, với 7.695 phòng như hiện nay thì có thể đáp ứng nhu cầu lưu trú hiện tại của du khách. Tuy nhiên vào những ngày cao điểm, lượng khách có nhu cầu lưu trú rất lớn nên sẽ xảy ra tình trạng quá tải, nhưng các trường hợp này thường không nhiều.

Một điều đáng quan tâm đó là có 51,89% du khách cho rằng mức độ tiện nghi của hệ thống nhà hàng, khách sạn vẫn đang ở mức trung bình, chỉ có khoảng 15,34% hài lòng về mức độ tiện nghi, hiện đại của hệ thống này. Tỷ lệ du khách lưu trú có nhu cầu sử dụng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên còn thấp (chiếm khoảng 10,21%), trong khi tỷ lệ này đối với loại hình nhà nghỉ thì khá cao (chiếm khoảng 38,88%) [phụ lục 4], điều này cho thấy ngành du lịch BR-VT chưa có sức thu hút lượng du khách có khả năng chi trả cao.

Các dự án du lịch đầu tư vào BR-VT thời gian gần đây đã được mở rộng và hướng đến đối tượng khách có khả năng chi trả cao. Các dự án du lịch mới đầu tư vào tỉnh đã

có “tầm nhìn” xa. Trong các hạng mục của dự án, các chủ đầu tư đã dành phần nhiều cho nhu cầu chăm sóc và phục hồi sức khỏe bằng các dịch vụ spa, massage thư giãn, hay các hoạt động thể thao giải trí trên biển như du thuyền, lặn biển khám phá đại dương,… có thể nói đến các dự án lớn như: Khu nghỉ mát giải trí đa năng Sài Gòn Atlantis Resort của Công ty Winvest Investment (Hoa Kỳ) tại khu vực Chí Linh – Cửa Lấp, công viên Wonderful và thủy cung Aquarium tại khu vực Bàu Trũng của Công ty Good Choice Import – Export Investment Inc, dự án du lịch cao cấp Hotel Resort Regency Hyatt tại huyện Côn Đảo của Tập đoàn MH Golden Sands, khu du lịch sinh thái Đèo Nước ngọt – Hoa Anh đào tại huyện Đất Đỏ,… Đặc biệt, có những dự án lớn đã được khởi công xây dựng, đầu tiên phải kể đến Dự án Khu biệt thự – Resort Rừng Dương – Laguna Beach tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền. Dự án du lịch Laguna Beach có tổng vốn đầu tư 45 triệu USD, diện tích 7,5 ha, quy mô đạt chuẩn 5 sao gồm các hạng mục: Khu Villas 37 căn, khách sạn 7 tầng với 100 phòng ngủ và khu spa, khu vui chơi giải trí, tập luyện thể thao được thiết kế dựa trên ý tưởng kết hợp giữa kiến trúc văn hoá dân gian Việt Nam với kiến trúc hiện đại để tạo một phong cách kiến trúc riêng vừa hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, vừa tôn vinh nét đẹp văn hoá Việt Nam. Dự án du lịch thứ hai vừa được khởi công và cũng là dự án du lịch lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay cả về vốn đầu tư và quy mô, đó là dự án Khu du lịch Hồ Tràm Strip của Tập đoàn Asian Coast Development Ltd, Canada với diện tích gần 160ha, tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD gồm các hạng mục khách sạn và khu vui chơi giải trí, mua sắm, nghỉ dưỡng với hệ thống khách sạn lên đến 9.000 phòng, dự kiến năm 2014 sẽ khai trương đi vào hoạt động.

Tỉnh BR-VT có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông vận tải, cung cấp điện, nước sạch và hợp vệ sinh, thông tin liên lạc,…) khá tốt, đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách du lịch, phục vụ tốt cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Hệ thống này vẫn đang được tiếp tục đầu tư theo hướng mở rộng, hiện đại và đồng bộ hơn. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 40,6% du khách đánh giá cao về hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hệ thống bưu chính viễn (phủ sóng mạng điện thoại, Internet, truyền hình,…) và 59,78% du khách hài lòng về các phương tiện giao thông đến các tuyến, điểm du lịch, nhưng vẫn còn một số tuyến du lịch còn thiếu phương tiện giao thông công cộng (tuyến đường ven biển từ Long Hải đến Bình Châu).

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí