Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái .

Quá trình tiếp xúc giữa du khách và người dân địa phương, chuẩn mực xã hội có thể sẽ được nhấn mạnh vì đó là những nét đặc trưng hấp dẫn khách du lịch từ nơi khác đến, nhưng cũng có thể bị lu mờ dần đi nếu như bị đồng hoá.

Sự hội nhập và tiếp xúc với khách du lịch đôi khi đã làm thay đổi tiêu cực đến nền văn hóa. Việc hội nhập, tiếp xúc hàng ngày với các nền văn hóa từ các vùng miền khác nhau (cả trong nước và ngoài nước) có thể làm biến sắc và bị thương mại hóa văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân cư sinh sống tại địa phương.

c. Những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch

- Kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý: Kiện toàn bộ máy quản lý về du lịch và môi trường; Từng bước hoàn thiện hệ thống các quy định về quản lý tài nguyên, môi trường du lịch trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ môi trường và Luật Du lịch:

- Tất cả các công trình xây dựng đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được các cơ quan phê duyệt. Xử phạt nghiêm khắc những đơn vị đầu tư phát triển du lịch gây ô nhiễm môi trường;

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng hệ thống nước thải, thu gom và xử lý rác thải tại các địa điểm xây dựng và hoạt động du lịch.

- Có chế tài cho các công trình xây dựng ven biển, hoạt động du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí ven biển, trên biển bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo đảm nước thải không gây ô nhiễm theo quy định.

- Thường xuyên theo dòi, thông báo mức độ và nguy cơ cháy rừng. Lực lượng chữa cháy luôn phải sẵn sàng làm nhiệm vụ chữa cháy khi xảy ra cháy rừng.

- Đối với các điểm hoạt động thể thao nước, lặn biển phải khống chế sức chứa tối đa phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường nước biển; sử dụng nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường (động cơ điện, năng lượng mặt trời) cho các phương tiện trên biển.

- Có chính sách ưu đãi phù hợp trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch; đào tạo cán bộ chuyên trách về môi trường. Tăng cường vai trò các cơ quan, tổ chức bảo vệ môi trường. Thực hiện quản lý và giám sát việc nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Bổ sung và hoàn thiện dần từng bước các cơ chế chính sách: Ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho việc bảo vệ môi trường du lịch hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường theo quy định; ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể

trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm để giữ môi trường trong sạch; đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả và thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Xây dựng và hoàn thiện các quy chế bảo vệ môi trường riêng cho khu dự trữ sinh quyển. Xây dựng các quy định về việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải, giám sát các nguồn thải.

Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý vườn quốc gia Cát Bà bền vững - 11

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ: Bao gồm nghiên cứu và việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường du lịch nhất là việc xây dựng nhà máy xử lý nước và rác thải tập trung. Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường thường xuyên cho từng khu vực.

- Các hoạt động đầu tư: Bố trí thêm các khu vệ sinh công cộng, chêm dày các thùng rác tại các điểm và trên tuyến du lịch. Đảm bảo tất cả rác thải được thu gom và phân loại thành hai loại là rác thải vô cơ và rác thải hữu cơ.

- Khuyến khích các đơn vị đầu tư thiết kế, xây dựng các điểm du lịch theo phương thức thân thiện với môi trường. Vật liệu xây dựng là vật liệu tự nhiên như tre, nứa, lá, thi công theo phương án thủ công, tiết kiệm, bảo đảm tối đa yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Hạn chế tối đa sử dụng và vận chuyển các loại vật liệu xây dựng như gạch, đá, xi măng…

- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch: theo hướng "du lịch có trách nhiệm" trên các phương tiện khác nhau, với các loại hình khác nhau, nâng cao ý thức cộng đồng, các nhà đầu tư và khách du lịch về việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững.

- Lắp đặt thêm các biển hướng dẫn, nhắc nhở khách bỏ rác đúng nơi quy định.

- Tăng cường hệ thống thông tin về môi trường nhằm hướng dẫn khách thực hiện quy định về bảo vệ môi trường, đồng thời cảnh báo cho khách biết tình trạng môi trường và trách nhiệm của mỗi cá nhân;

- Chính quyền địa phương cần xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng địa phương để họ tự giác chấp hành quy chế bảo vệ môi trường biển, không xả rác bừa bãi, hạn chế thải chất bẩn chưa qua xử lý ra môi trường;

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch: Làm rò vai trò của môi trường du lịch với sự phát triển bền vững, đảm bảo cho việc bảo vệ và gìn giữ môi trường được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch. Gắn giáo dục môi trường du lịch với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch.

- Tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế về mọi mặt: Thông qua hoạt động hợp

tác với các tổ chức về du lịch như WTO, PATA, ASEANTA ... hoặc các tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường như GEF, IUCN, WWF, ... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường.

4.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái.

Trong Dự thảo Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Cát Bà được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc , là động lực thúc đẩy ngành dic̣ h vụ du lịch tại miền Bắc cũng như cả nước phát triển . Để đưa Cát Bà hướng tới mục tiêu trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia và quốc tế, du lịch sinh thái Vườn cần thiết khai thác tiềm năng thiên nhiên tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ và có sức lôi cuốn du khách. Để thực hiện mục tiêu đó, tác giả đưa ra một số các giải pháp sau:

4.3.1.Kết hợp hai nhiệm vụ “bảo tồn” và “phát triển”

Hai nhiệm vụ “bảo tồn” và “phát triển” phải được vận dụng nhuần nhuyễn bổ sung cho nhau trong bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển du lịch sinh thái, đó mới là biện pháp phát triển bền vững. Nhằm thực hiện phương châm “Bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn”, trước hết cần phải thực hiện những giải pháp sau:

+ Phát triển bền vững tài nguyên rừng ở Cát Bà

- Nâng cao năng lực bảo tồn và quản lý bảo vệ rừng và đa dạng sinh học cho Vườn Quốc gia Cát Bà.

- Phục hồi và phát triển vốn rừng và nâng diện tích che phủ. Đẩy mạnh các hoạt động trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng phù hợp với sinh thái, giao khoán bảo vệ rừng,

- Chú trọng công tác phòng chống cháy rừng

- Tăng cường kiểm soát mọi hoạt động phát triển đảm bảo giữ đúng tính chất của các vùng lòi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp, đảm bảo phát triển bền vững đi đối với bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà

- Tuần tra thường xuyên trong rừng và trên biển để kiểm soát, ngăn chặn triệt để việc buôn bán các động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao và loại bỏ các phương thức khai thác huỷ diệt, đặc biệt là trong khai thác thuỷ sản;

+ Xây dựng các cơ sở dữ liệu sinh quyển, lập các chương trình, kế hoạch bảo tồn các loại động vật đặc hữu và quý hiếm như Voọc Cát Bà, Sơn Dương, nhím, cao cát, beo lửa…

Thành lập một vùng cấm đặc biệt dành riêng cho loài voọc trong VQG vì voọc Cát Bà là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để UNESCO công nhận Cát Bà trở thành khu DTSQ thế giới.

+ Xây dựng các mô hình phát triển mà người dân địa phương có điều kiện được đóng góp nhiều hơn vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa và được hưởng nhiều lợi ích từ hoạt động du lịch. Tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân thông qua các dự án du lịch trên địa bàn.

+ Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và sự trợ giúp của các nhà tài trơ ̣ t rong và ngoài nước, điều kiện cho các tổ chức quốc tế thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn, hỗ trợ cộng đồng tại khu vực.

+ Nâng cao nhận thức bảo tồn và bảo vệ thiên nhiên trong cộng đồng.

Để việc bảo tồn không chỉ là nhiệm vụ của các cấp, ngành, mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân cần thực hiện phương châm “bám dân” để bảo vệ rừng, hướng tới giao cho các hộ dân bảo vệ, được hưởng lợi từ rừng để họ coi là đó là mảnh vườn, tài sản của nhà mình.

+ Nỗ lưc đẩy nhanh tiến độ trong công tác đề xu ất Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới và

công viên đia chât́ sẽ là động lực thúc đẩy phát triển du lịch , đồng thời bảo tồn cân bằng

sinh thái giữa con người và thiên nhiên, báo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học.

+ Kết hợp bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.

Để Cát Bà xứng với tầm vóc quốc tế của khu dự trữ sinh quyển thế giới, yêu cầu đặt ra là phải gìn giữ Cát Bà luôn trong sạch về môi trường, đẹp về cảnh quan thiên nhiên, giàu về tài nguyên rừng, biển.

Xây dựng các tuyến, điểm du lịch sinh thái nhằm khai thác tốt cảnh quan thiên nhiên của rừng và biển Cát Bà, theo nguyên tắc: "Không làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, không gây tác động xấu đến tài nguyên động thực vật trên cạn và dưới nước làm giảm tính đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi trường".

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, khách du lịch, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn; kết hợp hài hòa giữa giáo dục, động viên khen thưởng đi đôi với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, xứ lý nghiêm minh, nhằm bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa, môi trường sinh thái.

Thành lập quỹ phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà nói chung và của VQG Cát Bà nói riêng.

Phát triển DLST cũng là một cách quảng bá các giá trị của Cát Bà tự nhiên nhất, không chỉ đem lại lợi nhuận cho địa phương, mà còn tạo ra hàng trăm, hàng nghìn việc làm cho người dân nơi có rừng, giúp họ thấy được giá trị và lợi ích từ rừng mà gìn giữ, bảo vệ.

4.3.2. Xây dựng và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái

Đề tài bước đầu đưa ra một định hướng tổng thể nhằm phát triển các tuyến, điểm du lịch sinh thái Vườn và các vùng đệm. Vì nhiệm vụ hàng đầu của Vườn là bảo tồn các giá trị thiên nhiên nên các hoạt động du lịch cần phải được phân vùng cụ thể kèm theo quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở xây dựng các dự án và kêu gọi đầu tư hạ tầng cũng như đầu tư công trình dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, tàu thuyền và các phương tiện khác phục vụ du lịch. Sau đó phải phối hợp với các sở, ban, ngành để xây dựng dự án quy hoạch chi tiết phát triển du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyển với từng dự án và chương trình hành động, bao gồm các điều kiện thực hiện, cách thức thực hiện, các cơ quan có trách nhiệm và kinh phí cho tổ chức thực hiện. Quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết cần có tầm nhìn xa, nhưng lại phải cụ thể, để có sự đầu tư thích đáng và có sự phân kỳ phù hợp.

Việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Cát Bà một cách bền vững, trong đó ưu tiên các mô hình phát triển mà ở đó người dân địa phương có điều kiện được đóng góp nhiều hơn vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa và được hưởng nhiều lợi ích từ hoạt động du lịch.

Những giải pháp đầu tiên là nghiên cứu, khảo sát cụ thể các điểm du lịch sinh thái và thực hiện các mô hình thí điểm ở một vài điểm trong thời hạn nhất định đặt ra nhằm rút kinh nghiệm, duy trì những mặt làm được, khắc phục những tồn tại, vướng mắc để từng bước phát triển, nhân rộng mô hình này.

Sản phẩm của quá trình quy hoạch là bản đồ du lịch sinh thái. Đây là tài liệu rất cần thiết, vừa là phương tiện hướng dẫn khách du lịch, vừa là công cụ bảo tồn bảo đảm du khách đi đúng chỗ, đúng hướng và cung cấp cho du khách những thông tin quan tâm.

4.3.3. Xây dựng các chính sách và cơ chế quản lý

a. Các chính sách

Các chính sách phát triển du lịch có mối liên quan hữu cơ với nhau, cần được xây dựng, ban hành và thực hiện đồng bộ phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành:

- Chính sách khuyến khích du lịch nhằm thúc đẩy đầu tư, sáng tạo, phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô, đa dạng loại hình…Trong bối cảnh hiện nay, VQG mới tiến hành khai thác du lịch sinh thái giai đoan đầu nên các doanh nghiệp đầu tư cần được sự hỗ trợ,

tạo điều kiện thuận lợi từ UBND thành phố Hải Phòng, Các sở ban ngành liên quan và VQG về thủ tục pháp lý và giá thuê đất (trong đó có đất rừng) để mỗi doanh nghiệp dịch vụ du lịch được tiến hành xây dựng cơ bản và tổ chức DLST.

- Đồng thời chính sách khuyến khích du lịch còn tập trung vào đối tượng khách du lịch, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách tham gia DLST.

- Chính sách kiểm soát chất lượng du lịch đảm bảo duy trì chất lượng, thương hiệu, hình thành tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.

- Chính sách đầu tư và tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.

- Chính sách phát triển du lịch bền vững bảo đảm khai thác hợp lý, có trách nhiệm.

- Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng tạo ra thương hiệu du lịch VQG Cát Bà, có sức cạnh tranh cao.

- Chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường tại các tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du

lịch.


- Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm

- Chính sách phát triển du lịch cộng đồng, có tác động mạnh tới xóa đói, giảm

nghèo, giảm áp lực tới khu DTSQ thế giới. Ngoài ra, cần phải đưa ra các chính sách hỗ trợ kinh tế địa phương từ doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Khi đó các doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ trích một phần lợi nhuận để hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương theo những quy định chung.

b. Các cơ chế quản lý

UBND Thành phố sớm chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý du lịch (quy chế quản lý du lịch, quy chế xây dựng các công trình phục vụ du lịch…) nhằm quản lý thông suốt và thống nhất ở tất cả các cấp.

* Trách nhiệm của chính quyền các cấp.

- UBND thành phố Hải Phòng: Xem xét, cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp, thoả thuận với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt đề án của các doanh nghiệp xin thuê, khoán môi trường rừng đặc dụng để phát triển DLST để có quyết định chính thức.

- UBND huyện Cát Hải: Phối hợp với VQG Cát Bà xác định vị trí, quy mô các điểm có đủ điều kiện phát triển DLST để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Trách nhiệm của VQG Cát Bà.

VQG Cát Bà có trách nhiệm quản lý chặt chẽ mọi hoạt động trên địa bàn VQG được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ theo luật bảo vệ và phát triển rừng, luật bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành, cụ thể:

- Quản lý chặt chẽ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt không để xảy ra các hoạt động tiêu cực đến các hệ sinh thái rừng trong phân khu,

- Phần diện tích cho thuê, khoán môi trường để phát triển DLST trong lâm phận do VQG Cát Bà quản lý thì Vườn trực tiếp phê duyệt theo quy hoạch Vườn và đề án được duyệt và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp.

- Tiếp tục cùng các cơ quan chuyên môn tiến hành khảo sát, đánh giá đầy đủ về tự nhiên, môi trường trong phân khu phục hồi sinh thái. Tổ chức cho các doanh nghiệp thuê, khoán môi trường rừng để phát triển DLST, khi các doanh nghiệp có đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt,

- Cử cán bộ kỹ thuật, giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh,

- Giám sát các doanh nghiệp thi công các công trình trên diện tích được thuê, khoán rừng nhằm thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước và những quy định của VQG,

- Đầu tư phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường hoạt động có hiệu quả để tăng nguồn thu, góp phần xây dựng và phát triển Vườn và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên,

- Sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn kinh phí từ tiền cho thuê, khoán môi trường rừng để đầu tư cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, phục hồi vốn rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng và góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng đệm,

- Liên hệ chặt chẽ với UBDN huyện, chính quyền các xã có các điểm DLST, trong công tác quản lý, chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phát triển ngành nghề, tạo sản phẩm hàng hoá phục vụ khách du lịch,

* Trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp.

- Tổ chức dịch vụ du lịch phải tuân thủ pháp luật của nhà nước, những quy của chính quyền địa phương và VQG Cát Bà,

- Có trách nhiệm quản bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường, giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, thực hiện DLST theo hướng phát triển bền vững,

- Có trách nhiệm quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng và đất rừng được thuê, khoán môi trường, tổ chức trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng. VQG cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật, doanh nghiệp tự bỏ vốn ra trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng,

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, địa phương và VQG,

- Trong kinh doanh du lịch phải thực hiện đầy đủ những nội dung về hoạt động DLST và giáo dục hướng nghiệp cho khách, nhất là đối tượng thiếu niên,

- Góp phần tích cực vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích văn hoá, lịch sử, các công trình phúc lợi trên địa bàn xã,

- Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và truyền thống văn hoá của địa phương, giúp đồng bào phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

4.3.4. Tổ chức hoạt động

a. Thành lập hội đồng xúc tiến du lịch sinh thái địa phương

Hội đồng này sẽ bao gồm sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, đại diện các doanh nghiệp, đại diện cộng đồng địa phương, hướng dẫn viên, các công ty lữ hành, các tổ chức phi lợi nhuận, giới nghiên cứu… để đưa ra những định hướng và phương pháp thực hiện xúc tiến hiệu quả các điểm du lịch sinh thái.

b. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp DLST VQG Cát Bà.

Nghiên cứu thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp DLST tại VQG Cát Bà, là một tổ chức tự nguyện với thành viên là đại diện các chủ doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ du lịch để điều hành và thống nhất các hoạt động DLST trên địa bàn. Thống nhất về nội dung hoạt động, trao đổi kinh nghiệm, thống nhất về giá vé, giá ăn nghỉ,..và tỷ lệ đóng góp cho việc phát triển VQG và kinh tế xã hội của địa phương (xã, huyện).

c. Phát huy tối đa vai trò của Trung tâm Dịch vụ, du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường trực thuộc Vườn quốc gia Cát Bà để thực hiện một số nội dung sau:

- Thu thập thông tin, tư liệu có liên quan đến DLST (kể cả thu thập các tiêu bản, mẫu vật,..) và xây dựng ngân hàng dữ liệu,

- Tổ chức các hoạt động tiếp thị, quảng bá, trang web, in ấn tờ rơi, tờ bướm, phim tư liệu, sách giới thiệu, tranh ảnh, poster…

- Tổ chức bồi dưỡng đào tạo các hướng dẫn viên du lịch cho các doanh nghiệp và dân cư địa phương,

- Đón tiếp hướng dẫn các đoàn khách đến VQG tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc,

- Quản lý, bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, các công trình văn hoá, các điểm tham quan du lịch thuộc lâm phận của Vườn,

- Bán, kiểm soát vé ra vào Vườn, phục vụ ăn uống và nghỉ ngơi của khách. Tổ chức

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022