Kết luận chương 1
Du lịch là một nhu cầu đặc biệt, là một nhu cầu nghỉ ngơi tích cực, có tính mở mang văn hóa, cách biệt với lối sống hàng ngày ở nơi sinh sống cố định của con người. Xã hội loài người phát triển càng cao thì nhu cầu du lịch càng lớn.
Du lịch giúp con người thoát khỏi sự căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian làm việc với nhịp độ cao. Đồng thời, trực tiếp cảm nhận nguồn thông tin nhiều mặt của sinh hoạt vật chất, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay, xu thế của nền kinh tế thế giới tạo cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam hội nhập phát triển theo kịp với tốc độ tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới.
Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần thiết phải có sự gắn kết liên vùng, miền và quốc tế về vốn đầu tư, thị trường du khách, sản phẩm dịch vụ và nguồn nhân lực ngành du lịch,... Từ việc phân tích, chọn lọc một số kinh nghiệm của một số quốc gia và các địa phương trong hoạt động du lịch, tác giả xây dựng khung phân tích của luận văn tập trung vào 4 nhân tố chính đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển ngành du lịch, đó là:
- Phát hiện và khai thác triệt để thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế;
- Tìm kiếm, xác định và phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch mang đậm nét đặc trưng của địa phương;
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phải tính đến khả năng, nhu cầu và tiềm năng của du khách;
- Nét đặc trưng về văn hóa, con người và nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quan
trọng đóng góp vào sự thành công của ngành du lịch địa phương.
CHƯƠNG 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1. Tiềm năng về du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất có bề dày lịch sử hơn 300 năm, có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng kiên cường. Nơi đây còn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tiềm năng, thế mạnh về kinh tế Biển, rừng, đồi núi, đồng bằng, thủy sản và du lịch ở BR-VT đã nổi tiếng trong khu vực, cả nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, từ khi thành lập tỉnh đến nay, trên các lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - Xã hội – An ninh quốc phòng đều đã có những bước phát triển vững mạnh và đạt được những thành tựu to lớn.
Với 305 km bờ biển, trong đó khoảng 156 km có nhiều bãi tắm đẹp, BR-VT là tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái và du lịch nhân văn. Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang là một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh BR-VT thuộc vùng miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp TP.Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía nam giáp Biển Đông.
Tỉnh BR-VT nằm trong vùng du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ, bao gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với Á vùng Nam Trung bộ và Nam bộ. Trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh và các tam giác tăng trưởng kinh tế và du lịch là: Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc và địa bàn trọng điểm tăng trưởng kinh tế và du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bình Dương - Vũng Tàu.
Bảng 2.1: Khoảng cách địa lý của tỉnh BR-VT với các tỉnh
125 km | BR-VT – Phan Thiết | 150 km | |
BR-VT - Đồng Nai | 95 km | BR-VT – Phan Rang | 300 km |
BR-VT - Tiền Giang | 195 km | BR-VT – Nha Trang | 450 km |
BR-VT - Cần Thơ | 293 km | BR-VT – Đà Lạt | 387 km |
BR-VT – Kiên Giang | 373 km | BR-VT - Huế | 1.162 km |
Có thể bạn quan tâm!
- Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 2
- Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Tăng Trưởng Kinh Tế
- Thực Trạng Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Việt Nam
- Phân Tích Hoạt Động Du Lịch Br-Vt Thông Qua Mẫu Khảo Sát
- Những Nguyên Nhân Cơ Bản Làm Hạn Chế Phát Triển Du Lịch Br-Vt
- Quan Điểm Xây Dựng Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Vị trí địa lý của tỉnh BR-VT rất đặc biệt, là cửa ngõ hướng ra Biển đông, quanh năm nắng ấm, ít gió bão, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: Công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng cảng và vận tải đường biển, du lịch tắm biển, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, khai thác và chế biến hải sản. Vị trí của tỉnh dễ trở thành đầu mối giao thông của khu vực, nơi trung chuyển hàng hóa đi các nơi trong nước và quốc tế bao gồm cả đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không.
Nằm trong vùng năng động nhất Việt Nam về phát triển kinh tế, Bà Rịa – Vũng Tàu có điều kiện liên kết, trao đổi, giao lưu kinh tế, văn hóa, dịch vụ, công nghệ, lao động và vốn đầu tư để phát triển kinh tế với tốc độ cao.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Địa hình
Vùng núi chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh; còn lại là vùng đồng bằng, thềm cao nguyên Di Linh của vùng Ðông Nam Bộ. Độ cao trung bình là 400m so với mặt nước biển. Tổng chiều dài địa giới trên đất liền là 162km, trên bờ biển là 305km. Các đường giao thông quan trọng nằm trên địa bàn tỉnh như đường quốc lộ 51, đường giao thông tuyến ven biển Vũng Tàu – Bình Châu, đường biển dài 150 km (Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh; Vũng Tàu - Côn Ðảo; Vũng Tàu - Phú Quốc). Hệ thống sông ngòi chính gồm có sông Ray, sông Thị Vải, sông Dinh.
2.1.2.2. Khí hậu
BR-VT thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu Ðại Dương. Từ tháng 05 đến tháng 10, trên địa bàn tỉnh có gió mùa tây nam, thời gian này là mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 930,9mm – 1.585,4mm, tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa đông bắc, thời gian này là mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,60C, tháng cao nhất khoảng 29,60C (tháng 5), tháng thấp nhất khoảng 25,20C (tháng 01), Số giờ nắng hàng năm khá cao từ 2.344,0 giờ – 2.694,0 giờ, độ ẩm không khí trung bình khoảng 80%.
2.1.2.3. Tài nguyên đất
Tỉnh BR-VT có 197.515 ha diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 115.462 ha, chiếm 58%; diện tích đất lâm nghiệp là 34.593 ha, chiếm 18%; diện tích đất chuyên dùng là 23.295 ha, chiếm 12%; diện tích đất ở là 3.635 ha,
chiếm 1,84% và diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 20.530 ha, chiếm 10,39%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 43.002 ha, chiếm 37%, riêng đất trồng lúa có 20.691 ha, chiếm 48% diện tích đất nông nghiệp có thể gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 64.059 ha, chiếm 55,48%; đất có mặt nước nuôi thuỷ sản là 6.299 ha, chiếm 5,4%.
2.1.2.4. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của BR-VT không lớn, toàn tỉnh có 35.452 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 18,1%. Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 16.026 ha, diện tích rừng trồng là 19.426 ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên rừng gồm có Bình Châu - Phước Bửu, vườn Quốc gia Côn Ðảo.
2.1.2.5. Tài nguyên biển
Toàn tỉnh có trên 300km bờ biển, trong đó có khoảng 70 km bãi cát thoai thoải, nước xanh có thể sử dụng bãi tắm quanh năm; Có Vịnh Giành Rái rộng 50 km2 có thể xây dựng một hệ thống chùm cảng hàng hải.
Tỉnh có thềm lục địa trên 100.000 km2 là vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và là tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển. Trong thềm lục địa có tới 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, hàng ngàn loài tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng hải sản có thể khai thác hàng năm từ 150.000 - 170.000 tấn.
2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh BR-VT có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
- Dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên: Vùng biển của tỉnh có trữ lượng 400 triệu m3 dầu,
chiếm 93,29% trữ lượng của cả nước; lượng khí có trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước.
- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Rất đa dạng, bao gồm đá xây dựng, đá ốp lát,
phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, bentonit, đất sét, cao lanh, cát xây dựng, than bùn...
2.1.3. Tài nguyên nhân văn
Dân số trung bình của tỉnh BR-VT theo kết quả điều tra ngày 01/4/2009 là 994.837 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tính từ năm 1996 đến năm 2009 giảm từ 20,65%o xuống còn 12,11%o, mật độ dân số 489 người/km2, số người trong độ tuổi lao động xã hội trong toàn tỉnh năm 2008 là 628.892 người, chiếm 63,23% dân số, trong đó dân số
đang làm việc trong lĩnh vực du lịch là 23.538 người, chiếm 5,73% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trên địa bàn tỉnh có trên 10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 97%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Hoa chiếm 1,45%; dân tộc Châu-ro chiếm 0,91%; dân tộc Khơ-me có chiếm 0,15%; dân tộc Tày, chiếm 0,09%.
BR-VT còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh và các di lích lịch sử, là nơi hấp dẫn các du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Thành phố Vũng Tàu có ngọn Hải Đăng, tượng Chúa Kitô, Niết Bàn Tịnh Xá trên núi Tao Phùng cao 170 thước (còn gọi là núi Nhỏ), Thích Ca Phật Đài trên núi Tương Kỳ cao 249 thước (còn gọi là núi Lớn), Nhà Lớn Long Sơn, Đình Thắng Tam,... Thị xã Bà Rịa có Địa đạo Long Phước, Nhà tròn lịch sử. Huyện Long Đất có khu căn cứ cách mạng Minh Đạm, đình cổ Long Phượng, chùa Long Bàn có từ đầu thế kỷ 19. Huyện Tân Thành có thắng cảnh Suối Tiên. Huyện Châu Đức có khu du lịch Bàu Sen. Huyện Xuyên Mộc có thắng cảnh Hồ Tràm, Hồ Cốc, có khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu. Đặc biệt huyện Côn Đảo với 14 hòn đảo lớn nhỏ vừa là khu du lịch sinh thái biển, với Vườn quốc gia Côn Đảo rộng gần 6.000ha chưa kể vùng đệm dưới nước với nhiều loại cây và thú quý hiếm hấp dẫn du khách, đồng thời là nơi có di tích lịch sử lớn nhất cả nước với hệ thống nhà tù, trại giam do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để lại.
Các lễ hội của tỉnh BR-VT chủ yếu liên quan đến các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng như: Lễ hội Dinh Cô (Long Hải) diễn ra từ ngày 10 đến 12/2 Âm lịch hàng năm, lễ Trùng Cửu 9/9 Âm lịch (Long Sơn), lễ cầu Ngư (rước cá Ông) được tổ chức ở Lăng Cá Ông, đình Thắng Tam (Vũng Tàu) vào ngày 16/8 âm lịch hàng năm lễ hội Miếu Bà diễn ra các ngày 16,17,18 tháng 10 âm lịch,… Ðây là những ngày hội thu hút rất nhiều du khách từ các tỉnh Miền Ðông Nam Bộ và các tỉnh lân cận như Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước về dự hội lễ và kết hợp du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.
Các Khu du lịch Biển Đông, Nghinh Phong, Kỳ Vân… là những khu du lịch với phong cách kiến trúc độc đáo, phong cảnh bố trí hài hòa, đầy đủ các loại hình dịch vụ phục vụ du khách như: Hồ bơi, khu vui chơi giải trí, thể thao biển cùng với các môn thể thao hấp dẫn như bi sắt, bơi lội, billard, golf, tennis, lướt sóng cùng canô,…
Khu du lịch suối nước nóng Bình Châu: thuộc địa phận huyện Xuyên Mộc, có diện tích trên 30 ha, gồm nhiều hồ nước nóng lớn nhỏ và hơn 70 điểm phun lộ thiên, thu hút đông đảo khách du lịch có nhu cầu nghỉ dưỡng. Khu du lịch Suối nước nóng Bình
Châu được Tổ chức du lịch thế giới công nhận là một trong 65 khu du lịch sinh thái
bền vững của thế giới.
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch BR-VT
2.2.1. Tổng quan hoạt động du lịch BR-VT trong các năm qua
Doanh thu và đóng góp của du lịch vào ngân sách
Hiện nay ở nước ta đang dùng đồng thời 2 chỉ tiêu: Doanh thu du lịch và thu nhập du lịch. Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu do các cơ sở dịch vụ của ngành du lịch thu được từ khách du lịch, còn thu nhập du lịch là tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như: Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí,... Như vậy thu nhập du lịch là tất cả những khoản thu mà cả xã hội thu được từ khách du lịch. Thông thường thu nhập du lịch lớn hơn nhiều so với doanh thu du lịch nhưng do công tác thống kê gặp nhiều hạn chế nên phần lớn các địa phương mới chỉ tính được doanh thu du lịch nên không phản ánh hết đóng góp của ngành du lịch cho kinh tế địa phương.
Doanh thu từ du lịch của tỉnh BR-VT liên tục tăng trong những năm qua, bình quân từ năm 1997 đến năm 2008 tăng 10,75%, riêng giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008 doanh thu du lịch tăng 15,10% [phụ lục 15], điều này cho thấy nguồn lực đầu tư của tỉnh đối với toàn bộ hoạt động du lịch đã phát huy hiệu quả trong những năm gần đây.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ngành du lịch BR-VT từ năm 2000 đến năm 2008 đạt 11,99%. Nếu không tính Công nghiệp khai thác mỏ (dầu khí), tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch trên tổng GDP qua các năm 2006, 2007 và 2008 của BR-VT lần lượt là: 5,3%; 5,89% và 6,12% [phụ lục 20]. Nếu so với mục tiêu đề ra của cả nước, GDP du lịch đến năm 2010 chiếm 5,3%*, thì kết quả này là khả quan, nhưng đối với ngành kinh tế được xem là chủ lực của địa phương thì chỉ tiêu này vẫn còn thấp.
Ngoài ra, thu nhập của xã hội còn được gia tăng thông qua hoạt động du lịch, đó chính là doanh thu từ các lĩnh vực khác như: khai thác và đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp (nguồn nguyên liệu tạo đầu vào cho lĩnh vực nhà hàng), hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ăn uống - giải khát, dịch vụ giải trí, vận chuyển,… góp phần nâng cao thu nhập xã hội và giải quyết việc làm cho người dân địa phương.
* Nguồn: Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch, Chương trình hành động của ngành du lịch giai đoạn 2007-2012
Thị trường khách du lịch
Kết quả thống kê năm 2005 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BR-VT cho thấy, nguồn khách du lịch nước ngoài đến BR-VT phần lớn đến từ các nước Châu Á và Châu Âu, tỷ lệ du khách quay trở lại lần thứ hai trở lên chiếm 53,1%, đặc biệt nguồn khách đến từ Mỹ, Hàn Quốc và Singapore có xu hướng quay trở lại BR-VT chiếm tỷ lệ khá cao [phụ lục 10]. Về giới tính, tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ khá cao (84,07%), trong khi đó, tỷ lệ này ở nữ là 15,93%. tỷ lệ khách du lịch quốc tế độ tuổi từ 25 đến 54 chiếm (58,41%), từ 55 đến 64 tuổi chiếm 33,63%.
Bảng 2.2: Khách du lịch lưu trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Đồ thị: 2.1: Khách du lịch lưu trú tại Bà Rịa – Vũng Tàu
3,000.00
2,500.00
2,000.00
1,500.00
1,000.00
500.00
-
Khách lưu trú
Khách quốc tế Khách nội địa
Giai đoạn 2000-2008
(1.000 lượt khách)
Trong các năm qua, lượng khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đến du lịch có lưu trú tại BR-VT tăng lên khá nhanh, tuy nhiên vẫn chưa ổn định. Căn cứ vào nguồn số liệu của Cục Thống kê tỉnh [phụ lục 12], có thể biểu diễn nguồn khách quốc tế và nội địa qua các năm theo biểu đồ dưới đây.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Lượng khách du lịch lưu trú biến động qua các năm, nhất là năm 2006-2007, tuy nhiên mức tăng bình quân vẫn đạt khá cao (bình quân giai đoạn 2000-2008 đạt 5,78%). Trong giai đoạn 2000-2008, lượng khách du lịch lưu trú tại BR-VT tăng (1,66 lần) từ 852.730 khách lên 1.413.500 khách, (trong đó: khách quốc tế tăng 2,56 lần, từ 70.258 khách lên 180.000 khách và khách nội địa tăng 1,58 lần, từ 782.112 khách lên
1.234.500 khách).
Sản phẩm du lịch
Sản phẩm, dịch vụ du lịch của một địa phương là điều mà du khách lựa chọn để
quyết định sử dụng phục vụ cho chuyến đi. Sản phẩm du lịch càng phong phú, hấp dẫn
và có chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng thu hút, kéo dài thời gian và tăng chi tiêu của khách du lịch, mà chi tiêu của khách là yếu tố quyết định thu nhập từ du lịch, điều này gắn liền với thời gian lưu trú, mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách thông qua việc sử dụng các sản phẩm du lịch và thị hiếu mua sắm của khách. Theo kết quả điều tra của Sở Du lịch tỉnh, chi tiêu bình quân năm 2005 tại BR-VT của một lượt khách du lịch nội địa là 1.739.830 đồng, khách quốc tế là 445,43 USD chiếm 18,5% chi tiêu bình quân cả chuyến đi (2.409,93 USD).
Giai đoạn 1995-2005, thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế (từ 1,2–1,6 ngày), ngắn hơn so với khách nội địa (từ 1,46 đến 2,25 ngày) và có xu hướng giảm xuống. Kết hợp số liệu ở phụ lục 12 và 13 cho thấy, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch nói chung trong giai đoạn 2000 – 2008 là 1,9 ngày. Trong giai đoạn này sức hấp dẫn của du lịch BR-VT đối với du khách còn nhiều hạn chế, do các khu vui chơi giải trí chỉ tập trung ở Thành phố Vũng Tàu, còn các tuyến du lịch ở các huyện chưa được quy hoạch và đầu tư đúng mức nên du khách chỉ dừng chân vào tham quan nhưng không muốn lưu trú qua đêm. Từ năm 2005 đến nay, độ dài thời gian lưu trú của khách quốc tế tăng lên rõ rệt vì trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với nhiều loại hình phong phú.
Một số sản phẩm dịch vụ đang được khai thác sử dụng và thu hút phần lớn du khách của BR-VT phải kể đến đó là: Du lịch theo loại hình hội thảo, hội nghị, tắm biển, leo núi kết hợp thể thao giải trí, mua quà lưu niệm và các sản phẩm từ biển tại thành phố Vũng Tàu, Long Hải; Du lịch sinh thái, tham quan rừng nguyên sinh, nghỉ dưỡng; Du lịch tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử tại Côn Đảo,…
Cơ sở hạ tầng du lịch
Theo số liệu của Sở Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh BR-VT, tính đến cuối quý II/2009 toàn tỉnh có 145 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, hệ thống cơ sở vật chất gồm 145 khách sạn và resort với 5.965 phòng, trong đó có: 111 khách sạn, resort được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn tối thiểu đến cao cấp với 4.748 phòng, 01 căn hộ cao cấp 69 phòng, 6 khách sạn, resort đạt 4 sao với 764 phòng, 09 khách sạn, resort đạt 3 sao với 726 phòng, 27 khách sạn, resort đạt 2 sao với 1.381 phòng, 22 khách sạn, resort đạt 1 sao với 626 phòng, 46 khách sạn, resort đạt chuẩn với 1.182 phòng. Ngoài ra, còn có khoảng 350 hộ kinh doanh kinh doanh cá thể kinh doanh phòng trọ với khoảng 1.730 phòng.