Số phòng cần có năm 2015
2.542.590 x 1,9
= 365 ngày x 58,2% x 1,85
= 11.587 (phòng)
Số phòng cần có năm 2020
3.865.323 x 1,9
= 365 ngày x 58,2% x 1,85
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Hoạt Động Du Lịch Br-Vt Thông Qua Mẫu Khảo Sát
- Những Nguyên Nhân Cơ Bản Làm Hạn Chế Phát Triển Du Lịch Br-Vt
- Quan Điểm Xây Dựng Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
- Thông Tin Về Thị Trường Khách Du Lịch Và Sản Phẩm Du Lịch
- Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 11
- Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 12
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
= 16.887 (phòng)
Như vậy, giai đoạn 2010 – 2015 cần đầu tư thêm 3.892 phòng (trung bình 649 phòng/năm) và giai đoạn 2016 – 2020 cần đầu tư thêm 5.300 phòng (trung bình 1.060 phòng/năm).
3.3.4. Dự báo về nhu cầu lao động trong ngành du lịch
Hiện nay, nhu cầu lao động trực tiếp tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,8 - 2,0 lao động. Như vậy nếu chỉ tính riêng lao động làm việc tại khách sạn thì vào năm 2015 số lao động trực tiếp khoảng 20.855 - 23.174 người, năm 2020 có khoảng 30.397 – 33.774 người.
Dự báo nhu cầu lao động phục vụ du lịch theo doanh thu dựa vào mô hình hồi quy
[phụ lục 25]:
LLDDL(t) = a * LDT(t) +b
Trong đó:
LLDDL: Ln LDDL (LDDL: Lực lượng lao động tham gia trong ngành du lịch) LDT: Ln DT (DT: Tổng doanh thu ngành du lịch – theo giá cố định 1994)
Giả định mức độ ảnh hưởng giữa lực lượng lao động và doanh thu các năm tới không đổi, dự báo nhu cầu về lao động ngành du lịch năm 2015 là 26.920 người và đến năm 2020 cần khoảng 29.629 người [phụ lục 27].
Theo kinh nghiệm của các nước Châu Âu và các chuyên gia ngành du lịch, định hướng nhà nước về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực được coi là hợp lý và có hiệu quả, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển với mức tăng trưởng cao, có thể áp dụng là cơ cấu đào tạo theo tỷ lệ 5:10:85. Nghĩa là cứ đào tạo 100 người thì trong đó: 5 người lao động lãnh đạo quản lý, được đào tạo tại các trường đại học; 10 người là lao động chuyên viên kinh tế hoặc kỹ thuật, được đào tạo tại các trường chuyên ngành khách sạn và du lịch; 85 người là lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch, được đào tạo tại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề hoặc trường công nhân kỹ thuật [3, tr.147].
Với kết quả dự báo lao động theo doanh thu trong những năm tới, nếu tỷ lệ lao động qua đào tạo của ngành du lịch vẫn duy trì ở mức 84,4% thì vào năm 2020, ngành du lịch BR-VT cần khoảng 25.000 lao động qua đào tạo. Như vậy, cần có 1.250 lao động lãnh đạo quản lý được đào tạo từ các trường đại học; 2.500 lao động chuyên viên kinh tế hoặc kỹ thuật được đào tạo từ các trường chuyên ngành khách sạn và du lịch;
21.250 lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch được đào tạo từ các trường nghiệp vụ. Ngoài các chỉ tiêu dự báo của ngành du lịch, trong thời gian tới nếu Dự án du lịch
Hồ Tràm Strip với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD đi vào hoạt động đúng tiến độ (2011- 2014), hệ thống khách sạn lên đến 9.000 phòng sẽ giải quyết thêm khoảng hơn 20.000 lao động. Đồng thời, dự án này sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hút khách du lịch nước ngoài và doanh thu ngành du lịch tất yếu sẽ gia tăng rất nhanh.
3.4. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2020
Trong những năm tới, BR-VT phải tìm những giải pháp để thu hút các thành phần khách cao cấp, tăng mức chi tiêu và tăng độ dài ngày lưu trú hơn là đơn thuần tăng số lượng khách du lịch. Để thực hiện được mục tiêu trên, cần phải có hành động cụ thể trong việc xác định và khai thác tối đa thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế; cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để phát triển du lịch; phát triển cơ sở vật chất cho du lịch để tạo nhiều sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch cao cấp; quan tâm sâu sắc đến yếu tố chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cả trong và ngoài ngành du lịch; nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,...
Cần nhìn nhận rằng du lịch không chỉ là đi lại và nghỉ ngơi mà còn là các hoạt động giải trí, nghiên cứu và học tập. Nói cách khác, du lịch là mạng lưới kinh doanh rộng lớn và tổng hợp phục vụ cho việc đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống và thỏa mãn nhu cầu của khách từ thiết yếu đến cao cấp.
Từ việc phân tích thực trạng các yếu tố liên quan đến phát triển du lịch và các số liệu dự báo đến năm 2020, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:
3.4.1. Giải pháp về thị trường khách du lịch
Hiện nay, thị trường khách quốc tế của BR-VT phần lớn là khách Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore. Mặc dù phần lớn khách hàng thuộc nhóm này có yêu cầu cao trong thưởng thức các sản phẩm du lịch, tuy nhiên họ đã phần nào chấp nhận sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và du lịch BR-VT nói riêng, nhưng cần thiết phải có
những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Có thể áp dụng chính sách ưu đãi về giá, chất lượng dịch vụ và quà tặng để tiếp tục thu hút đối với nguồn khách này.
Bên cạnh đó, nguồn du khách với số lượng khá ổn định, đóng góp vào doanh thu du lịch BR-VT phải kể đến đó là đội ngũ lao động đến từ nước Nga, thuộc Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. Ngành du lịch nên chủ động phối hợp với Xí nghiệp Vietsovpetro và các tổ chức du lịch ở Nga tổ chức các chương trình du lịch kết hợp thăm người thân, bạn bè đang làm việc tại Vũng Tàu bằng các chương trình hấp dẫn với ý nghĩa thân thiện.
Hiện nay, khách quốc tế còn thiếu thông tin về BR-VT. Ngành du lịch phải thành lập trang thông tin chuyên đề về du lịch BR-VT với nhiều ngôn ngữ như: Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Nga,… nhằm hướng vào thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, nhất là các nước Đông Nam Á.
Việc tổ chức các tour du lịch trọn gói từ các nước Đông Nam Á sang Việt Nam đến các vùng du lịch đang là ưu thế cạnh tranh của các Công ty du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, vì vậy ngành du lịch BR-VT cần nắm bắt cơ hội hợp tác, liên kết để phát huy lợi thế, thu hút mạnh mẽ du khách quốc tế.
Ngành du lịch cần tranh thủ các lễ hội Festival, hội chợ, triển lãm, hội thảo tại các tỉnh Miền Bắc, Cao nguyên và Miền Trung, đưa hình ảnh BR-VT đến khách du lịch trong và nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều và Doanh nhân.
3.4.2. Giải pháp quảng bá sản phẩm và dịch vụ du lịch
Doanh nghiệp du lịch cần có sản phẩm du lịch và chiến lược Marketing phù hợp như: tổ chức các chương trình du lịch thư giản cuối tuần, tour du lịch dành cho khách hàng thân thiện, du lịch về nguồn, các chương trình giao lưu văn hoá ẩm thực,… để thu hút nguồn khách nội địa đến từ các tỉnh, thành lân cận nhằm làm giảm ảnh hưởng của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.
Quà lưu niệm cũng là một trong những công cụ quảng bá hình ảnh du lịch. Việc phát triển và làm phong phú các món ăn đặc sản và hàng lưu niệm phải tập trung vào các sản phẩm làm từ biển, các đặc sản được tinh chế nhất thiết là phải đóng gói tại địa phương và phải in logo BR-VT.
Nghiên cứu tình hình Nhật Bản và một số nước Tây Âu, số người có tuổi thọ tăng lên, nhu cầu ra nước ngoài chữa bệnh có kỳ hạn của họ cũng gia tăng. BR-VT là một
trong những địa phương lý tưởng về nghỉ ngơi điều dưỡng và chữa bệnh, nhưng cần phải đầu tư cho cơ sở vật chất về y tế, chăm sóc sức khỏe để đón tiếp nguồn khách này. Để giữ được uy tín đối với du khách, nhất thiết ngành du lịch không nên thả nổi về giá cả, không vì lợi ích của một số doanh nghiệp mà gây tổn hại đến toàn ngành. Giá cả phải được thay đổi theo mùa, theo chuyên đề và chất lượng. Việc xác định giá cả phải khuyến khích được du khách thông qua việc áp dụng chính sách một giá để khách du
lịch yên tâm với sản phẩm, dịch vụ mà mình chọn.
Trong ngắn hạn, thị trường khách du lịch của BR-VT chủ yếu vẫn là khách nội địa đến từ các tỉnh, thành phố lân cận, nhất là những ngày nghỉ, lễ, Tết dương lịch và sau tết Nguyên đán. Đây chính là dịp các nhà nghỉ, khách sạn tăng giá cao, nhưng chất lượng phục vụ thấp vì quá đông khách. Chính quyền địa phương cần phải tổ chức các đội thanh tra du lịch để giám sát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh ăn uống, lưu trú và các điểm tham quan du lịch về vấn đề chất lượng, vệ sinh và an toàn của du khách.
3.4.3. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch
Để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trước các đối thủ như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng,… ngành du lịch BR-VT cần xác định rõ các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang tính khác biệt của Tỉnh so với sản phẩm du lịch của các địa phương khác. Vì vậy, trong thời gian tới ngành du lịch cần tập trung đầu tư và khai thác các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dân tộc, du lịch thể thao bãi biển và ẩm thực.
Ngoài lợi thế về tài nguyên biển, BR-VT còn có Côn Đảo, rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu và các địa danh lịch sử, ngành du lịch cần tăng cường khai thác nguồn khách có nhu cầu nghiên cứu và học tập thông qua tổ chức các tour du lịch về nguồn dành cho học sinh và sinh viên của các trường trong cả nước.
Để thoả mãn nhu cầu du lịch của du khách cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như: thiết lập hệ thống hỗ trợ và hợp tác về du lịch với các tỉnh, thành lân cận để tạo ra các sản phẩm du lịch thông qua các tour du lịch liên vùng cho khách nội địa, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các khu vui chơi giải trí cao cấp phục vụ khách quốc tế.
Du lịch là một ngành hoạt động mang tính thời vụ, đối với BR-VT tính thời vụ ảnh hưởng rõ rệt, nguồn khách du lịch đến đây chủ yếu tập trung vào các tháng có các ngày nghỉ lễ, Tết và mùa hè (tháng 1; 6 và 8), đều này ảnh hưởng lớn đến việc khai thác nguồn khách, công suất sử dụng phòng, lực lượng lao động, chi phí quảng cáo,… Vì
vậy, ngành du lịch cần đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách trong thời gian này. Bên cạnh đó, cần có chính sách thu hút du khách trong các tháng mà người dân có nhu cầu đi du lịch thấp (tháng 3; 4; 5 và tháng 10).
Sản phẩm du lịch của BR-VT chủ yếu tập trung ở dọc tuyến đường ven biển từ thành phố Vũng Tàu đến huyện Xuyên Mộc. Tuyến du lịch được xác định dựa vào một số tiêu chuẩn như: Tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) và khả năng thu hút khách; Các cơ sở vui chơi giải trí; Cơ sở hạ tầng; Các cơ sở lưu trú; Sự trong sạch của môi trường; Các điều kiện về đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Các tuyến, điểm du lịch được quy hoạch phải có nét đặc trưng, không nên để du khách nhàm chán vì phải thưởng thức cùng loại sản phẩm trong suốt chuyến du lịch như hiện nay, cụ thể phải xác định:
Trung tâm, cụm du lịch Thành phố Vũng tàu và các khu vực phụ cận là trung tâm du lịch văn hóa, lễ hội, giải trí về đêm, thể thao, thương mại, hội nghị.
Cụm Du lịch Long Hải - Phước Hải là cụm văn hóa, thể thao tổng hợp, nghỉ dưỡng biển cao cấp của địa phương và vùng Đông Nam bộ.
Cụm du lịch Núi Dinh - Bà Rịa là cụm nghỉ dưỡng núi, hỗ trợ cho Thành phố Vũng Tàu phát triển du lịch thương mại, hội nghị.
Cụm du lịch Bình Châu - Hồ Linh là cụm du lịch sinh thái rừng nguyên sinh,
điều dưỡng chữa bệnh.
Cụm du lịch Côn Đảo là cụm du lịch sinh thái rừng, biển, đảo, tham quan di tích lịch sử cách mạng, nghỉ dưỡng, giải trí cấp quốc gia và quốc tế, theo mô hình một đặc khu kinh tế du lịch.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cần có biện pháp cứng rắn để ngăn dòng nhập cư bất hợp pháp, không để xảy ra tình trạng ăn xin hoặc bán hàng rong tại các điểm du lịch, tạo cảm giác thoải mái, an toàn khi đến du lịch tại BR-VT.
3.4.4. Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
Định hướng phát triển ngành du lịch cần phải có chiến lược đầu tư phù hợp, phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Đầu tư nâng cấp, mở rộng hoạt động, tạo ra loại hình vui chơi giải trí độc đáo, hiện đại ở các khu du lịch đã xác định. Đồng thời, tôn tạo các di tích văn hoá – lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Cụ thể:
Trên cơ sở Quy hoạch tổng phát triển du lịch huyện Tân Thành, huyện Châu Đức, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch ở hai huyện này. Một số công việc cần làm ngay như: Hoàn chỉnh hạ tầng khu du lịch Núi Dinh, ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án qui mô lớn để triển khai thực hiện việc xây dựng khu du lịch Lâm viên văn hóa Núi Dinh; Đầu tư thêm hạ tầng kỹ thuật để đưa khu du lịch Thác Hòa Bình vào hoạt động.
Tách một phần đất lâm nghiệp dành cho các dự án du lịch xây dựng cơ sở vật chất (khu Núi Dinh, núi Minh Đạm, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Hồ Linh), dành quỹ đất khu vực Hồ Tràm - Hồ Linh, Núi Dinh cho việc qui hoạch đất để kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài từ những tập đoàn kinh doanh du lịch chuyên nghiệp, các công ty có tiềm năng về vốn và công nghệ du lịch để tạo ra những sản phẩm có sức thu hút mạnh mẽ du khách quốc tế. Nhanh chóng triển khai đề án phát triển kinh tế Côn Đảo, đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của Côn Đảo để kêu gọi đầu tư thông qua các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước. Tìm kiếm những tập đoàn kinh tế
mạnh đầu tư khai thác du lịch theo Đề án được Chính phủ phê duyệt.
Xây dựng đề án trùng tu di tích danh lam thắng cảnh theo hướng bảo tồn di tích gắn
với việc khai thác di tích để phục vụ kinh doanh du lịch.
Nghiên cứu bổ sung phương tiện giao thông tại các tuyến du lịch ven biển nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Nâng cấp, tu bổ các đường giao thông nằm trên tuyến du lịch, tăng cường cắm biển báo, biển chỉ dẫn khách du lịch đến các điểm tham quan di tích trên các trục đường chính.
Trong thời gian tới, khi trụ sở của các cơ quan chính quyền cấp tỉnh chuyển về thị xã Bà Rịa, thì thành phố Vũng Tàu sẽ chính thức trở thành thành phố của du lịch và dịch vụ. Vì vậy cần sớm nâng cấp chợ Vũng Tàu ngang tầm với một thành phố du lịch, kết hợp phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách ở các trung tâm thương mại: Vũng Tàu, Bà Rịa, Tân Thành. Nâng cấp các bãi đậu xe, xây dựng các quầy rút tiền, đổi tiền tự động, trạm bảo dưỡng xe trong khuôn viên các trung tâm thương mại.
Hoàn thành siêu thị mỹ nghệ, phát triển một số điểm làm hàng mỹ nghệ từ sò, ốc
phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm của khách du lịch.
Xây dựng khu hội chợ triển lãm, hội nghị tại Vũng Tàu để tạo cơ sở hạ tầng bước đầu cho việc phát triển loại hình du lịch hội nghị - hội thảo (MICE).
Hoàn thiện nhà thi đấu đa năng, khu thể thao Bàu Trũng - Vũng Tàu, các trung tâm văn hóa thể thao ở Long Điền, Bà Rịa, Xuyên Mộc, thu hút các giải đấu, các đợt tập huấn thể thao cấp vùng, miền và cấp quốc gia.
3.4.5. Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch
Để trở thành một trung tâm du lịch của vùng và cả nước, một yếu tố không thể thiếu đó là con người. Một địa phương có điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ du lịch hiện đại đến đâu cũng không thể đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách nếu phong cách phục vụ tồi, kém chất lượng. Để giải quyết vấn đề về nguồn lao động có kỹ năng phục vụ tốt cho ngành, cần thiết phải thực hiện một số vấn đề sau:
Trước mắt, cần tập trung tạo mọi điều kiện để người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch được cập nhật kiến thức thông qua các hình thức đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, việc cơ cấu lại đội ngũ nhân sự tại các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết để mỗi người thể hiện đúng năng lực thực sự của mình.
Khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động mới chưa qua đào tạo và gửi cho các cơ sở đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp thì các bên phải có sự phân giao về trách nhiệm trong quá trình đào tạo lý thuyết – thực hành, thông qua hình thức này có thể tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học tham gia học nghề vì đảm bảo được việc làm ngay khi rời ghế nhà trường.
Hiện nay nhu cầu học tập và trau dồi ngoại ngữ (tiếng Anh, Hoa, Hàn Quốc) đối với người lao động đang làm việc tại các huyện là rất lớn nhưng còn thiếu các trung tâm dạy ngoại ngữ có chất lượng, nếu có cũng chỉ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh phổ thông chứ chưa phục vụ cho đội ngũ người lao động. Vì vậy, chính quyền địa phương cần tích cực hơn đối với chủ trương xã hội hóa giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ của người lao động.
Theo dự báo cho thấy, đến năm 2020, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch là 29.629 người (tăng 5.170 người so với năm 2010). Như vậy, trung bình mỗi năm phải đào tạo thêm khoảng 1.000 lao động có tay nghề để vừa bổ sung vừa thay thế cho đội ngũ lao động hiện nay.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học và 4 trường trung cấp đào tạo các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật và một số trung tâm có liên kết đào tạo bậc trung cấp,
đại học với các trường cao đẳng, đại học trong cả nước với quy mô đào tạo hàng năm khoảng 1.500 học viên (trong đó có 1 trường đào tạo nghiệp vụ du lịch với chỉ tiêu 300 học viên mỗi năm). Nhìn chung, số học viên sau khi học xong tại đây chưa có khả năng “nhập cuộc”, nhất là học viên ngành du lịch, do chương trình đào tạo nói chung còn nặng về mặt lý thuyết, thiếu tính thực hành, giảng viên thiếu kinh nghiệm và thực tiễn. Trước tình hình đó, đòi hỏi ngành giáo dục phải trang bị kịp thời về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thiết bị dạy nghề để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Trong những năm tới, các khu du lịch quy mô lớn đi vào khai thác sử dụng thì nhu cầu về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động ngành du lịch sẽ rất lớn. Bên cạnh đó, BR-VT là địa điểm thuận lợi cho công tác đào tạo thực hành đối với chuyên ngành du lịch. Vì vậy, cần thiết phải nâng cấp trường trung cấp nghiệp vụ du lịch của tỉnh trở thành trường đại học du lịch chất lượng cao với chỉ tiêu hàng năm khoảng
1.000 sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu địa phương cũng như khu vực và cả nước.
Ngoài ra, còn có một nguồn lao động có kỹ năng đến từ các trung tâm đào đạo lớn của cả nước (thành phố Hồ Chí Minh) là cơ hội để BR-VT tuyển chọn và sử dụng. Nhưng để thu hút được tối đa lực lượng này, cần thiết phải có chế độ thu hút và đãi ngộ tương xứng.