Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoản Việt Nam - thực trạng và đề xuất - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



Trang

Bảng 1. Quy mô TTCK Việt Nam trong 5 năm đầu Bảng 2. Quy mô TTCK Việt Nam năm 2006

Bảng 3. Quy mô niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Tính đến tháng 3/2010)

Bảng 4. Quy mô niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Tính đến tháng 3/2010)

Bảng 5. Kết quả một số đợt bảo lãnh phát hành TPCP năm 2009

Bảng 6. Danh mục chứng khoán nợ năm 2009 của NHTMCP Sài Gòn

– Hà Nội

Bảng 7. Giới thiệu các Quỹ đầu tư đã niêm yết trên TTCK Việt Nam (Tính đến tháng 3/2010)

Bảng 8. Kết quả hoạt động năm 2009 của các Quỹ Bảng 9. Danh mục đầu tư của các Quỹ năm 2009

Bảng 10. Giá trị tài sản ròng (NAV) của các Quỹ năm 2009 Bảng 11. Kết quả kinh doanh năm 2009 của một số CTCK lớn

Bảng 12. Kết quả kinh doanh năm 2009 của các CTCK mới niêm yết Bảng 13. Các CTCK dẫn đầu về hoạt động tự doanh CK năm 2009


Hình 1. Biểu đồ giá các chứng chỉ quỹ năm 2009 Hình 2. Thị phần môi giới cổ phiếu năm 2009

33

33

39


40


42

43


49


50

52

53

63

64

66


54

64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các định chế tài chính và vai trò đối với thị trường chứng khoản Việt Nam - thực trạng và đề xuất - 2

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống tài chính, đồng thời, là một kênh huy động vốn rất hiệu quả đối với một quốc gia theo nền kinh tế thị trường. Đây là nơi mà các chủ thể tổ chức và cá nhân tham gia tích cực vào các hoạt động mua bán trao đổi các công cụ tài chính dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy thị trường chứng khoán vận hành thông suốt và trợ giúp đắc lực cho nền kinh tế nhờ sự có mặt của các trung gian hay các định chế tài chính. Mặt khác, các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trên thị trường cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho các tổ chức này.

Sự tham gia của các định chế tài chính, chủ yếu của các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư và các công ty chứng khoán đã góp phần quan trọng làm tăng chất lượng, hiệu quả và tính sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong gần 10 năm hoạt động qua. Vì vậy, nhận thức được đúng vai trò và thúc đẩy hoạt động của các định chế tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam là thực sự cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự cấp thiết của việc ổn định hoạt động của các định chế tài chính nhằm xây dựng một thị trường chứng khoán bền vững và có sức ảnh hưởng trong nền kinh tế khu vực, mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở lý luận về vai trò của các tổ chức này để phân tích thực trạng hoạt động của các định chế tài chính tại thị trường chứng khoán Việt Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống các định chế tài chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của các định chế tài chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Những vấn đề xung quanh hoạt động và ảnh hưởng của các định chế tài chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam rất phức tạp và rộng lớn. Trong khuôn khổ đề tài, phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở các định chế nội địa tại Việt Nam (bao gồm các định chế 100% vốn nội địa và các định chế có vốn đầu tư nước ngoài) và đi sâu vào một số định chế tham gia trực tiếp và chủ yếu vào thị trường.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, kết hợp logic và lịch sử…

5. Bố cục của khóa luận

Ngoài các phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, nội dung cơ bản của khóa luận tốt nghiệp gồm 03 chương như sau:

Chương I: Các định chế tài chính và vai trò đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán

Chương II: Thực trạng hoạt động và ảnh hưởng của các định chế tài chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương III: Một số đề xuất nâng cao vai trò của các định chế tài chính đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Phan Trần Trung Dũng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do đây là một đề tài tương đối rộng, kiến thức của em còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến từ phía các thày cô giáo cùng bạn đọc để giúp em hoàn thiện đề tài này tốt hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN‌‌

I. Tổng quan về thị trường tài chính

1. Thị trường tài chính

1.1. Khái niệm và chức năng

Thị trường tài chính là một khái niệm rất rộng, do vậy có không ít cách định nghĩa, ví dụ:

Định nghĩa 1: “Thị trường tài chính là nơi mà thông qua đó tất cả các hãng kinh doanh, các hộ gia đình, và chính phủ trong nước hay ngoài nước có nguồn tài chính dư thừa, tiết kiệm có thể tìm kiếm, giao dịch, và ký kết hợp đồng vay mượn hay mua bán những chứng chỉ sở hữu tài sản với các hãng kinh doanh, các hộ gia đình, và chính phủ trong nước hay ngoài nước khác, những người có nhu cầu sử dụng các nguồn tài chính để thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu

của họ”1. Định nghĩa này chỉ rõ được các đối tượng tham gia thị trường, hàng

hóa của thị trường và cách thức hoạt động của thị trường.

Định nghĩa 2: “Thị trường tài chính là nơi giao dịch, là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi các sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế”2. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động diễn ra trên thị trường và thời hạn luân chuyển hàng hóa của thị trường.

Như vậy, có thể khái quát lại: “Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự dịch chuyển vốn từ những người thừa vốn sang những người thiếu vốn, cụ thể là các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi quyền sử dụng các nguồn lực tài chính thông qua việc mua bán các công cụ tài chính”. Định nghĩa này cho thấy mục tiêu của thị trường tài chính là thu hút các thành viên của thị trường (người thừa vốn và người thiếu vốn) tham gia vào các hoạt động của thị trường (giao dịch, mua bán và trao đổi các công cụ tài chính) để nâng cao hiệu quả sử dụng các


1 Phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam theo các mô hình hiện đại (trang 5, 6) – NXB KH&KT, 2009.

2 Lý thuyết tài chính tiền tệ (trang 59, 60) – NXB ĐH QG TP. HCM, 2009.

nguồn lực tài chính trong một nền kinh tế. Cụ thể, chủ thể thừa vốn sẽ tìm kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đầu tư và chủ thể thiếu vốn sẽ bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các nhu cầu khác.

Thị trường tài chính (TTTC) là loại thị trường bậc cao chỉ tồn tại và hoạt động trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia. Bên cạnh là kênh dẫn vốn đắc lực, thị trường tài chính còn kích thích hoạt động tiết kiệm, đầu tư và làm gia tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính. Với những chức năng trên, thị trường tài chính tạo lập được nhiều nguồn vốn cho nền kinh tế, giúp khai thác triệt để và hiệu quả các nguồn lực tài chính để từ đó thúc đẩy quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế thế giới.

1.2. Cấu trúc

Căn cứ vào bản chất, phương thức hoạt động và đối tượng là các công cụ tài chính, có nhiều cách phân chia thị trường tài chính.

1.2.1. Theo cơ cấu của thị trường

- Thị trường sơ cấp: nơi phát hành lần đầu các giấy tờ có giá để huy động và tập trung vốn.

- Thị trường thứ cấp: nơi mua bán, trao đổi các giấy tờ có giá đã phát hành trên thị trường sơ cấp.

1.2.2. Theo thời hạn luân chuyển vốn

- Thị trường tiền tệ: nơi giao dịch, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn. Thời gian đáo hạn của các chứng khoán trên thị trường tiền tệ thường dưới một năm.

- Thị trường hối đoái: nơi giao dịch, mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế, là thị trường phi tập trung.

- Thị trường chứng khoán: nơi giao dịch, mua bán các giấy tờ có giá trung và dài hạn.

1.2.3. Theo cách thức tổ chức

- Thị trường có tổ chức: là thị trường giao dịch tập trung ở sở giao dịch, hàng hóa là các chứng khoán đã được niêm yết.

- Thị trường không có tổ chức: là thị trường giao dịch không tập trung, giao dịch ở ngoài sở giao dịch, hàng hóa là các chứng khoán chưa được niêm yết.

2. Giới thiệu về thị trường chứng khoán

2.1. Khái niệm

Là một bộ phận quan trọng của thị truờng tài chính, “Thị trường chứng khoán là một cơ chế thông qua đó người mua và người bán có thể tiến hành tìm kiếm, giao dịch, trao đổi và mua bán chứng khoán”. Thị trường chứng khoán (TTCK) chính là nơi tập hợp các tổ chức giúp cho sự mua bán tài sản đầu tư được thuận lợi, tạo tính thanh khoản cao cho người đầu tư, nơi mọi hoạt động đều diễn ra công bằng và mục tiêu cuối cùng là giúp người cần vốn tìm được nguồn vốn từ nhiều người riêng lẻ trong toàn xã hội.

Thị trường chứng khoán được coi là thị trường huy động vốn dài hạn trực tiếp, không qua trung gian, khác với hoạt động ngân hàng là hoạt động cung cấp vốn ngắn hạn gián tiếp, thông qua tổ chức trung gian là ngân hàng. Đối với các công ty có triển vọng, cần có sản phẩm mới, công nghệ cao và có sức cạnh tranh thì thị trường chứng khoán là nơi đáp ứng vốn dài hạn hiệu quả nhất.

2.2. Vai trò

Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp vốn dài hạn cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, được tổ chức bao gồm nhiều hình thức hoạt động và được kiểm soát chặt chẽ bởi pháp luật. Mỗi nước đều có hệ thống pháp luật và hệ thống luật lệ của các tổ chức thành viên để điều hành hoạt động của thị trường thực hiện tốt chức năng nối liền nguồn cung và nguồn cầu vốn về đầu tư, thể hiện vai trò quan trọng trong:

- Hỗ trợ hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả thông qua việc kết nối người cung cấp với người sử dụng vốn.

- Cung cấp cơ sở hạ tầng cho hoạt động tìm kiếm, giao dịch, trao đổi chứng khoán cho các nhà đầu tư.

- Tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán (CK).

- Là phong vũ biểu của nền kinh tế và cơ sở cho các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

2.3. Nguyên tắc hoạt động

Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính phát triển cao trong nền kinh tế thị trường, hoạt động theo cơ chế riêng biệt được tiêu chuẩn hóa và mang tính quốc tế, theo bốn nguyên tắc hoạt động:

- Trung gian mua bán

- Công khai

- Đấu giá

- Pháp chế mọi giao dịch

2.4. Cấu trúc

Tùy theo tiêu chí, thị trường chứng khoán được phân chia như sau:

2.4.1. Theo phương thức giao dịch

- Thị trường sơ cấp/ Thị trường cấp một/ Thị trường phát hành (Primary market): là nơi mà các loại CK được cơ quan phát hành bán cho các nhà đầu tư, hay các CK lần đầu tiên được bán ra thị trường.

- Thị trường thứ cấp/ Thị trường cấp hai/ Thị trường luân chuyển chứng khoán (Secondary market): là thị trường mua đi bán lại các loại CK đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Khi đó CK trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, được bán cho nhà đầu tư thứ hai mà không làm tăng quy mô đầu tư vốn.

2.4.2. Theo phương thức tổ chức và giao dịch

- Sở giao dịch chứng khoán/ TTCK tập trung/ TTCK chính thức: nơi mua bán các CK được niêm yết trong danh sách của thị trường.

- Thị trường OTC/ TTCK phi tập trung/ TTCK không chính thức/ Thị trường qua quầy: là thị trường không có địa điểm giao dịch cụ thể, giao dịch qua hệ thống điện thoại và vi tính nối mạng các CK mới phát hành lần đầu.

2.4.3. Theo công cụ lưu thông

- Thị trường cổ phiếu: là thị truờng phát hành và mua đi bán lại các cổ phiếu đã được phát hành.

- Thị trường trái phiếu: là thị truờng phát hành và mua đi bán lại các trái phiếu đã được phát hành, bao gồm thị trường trái phiếu chính phủ và thị trường trái phiếu công ty.

- Thị trường chứng khoán phái sinh: là thị truờng phát hành và mua đi bán lại các loại CK phái sinh đã được phát hành.

II. Tổng quan về các định chế tài chính

1. Định chế tài chính

1.1. Khái niệm

Các định chế tài chính trung gian (hay các trung gian tài chính) là những tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các định chế tài chính là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội dưới các hình thức tiền gửi, phí bảo hiểm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và các loại chứng từ có giá khác, sau đó sử dụng các nguồn vốn huy động này để cấp tín dụng cho vay hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận. Như vậy, các định chế tài chính (ĐCTC) là những chủ thể đóng vai trò truyền dẫn vốn một cách gián tiếp từ người có vốn sang người cần vốn.

1.2. Phân loại

Có hai cách chủ yếu phân loại hệ thống định chế tài chính:

1.2.1. Căn cứ vào mục đích hoạt động

- Các định chế kinh doanh

Việc huy động vốn và đầu tư vốn dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế giữa chi phí huy động vốn và thu nhập từ việc sử dụng vốn, tức là kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.

Nhóm định chế tài chính này bao gồm: ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,…

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí