Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 12


thông tin trong và ngoài nước kịp thời, các khó khăn vướng mắc nhanh chóng được khắc phục. Trình độ quản lý bao gồm quản lý về con người, quản lý tài chính, quá trình kinh doanhđầu tư, đảm bảo tất cả các yếu tố trên hoạt động đúng vai trò của mình.

b) Gi i pháp từ phía các doanh nghiệp Myanmar.

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp Myanmar không nhiều và chưa có bất kỳ doanh nghiệp nào đầu tư sang Việt Nam, chỉ có số ít doanh nghiệp trong số đó có hoạt động xuất nhập khẩu với Việt Nam. Khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Myanmar chưa nhiều, mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu hàng hóa trong nước. Hơn nữa, hiện nay Chính phủ Myanmar mở cửa nền kinh tế, hàng hóa có chất lượng và giá cả hợp lý của nước ngoài tràn sang nhiều, gây khó khăn trong kinh doanh của các doanh nghiệp Myanmar. Để phát triển kinh doanh thì các doanh nghiệp Myanmar cần phải cố gắng rất nhiều. Trong mối quan hệ thương mại với Việt Nam, các doanh nghiệp Myanmar cũng cần có nhiều sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.

Điều đầu tiên các doanh nghiệp Myanmar cần phải nhận định đó là Việt Nam đã mở cửa hơn 30 năm, số lượng hàng hóa có chất lượng của nước ngoài vào thị trường Việt Nam rất nhiều, người dân có nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu của họ. Thị trường hàng hóa ở Việt Nam rất phong phú và đang dần bão hòa, để hàng hóa Myanmar thâm nhập được vào thị trường Việt Nam, các doanh nhân Myanmar phải có chiến lược kinh doanh dài hạn, có đủ năng lực và tài chính để th o đuổi. Các doanh nghiệp Myanmar nên tiến hành phân tích SWOT hàng hóa của mình, sau đó xây dựng các phương án để xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam.

Tiếp đó các doanh nghiệp Myanmar phải nghiên cứu kỹ chính sách các mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam. Không giống như Luật xuất nhập khẩu của Myanmar, Việt Nam đã dỡ bỏ rất nhiều rào cản phi thuế quan, tham gia giảm thếu theo lộ trình của các tổ chức kinh tế mà Việt Nam tham gia yêu cầu. Chính sách Hải quan của Việt Nam thông thoáng và đã sử dụng hải quan điện tử trên toàn quốc, vì vậy hàng hóa của Myanmar vào Việt Nam cũng được kiểm soát rất chặt chẽ.


Việt Nam cũng vẫn đang trong quá trình xây dựng đất nước, nên nhu cầu về nguyên vật liệu để sản xuất vẫn còn rất lớn. Trong khi đó, Myanmar có nguồn tài nguyên giàu có, trữ lượng dầu mỏ dồi dào, các sản phẩm nông nghiệp của Myanmar được đánh giá là sạch và có hương vị thơm ngon rất phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, có thể xuất khẩu số lượng lớn sang Việt Nam.

Hy vọng trong thời gian tới, với sự hỗ trợ từ Chính phủ Myanmar cộng với sự cố gắng của các doanh nghiệp Myanmar, sẽ có nhiều hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Myanmar có mặt ở thị trường Việt Nam. Giúp người tiêu dùng Việt Nam có thêm một sự lựa chọn cho nhu cầu của mình.

Như vậy, qua việc phân tích quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar, tác giả nhận thấy dù cả hai nước đều còn nhiều khó khăn nhưng đã rất nỗ lực trong việc phát triển quan hệ kinh tế. Như các nhà lãnh đạo hai bên từng đề cập, và thực tế cũng cho thấy, Việt Nam và Myanmar có rất nhiều điểm tương đồng. Bên cạnh đó, hai bên có lịch sử phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác lâu dài và đang dần hình thành và phát triển quan hệ kinh tế. Những năm tiếp sau đây, cả hai nước đều hy vọng quan hệ kinh tế song phương sẽ có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Myanmar - Thực trạng và giải pháp - 12

Qua việc phân tích các số liệu về quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar, tác giả đã rút ra được những kết luận sau:

Thứ nhất, Myanmar là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ôn hòa, ít thiên tai bão lụt, có diện tích lớn (gấp hai lần Việt Nam), bờ biển dài; con người Myanmar bị ảnh hưởng bởi đạo Phật nên hiền lành, thật thà. Tuy nhiên, do chế độ quân chủ chuyên chế đóng cửa nền kinh tế và bị Mỹ cấm vận từ năm 1988 nên nền kinh Myanmar bị lạc hậu, kém phát triển. Năm 2011, Myanmar đã tuyên bố mở cửa trở lại nền kinh tế và ngay lập tức tạo được sự chú ý của các tổ chức và các nước khác trên thế giới. Myanmar được nhận định là “mỏ vàng cuối cùng của Châu Á”, hứa hẹn tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai.

Thứ hai, Việt Nam và Myanmar vốn đã có quan hệ chính trị ngoại giao lâu đời, tốt đẹp, nên khi Myanmar cải cách kinh tế đã tăng cường hợp tác trên tất cả các mặt, nhất là kinh tế. Qua phân tích cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng lên và còn vượt mục tiêu kỳ vọng của Chính phủ hai nước, Việt Nam đã bước đầu có những dự án đầu tư ở Myanmar. Kết quả là vào năm 2017, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Myanmar, và là nước thứ 7 có tổng nguồn vốn FDI vào Myanmar. Tuy Việt Nam đã nằm trong top 10 nước có quan hệ kinh tế với Myanmar nhưng tỷ lệ thương mại và đầu tư của Việt Nam với Myanmar còn ở mức khiêm tốn, kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar mới chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017, tổng số vốn FDI của Việt Nam vào Myanmar mới chỉ chiếm 2,8% trong tổng số vốn FDI vào Myanmar năm 2017 (Tổng cục Hải quan, 2018).

Thứ ba, quan hệ kinh tế hai nước đã phát triển hơn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp là bởi vì vẫn có nhiều khó khăn và thách thức trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Khó khăn lớn nhất đến từ Myanmar đó là hệ thống luật pháp tuy đã thay đổi nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản, chính sách của Myanmar không thống nhất và thường xuyên thay đổi không báo trước. Thêm vào đó hạ tầng cơ sở của Myanmar rất kém, lực lượng lao động tuy đông nhưng trình độ tay nghề chưa cao, chính trị và xung đột sắc tộc chưa thực sự ổn định, là tất cả những khó khăn khi doanh nghiệp


Việt Nam tham gia mối quan hệ kinh tế với Myanmar gặp phải. Về phía Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định, đó là do không có biên giới giáp danh với Myanmar nên hàng hóa Việt Nam mất nhiều thời gian và chi phí để vận chuyển sang Myanmar, làm giá thành cao hơn các hàng hóa của Trung Quốc hay Thái Lan, mặc dù người dân Myanmar rất có cảm tình với hàng Việt Nam nhưng bất lợi về giá làm hàng Việt Nam giảm sức cạnh tranh trên thị trường Myanmar. Các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Myanmar cũng bị hạn chế bởi nguồn vốn và khả năng quản lý, hơn nữa Myanmar cũng chưa có những ưu đãi đặc biệt dành cho Việt Nam, vì thế mà quan hệ kinh tế của hai nước còn ở mức thấp.

Thứ tư, để đưa quan hệ kinh tế có những bước tiến vượt bậc thì cả Chính phủ hai nước và Doanh nghiệp hai nước phải cùng nhau đoàn kết và đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước hiệu quả hơn. Chính phủ Việt Nam cần có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có quan hệ thương mại, đầu tư với Myanmar về mặt thuế suất và nguồn vốn, đồng thời phải nâng cao trình độ của cán bộ phụ trách thương mại, đầu tư với Myanmar. Về phía Myanmar, cần phải làm rất nhiều việc, từ việc cải cách chính sách thương mại đầu tư đến cải thiện tình trạng hạ tầng cơ sở, giao thông, thông tin vẫn còn nhiều yếu kém hiện tại. Doanh nghiệp hai nước phải có những kế hoạch kinh doanh, đầu tư cụ thể, thực tế, có đủ tài chính cũng như các kỹ năng mềm khác để thực hiện buôn bán, đầu tư với nhau.

Tóm lại, dù còn nhiều khó khăn nhưng tác giả vẫn tin tưởng rằng, trong tương không xa sẽ nhìn thấy sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Myanmar và hơn nữa là sự phát triển quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar. Để từ đó củng cố thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước, góp phần vào phát triển kinh tế khu vực và trên thế giới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt


1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2012, Cục Đầu tư nước ngoài, Luật xuất nhập khẩu của Myanmar 2012

2. Bộ Công Thương 2017, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Số liệu xuất nhập khẩu Việt Nam – Myanmar

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2017, Cục Đầu tư nước ngoài-, Tài liệu ph c v Hội th o Ðầu tu bền vững trong linh vực nông nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam ở Tiểu vùng sông Mê Kông tại Hà Nội

4. Đỗ Huy Thưởng 2015, Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc

à bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31 số 4 (2015) tr.30-38

5. Đoàn Thị Mỹ Hạnh 2009, Tài liệu hướng dẫn học tập Thương mại quốc tế,

Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh


6. Nguyễn Thị Ngọc Mai 2016, Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam: Nhân tố tác động và hàm ý chính sách, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội

7. Nguyễn Thị Thanh Thủy 2013, Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – Myanmar, Khóa luận tốt nghiệp, ĐH Ngoại Thương

8. Phùng Anh Vũ 2017, Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Ðộ và Châu Á. Số 2- 2017, tr.49-tr.56

9. Quốc hội, 2014, Luật Đầu tư


10. Trần Huỳnh Thúy Phượng 2013, Đầu tư nước ngoài tại Myanmar Cơ hội và thách thức, Tạp chí phát triển và hội nhập - Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM, 2013, tr.58-tr.62


11. Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh 2015, Thị trường Myanmar 2015. Tài liệu hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam

12. Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh 2016, Thị trường Myanmar 2016. Tài liệu hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam

13. VCCI, 2013, Hồ sơ thị trường Myanmar , Ban đối ngoại VCCI


14. VCCI, 2016, Hồ sơ thị trường Myanmar , Ban đối ngoại VCCI


15. Võ Xuân Vinh 2014, Biến đ i chính trị và kinh tế của Myanmar và tác động đến khu vực và Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia

16. VPBank Securities 2015, Báo cáo cập nhật thị truờng Myanmar 2014-15


17. VPBank Securities 2015, Báo cáo Ngành Ngân hàng Myanmar


18. VPBank Securities 2015, Cập nhật Luật thuế Liên bang Myanmar


19. Vũ Chí Lộc 2012, Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

II. Tài liệu tham khảo tiếng anh


20. ASIAN Development Bank (ADB), Myanmar in Transition: Opportunities and Challenges 8/2012, tại địa chỉ: https://www.adb.org/sites/default/files/publication/29942/myanmar- transition.pdf

21. Aung Naing Oo - Director General / SecretarymMIC 2017, The new investment regime in Myanmar - Myanmar Investment Seminar in Japan 2017, tại địa chỉ: https://www.jica.go.jp/activities/schemes/priv_partner/ku57pq000016s6az- att/invest_mya_env03.pdf

22. Directorate of Investment and Company Administration (DICA), Data and Statistics 2018, tại địa chỉ: https://www.dica.gov.mm/en/data-and-statistics


23. Directorate of Investment and Company Administration (DICA), Myanmar Investment Law 2017, tại địa chỉ: https://www.dica.gov.mm/sites/dica.gov.mm/files/document- files/myanmar_investment_law_official_translation_3-1-2017.pdf

24. International Enterprise Singapore, Snapshot on Myanmar Investment Law 2016 and Myanmar Investment Rules 2012, 2016 tại địa chỉ: https://www.iesingapore.gov.sg/-/media/IE-Singapore/Files/Venture- Overseas/Browse-By-Market/Myanmar/Snapshot-on-Myanmar-Investment- Law-2016-and-Myanmar-Investment-Rules-201.ashx?la=en

25. PWC, Myanmar Business Guide - Fifth edition October 2017, tại địa chỉ: https://www.pwc.com/mm/en/publications/assets/myanmar-business-guide- 2017.pdf

III. Tài liệu tham khảo từ internet


26. ASIAN Development Bank (ADB), Myanmar: Economy


https://www.adb.org/countries/myanmar/economy, ngày truy cập 20/3/2018


27. Bộ Ngoại giao Việt Nam 2017, Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Campuchia, Lào và Myanmar trong bối c nh GMS – Những thay đ i trong thương mại à đầu tư

http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/cn_vakv/ca_tbd/nr040819103124/ns0 70802135425, ngày truy cập 20/3/2018

28. Central Intelligence Agency (CIA) 2017, The World Factbook – Myanmar


https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/bm.html, ngày truy cập 7/3/2018

29. Cổng thông tin điện tử-Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2016, Myanmar đặt m c tiêu thu hút 140 tỷ USD vốn FDI đến năm 2030

http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=32501&idcm=138, ngày truy cập 9/3/2018


30. Công ty Luật Thành Đô 2017, Những điều cần biết khi đầu tư tại Myanmar năm 2017

http://luatthanhdo.com/nhung-dieu-can-biet-khi-dau-tu-tai-myanmar-nam- 2017/, ngày truy cập 19/3/2018

31. Đàm Hoa, Nhịp cầu đầu tư 2016, Cơn sốt đầu tư ào Myanmar Nóng nhất châu Á!

http://nhipcaudautu.vn/tai-chinh/thi-truong-quoc-te/con-sot-dau-tu-vao- myanmar-nong-nhat-chau-a-3311591/, ngày truy cập 14/3/2018

32. Directorate of Investment and Company Administration (DICA), FDI Yearly by country

https://www.dica.gov.mm/sites/dica.gov.mm/files/document- files/fdi_yearly_by_country_3.pdf, ngày truy cập 18/3/2018

33. Đông Bắc, VOV, 2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm à làm iệc tại Liên bang Myanmar

https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-nguyen-tan-dung-tham-va-lam-viec-tai- lien-bang-myanmar-139487.vov, ngày truy cập 9/8/2018

34. Goldenlotus Travel, Giới thiệu đất nước Myanmar


http://dulichmyanmar.info/gioi-thieu, ngày truy cập 5/3/2018


35. GPV, Vietnamnet 2017, Việt Nam, Myanmar ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Hợp tác Toàn diện

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/viet-nam-myanmar-ky-tuyen-bo- chung-ve-quan-he-doi-tac-hop-tac-toan-dien-395158.html, ngày truy cập 9/3/2018

36. Hoàng Yến, Thời báo Tài chính Việt Nam 2013, Hiểu ăn hóa kinh doanh để khai thác "mỏ vàng" Myanmar

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2013-07-18/van-hoa- kinh-doanh-o-thi-truong-myanmar.aspx, ngày truy cập 17/3/2018

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 27/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí