Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 19

137

ánh văn hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh của người Việt Nam và người nước ngoài. Với những mức thu hợp lý về thuế thu nhập thì việc tuân thủ các chính sách thuế thu nhập được thực thi tốt hơn và ngược lại. Khi điều chỉnh mức thu thuế cao (xét về mặt giá trị tuyệt đối) thì tâm lý trốn thuế, khai gian.. thậm chí là thay đổi quốc tịch hay từ bỏ kinh doanh sẽ xảy ra. Tâm lý né tránh và trốn thuế quen dần sẽ thành văn hóa kinh doanh của một số cá nhân và doanh nhân. Thông thường các doanh nhân ở các nước phát triển thường chấp hành luật pháp tốt hơn do thói quen và chế tài pháp luật của nước họ chặt chẽ hơn. Khi số lượng lớn các cá nhân và doanh nhân cùng chấp hành sẽ tạo nên văn hóa kinh doanh của quốc gia đó. Việt Nam là nước đang phát triển với mức thu nhập thấp và điều kiện sống chưa cao nên việc tuân thủ các chính sách thuế thu nhập không thể dựa vào sự tự giác mà phải có chế tài đủ mạnh. Đồng thời phải có các chương trình tôn vinh các cá nhân và doanh nhân xuất sắc chấp hành tốt pháp luật về thuế thu nhập dần dần tạo thành nét văn hóa kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp. Những cá nhân và doanh nhân Việt Nam phải được tự hào và đáng được vinh danh với thái độ và văn hóa của mình trong việc chấp hành luật thuế thu nhập sẽ tạo nên văn hóa sống và trách nhiệm xã hội của danh nghiệp. Nhận thức được điều kiện này đòi hỏi phải có thời gian, lộ trình và chương trình hành động cụ thể trong thời gian dài. Điều kiện này cũng quyết định đến vấn đề các chính sách điều chỉnh thuế thu nhập có đi vào cuộc sống hay không. Vì tâm lý thiếu niềm tin và chủ nghĩa cá nhân sẽ thủ tiêu động lực của con người trong hành động cụ thể. Tâm lý này hiện nay khá phổ biến ở nước ta theo kiểu “ không quan tâm đến luật thay đổi, trốn được cứ trốn”. Văn hóa kinh doanh ở các nước phát triển thường ngược lại, nếu chính sách thay đổi, cá nhân và doanh nhân sẽ sử dụng tối đa quyền hợp pháp của mình để thay đổi, khi đã là luật thì chấp hành nghiêm túc. Tất nhiên, văn hóa kinh doanh tuân thủ Nhà nước pháp quyền cũng cần có thời gian để tạo dựng. Tuy nhiên, điều kiện này đòi hỏi khi điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cũng phải tính đến các chế tài bắt buộc phải nhiều hơn và phối hợp với các giải pháp tuyên truyền, vận động mới mới đạt được hiệu quả cao.

3.4.2. Các điều kiện chủ quan

- Điều kiện chủ quan đầu tiên đề cập đến là ý thức chấp hành luật là điều kiện tiên quyết cho chính sách điều chỉnh thuế đi vào cuộc sống. Khi mọi người dân và doanh nhân có ý thức chấp hành cao thì việc điều chỉnh chính sách thuế thu nhập

138

luôn được tuân thủ. Nếu có những bất đồng hay sai sót thường được xử lý theo pháp luật với các quyền công dân và quyền kinh doanh cơ bản. Việc kháng nghị hay kiện các cơ quan công quyền ở các nước phát triển là hiện tượng xảy ra thường xuyên và đúng mực. Các cá nhân và doanh nhân có ý thức tốt trong thực thi luật pháp sẽ tạo điều kiện cho việc điều chỉnh chính sách thuế nói riêng và luật pháp nói chung rất hiệu quả. Bên cạnh đó, những nội dung và chính sách thuế cũng phải khá công bằng và bình đẳng vì các cơ quan công quyền ra chính sách cũng sẽ bị liên đới khi bị kiện vì các chính sách đó. Ý thức chấp hành luật không chỉ đối với các cá nhân và doanh nhân mà cũng là yêu cầu khắt khe với các công chức ban hành chính sách. Khi ý thức chấp hành luật cao thì các chính sách điều chỉnh thuế sẽ được thực thi có hiệu quả và ngược lại. Nếu các chính sách điều chỉnh thuế được ban hành ra nhưng không ai theo thì hiệu quả không có. Thậm chí, nếu cơ quan ban hành ra cũng thiếu ý thức pháp luật chỉ vì các lợi ích cục bộ sẽ gây mất niềm tin và kém hiệu quả. Việt Nam cũng cần phải tăng cường điều kiện này theo cả hai phương diện từ người chịu thuế đến cơ quan quản lý thuế. Việc các cơ quan công quyền khó có thể bị kiện về chính sách thì niềm tin và ý thức chấp hành của người dân và doanh nghiệp cũng không khả quan hơn. Vì vậy, điều kiện này rất cần đến biện pháp vừa tuyên truyền động viên ý thức chấp hành luật của người dân và doanh nghiệp vừa phải quyết liệt thực thi độc lập chức năng pháp quyền của Nhà nước của các cơ quan công quyền ở Việt Nam.

- Điều kiện chủ quan thứ hai là thói quen và cách làm của cả đối tượng quản lý và đối tượng bị quản lý. Những thói quen từ thời bao cấp ỷ lại cho Nhà nước đến thói quen “cậy quyền, thế và quan hệ” trong giai đoạn quá độ dẫn đến thiếu minh bạch và công bằng trong kinh doanh và thu nộp thuế thu nhập nói riêng. Những thói quen và cách làm đó gây cản trở rất cho chủ trương, chính sách thuế thu nhập nói riêng có hiệu quả khi áp dụng. Chẳng hạn, chính sách tín dụng thuế là tránh thu thuế hai lần cho người chịu thuế nhưng sẽ bị méo mó nếu tạo thành cơ chế xin – cho. Những khó khăn và vướng mắc nảy sinh từ chính sách có thể điều chỉnh nhưng xuất phát từ cách làm và thói quen thì phải giáo dục. Điều kiện này thường xảy ra đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi, kinh tế kém phát triển vì chưa hoặc đang thoát thai từ những nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi lên. Điều kiện này cũng ảnh hưởng lớn đến việc thực thi các chính sách thuế thu nhập khi nó động chạm trực tiếp đến quyền lợi của họ.

139

- Điều kiện thứ ba là tổ chức nguồn nhân lực của ngành thuế: Trên cơ sở các yêu cầu về nhiệm vụ thu ngân sách được Nhà nước giao cho ngành thuế và tình hình gia tăng về số lượng NNT thì việc tổ chức nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế hiện đại đòi hỏi có chiến lược bổ sung, nâng cấp cả lượng và chất đối với đội ngũ này.

Theo Chiến lược quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục thuế thì tổng số nhu cầu nhân lực ngành thuế đến năm 2020: 60.000 (người), theo đó nhu cầu nhân lực tăng thêm vào khoảng 30.000 - 32.000 người (bình quân mỗi năm nhu cầu tuyển dụng là trên 3.000 người), trong đó:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

+ Lao động tăng thêm do yêu cầu, nhiệm vụ quản lý và thực hiện công vụ của ngành đến năm 2020 là: 20.000 (người); bình quân mỗi năm nhu cầu tăng thêm khoảng 2.000 người;

+ Lao động tăng thêm do lao động giảm tự nhiên (chủ yếu là nghỉ hưu) và di chuyển đi nơi khác: 12.000 (người); bình quân mỗi năm lao động giảm tự nhiên khoảng 1.200 người.

Điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO - 19

Về nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn: Đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực ngành thuế theo trình độ chuyên môn như sau:

+ Công chức có trình độ trên Đại học: dự kiến khoảng 1.500 người, chiếm tỷ lệ 2,5% tổng số công chức.

+ Công chức có trình độ Đại học: dự kiến khoảng 48.000 người, chiếm tỷ lệ 80% tổng số công chức.

+ Công chức có trình độ Cao đẳng: dự kiến khoảng 1.500 người, chiếm tỷ lệ 2,5% tổng số công chức.

+ Công chức có trình độ Trung cấp: dự kiến khoảng 8.400 người, chiếm tỷ lệ 14% tổng số công chức.

Về nhu cầu cán bộ lãnh đạo quản lý: Tổng số nhu cầu cán bộ lãnh đạo quản lý: dự kiến 5.500 người (từ lãnh đạo cấp phòng trở lên) với dự kiến mỗi một đơn vị (Tổng cục thuế, Vụ thuộc Tổng cục thuế, Phòng thuộc Vụ, Cục thuế, Phòng thuộc Cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) có 01 cấp trưởng và 03 cấp phó.

Với yêu cầu nâng cấp chất lượng cán bộ thuế đảm bảo phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thuế có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao, có kiến thức,

140

kỹ năng chuyên sâu về quản lý thuế, nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho ngành thuế là tập trung nguồn lực, tăng cường, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Theo đó, dự kiến mỗi năm ngành thuế phải tổ chức bồi dưỡng ít nhất cho khoảng 57.000 lượt cán bộ theo các nội dung và kỹ năng quản lý thuế khác nhau. Trong đó: khu vực miền Bắc khoảng 22.000 lượt người, phía Nam khoảng 19.950 lượt người, miền Trung khoảng 15.050 lượt người.

Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng cán bộ ngay từ khi tuyển dụng công chức theo hướng phân loại để áp dụng phù hợp:

+ Đối với các thành phố trực thuộc trung ương, 90% chỉ tiêu tiêu dụng phải có trình độ Đại học;

+ Đối với công chức tuyển dụng mới vào ngành, cần tăng tỷ lệ số người tốt nghiệp đại học chính quy, có trình độ chuyên môn đạt loại khá trở lên, tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế gắn với nhiệm vụ quản lý tài chính, thuế; Nâng dần điều kiện về ngoại ngữ, tin học để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

+ Chỉ tiêu tuyển dụng cho từng đơn vị thuộc Tổng cục, Cục thuế cần quy định rõ chuyên ngành tốt nghiệp phù hợp đối với từng đơn vị để lựa chọn thí sinh có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp sẽ đăng ký dự thi.

Với đặc thù là cơ quan hành chính nhà nước, theo quy định của Luật cán bộ công chức thì nhân sự được tuyển dụng vào ngành thuế đều phải thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển (trừ những đối tượng là CBCC chuyển từ ngành khác sang) và được bổ nhiệm vào ngạch, được hưởng lương theo hệ thống bảng lương quy định của Nhà nước. Chính vì thế, hiện tại, chưa có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài bằng hình thức tăng thu nhập qua lương, thưởng hoặc tuyển thẳng không qua thi, xét tuyển không thể thực hiện được như đối với khối doanh nghiệp. Đây có thể coi là “điểm yếu” trong công tác tuyển dụng nhân sự của các cơ quan quản lý hành chính nói chung và cơ quan thuế nói riêng. Do vậy, trong thời gian tới, ngành thuế cần có những bước đi mạnh dạn hơn trong việc kiến nghị thay đổi cơ chế, chính sách tuyển dụng và đãi ngộ người tài để có thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại cơ quan thuế.

*

141

* *

Tóm lại, trong chương 3, tác giả đã tổng kết các quan điểm và mục tiêu điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO đến năm 2020. Căn cứ vào quan điểm và mục tiêu đến năm 2020, căn cứ kinh nghiệm điều chỉnh của quốc tế, những kết luận rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong chương 2, tác giả đã xây dựng một hệ thống các nhóm giải pháp từ giải pháp về nội dung điều chỉnh thuế thu nhập, giải pháp điều chỉnh phương pháp và quy trình, nhóm giải pháp bổ trợ đến các điều kiện thực hiện các giải pháp điều chỉnh đã đề cập. Với mong muốn góp phần đề xuất các giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới nên các giải pháp tác giả kiến nghị nêu trên phần nào bày tỏ được mong muốn đó. Tuy nhiên, các giải pháp trên cũng rất cần có những góp ý của nhiều học giả cho hoàn thiện hơn. Trong phạm vi của luận án về điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện là thành viên của WTO, những giải pháp trên phần nào gợi mở cho việc hoàn thiện hơn nữa điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam.

142

KẾT LUẬN


Điều chỉnh thuế thu nhập là một nội dung quan trọng. Điều chỉnh thuế thu nhập đòi hỏi khối lượng công việc lớn của nhiều cơ quan chức năng, từ Tổng cục thuế - Bộ Tài chính đến các cơ quan liên quan của Chính phủ và Quốc hội. Trong quá trình điều chỉnh cũng không tránh khỏi xung đột lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế. Vì vậy, cần phải xử lý hài hòa mối quan hệ này. Mặt khác, kể từ khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, việc điều chỉnh thuế thu nhập phải đảm bảo các nguyên tắc của WTO. Trong một số trường hợp phải hy sinh cả lợi ích trước mắt để đảm bảo thực hiện đúng cam kết khi gia nhập WTO.

Trở thành thành viên WTO, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là hợp tác về thuế ngày càng gia tăng, sự cạnh tranh thuế giữa các nước ở mức độ cao hơn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam càng có cơ hội mở rộng hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm quốc tế vào điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam. Từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ quá trình phát triển của Việt Nam, phù hợp với xu thế điều chỉnh thuế thu nhập trên thế giới.

Phân tích thực trạng để rút ra những kết luận về những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO là vấn đề cần thiết. Sử dụng công cụ mô hình đánh giá tác động của điều chỉnh thuế thu nhập đến chủ thể, qua điều tra khảo sát đánh giá thực trạng điều chỉnh thuế thu nhập ở Việt Nam đặc biệt kể từ khi gia nhập WTO, luận án đã chứng minh tác động của điều chỉnh thuế thu nhập đến thu ngân sách Nhà nước, đến giá cả, cung cầu tiêu dùng và tới chủ thể.

Từ những phân tích và đánh giá thực trạng, luận án đã tổng hợp những quan điểm, mục tiêu và đề xuất các nhóm giải pháp điều chỉnh thuế thu nhập trên cơ sở quán triệt nguyên tắc của WTO. Các giải pháp đưa ra bao gồm nhóm giải pháp về nội dung điều chỉnh, phương pháp và quy trình điều chỉnh đến giải pháp bổ trợ đối với cả cơ quan thuế và người nộp thuế. Trên thực tế, thời gian qua cũng đã có khá nhiều giải pháp hữu hiệu để điều chỉnh thuế thu nhập của Việt Nam trong điều kiện là thành viên WTO. Tuy nhiên, các giải pháp đó cũng có những vướng mắc và hạn chế khi môi trường luật pháp, môi trường kinh doanh của nước ta còn chưa hoàn

143

hảo. Do đó, những ý kiến và đề xuất của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội luôn được Chính phủ quan tâm.

Các kiến nghị trên tuy chưa hẳn giải quyết hết các vấn đề vướng mắc trong quá trình điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO nhưng phần nào giải quyết căn bản các vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn công tác điều chỉnh thuế thu nhập. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc nhằm hoàn thiện hơn luận án này và công tác chuyên môn của bản thân.

Xin chân thành cảm ơn./.

144

TÀI LIỆU THAM KHẢO


A/ Tài liệu tiếng việt

1. Bộ Tài chính (1998), Những văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2001), Lịch sử Tài chính Việt Nam, tập 1, Bộ Tài chính phát hành, Hà Nội.

3. Ngô Hữu Cần (1998), Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Trường ĐH KTQD, Hà Nội.

4. Chính phủ (1998), Quyết định số 28/1998/ND-CP qui định chi tiết việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ngày 11/05/1998, Hà Nội.

5. Chính phủ (1998), Quyết định số 4-L/CTN công bố Luật thuế khoáng sản (có bổ sung) ngày 28/04/1998, Hà Nội.

6. Chính phủ (1998), Quyết định số 75/1998/QD-TTg qui định về mã số nộp thuế cho các đối tượng nộp thuế ngày 4/04/1998, Hà Nội.

7. Chính phủ (1998), Pháp lệnh về tài chính kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Dự án hỗ trợ thương mại đai biên (2007), “Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương”, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

9. Hội thảo về Chất lượng tổ chức ở (1995) - Chất lượng trong khu vực công, Fribourg.

10. Hội tư vấn thuế Việt Nam (2008), “Hỏi đáp về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và đại lý thuế”, Hà Nội.

11. KPMG (1997), Giáo án thuế GTGT, Hà Nội.

12. PGS.TS Nguyễn Thị Liên –PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu (2008), “Giáo trình nghiệp vụ thuế”, NXB Tài Chính, Hà Nội.

13. Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh (1997), Một số kinh nghiệm về cải cách tài chính ở Trung Quốc, NXB Tài Chính, Hà Nội.

14. Lee Soonwoo, Seoul, Korea (8/1994), Các chính sách thuế của Hàn Quốc, Hà Nội.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí