Yêu Cầu Đối Với Việc Xây Dựng Pháp Luật Và Áp Dụng Pháp Luật Về Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Khác

lôi cuốn các lực lượng trong xã hội tham gia đấu tranh chống và phòng ngừa vi phạm, thúc đẩy dư luận xã hội. Hơn nữa, nó cũng là biện pháp răn đe, giáo dục mọi người tinh thần tôn trọng, tuân thủ pháp luật.

Thứ tư: Việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác có vai trò to lớn trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, khôi phục trật tự quản lí nhà nước, trật tự pháp luật.


1.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC

Hệ thống các biện pháp xử lí hành chính có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự các quan hệ xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Để đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa, đấu tranh vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm và bảo đảm pháp chế, bảo đảm dân chủ, bảo đảm quyền con người và các điều ước Quốc tế có liên quan, việc quy định và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác phải được thực hiện trên cơ sở một số yêu cầu sau đây.

1.3.1. Yêu cầu đối với việc xây dựng pháp luật các biện pháp xử lý hành chính khác

Thứ nhất: Các biện pháp xử lí hành chính khác phải được quy định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như đã phân tích ở trên thì ngoài Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về căn cứ chung áp dụng các biện pháp xử lí hành chính, Chính phủ quy định chế độ áp dụng, cách thức tổ chức cụ thể các biện pháp, các cơ quan khác của Nhà nước không được quy định mới về các biện pháp xử lí hành chính khác. Pháp luật phải quy định rõ những cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo sự thống nhất về cơ sở pháp lí trong việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính, tránh sự chồng chéo, lạm dụng thẩm quyền.

Thứ hai: Việc quy định các biện pháp phải xuất phát từ thực tiễn quản lí hành chính nhà nước và yêu cầu đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trong từng giai đoạn. Pháp luật là hiện tượng chính trị - xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng phải luôn thay đổi để phù hợp với cơ sở hạ tầng và sự phát triển của xã hội. Đời sống chính trị, kinh tế- xã hội không ngừng thay đổi và phát triển sẽ kéo theo vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Do đó, việc quy định các biện pháp xử lí hành chính cũng phải luôn dựa vào tình hình cụ thể mỗi giai đoạn. Số lượng các biện pháp phải đủ và đảm bảo tính răn đe, xử lí kịp thời, triệt để mọi đối tượng. Đồng thời hệ thống các biện pháp cũng phải được quy định một cách nghiêm minh, rõ ràng, hợp lí, minh bạch vừa đảm bảo khả năng áp dụng thích ứng, linh hoạt với các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của Nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cá nhân, đảm bảo dân chủ, tình hình trong nước và hội nhập quốc tế hiện nay.

Thứ ba: Pháp luật cần quy định cụ thể, chặt chẽ về thẩm quyền, thủ tục, các trường hợp và giới hạn áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng. Việc quy định chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng về thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lí thống nhất, nhanh chóng, tránh việc lạm quyền, tùy tiện trong việc xử lí đồng thời hạn chế việc xâm phạm quyền của người bị áp dụng, đặc biệt đối tượng người chưa thành niên. Hơn nữa, thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác quy định một cách chặt chẽ, minh bạch sẽ đảm bảo sự bình đẳng và dân chủ, đảm bảo quyền công dân, quyền con người.

Thứ tư: Việc quy định các biện pháp xử lí hành chính khác phải đảm bảo dân chủ, quyền công dân, quyền con người, phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan. Các biện pháp xử lí hành chính có tính chất nghiêm khắc, hạn chế quyền tự do con người. Do vậy, khi quy định hệ thống các biện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

pháp này cần hết sức chặt chẽ, để một mặt đảm bảo mục đích và hiệu quả áp dụng các biện pháp, đồng thời bảo đảm dân chủ, quyền con người và các chuẩn mực pháp luật quốc tế có liên quan.

Thứ năm: Hệ thống các biện pháp xử lí hành chính phải được quy định thống nhất, đồng bộ, mang tính ổn định. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp xử lí hành chính khác phải nhất quán về mặt pháp lí. Tính nhất quán thể hiện ở cả mặt bên ngoài và bên trong của hệ thống. Mặt bên ngoài đòi hỏi hệ thống các biện pháp này không có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Các văn bản pháp luật quy định về các biện pháp xử lí hành chính đa dạng bao gồm cả nhưng quy định chung trong Pháp lệnh và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Các văn bản này cần quy định một cách thống nhất. Mặt bên trong đòi hỏi hệ thống các biện pháp phải tuân theo các nguyên tắc pháp lí cơ bản về công bằng, nhân đạo, bảo đảm pháp chế, vừa kết hợp giáo dục với cưỡng chế, trừng trị [36, tr. 106].

Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay - 4

Ngoài ra, hệ thống các biện pháp xử lí hành chính mang tính ổn định. Việc bổ sung, sửa đổi, thay thế, hủy bỏ một biện pháp xử phạt nào đó hoặc mối liên hệ giữa các chế tài không phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà làm luật mà phải xuất phát từ thực tiễn tình hình biến đổi khách quan của đời sống kinh tế - xã hội, từ thực tiễn đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, từ nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.

1.3.2. Yêu cầu đối với việc áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính khác

* Yêu cầu hợp pháp

- Các biện pháp xử lí hành chính phải được áp dụng đúng, có cơ chế áp dụng phù hợp với từng đối tượng nhằm đạt mục đích răn đe, giáo dục, cảm hóa đối tượng. Đối tượng áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác khá đa dạng và phức tạp. Họ chủ yếu là người chưa thành niên, những đối tượng

nguy hiểm cho xã hội, hơn nữa việc áp dụng các biện pháp này sẽ hạn chế quyền tự do cá nhân. Vì vậy, yêu cầu các chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng các biện pháp này cần hết sức thận trọng, cần căn cứ vào quy định pháp luật, đặc điểm của từng đối tượng, tính chất nguy hiểm hành vi của họ, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, yếu tố nhân thân…để lựa chọn biện pháp hợp lí nhất cho từng loại đối tượng tránh trường hợp oan, sai, vi phạm quyền, lợi ích người vi phạm. Không chỉ thế, lựa chọn biện pháp phù hợp và đúng đắn nhằm đạt hiệu quả cao nhất, có thể giáo dục và cảm hóa họ thành những công dân lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa khả năng tái phạm.

- Các biện pháp xử lí hành chính khác phải áp dụng đúng thẩm quyền. Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 đã quy định rất rõ chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác và các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đề nghị, họp bàn, xem xét…Vì vậy yêu cầu đặt ra là khi áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền với những biện pháp cụ thể và phù hợp với những đối tượng nhất định theo quy định của Pháp luật, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của công dân.

- Việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định. Việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính đúng thủ tục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó liên quan tới việc bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền tự do và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Nếu áp dụng các biện pháp này không đảm bảo trình tự, thủ tục hợp lí, minh bạch thì không chỉ là hành vi trái pháp luật mà còn có thể xâm hại trật tự quản lí hành chính Nhà nước, an ninh trật tự, không đảm bảo dân chủ và chính xác trong quá trình xử lí, vi phạm quyền công dân, quyền con người.

- Áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác phải trong thời hạn, thời hiệu do pháp luật quy định. Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 quy định rất rõ thời hiệu áp dụng cho từng biện pháp cụ thể. Việc quy định

thời hạn, thời hiệu phải đảm bảo tính hợp lí, là giới hạn thời gian phù hợp để chủ thể có thẩm quyền xem xét, xử lí. Khi áp dụng các biện pháp này đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về thời hạn, thời hiệu đã được pháp luật quy định.

- Một yêu cầu khác quan trọng khác là kết quả của việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác phải được thực hiện công khai, chính thức cho các đối tượng có liên quan, gia đình, địa phương và được bảo đảm trên thực tế. Kết quả của việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính được thể hiện thông qua quyết định áp dụng các biện pháp này của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác sẽ là căn cứ pháp lí cho việc tổ chức thực hiện các biện pháp trên thực tế, nó ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân, liên quan đến việc giáo dục của cả các cơ quan có thẩm quyền, cũng như của cả gia đình, tổ chức chính trị xã hội cũng như toàn thể cộng đồng. Vì vậy, kết quả việc áp dụng các biện pháp cần công khai, rõ ràng, chính thức và bằng văn bản - Quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. Nó sẽ là căn cứ pháp lí - thực tiễn cụ thể nhất để thực hiện trên thực tế cũng như nhận được sự hỗ trợ, phối hợp tổ chức giáo dục của các cá nhân, tổ chức có liên quan để việc thực hiện các biện pháp này đạt hiệu quả cao nhất.

* Yêu cầu hợp lí

Thứ nhất: Cần lựa chọn biện pháp xử lí hành chính phù hợp và có hiệu quả nhất trong số các biện pháp được áp dụng. Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 quy định bốn biện pháp xử lí hành chính khác bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp đó nhiều khi phức tạp và chồng lấn nhau, có nhiều đối tượng, nhiều loại hành vi vi phạm khi xử lí, xem xét áp dụng rất khó để xác định giữa các biện pháp xử lí, nhưng cần xem xét tất cả các yếu tố để quyết định biện pháp xử lí hiệu quả nhất, phù hợp và cần thiết nhất trong số các biện pháp có thể được áp dụng. Trong những trường hợp như vậy, người có thẩm quyền cần căn cứ vào các yếu tố nhân

thân, số lần vi phạm, mục đích của việc áp dụng các biện pháp…để xem xét và lựa chọn biện pháp xử lí thích hợp.

Thứ hai: Yêu cầu bảo đảm tính dân chủ, minh bạch trong quá trình áp dụng các biện pháp. Yêu cầu đảm bảo dân chủ trong quá trình áp dụng đòi hỏi cần có những cơ chế thích hợp bảo vệ công dân trước sự hạn chế quyền tự do của mình, cá nhân bị áp dụng các biện pháp có quyền tham gia giải trình, phát biểu ý kiến của mình.Yêu cầu minh bạch trong xử lí vi phạm hành chính có ý nghĩa quan trọng, làm cho việc xử lí nghiêm minh hơn. Quá trình xem xét và áp dụng được tiến hành một cách công khai, rõ ràng, dân chủ sẽ mang lại tính thuyết phục và hiệu quả cao cho người vi phạm và cả xã hội.

Thứ ba: quá trình áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp xử lí hành chính khác phải đảm bảo tính nhân đạo, thực hiện đầy đủ quyền công dân, quyền con người, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của đối tượng bị áp dụng.

Thứ tư: quyết định áp dụng các biện pháp xử lí vi phạm hành chính khác phải có tính khả thi và được tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trên thực tế, tránh tình trạng quyết định áp dụng các biện pháp đã được thông qua, nhưng lại không được các cơ quan, tổ chức thực hiện hoặc không thể thực hiện. Quyết định áp dụng các biện pháp là căn cứ pháp lí chính thức ghi nhận việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính đối với các cá nhân nhất định và cũng là căn cứ để thi hành trên thực tế. Muốn các quyết định này được thi hành nghiêm túc thì trước hết chúng phải có tính khả thi. Nói cách khác là để bảo đảm được hiệu lực, hiệu quả của các quyết định được đưa ra thì bản thân quyết định đó phải phù hợp với thực tiễn, phù hợp đối tượng, có thể được các cá nhân đó tự giác thi hành hoặc có khả năng được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.

Việc xác định đúng đắn các yêu cầu trong việc quy định và áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa sâu sắc và quan trọng.

Vì chỉ khi nào xác định rõ các yêu cầu này thì chúng ta mới có cơ sở vững chắc để xác lập một hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác hoàn thiện và áp dụng chúng một cách có hiệu quả trên thực tế.‌


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Các biện pháp xử lí hành chính khác có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Việc hiểu rõ các các vấn đề khái quát chung về các biện pháp xử lí hành chính, làm sáng tỏ khái niệm, đặc trưng các biện pháp, đồng thời làm rõ cơ sở áp dụng, các yếu tố tác động tới việc quy định pháp luật cũng như mục đích, vai trò của loại biện pháp này, từ đó đặt ra những yêu cầu trong việc quy định và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác có ý nghĩa lớn. Nó sẽ là tiền đề, cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật cụ thể, hướng tới hoàn thiện hệ thống pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác tạo công cụ pháp lí hữu hiệu trong công cuộc đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật, giữ vững ổn định trật tự an ninh xã hội và lộ trình hội nhập quốc tế, bảo đảm dân chủ, quyền công dân, quyền con người.


Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC


2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sau này là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trải qua gần 70 năm phát triển kể từ khi thành lập, đã đặc biệt chú trọng đến công tác đấu tranh, phòng chống và xử lí người có hành vi vi phạm hành chính, trong đó có việc xử lí đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ngay từ những ngày đầu khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuy nhà nước non trẻ chưa thể có ngay một hệ thống pháp luật đầy đủ, nhưng đã ban hành một số văn bản pháp luật dưới các hình thức khác nhau làm cơ sở cho việc xử lí các hành vi vi phạm pháp luật. Có thể dẫn ra đây như: Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/7/1946 quy định truy tìm các sự phạm pháp, trong đó có hành vi vi cảnh, để xử lí theo pháp luật, hay Sắc lệnh số 175/SL ngày 18/8/1953 quy định các biện pháp quản chế hành chính, Nghị quyết số 49/NQ ngày 20/6/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tập trung cải tạo và quản chế. Đặc biệt đến năm 1989, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ra đời, có thể nói đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao nhất từ trước đến nay điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính. Đến năm 1995, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính, thay thế pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 1989. Sự ra đời của Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính đã đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình phát triển của pháp luật hành chính Việt Nam. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (1995) là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận nhóm các biện pháp xử lý hành chính khác. Sau đó, các quy định của Pháp lệnh xử

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023