Thực Tiễn Tổ Chức Và Thực Hiện Quyết Định Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lí Hành Chính Khác

với mục đích chữa bệnh đồng thời với việc thực hiện giáo dục, lao động. Vì đối tượng nghiện thường gắn liền với những hành vi trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích…tỉ lệ học viên có tiền án, tiền sự chiếm 70%, tỉ lệ học viên bị nhiễm HIV/AIDS chiếm 20%.. Vì thế, việc giáo dục, quản lí các đối tượng này gặp nhiều khó khăn, trở ngại, phức tạp.

Như vậy, có thể thấy đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác là những thành phần phức tạp, nguy hiểm cho xã hội, thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần được sự giáo dục nghiêm khắc. Việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính trong những năm qua đạt nhiều kết quả đã góp phần to lớn trong việc giáo dục, cảm hóa nhiều đối tượng trở thành công dân có ích, sớm hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định pháp luật về áp dụng các biện pháp xử lí vi phạm hành chính khác của người có thẩm quyền trên thực tế cũng chưa đảm bảo, chưa xem xét tính chất, mức độ vi phạm của hành vi. Ví dụ trên thực tế, nhiều địa phương vì muốn "làm trong sạch địa bàn", vì cha mẹ, vợ làm đơn muốn đẩy con, chồng vào các cơ sở giáo dưỡng, cơ sở giáo dục; vì phải " cố cho đủ chỉ tiêu" nên đã đẩy nhiều đối tượng đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục mặc dù họ chưa đến mức phải áp dụng các biện pháp xử lí hành chính (Báo cáo số 77/BC-UBPL ngày 31/8/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và báo cáo của một số địa phương từ năm 2003 đến năm 2006) hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm những người từ đủ 12 đến dưới 16 tuổi…mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn..nhưng theo số liệu thống kê tại trường giáo dưỡng số 1 Hà Nội cho thấy, hơn 50% các em bị đưa vào đây chưa được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường; hoặc trên thực tế một số em chỉ là ghi vào hồ sơ cho đúng thủ tục, nhưng trên thực tế các em không hề biết mình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đó. Đối với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên thực tế đạt hiệu quả chưa cao, nguyên nhân do tình

trạng buông lỏng việc quản lí, giám sát đối tượng, nhiều địa phương có tình trạng "khoán trắng" cho công an xã, phường thiếu sự phối hợp của gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương.

2.2.2. Thực tiễn tổ chức và thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, việc thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác được tính từ thời điểm thi hành quyết định áp dụng các biện pháp cho đến thời điểm người bị áp dụng biện pháp chấp hành xong thời hạn ghi trong quyết định. Trong thời gian đó họ phải chấp hành quy định trong việc giáo dục, lao động, học tập và chữa bệnh. Thực tiễn tổ chức và thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính thời gian qua đạt nhiều kết quả, Nhà nước ta có trách nhiệm tổ chức quản lí, giáo dục, chữa bệnh cho hàng ngàn đối tượng trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện cũng có nhiều vướng mắc, hạn chế cần sửa đổi nhằm đạt hiệu quả tốt hơn trong việc giáo dục, chữa bệnh, cảm hóa các đối tượng này để họ sớm hòa nhập cộng đồng.

Một trong những điểm bất cập trong việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính là chế độ sinh hoạt, học tập, khám chữa bệnh nhìn chung còn thấp, chưa đảm bảo ý nghĩa nhân văn của biện pháp này, chưa thể hiện đầy đủ tinh thần các quy định các Công ước quốc tế, đảm bảo đầy đủ nhu cầu thỏa đáng để từ đó có thể giáo dục, cảm hóa họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Cụ thể, về định mức ăn trung bình hàng tháng của trại viên của các cơ sở: Gạo 17kg, thịt hoặc cá 1.5kg, đường 0.5kg, muối 0.1kg, bột ngọt 500g, nước mắm

01 lít, rau xanh 15kg. Cũng theo báo cáo giám sát số 62/UBPL ngày 18/9/2007 tiêu chuẩn ăn của mỗi trại viên, học sinh trong một tháng được quy đổi ra giá thị trường ở mỗi địa phương khoảng 150.000 đến 180.000 đồng/tháng. Nhìn chung kinh phí này là quá thấp so với mức sống chung của xã hội, khó đảm bảo sức khỏe, lao động và học tập cho trại viên và học sinh

như quy định của Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính; Nơi ngủ của đối tượng vi phạm tổ chức theo đội, lớp, chưa quy định theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân; Quy định về kinh phí học tập, chữa bệnh cũng không đảm bảo, theo quy định kinh phí cho học sinh ở trường giáo dưỡng là 7kg gạo, với tiêu chuẩn như vậy không thể đủ nhà trường trang trải cho việc đào tạo một nghề ngắn hạn, đơn giản [18, tr. 30].

Ngoài ra, về cơ sở vật chất cũng còn nhiều thiếu thốn, không đảm bảo nhu cầu cho việc quản lí, giáo dục đối tượng. Cũng theo số liệu báo cáo của Ủy ban pháp luật cho thấy, có nhiều trường quá tải về quy mô như trường giáo dưỡng số 5 (Long An) với quy mô 800 em nhưng thực tế quản lí 1200 em, các cơ sở khác cũng có tình trạng tương tự. Vì thế nên số học sinh ở cùng một phòng là rất đông, học sinh mới cũ ở cùng một phòng, học sinh nam, nữ, lớn nhỏ, người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng các biện pháp tư pháp và người chưa thành niên bị xử lí hành chính, chưa có sự phân khu riêng nên dễ nảy sinh các vấn đề phức tạp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Không chỉ vậy, quy định về đội ngũ nhân sự, đội ngũ cán bộ giáo dục trong các cơ sở chưa thể hiện rõ đảm bảo yêu cầu tối thiểu của cơ sở giáo dục tập trung là phải có nhà giáo dục, giảng viên dạy nghề, nhân viên tư vấn, nhân viên công tác xã hội, chuyên gia tâm thần và trị liệu tâm lí, thiếu cán bộ chuyên môn được đào tạo; trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ở các cơ sở hạn chế, chủ yếu đào tạo ở trình độ sơ cấp, trung học. Tính đến tháng 8/2005 trong tổng số 1.507 cán bộ ở 10 cơ sở giáo dục: cán bộ nghiệp vụ sơ cấp chiếm 55%, trung học 26,1%, đại học và cao đẳng rất ít chỉ chiếm 0.45% [21, tr. 75]. Điều này cũng kéo theo việc tổ chức giáo dục cho đối tượng sẽ không mang lại hiệu quả cao, dẫn tới hiện tượng nhiều đối tượng sau khi ra khỏi trại lại tái phạm.

Bên cạnh những bất cập của tình hình tổ chức thực tiễn việc áp dụng các biện pháp giáo dục tập trung, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng còn những tồn tại, hạn chế. Cách thức tổ chức, quản lí giáo dục đối

Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay - 7

tượng tại xã, phường, thị trấn còn mang tính hình thức, nghèo nàn, chưa có hình thức giáo dục thích hợp với trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật. Chính quyền một số xã chưa thực sự quan tâm, còn coi đây là trách nhiệm của ngành công an, dẫn đến buông lỏng, thực tế chỉ giáo dục lần đầu sau đó không thường xuyên liên lạc, giám sát; sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể ở địa phương chưa cao.

2.2.3. Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân

Thứ nhất, việc vận dụng các quy định về đối tượng áp dụng các biện pháp của người có thẩm quyền trên thực tế chưa đảm bảo. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các báo cáo khảo sát tình hình thi hành pháp luật cho thấy một số địa phương lập hồ sơ đưa vào cơ sở giáo dưỡng, cơ sở giáo dục mặc dù trên thực tế những đối tượng này chưa thực sự phải đưa vào trường giáo dưỡng, vi phạm nhỏ chỉ cần giáo dục ở địa phương, nguyên nhân hiện tượng này một phần do sự "mở rộng quy định về đối tượng áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng", quy định về đối tượng chưa chặt chẽ, thống nhất, một số quy định vẫn mang tính định tính dẫn đến tình trạng lạm dụng, tùy tiện trong việc áp dụng quy định pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền. Việc vận dụng các quy định của người có thẩm quyền trên thực tế chưa đảm bảo, chưa thực hiện xem xét áp dụng biện pháp đối với đối tượng trên cơ sở tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Thứ hai, về thực tiễn xem xét áp dụng các biện pháp của các chủ thể có thẩm quyền. Việc xem xét áp dụng các biện pháp của người đứng đầu cơ quan hành chính còn mang tính hình thức, hội đồng tư vấn chưa đảm bảo quá trình xem xét dân chủ, công khai và cụ thể từng đối tượng. Điều này xuất phát từ việc pháp luật chưa quy định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của Hội đồng tư vấn, cũng như quy trình, thủ tục rõ ràng, đảm bảo dân chủ trong việc xem xét, áp dụng. Trong việc tổ chức thực hiện, các ban ngành, đoàn thể chưa thể hiện hết trách nhiệm của mình để phối hợp cùng lực lượng công an trong việc quản lý, giáo dục đối tượng. Nguyên nhân xuất phát từ việc pháp luật chưa quy định cơ quan nào là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính trong áp dụng các biện

pháp này, chủ yếu quy định về sự phối hợp mà chưa xác định rõ ràng, minh bạch trách nhiệm pháp lý của chính quyền và sự tham gia của các tổ chức xã hội.

Thứ ba, về chế độ sinh hoạt, ăn uống, học tập, khám chữa bệnh của trại viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục còn thấp chưa đảm bảo tiêu chuẩn mức sống đầy đủ và điều kiện cần thiết cho việc lao động, học nghề…Điều này xuất phát từ quy định pháp luật về tiêu chuẩn đối với các đối tượng bị áp dụng các biện pháp quy định tại các Nghị định, thông tư hướng dẫn quá thấp, đã lạc hậu so với điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay. Đời sống, mức sống, giá cả thị trường ngày càng nâng cao, nếu pháp luật cứ quy định cụ thể, cứng nhắc như vậy sẽ không đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt, học tập, lao động và chữa bệnh của trại viên, học sinh.

Thứ tư, đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác không tiến bộ nhiều, tỷ lệ tái phạm cao xuất phát từ nguyên nhân là pháp luật quy định thời gian áp dụng các biện pháp này ngắn nên chưa thể hiện được tính răn đe, giáo dục cao, đồng thời cũng chưa quy định các biện pháp tiếp theo hoặc các giải pháp có tính khả thi áp dụng sau khi những đối tượng này đã chấp hành xong quyết định trở về địa phương.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về các biện pháp xử lí hành chính khác đã tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc góp phần vào việc ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo vệ và củng cố trật tự an toàn xã hội, việc tổ chức thực hiện trên thực tế cũng đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh những mặt ưu điểm, hệ thống pháp luật về xử lí hành chính còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định trên thực tế đạt hiệu quả chưa cao, chưa đảm bảo tính minh bạch, dân chủ, đảm bảo quyền con người và phù hợp các chuẩn mực Quốc tế cần phải nhanh chóng tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo việc xử lí một mặt đạt hiệu quả, triệt để, công minh, đáp ứng dân chủ và quá trình hội nhập quốc tế.


Chương 3‌

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC


3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các biện pháp xử lí hành chính khác

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác cho thấy việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính là thực sự cần thiết, đáp ứng những đòi hỏi khách quan trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền và bối cảnh hội nhập hiện nay.

Thứ nhất, pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác có vai trò to lớn, là cơ sở pháp lí quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các vi phạm pháp luật, góp phần đắc lực vào việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, qua một quá trình thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc, hạn chế, nhiều quy định thể hiện sự bất cập với thực tiễn khi áp dụng đòi hỏi phải khẩn trương hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống có hiệu quả tình hình vi phạm đang diễn ra ngày càng phức tạp, nguy hiểm, đồng thời đảm bảo tính dân chủ, cũng như nâng cao tính phù hợp, tính khách quan trong quá trình xử lí.

Thứ hai, chúng ta thấy các quy định về các biện pháp xử lí hành chính khác trực tiếp ảnh hưởng đến quyền tự do cơ bản của công dân, quyền con người. Nhưng trên thực tế, pháp luật hiện hành về xử lí hành chính, một số quy định không phù hợp các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, một số quy định chưa đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đảm bảo tính dân chủ như đã phân tích ở chương hai. Trong khi đó, những năm qua,

Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết về xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam, về cải cách tư pháp nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền cơ bản của công dân, quyền tự do, dân chủ của công dân như Nghị quyết số 48/NQ-TW, Nghị quyết số 49/NQ-TW, Điều 51 Hiến pháp 1992 cũng quy định: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định" [29]. Vì vậy, việc nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác thể chế hóa đường lối của Đảng, phù hợp Hiến pháp, đảm bảo tính dân chủ và quyền con người là vấn đề thực sự cấp bách và cần thiết.

Thứ ba, Việt Nam đang tiến những bước tiến trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế trên tất cả mọi lĩnh vực. Pháp luật, trong đó có pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính cũng cần đảm bảo tính tương thích với các chuẩn mực Quốc tế, phù hợp với các Công ước quốc tế về bảo vệ quyền con người như Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc tế về quyền trẻ em…Yêu cầu này cùng là đòi hỏi cần thiết phải nhanh chóng hoàn thiện, sửa đổi các quy định chưa phù hợp của pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính để đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế.

Từ những lí do trên, có thể thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác, nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng là rất cần thiết và quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện

Việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác là một quá trình phức tạp, không thể cứ đề ra là có thể thực hiện ngay, đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều vấn đề về lí luận cũng như thực tiễn. Việc xác định rõ phương hướng, nắm vững quan điểm trong việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính là điều quan trọng, mang tính nguyên tắc nhằm tránh lệch hướng, và đảm bảo việc hoàn thiện tiến hành có hiệu quả, phù hợp.

Từ nhận thức trên, việc nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật và tổ chức thực hiện trên thực tế về các biện pháp xử lí hành chính khác cần quán triệt các phương hướng và quan điểm chỉ đạo cụ thể sau:

Một là, hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính trước hết phải bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp, quan điểm của Đảng về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác phải cần giải quyết được những tồn tại, hạn chế bất cập các quy định hiện hành, kế thừa những quy định hợp lí từ trước đến nay quy định trong pháp lệnh, đồng thời bổ sung những quy định còn thiếu, đảm bảo phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của Đất nước; đảm bảo tính thống nhất đồng bộ của hệ thống pháp luật xử lí vi phạm hành chính và tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung [17, tr. 5].

Hai là, việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính nhằm góp phần nâng cao hơn nữa công tác quản lí, giáo dục cảm hóa các đối tượng vi phạm thành công dân có ích, đấu tranh phòng chống có hiệu quả vi phạm pháp luật và xử lí nghiêm minh, triệt để, kịp thời, đúng pháp luật các đối tượng vi phạm giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lí hành chính Nhà nước.

Ba là, hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính nhằm định hướng tăng cường bảo đảm quyền cơ bản của công dân, quyền con người, đề cao tính dân chủ, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân có liên quan trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lí hành chính. Đồng thời đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, xử lý nghiêm minh, triệt để nhanh chóng, đúng pháp luật, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế, xã hội.

Bốn là, hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính theo hướng áp dụng các nội dung cải cách tư pháp, nghiên cứu chuyển sang tòa án xem

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023