Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay - 2

6. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn là một đề tài nghiên cứu trực tiếp và tương đối toàn diện về các biện pháp xử lý hành chính khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Luận văn xác định được những yếu tố cơ bản tác động đến quy định pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác, đồng thời cũng đưa ra được những yêu cầu cụ thể trong việc xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật nhóm biện pháp xử lí hành chính khác.

Luận văn đã đưa ra bức tranh toàn cảnh dưới nhiều góc nhìn khác nhau về thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác, chỉ ra những điểm chưa hợp lí trong quy định pháp luật, những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các biện pháp. Từ đó, tác giả đã xác định được một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về các biện pháp xử lý hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về các biện pháp xử lý hành chính khác trong pháp luật Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Chương 1‌‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay - 2


1.1. QUAN NIỆM VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH


1.1.1. Khái niệm biện pháp xử lí hành chính

Xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển vững mạnh khi có sự ổn định về trật tự an toàn xã hội. Trật tự đó được quy định bởi hệ thống chế tài, các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hành vi vi phạm hết sức đa dạng, phức tạp. Bên cạnh các biện pháp cưỡng chế hình sự, dân sự và kỉ luật, các biện pháp cưỡng chế hành chính có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật, duy trì ổn định xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hiệu quả quản lí nhà nước. Cưỡng chế hành chính gồm nhiều nhóm biện pháp cưỡng chế khác nhau. Dựa vào cơ sở áp dụng, cưỡng chế hành chính có thể chia thành hai nhóm lớn, gồm: nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra và nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng trong trường hợp không có vi phạm hành chính nhằm mục đích ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm hành chính hoặc vì mục đích an ninh quốc gia; bảo vệ cộng đồng, phòng tránh thiên tai... Các hình thức xử lý hành chính thuộc nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính áp dụng trên cơ sở có vi phạm hành chính.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khái niệm "xử phạt vi phạm hành chính" cùng với các biện pháp xử lý hành chính khác được gọi chung là "xử lý vi phạm hành chính". Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: "Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác" [39]. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và năm 2002 đều không đưa ra định nghĩa mang tính

khoa học về xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác mà chỉ quy định trực tiếp những hình thức, biện pháp thuộc nội hàm của các chế định này.

Lâu nay chúng ta vẫn hay quan niệm "Xử lí vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lí hành chính khác". Quan niệm này được hình thành xuất phát từ quy định của pháp luật hiện hành. Có lẽ nên hiểu, xử lí hành chính là một quá trình trong đó bao gồm nhiều hoạt động cụ thể của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhằm xem xét và giải quyết một vụ việc trái pháp luật theo quy định của pháp luật hành chính. Hoạt động xử lí vi phạm hành chính không đơn thuần chỉ là việc áp dụng hai nhóm biện pháp trên mà có thể áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau như các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lí vi phạm hành chính; các biện pháp cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính để quá trình giải quyết công việc đạt hiệu quả [15, tr. 22]. Như vậy, biện pháp xử lí hành chính chính là nhóm các biện pháp được các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng trong quá trình xử lí hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi trái pháp luật trong quản lí nhà nước theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trong đó, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lí hành chính khác được xem là những biện pháp cưỡng chế chính, trung tâm.

Nhóm các biện pháp xử lí hành chính khác quy định trong Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 được xem là biện pháp xử lí hành chính vì nó mang đầy đủ các đặc điểm của một biện pháp xử lí hành chính, thứ nhất nó là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với các cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật trong quản lí nhà nước, thứ hai các biện pháp đó do các chủ thể có thẩm quyền trong quản lí nhà nước tiến hành và thứ ba nó được tiến hành theo thủ tục hành chính nhằm mục đích xử lí nghiêm khắc những đối tượng vi phạm giữ vững trật tự quản lí nhà nước.

Xét về phương diện lí luận:

Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp do luật hành chính quy định mà Nhà nước áp dụng để tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lí, tư tưởng và hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, buộc các chủ thể đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lí những hành vi trái pháp luật, đảm bảo trật tự và kỉ luật trong quản lí nhà nước [26, tr. 474].

Tính cưỡng chế của các biện pháp xử lí hành chính được thể hiện ở chỗ cơ quan, người có thẩm quyền sẽ áp dụng những biện pháp có tính chất nghiêm khắc, buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi hạn chế quyền tự do cá nhân trong một thời gian nhất định hoặc lên án, giáo dục về mặt tinh thần, nhân cách. Khi bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác, cá nhân đó sẽ buộc phải học tập, lao động, chữa bệnh… dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một thời hạn nhất định hoặc bị tước bỏ một phần nhất định quyền sở hữu tài sản của người vi phạm hành chính (trong trường hợp bị phạt hành chính). Việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng. Các chủ thể có thẩm quyền ở đây phải được trao quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước để thực hiện việc tổ chức và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính đối với người vi phạm hành chính. Quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính được ban hành đơn phương, nhưng có tính bắt buộc thi hành đối với người bị áp dụng và được Nhà nước bảo đảm thi hành. Với tư cách là một biện pháp cưỡng chế hành chính, biện pháp xử lí hành chính được phân biệt với các biện pháp cưỡng chế pháp lý khác chủ yếu ở các phương diện nội dung cưỡng chế, mục đích cưỡng chế, chủ thể bị cưỡng chế, thủ tục và thẩm quyền áp dụng.

1.1.2. Khái niệm biện pháp xử lí hành chính khác

Các biện pháp xử lý hành chính khác của Pháp lệnh hiện hành có nguồn gốc ban đầu là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt, xuất phát từ

Nghị quyết 49 năm 1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết này quy định việc đưa vào các trung tâm giáo dục cải tạo đối với người có hành động nguy hại cho xã hội, được giáo dục nhiều lần, nhưng không hối cải, Chủ tịch tỉnh ra quyết định và Bộ trưởng Công an duyệt với thời hạn 3 năm mà không cần thông qua việc xét xử của cơ quan tư pháp - Tòa án. Những biện pháp này giành cho những người chống đối chế độ biểu hiện qua những hành vi như: gián điệp, mật thám, ngụy quân, ngụy quyền, cốt cán đảng phái phản động… Biện pháp tập trung giáo dục cải tạo, ngoài những đối tượng nói trên, cũng được áp dụng cho những người có những hành tội phạm như lưu manh, trộm cắp, lừa đảo. Điều 1 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định: "Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 của Pháp lệnh này" [39].

Các biện pháp xử lí hành chính khác được xem là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt, sở dĩ được xem là đặc biệt vì nó khác các biện pháp cưỡng chế hành chính thông thường khác như đã phân tích trên và nó mang những đặc trưng về mức độ nghiêm khắc cao hơn so với các biện pháp cưỡng chế hành chính thông thường. Về thực chất biện pháp xử lí hành chính khác hạn chế quyền tự do cá nhân trong một giai đoạn nhất định với hình thức như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, không thua kém các biện pháp tư pháp hình sự về tính chất khắc nghiệt, trừng phạt; hoặc biện pháp có tính chất tác động xã hội cao như giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nhóm biện pháp này có đặc trưng là thời gian cưỡng chế dài từ ba tháng đến hai năm, người bị áp dụng phải chịu sự giám sát và quản lí chặt chẽ của các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức xã hội, các đoàn thể…Đối tượng bị áp dụng các biện pháp này cũng đa dạng và đặc biệt hơn.

Để hiểu rõ hơn về bản chất của nhóm biện pháp này, cần làm rõ các đặc trưng của các biện pháp xử lí hành chính khác, làm cơ sở lí luận đối chiếu pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng tìm ra những điểm hạn chế và phát huy những ưu điểm tiến tới hoàn thiện hệ thống các biện pháp này.

Các đặc điểm của biện pháp xử lí hành chính khác

- Các biện pháp xử lí hành chính khác có các đặc điểm chung của biện pháp cưỡng chế hành chính Nhà nước:

+ Tính pháp lí: Các biện pháp xử lí hành chính khác cũng như các biện pháp cưỡng chế hành chính được pháp luật hành chính quy định cụ thể về loại biện pháp, thẩm quyền, trường hợp, đối tượng, thủ tục và phạm vi áp dụng. Hiện nay, thẩm quyền quy định về các biện pháp này thuộc về Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Trong đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định những căn cứ chung để áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác làm khung pháp luật; Chính phủ không thể đặt ra các biện pháp mới mà chỉ quy định một cách cụ thể cách thức áp dụng đối với mỗi loại biện pháp. Đặc điểm này chủ yếu được phân biệt với các biện pháp cưỡng chế hình sự (được pháp luật hình sự và tố tụng hình sự quy định) và cưỡng chế dân sự (được pháp luật dân sự và tố tụng dân sự quy định).

+ Các biện pháp xử lí hành chính do các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng. Nghĩa là, không phải bất kì cơ quan quản lí nhà nước nào cũng có thẩm quyền áp dụng mà chỉ những chủ thể nhất định được Nhà nước trao quyền.

+ Các biện pháp xử lí hành chính áp dụng trong cả trường hợp có vi phạm hành chính hoặc chưa đủ dấu hiệu cấu thành vi phạm hành chính nhưng vì mục đích ngăn chặn, phòng ngừa, giáo dục. Nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính bao gồm nhiều loại biện pháp khác nhau như nhóm biện pháp phòng ngừa hành chính, nhóm các biện pháp ngăn chặn hành chính và các biện pháp trách nhiệm hành chính…áp dụng khi có vi phạm pháp luật hoặc vì

lí do ngăn chặn, phòng ngừa, vì lí do an ninh quốc phòng, vì lợi ích quốc gia, nhằm bảo đảm pháp chế và kỉ luật trong lĩnh vực quản lí nhà nước.

+ Các biện pháp xử lí hành chính khác được áp dụng theo thủ tục hành chính chặt chẽ, công khai, minh bạch do các quy phạm thủ tục hành chính quy định. Thủ tục này được pháp luật hành chính quy định một cách chặt chẽ qua nhiều khâu, quy trình khác nhau tuy nhiên ngắn gọn và đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự được áp dụng theo thủ tục tư pháp.

- Các biện pháp xử lí hành chính khác có các đặc điểm riêng:

Thứ nhất: Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác là cá nhân - công dân Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa đến mức phải xử lí hình sự, nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, ngăn ngừa nguy cơ tái phạm và tạo điều kiện cho họ trở thành công dân có ích. Các biện pháp xử lí hành chính khác hạn chế quyền nhân thân của cá nhân, vì vậy không thể áp dụng với tổ chức vi phạm pháp luật.

Các biện pháp xử lí hành chính khác chỉ có thể áp dụng với cá nhân là công dân Việt Nam, trong khi đó các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cả cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam, cá nhân tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính Nhà nước.

Thứ hai: Các biện pháp xử lí hành chính khác do chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định. Phù hợp với quan điểm cho rằng xử lí hành chính là một loại công việc trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, do đó thẩm quyền xử lí hành chính chỉ giao cho những chủ thể quản lí hành chính nhà nước. Mặt khác thẩm quyền áp dụng các biện pháp biện pháp cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự lại chỉ thuộc về cơ quan, người tiến hành tố tụng. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

cũng thuộc về các chủ thể quản lí hành chính nhà nước. Nhưng do tính chất, đặc điểm và yêu cầu của hai loại biện pháp cưỡng chế hành chính này là khác nhau nên thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lí hành chính cũng có điểm khác biệt so với thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khác. Ví dụ: Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật quy định cho rất nhiều nhóm chủ thể khác nhau trong quản lí hành chính nhà nước. Trong khi đó, thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác được pháp luật quy định chỉ cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện hoặc cấp xã. Quy định như vậy là nhằm đảm bảo việc áp dụng thống nhất và yêu cầu quản lí, tổ chức, giáo dục các đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác.

Thứ ba: Các biện pháp xử lí hành chính khác được áp dụng theo thủ tục hành chính. Khác với các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật quy định đơn giản, nhanh chóng, biện pháp xử lí hành chính khác tiến hành một cách chặt chẽ, qua nhiều khâu xét duyệt với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác nhau. Bởi việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác đối với các đối tượng vi phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, tự do của mỗi cá nhân. Vì vậy, pháp luật cần phải quy định chính xác, minh bạch trong quá trình xử lí để vừa đảm bảo xử lí nghiêm những hành vi phạm pháp luật, đồng thời đảm bảo được quyền tự do dân chủ của công dân.

Thứ tư: Kết quả áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác được thể hiện bằng quyết định áp dụng các biện pháp xử lí và đối tượng bị áp dụng chịu sự quản lí và hạn chế trực tiếp một số quyền tự do nhất định. Thực chất việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác là quá trình xem xét, truy cứu trách nhiệm hành chính nhằm xác định những hậu quả pháp lí bất lợi mà các cá nhân vi phạm phải gánh chịu trước Nhà nước. Những hậu quả pháp lí này cần ghi nhận một cách chính thức, rõ ràng trong một quyết định xử lí, và

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí