MỤC LỤC
Trang | ||
Trang phụ bìa | ||
Lời cam đoan | ||
Mục lục | ||
MỞ ĐẦU | 1 | |
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM | 8 | |
1.1. | Quan niệm về các biện pháp xử lý hành chính | 8 |
1.1.1. | Khái niệm biện pháp xử lí hành chính | 8 |
1.1.2. | Khái niệm biện pháp xử lí hành chính khác | 10 |
1.1.3. | Cơ sở áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác | 15 |
1.1.4. | Yếu tố cơ bản tác động đến pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác | 17 |
1.2. | Mục đích, vai trò của các biện pháp xử lý hành chính khác | 21 |
1.3. | Yêu cầu đối với việc xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính khác | 23 |
1.3.1. | Yêu cầu đối với việc xây dựng pháp luật các biện pháp xử lý hành chính khác | 23 |
1.3.2. | Yêu cầu đối với việc áp dụng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính khác | 25 |
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC | 30 | |
2.1. | Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính khác | 30 |
2.1.1. | Hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác | 31 |
2.1.2. | Đối tượng áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác | 33 |
2.1.3. | Thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác | 38 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay - 2
- Cơ Sở Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lí Hành Chính Khác
- Yêu Cầu Đối Với Việc Xây Dựng Pháp Luật Và Áp Dụng Pháp Luật Về Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Khác
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
41 | ||
2.2. | Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác ở Việt Nam | 45 |
2.2.1. | Thực tiễn về việc áp dụng pháp luật các biện pháp xử lí hành chính khác | 45 |
2.2.2. | Thực tiễn tổ chức và thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác | 48 |
2.2.3. | Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân | 50 |
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC | 52 | |
3.1. | Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính khác và phương hướng hoàn thiện | 52 |
3.1.1. | Sự cần thiết phải hoàn thiện các biện pháp xử lí hành chính khác | 52 |
3.1.2. | Phương hướng hoàn thiện | 53 |
3.2. | Giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính khác | 55 |
3.2.1. | Xây dựng luật riêng về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác | 55 |
3.2.2. | Về hệ thống các biện pháp xử lý hành chính khác | 56 |
3.2.3. | Về đối tượng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác | 61 |
3.2.4. | Về thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác | 63 |
3.2.5. | Về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác | 64 |
3.3. | Các kiến nghị đối với việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác ở Việt Nam | 66 |
KẾT LUẬN | 71 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 72 |
2.1.4.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước với ưu tiên cốt lõi là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước đưa đất nước ta thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế và từng bước cải thiện được đời sống vật chất cho nhân dân. Những thành tựu của quá trình đổi mới không chỉ dừng lại ở tốc độ phát triển kinh tế, sự ổn định của đời sống xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia, độc lập chủ quyền của dân tộc mà còn được thể hiện trong các thành tựu về văn hóa, xã hội, công tác giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và bảo đảm an sinh xã hội v.v...
Tuy nhiên, song song với những thành tựu đạt được thì những biểu hiện của mặt trái của nên kinh tế thị trường ngày càng bộc lộ rõ rệt và thường xuyên trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tình trạng phân hóa giàu nghèo, tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có chiều hướng gia tăng, tình trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam hiện nay đang diễn biến phức tạp trong khi đó năng lực kiểm soát lĩnh vực này của Nhà nước tỏ ra kém hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến năng lực kiểm soát tình trạng vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính của Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội là do pháp luật trong lĩnh vực này vẫn chưa được điều chỉnh bằng đạo luật có hiệu lực pháp lý cao do cơ quan Quốc hội đại diện quyền lợi của người dân ban hành, mà vẫn còn nằm rải rác ở các văn bản dưới luật, chủ yếu do cơ quan hành pháp ban hành. Sự chồng chéo, sự mâu thuẫn, cộng với sự cục bộ của các ban ngành trong cơ quan nhà nước ngày càng một gia tăng đã làm tầm trọng thêm vấn đề xử lý các hành vi vi phạm hành chính.
Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu của Đảng về mục tiêu cải cách bộ máy nhà nước nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy
nhà nước nói chung, năng lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước và xử lý hành vi vi phạm quản lý hành chính nhà nước nói riêng, các tổ chức, cơ quan và cá nhân đã tăng cường việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính nhằm xác định những nguyên nhân tác động tiêu cực đến lĩnh vực này cũng như cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội. Trong bức tranh khoa học nghiên cứu lĩnh vực này có thể kể đến một số công trình tiêu biểu, như: Luận án Phó tiến sĩ luật học của tác giả Vũ Thư: "Chế tài hành chính- Lí luận và thực tiễn"; luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Trọng Bình (2002): "Hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính"; luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Ngọc Bích (2003): "Hoàn thiện pháp luật về xử lí hành chính với người chưa thành niên"; luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Đình Thảo: "Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội"; luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Thủy: "Thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính".
Các công trình khoa học trên hoặc đã cũ hoặc chỉ đặt các biện pháp xử lý hành chính khác trong tổng thể của các biện pháp xử lý hành chính hoặc nghiên cứu chúng trong mối quan hệ nhất định với một số loại chủ thể đặc biệt bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Chính vì thế, việc nghiên cứu một cách tổng thể các phương diện của các biện pháp xử lý hành chính khác nhằm cung cấp hệ thống cơ sở lý luận cũng như xác định các nguyên nhân trực tiếp tác động tiêu cực đến hiệu quả áp dụng các biện pháp hành chính khác phục vụ cho nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính là hoạt động khoa học có tính cấp bách và có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động xây dựng pháp luật cũng như yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài "Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Pháp luật Việt Nam về các biện pháp xử lí hành chính khác là một nội dung của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính, khi nghiên cứu cần đặt nó trong tổng thể các quy định pháp luật về xử lí vi phạm hành chính. Liên quan đến lĩnh vực này có thể kể đến một số tác giả cùng với các công trình khoa học của họ như sau: Luận án phó tiến sĩ Luật học của tác giả Vũ Thư: "Chế tài hành chính- Lí luận và thực tiễn", bàn về những vấn đề lí luận và thực tiễn của chế tài hành chính nói chung; Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Trọng Bình (2002): "Hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính", đi vào nghiên cứu những quy định pháp luật về riêng nhóm các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính; Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Ngọc Bích (2003): "Hoàn thiện pháp luật về xử lí hành chính với người chưa thành niên", cũng đã đề cập phần nào đến một số nội dung về các biện pháp xử lí hành chính khác như biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở chữa bệnh nhưng chủ yếu đề tài bàn về khía cạnh xử lí đối với người chưa thành niên và bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên.
Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Đình Thảo: "Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội", chủ yếu nói về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể; Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Thủy: "Thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính", nhấn mạnh đến vấn đề thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính... những đề tài trên nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng chỉ mới dừng lại ở đề cập khái quát hoặc gợi mở vấn đề về các biện pháp xử lí hành chính khác, chưa nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể, toàn diện về nhóm các biện pháp này.
Trực tiếp đề cập nội dung các biện pháp xử lí hành chính khác, có thể kể đến một số bài viết, chuyên đề và công trình nghiên cứu của một số tác giả. Đầu tiên phải kể đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp (2009) "Các biện pháp xử lý hành chính khác và việc bảo đảm quyền con
người" do ThS. Đặng Thanh Sơn làm chủ nhiệm đề tài cùng nhóm nghiên cứu. Đây là công trình có tính quy mô và khá chi tiết về các biện pháp pháp xử lí hành chính khác, nhưng chủ yếu nhìn nhận, phân tích quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng dưới góc độ đối chiếu pháp luật quốc tế và bảo đảm quyền con người. Ngoài ra có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như: "Về các biện pháp xử lí hành chính khác: Thực tiễn và giải pháp", của Hoàng Thị Kim Quế, đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội; "Hoàn thiện các biện pháp xử lý hành chính khác theo Pháp luật Việt Nam", của Lê Ngọc Thạch, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 1/2006; "Những vấn đề đổi mới pháp luật về vi phạm hành chính ở nước ta", của Nguyễn Cửu Việt, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1/2009); "Quyền công dân, quyền con người và chỗ đứng của các biện pháp xử lí hành chính khác trong pháp luật về vi phạm hành chính", của Trần Thanh Hương, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11/2005… Các công trình này phần nào đã đi vào đề cập đến một số điểm hạn chế, bất cập của pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác song bàn đến với dung lượng không đáng kể và chưa toàn diện, triệt để về cả vấn đề lí luận và thực tiễn áp dụng của nhóm biện pháp này.
Đề tài "Các biện pháp xử lí hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay" ở cấp độ luận văn thạc sĩ sẽ được nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ và có tính hệ thống. Bên cạnh đó, tác giả có ý thức kế thừa kết quả khoa học của những công trình đã công bố và kinh nghiệm thực tiễn có liên quan.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật hiện hành về các biện pháp xử lý hành chính khác trong mối quan hệ với hệ thống lý luận định hướng hoàn thiện pháp luật trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, công trình nghiên cứu đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về các biện pháp xử lí hành chính khác nhằm xây dựng khái niệm mang tính khoa học về các biện pháp xử lí hành chính khác, tìm ra các đặc trưng riêng và vai trò các biện pháp xử lí hành chính khác trong việc đấu tranh xử lí hành chính và bảo vệ trật tự xã hội, an ninh đất nước.
- Xác định các yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời bảo đảm quyền tự do, quyền con người, phù hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn tổ chức thực hiện qua việc phân tích các số liệu thống kê về thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác trong những năm qua.
- Đề xuất được những kiến nghị, những giải pháp xác đáng, khoa học có tính khả thi cho việc hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về định hướng xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nghiên cứu hệ thống các quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính khác.
Nghiên cứu thực trạng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác. Đây là chủ đề rất rộng và phức tạp, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp xử lý hành chính khác - những biện pháp ngoài biện pháp xử phạt hành chính được quy định tại Điều 22 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002; phân tích, đánh giá một cách toàn diện về quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về các biện pháp xử lý hành chính khác để từ đó tìm ra những điểm tích cực, hạn chế, đề xuất phương hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về nhóm các biện pháp này.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để thấy sự hình thành, phát triển của pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính ở Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, suy luận lôgic được sử dụng nhằm lí giải các vấn đề lí luận, giúp cho mỗi vấn đề được nhìn nhận từ nhiều góc độ, thấy được những điểm hợp lí và chưa hợp lí của các quan điểm, quan niệm đưa ra trong luận văn, từ đó đưa ra được kết luận có tính khoa học và nổi bật về vấn đề.
Phương pháp thống kê, phương pháp tổng kết thực tiễn cũng được sử dụng có hiệu quả để từ những số liệu, tình hình thực tế cụ thể thống kê được có thể phân tích, tổng kết thấy được bức tranh toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác, đó là cơ sở chính xác nhất cho việc đề xuất các giải pháp hợp lí, khả thi.