lý hành chính năm 2002 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008) tiếp tục kế thừa và quy định cụ thể đối với từng biện pháp cụ thể, gồm: Các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng; Đưa vào cơ sở giáo dục; Đưa vào cơ sở chữa bệnh. Đó chính là công cụ pháp lí hữu hiệu để phòng, chống và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật, có tác dụng trực tiếp củng cố, tăng cường trật tự, an ninh đất nước.
2.1.1. Hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác
Hiện nay, hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác được quy định trong chương III Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 (Sửa đổi, bổ sung 2008) (sau đây gọi là Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002) gồm có 4 biện pháp bao gồm: Giáo dục tại xã, phường thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng; Đưa vào cơ sở giáo dục; Đưa vào cơ sở chữa bệnh. Các biện pháp xử lí hành chính khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và do hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện.
Hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác là kết quả tổng kết kinh nghiệm của cả quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của quản lí nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội. Hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác, so với giai đoạn trước đây đã được quy định một cách thống nhất, chặt chẽ và khoa học hơn, đồng thời loại bỏ biện pháp không phù hợp như biện pháp quản chế hành chính áp dụng đối với người có hành vi phương hại đến an ninh quốc gia nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các biện pháp xử lí hành chính qua một thời gian thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn. Các biện pháp xử lí hành chính được quy định trong hệ thống văn bản khá đồ sộ từ Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến các nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng
dẫn nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa rõ ràng, minh bạch, phức tạp và khó khăn cho việc hiểu và vận dụng các quy định trong thực tiễn. Một trong những hạn chế, bất cập chủ yếu trong các quy định hiện hành về các biện pháp xử lí hành chính khác là sự chưa phù hợp giữa một số quy định của văn bản hướng dẫn Pháp lệnh với các quy định của bản thân Pháp lệnh. Đây là một trong những nguyên nhân của sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác. Và cũng là nguyên nhân của hiệu quả thấp trong việc áp dụng, tổ chức thực hiện các biện pháp xử lí hành chính khác trên thực tế. Một câu hỏi đặt ra là tại sao vấn đề tội phạm và hình phạt cho mỗi tội danh phải được quy định trong một bộ luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành. Còn nhóm các biện pháp xử lí hành chính khác, tại sao lại phải có quá nhiều các cơ quan nhà nước cùng tham gia ban hành các văn bản với nhiều tên gọi khác nhau [27, tr. 153].
Vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến, đa dạng và phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; số đối tượng chưa thành niên thực hiện những hành vi nguy hiểm, phạm tội đang là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Muốn ngăn chặn, giáo dục, phòng ngừa và xử lí kịp thời, triệt để cần có một hệ thống các biện pháp xử lí hành chính đầy đủ và hoàn thiện. Đồng thời, Việt Nam chúng ta đang trong quá trình hội nhập, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, pháp luật phải được xây dựng trên chuẩn mực quốc tế, đặc biệt hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác phải được xây dựng trong mối tương quan các cam kết quốc tế về quyền con người, đảm bảo dân chủ.
Thực tiễn xử lí hành chính cho thấy, hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác được quy định ở pháp luật nước ta "vừa thừa, vừa thiếu", một mặt chưa đáp ứng và xử lí có hiệu quả, triệt để các hành vi và đối tượng vi phạm pháp luật, mặt khác có biện pháp tỏ ra không thích hợp trong điều kiện hiện nay như biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh áp dụng đối với những đối tượng đơn thuần là người nghiện ma túy và người bán dâm bao gồm từ 14 đến dưới
18 tuổi, có phải chăng họ là những người vi phạm pháp luật và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nghiêm khắc. Vì vậy, đối với biện pháp này cần nghiên cứu và quy định rõ hơn. Ngoài ra, cần xem xét, bổ sung một số biện pháp có tính chất răn đe và hiệu quả xử lí các đối tượng có hành vi vi phạm nguy hiểm, thường xuyên, xem thường luật pháp.
Hệ thống các biện pháp xử lí hành chính khác quy định trong Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 quy định khá cụ thể về đối tượng áp dụng, trình tự, thủ tục và thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác. Tuy nhiên, một số quy định vẫn chưa phù hợp, vi phạm quyền công dân, quyền con người và chưa đảm bảo tính dân chủ, đòi hỏi phải được sửa đổi theo hướng hoàn thiện hơn và đảm bảo các chuẩn mực quốc tế về các vấn đề có liên quan, điều này sẽ được nghiên cứu kĩ hơn ở các phần sau.
2.1.2. Đối tượng áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác
Có thể bạn quan tâm!
- Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay - 2
- Cơ Sở Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lí Hành Chính Khác
- Yêu Cầu Đối Với Việc Xây Dựng Pháp Luật Và Áp Dụng Pháp Luật Về Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Khác
- Thủ Tục Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lí Hành Chính Khác
- Thực Tiễn Tổ Chức Và Thực Hiện Quyết Định Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lí Hành Chính Khác
- Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Các Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Khác
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác, theo quy định của Pháp luật hiện hành bao gồm: Đối với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm 4 loại đối tượng là người từ đủ 12 đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự; người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng; người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên; người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định; người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam có hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản sức khỏe danh dự, nhân phẩm của công dân, người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 23 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính, Nghị định 163/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn); Hai là, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm gồm 3 loại
là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự; người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định (Điều 24 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính); Ba là, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục gồm đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên đến 55 tuổi đối với nữ và đến 60 tuổi đối với nam có hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức (trong nước và nước ngoài), tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (của công dân hoặc người nước ngoài), vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định (Điều 25 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính); Cuối cùng là đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gồm 3 loại đối tượng gồm: người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định (Điều 26 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính).
Nhìn chung, quy định về đối tượng áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác khá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính công khai và phù hợp với nguyên tắc "không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp có lí do" được pháp luật quy định. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác, có
đặc điểm chung đều thực hiện hành vi vi phạm một cách cố ý; có nhiều đối tượng thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm hình sự, chứng tỏ đây là một vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội; các đối tượng này thực hiện hành vi vi phạm có hệ thống hoặc nhiều lần [21, tr. 35].
Tuy nhiên, quy định về đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác cũng còn nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc cần phải nghiên cứu sửa đổi hoàn thiện hơn, phù hợp với pháp luật quốc tế và đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, đảm bảo pháp chế, tính nghiêm minh của pháp luật và thuận tiện trong quá trình áp dụng.
Thứ nhất, về độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính, pháp luật xử lí vi phạm hành chính quy định độ tuổi tối thiểu bị áp dụng các biện pháp xử lí vi phạm hành chính là "người từ đủ 12 tuổi…". Việc xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính từ đủ 12 tuổi trở lên là chưa hợp lí và không phù hợp với pháp luật quốc tế. Có thể thấy, các em ở độ tuổi này còn quá nhỏ, chưa có khả năng nhận thức đầy đủ về hành vi và tính nguy hiểm mình gây ra cho xã hội. Các Công ước quốc tế và đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: Các quốc gia thành viên cần đặt ra độ tuổi tối thiểu, mà trẻ em dưới ngưỡng tuổi tối thiểu này được coi là không có khả năng vi phạm pháp luật, bởi chưa thể phát triển đầy đủ về cảm xúc và trí tuệ để hiểu được hậu quả hành vi và kiểm soát được hành vi của mình. Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra những trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật từ khi còn nhỏ là dấu hiệu cho thấy môi trường gia đình và xã hội các em đang sống có vấn đề, do vậy chúng ta cần giải quyết những vấn đề đó, hơn là tìm biện pháp trừng phạt đứa trẻ [13, tr. 14]. Hơn nữa việc áp dụng những chế tài hành chính quá sớm, cách li khỏi gia đình sẽ gây cho họ những tâm lí chai sạn, chây ỳ, buông xuôi và ảnh hưởng tiêu cực sau khi trở về.
Thứ hai, quy định đối tượng áp dụng giữa các biện pháp còn có sự chồng lấn, không đồng bộ, vướng mắc trong việc áp dụng. Việc quy định nguyên
tắc trước khi đưa vào trường giáo dưỡng thì phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điểm a, Khoản 2, Điều 23; Điểm b, Khoản 2 Điều 24 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính) cũng dẫn đến sự không thống nhất. Cụ thể điểm b, Khoản 2 Điều 24 quy định đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng là "Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng…" [39]. Tuy nhiên, tại Điều 23 chỉ quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là "người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý…" [39], như vậy biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sẽ không được áp dụng đối với người từ đủ 12 đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng. Tương tự tại Điều 25 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính về đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục (không đưa vào cơ sở giáo dục những người dưới 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi) đồng thời điều này cũng có điều khoản quy định các đối tượng này đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhiều lần mà vẫn vi phạm, đối chiếu với Điều 23 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính về đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì rõ ràng là có sự chồng chéo và không thống nhất. Đây là một hạn chế, bất cập khá lớn của pháp luật hiện hành cần phải sửa đổi để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và xử lí đúng đối tượng.
Thứ ba, đối tượng có thể bị áp dụng các biện pháp khác nhau, dựa trên tiêu chí "nơi cư trú", không căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm là không hợp lí và bất bình đẳng. Cụ thể, đối với đối tượng có nơi cư trú nhất định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn còn không có nơi cư trú nhất định có thể bị áp dụng biện pháp nặng hơn như đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh. Điều này là không
đảm bảo pháp chế và công bằng, bởi vì với những người có cùng hành vi vi phạm nhưng chỉ vì yếu tố "nơi cư trú"- là yếu tố không liên quan tới việc xác định tới hành vi vi phạm, không thuộc các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật nhưng họ lại chịu áp dụng biện pháp xử lí "nặng hơn", bị tước quyền tự do và nhiều quyền khác.
Thứ tư, một số khái niệm liên quan đến đối tượng áp dụng "trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, tính chất thường xuyên, không có nơi cư trú nhất định.." không mang tính pháp lí, phi định lượng, chưa rõ ràng, mang tính định tính, khó xác định trong thực tế cuộc sống và dễ gây nên việc áp dụng tùy tiện. Hoặc cách quy định một cách chung chung, không rõ ràng và quá khái quát tại Điều 25 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính "xâm phạm tài sản, sức khỏe, trật tự an toàn xã hội" sẽ gây nhiều khó khăn và khó hiểu cho người áp dụng trong việc quyết định hình thức xử lí đối với đối tượng có hành vi "xâm phạm" trên.
Thứ năm, quy định Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính về đối tượng bị áp dụng các biện pháp còn quá khái quát, chưa rõ ràng, cụ thể nên có hướng mở rộng đối tượng ở nghị định chưa đúng tinh thần pháp lệnh. Cụ thể, đối với đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 23 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính), nghị định 163/2003/NĐ-CP đã quy định thêm hai loại đối tượng là người có hành vi tổ chức mô giới mại dâm và người thực hiện hành vi vi phạm khác về trật tự an toàn xã hội. Nghị định 135/2004/NĐ-CP cũng quy định mở rộng hơn một số đối tượng tại Điều 2 ngoài những đối tượng quy định tai Điều 26; Nghị định 125/2008/NĐ-CP quy định phạm vi đối tượng rất rộng thêm các hành vi khác về vi phạm trật tự, an toàn xã hội…Điều này không đảm bảo pháp chế và ảnh hưởng đến quyền công dân.
Cuối cùng, quy định về đối tượng là người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đối với biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn và đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đối với biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; đối tượng chỉ đơn thuần là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên cũng cần phải xem xét. Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng quy định người chưa thành niên dưới 18 tuổi bị bóc lột tình dục thông qua hoạt động mại dâm hay các hành vi tình dục bất hợp pháp cần được đối xử như nạn nhân và không bị áp dụng bất cứ một hình thức xử phạt nào khác, vì vậy quy định về độ tuổi đối tượng này bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là không đảm bảo tương thích với cam kết quốc tế về quyền con người. Bên cạnh đó, việc áp dụng biện pháp xử lí hành chính đối với đối tượng nghiện ma túy chỉ được xác định trên "tình trạng nghiện" mà không phải trên cơ sở hành vi trái pháp luật xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng cần sửa đổi cho phù hợp.
Tóm lại, quy định về đối tượng áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác là một nội dung hết sức quan trọng, một mặt đảm bảo cơ sở pháp lí cho việc xử lí chính xác, đúng đắn, triệt để những đối tượng có tính chất nguy hiểm cho xã hội, đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh của pháp luật, mặt khác các quy định của pháp luật về đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác còn phải đảm bảo tính tương thích với pháp luật Quốc tế và đảm bảo quyền con người. Quy định về đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác quy định từ Điều 23 đến Điều 26 đã xác định các loại đối tượng cụ thể khác nhau, tuy nhiên một số quy định còn hạn chế, bất cập, không đồng bộ, thiếu thống nhất cần phải nghiên cứu sửa đổi trong dự thảo luật mới.
2.1.3. Thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác
Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 23, 24, 25, 26 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính và quy định chi tiết tại các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Theo