Cơ Sở Áp Dụng Các Biện Pháp Xử Lí Hành Chính Khác

không dừng tại đó, quyết định này phải được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc trên thực tế. Kết quả, các đối tượng vi phạm phải chịu sự quản lí, giáo dục, giám sát, chữa bệnh…của các cơ quan có thẩm quyền trong một thời gian nhất định. Đó là nét đặc thù của các biện pháp xử lí hành chính khác.

Xuất phát từ lập luận trên, có thể định nghĩa về các biện pháp xử lí hành chính khác như sau: Biện pháp xử lí hành chính khác là một loại biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt được áp dụng đối với công dân Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải xử lí hình sự, theo thẩm quyền, thủ tục được pháp luật hành chính quy định.

1.1.3. Cơ sở áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác

Cơ sở của việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác là một vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng. Chỉ khi nào xác định được rõ ràng cơ sở áp dụng mới có thể áp dụng đúng các biện pháp tác động, mới phát huy được hiệu quả giáo dục, răn đe đối tượng vi phạm, xử lí công bằng, nghiêm minh, triệt để và tránh được sự tùy tiện trong việc xem xét, áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác của các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, cần nghiên cứu rõ về mặt lí luận cơ sở áp dụng, các trường hợp cụ thể áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác nhằm đảm bảo nguyên tắc pháp chế, tính dân chủ, nghiêm minh, công bằng, đảm bảo quyền con người, quyền công dân, nâng cao hiệu quả áp dụng nhóm biện pháp này.

Nếu như các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính chỉ được áp dụng khi có vi phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của quản lí hành chính, do đó chỉ cần xác định được chính xác cấu thành các hành vi vi phạm cụ thể, đánh giá đúng tính chất, mức độ xâm hại của nó để lựa chọn các biện pháp xử phạt một cách đúng đắn, phù hợp, đúng pháp luật. Cơ sở áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác là hành vi vi phạm pháp luật nói chung về an ninh trật tự, an toàn xă hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quy định này thực ra cũng còn rất chung chung và trừu tượng, bởi vậy đòi hỏi chúng ta phải xác định một cách rõ ràng, thống nhất đó là những hành vi vi phạm gì.

Hành vi vi phạm pháp luật là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành chính. Chính vì thế, nhằm đảm bảo việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nói chung, các biện pháp xử lý hành chính khác nói riêng, cần phải được dựa trên cơ sở khoa học về cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi trái pháp luật do cá nhân hoặc tổ chức có năng lực chủ thể thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Một vi phạm pháp luật khi bị truy cứu các dạng trách nhiệm pháp lí đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật tương ứng về mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể. Có bốn loại vi phạm pháp luật cơ bản: vi phạm hình sự (tội phạm), vi phạm hành chính, vi phạm dân sự và vi phạm kỉ luật. Ở đây, hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác không phải là vi phạm dân sự và vi phạm kỉ luật, đồng thời ta thấy hành vi bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính không phải là vi phạm hình sự, bởi các hành vi đó chưa đủ yếu tố cấu thành vi phạm hình sự về mặt chủ thể họ thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nhưng chưa đến tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự - chưa đủ năng lực trách nhiệm hình sự hoặc hành vi đó chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vậy, hành vi bị áp dụng biện pháp xử lí hành chính khác có phải là vi phạm hành chính hay không. Có hai trường hợp xảy ra: Thứ nhất, những hành vi đó là hành vi vi phạm hành chính, nhưng do vi phạm quá nhiều lần, các biện pháp xử phạt không phát huy tác dụng, cần phải áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác nhằm răn đe và giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật ở họ. thứ hai, hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng này chưa đủ dấu hiệu để cấu thành vi phạm hành chính (về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm dưới

14 tuổi) song vì tính chất nguy hiểm của hành vi, vì mục đích ngăn chặn, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng họ vẫn bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Từ sự phân tích trên, thấy rằng cơ sở áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác là phải có hành vi vi phạm pháp luật. Đó là hành vi khách quan của đối tượng được thể hiện thông qua hành động của người vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự quản lí hành chính nhà nước; hành vi đó thể hiện ý chí của chủ thể đều thực hiện một cách cố ý và nó xâm hại đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bị áp dụng chế tài pháp lí mang tính cưỡng chế nhà nước. Hành vi vi phạm pháp luật đó chưa đến mức xử lí hình sự. Như vậy, ta thấy các biện pháp xử lí hành chính khác được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt, khi các loại chế tài khác (các biện phạt xử phạt vi phạm hành chính hay hình phạt) trên thực tế không thể áp dụng bởi không đủ dấu hiệu cấu thành loại hành vi tương ứng hoặc không đạt hiệu quả răn đe, giáo dục với đối tượng vi phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

1.1.4. Yếu tố cơ bản tác động đến pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác

* Yếu tố chính trị

Các biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay - 3

Các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng luôn có sự tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Pháp luật về các biện pháp cưỡng chế hành chính cũng bị chi phối và phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính trị. Đó là việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ của dân, do dân và vì dân. Hiện nay với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tác động đến pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính. Các biện pháp xử lí hành chính khác cần phải được xây dựng một cách đúng đắn và phù hợp nhất, đáp ứng hiệu lực, hiệu quả tình hình xử lí vi phạm pháp luật, phản ánh được các yêu cầu khách quan của sự vận động, phát triển kinh tế- xã

hội đồng thời thể hiện được nội dung dân chủ, công bằng và nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, về mặt bản chất, các biện pháp xử lý hành chính khác luôn mang trong mình ý chí của giai cấp thống trị xã hội. Khi xã hội có sự thay đổi về giai cấp thống trị xã hội thì tất yếu dẫn đến quan niệm, nội dung, mục đích áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác sẽ được thay đổi theo. Quan niệm của các giai cấp trong xã hội đối với các đối tượng bị áp dụng các biện pháp, về các tệ nạn, hiện tượng trong xã hội sẽ quy định nội dung các biện pháp khác nhau, trình tự, thủ tục và thẩm quyền áp dụng cũng khác nhau. Lấy ví dụ, sự nhìn nhận của xã hội về các đối tượng nghiện ma túy là người vi phạm pháp luật bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính hay họ là nạn nhân của xã hội cần phải được hỗ trợ biện pháp chữa bệnh. Từ đó sẽ hình thành quy định pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh có phải là biện pháp xử lí hành chính hay là biện pháp hỗ trợ chữa bệnh. Như vậy, ta có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa các giai cấp và quan niệm các giai cấp trong xã hội quy định đến bản chất các biện pháp cũng như trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác.

Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước cũng có ảnh hưởng đến pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác. Điều 2 Hiến pháp 1992 quy định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" [29]. Khác với các nước tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc phân quyền, quyền lực nhà nước ta tập trung thống nhất vào Quốc Hội. Tuy nhiên, giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có sự phân công, phối hợp hài hòa với nhau. Các biện pháp hạn chế quyền tự do công dân quy định tại Điều 22 Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính 2002 đều là những biện pháp hành chính, thuộc thẩm quyền xử lí của các cơ quan hành chính nhà nước. Nhưng việc quy định cơ sở pháp lí về các biện pháp xử lí hành chính khác thuộc về Quốc

hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Xu hướng xây dựng pháp luật xử lí vi phạm hành chính theo hướng tư pháp hóa sẽ quy định trách nhiệm của Tòa án trong việc phán xét về tính chất của các hành vi vi phạm pháp luật và việc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính để đảm bảo dân chủ, công bằng, và bảo đảm quyền công dân.

Ngoài ra, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước có sự thay đổi cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác về trình tự, thủ tục áp dụng theo thủ tục hành chính hay thủ tục tư pháp, cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng hay bản chất của các nhóm biện pháp này là biện pháp xử lí hành chính hay biện pháp tư pháp.

* Yếu tố kinh tế- văn hóa- xã hội

Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng phải luôn thay đổi để phù hợp với cơ sở hạ tầng, các quan hệ kinh tế trong mỗi thời kì. Ăngghen cũng chỉ ra vấn đề có tính quy luật rằng:

Quá trình của sự phát triển pháp luật chủ yếu chỉ là chỗ, ban đầu cần loại bỏ những mâu thuẫn do việc trực tiếp chuyển các quan hệ kinh tế thành các nguyên tắc pháp luật và xác lập một hệ thống pháp luật hài hòa; rồi sau đó, dưới ảnh hưởng và sức tác động của sự phát triển kinh tế tiếp theo lại thường xuyên phá vỡ hệ thống đó và kéo nó vào những mâu thuẫn mới [Dẫn theo 36, tr. 86].

Luận điểm này cho chúng ta thấy kinh tế có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự quy định của pháp luật. Hệ thống các chế tài, biện pháp cưỡng chế cần phải không ngừng hoàn thiện phù hợp sự thay đổi các quan hệ kinh tế.

Những biến đổi về mặt kinh tế - xã hội ảnh hưởng sự quy định về các biện pháp xử lí hành chính khác. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cùng các hệ quả của nó đã kéo theo nhiều sự thay đổi cả về mặt đời sống và tư tưởng của con người, đặc biệt là giới trẻ. Rõ ràng, cơ chế thị

trường tạo ra những biến động nhất định đối với vi phạm pháp luật cả về phạm vi, số lượng, tính chất đa dạng, phức tạp và mức độ cũng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra nhiều hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường như ma túy, mại dâm, cờ bạc tăng lên một cách đáng kể, tình hình gây rối trật tự, an ninh trật tự an toàn xã hội... Đáng nói là đối tượng vi phạm những hiện tượng này chủ yếu là người chưa thành niên nhưng sớm bị ảnh hưởng và làm quen với những tệ nạn trên. Trước tình hình đó, pháp luật cần phải có những quy định phù hợp và kịp thời, đúng đắn để nhanh chóng xử lí có hiệu quả và ngăn ngừa vi phạm ngày càng đa dạng, phức tạp. Việc quy định các biện pháp xử lí hành chính khác có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đấu tranh có hiệu quả hơn nữa các vi phạm pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành nghiêm minh pháp luật, ngăn ngừa tội phạm, đảm bảo ổn định nền kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh, đúng hướng.

Nền kinh tế mở cửa theo xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập cũng tác động sâu sắc đến quy định của pháp luật nói chung, pháp luật về các biện pháp xử lí hành chính khác nói riêng. Yêu cầu hội nhập toàn cầu hóa đòi hỏi pháp luật phải không ngừng hoàn thiện để phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế, sẵn sàng các điều kiện chủ động hội nhập. Nền kinh tế mở cửa đòi hỏi pháp luật nước ta không chỉ quy định về các biện pháp xử lí hành chính khác phù hợp với nền kinh tế- xã hội của đất nước mà còn quan tâm những điều kiện, ảnh hưởng bên ngoài.

* Các yếu tố khác từ bên ngoài

Pháp luật quốc tế

Việt Nam ta đã và đang hòa cùng quá trình hội nhập Quốc tế, là thành viên của các Công ước quốc tế về quyền con người, nghiêm chỉnh tuân thủ các Điều ước quốc tế đã kí kết. Chính vì vậy, pháp luật quốc tế mà đặc biệt là các quy định của các Điều ước quốc tế có liên quan như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, các Công ước quốc tế về quyền con người, Công ước quốc tế

về các quyền dân sự, chính trị, công ước về quyền trẻ em… ảnh hưởng một phần lớn tới các quy định pháp luật chúng ta về các biện pháp làm hạn chế quyền tự do của con người. Pháp luật của Việt Nam nói chung và pháp luật về xử lí vi phạm hành chính nói riêng không ngừng bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện phù hợp các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi nước, nên trong quá trình nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế chúng ta cần căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.

Cân đối để làm sao vừa bảo đảm lợi ích của Nhà nước lại vừa bảo đảm quyền con người của công dân, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc một mặt tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế, mặt khác phải tôn trọng thực tiễn khách quan để xây dựng các quy phạm pháp luật phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa Việt Nam bảo đảm các quy định có tính khả thi cao phát huy hiệu lực, hiệu quả hữu hiệu trong đời sống [21, tr. 7].


1.2. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ CỦA CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH KHÁC


Xác định mục đích của một loại biện pháp cưỡng chế cần xuất phát từ chính vai trò của nó đối với xã hội, đồng thời căn cứ vào đối tượng áp dụng của các biện pháp đó. Các biện pháp xử lí hành chính có vai trò to lớn trong việc giáo dục, cảm hóa, chữa bệnh và tạo điều kiện cho người vi phạm pháp luật trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ vững trật tự quản lí hành chính nhà nước.

Các biện pháp xử lí hành chính khác áp dụng nhằm hướng đến những mục đích sau:

Thứ nhất: Các biện pháp xử lí hành chính khác có mục đích giáo dục, chú ý cải tạo tư tưởng, coi trọng các mối quan hệ của người bị áp dụng với cộng đồng, gia đình và xã hội. Giáo dục là mục đích quan trọng đầu tiên của

biện pháp xử lí hành chính khác, bắt nguồn từ bản chất nhân đạo sâu sắc của xã hội ta luôn tạo điều kiện hoàn thiện nhân cách con người, biết tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Mục đích giáo dục ở đây không chỉ giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vi phạm mà còn cảm hóa, giáo dục cả về đạo đức, lối sống, cũng như phục hồi sức khỏe tạo điều kiện cho người vi phạm pháp luật trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, sớm hòa nhập cộng đồng. Đó là mục đích quan trọng và có ý nghĩa to lớn nhất của các biện pháp xử lí hành chính khác.

Thứ hai: Các biện pháp xử lí hành chính khác được áp dụng nhằm mục đích trừng phạt đối với người vi phạm. Tính trừng phạt được xem là một thuộc tính vốn có của các biện pháp cưỡng chế. Mục đích trừng phạt của các biện pháp xử lí hành chính khác được hiểu theo nghĩa là tác động sâu sắc về mặt xã hội hoặc sự hạn chế một phần quyền tự do cá nhân của đối tượng bị áp dụng. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác thường là những đối tượng thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội, thường xuyên vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, tính trừng phạt của các biện pháp xử lí hành chính khác thể hiện rất nghiêm khắc, buộc họ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là hạn chế một phần quyền tự do và chịu sự quản lí, giám sát của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thứ ba: Các biện pháp xử lí hành chính khác được áp dụng nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn ngừa khả năng tái phạm ở họ. Mục đích phòng ngừa ở đây bao gồm cả phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng, chú ý loại trừ nguyên nhân thực hiện hành vi trái pháp luật và tạo điều kiện cho người bị áp dụng tái hòa nhập cộng đồng. Như đã nói ở trên, các đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lí hành chính thường là những đối tượng nguy hiểm, mức độ tái phạm thường xuyên, cần phải hạn chế quyền tự do đối với họ, cần sự giám sát và quản lí chặt chẽ để ngăn ngừa khả năng vi phạm trở lại của họ. Mục đích phòng ngừa được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa giáo dục và trừng trị,

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí