Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Xét Xử Phúc Thẩm Vụ Án Hình Sự Trước Khi Ban Hành Bộ Luật Tths Năm 2015

xử hoàn toàn sai thẩm quyền thì Tòa án xét xử phúc thẩm sẽ chuyển vụ án tới Tòa án có thẩm quyền và hủy bỏ bản án trước đó.

Bản án sơ thẩm sẽ bị coi là dựa trên vi phạm pháp luật khi: Tòa án xét xử vụ án đã không thực hiện theo đúng hình thức đã qui định; Nếu một thẩm phán chuyên nghiệp hoặc thẩm phán không chuyên bị ngăn cản trong khi thực thi nhiệm vụ của tòa án bởi qui định của pháp luật trong việc tham gia vào dự thảo bản án; Nếu thẩm phán chuyên nghiệp hoặc thẩm phán không chuyên tham gia vào dự thảo bản án sau khi thẩm phán phải đối mặt với những nghi ngờ có định kiến và động cơ nghi ngờ có định kiến là có cơ sở hoặc đã bị hủy bỏ; Thẩm quyền xét xử không đúng; Phiên tòa chính thức diễn ra mà không có mặt công tố viên hoặc người đại điện theo yêu cầu của pháp luật; Vi phạm nguyên tắc xét xử bằng lời và tính khách quan của các thủ tục bị vi phạm; Bản án không có đủ căn cứ; Người bào chữa cho bị cáo bị hạn chế quyền.

Tương tự như CHND Trung Hoa, bản án phúc thẩm xét trong mối quan hệ với hình thức và mức độ hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội theo Bộ luật TTHS của CHLB Đức sẽ không được sửa đổi theo hướng làm xấu đi tình trạng của bị cáo trong những trường hợp bị cáo hoặc người đại diện theo pháp luật của bị cáo đã đưa ra kháng án về tình tiết vụ án và việc áp dụng pháp luật hoặc Cơ quan công tố đưa ra kháng nghị về tình tiết vụ án và việc áp dụng pháp luật theo theo hướng có lợi cho bị cáo.

1.3.3. Liên bang Nga

Bộ luật TTHS Liên bang Nga quy định Bản án và quyết định của Toà án cấp chống án có thể bị kháng cáo, kháng nghị đến Toà án theo thủ tục phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ và tính công bằng của bản án và quyết định khác của Toà án.

Về thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm, Bộ luật TTHS Liên bang Nga quy định rất cụ thể so với nhiều Bộ luật TTHS của các nước khác. Theo

đó, Tòa phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên bản án và quyết định của Toà án và bác kháng cáo, kháng nghị; Huỷ bản án, quyết định của Toà án và đình chỉ vụ án; Huỷ bản án, quyết định của Toà án và trả lại hồ sơ vụ án để xét xử lại ở Toà án cấp sơ thẩm hoặc Toà án cấp chống án từ giai đoạn thẩm tra sơ bộ hoặc giai đoạn xét xử hoặc các hoạt động của Toà án sau khi đưa ra phán quyết của Bồi thẩm đoàn; Sửa bản án, quyết định của Toà án.

Những căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án thủ tục phúc thẩm gồm:

Thứ nhất, kết luận của Toà án sơ thẩm nêu trong bản án không phù hợp với những tình tiết thực tế của vụ án được Toà án cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án xác định (Kết luận của Toà án sơ thẩm không được khẳng định bằng những chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà; Toà án đã không cân nhắc đến những tình tiết có ảnh hướng cơ bản đến kết luận của Toà án; Khi có những chứng cứ mâu thuẫn nhau có ý nghĩa quyết định trong việc ra kết luận của Toà án...).

Thứ hai, vi phạm luật tố tụng hình sự (tước bỏ hoặc hạn chế các quyền hiến định của những người tham gia tố tụng, không tuân thủ tố tụng làm ảnh hưởng đến việc bản án đúng pháp luật, có căn cứ và công bằng; Toà án không đình chỉ vụ án khi có những căn cứ quy định tại Bộ luật TTHS; việc xét xử vụ án mà không có mặt bị cáo khi sự có mặt của bị cáo là bắt buộc, việc xét xử mà không có mặt người bào chữa, nếu sự tham gia của họ là bắt buộc, không cho bị cáo quyền tham gia tranh luận …).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Thứ ba, áp dụng không đúng luật hình sự (vi phạm những quy định phần chung của Bộ Luật hình sự, không áp dụng điều luật hoặc điểm và (hoặc) khoản phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự Liên bang Nga cần phải áp dụng; Quyết định hình phạt nặng hơn quy định tại Điều luật tương ứng phần các tội phạm của Bộ luật hình sự).

Thứ tư, không bảo đảm tính công bằng của bản án (tòa án cấp sơ thẩm tuyên hình phạt không phù hợp với mức độ nghiêm trọng của tội phạm, nhân thân người bị kết án hoặc hình phạt.

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 4

Bản án có thể bị huỷ bỏ nếu thấy cần thiết phải quyết định hình phạt nghiêm khắc hơn vì nhận thấy hình phạt do Toà án cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án tuyên là không công bằng và quá nhẹ chỉ trong những trường hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của tư tố viên, người bị hại người đại diện của họ.

Khi giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm Toà án huỷ bản án kết tội và đình chỉ vụ án khi có những căn cứ quy định tại Bộ luật này.

Bản án vô tội chỉ có thể bị Toà án cấp phúc thẩm huỷ bỏ trên cơ sở kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại hoặc người đại diện của họ cũng như kháng cáo của người được tuyên vô tội nếu họ không đồng ý với những căn cứ tuyên họ vô tội.

Tòa án cấp phúc thẩm có thể huỷ bản án và trả hồ sơ vụ án để xét xử lại. Trong một số trường hợp, Toà án cấp phúc thẩm có quyền áp dụng luật hình sự về tội nhẹ hơn và giảm hình phạt phù hợp với việc thay đổi tội danh đối với người bị kết án. Trong trường hợp này Toà án cấp phúc thẩm không có quyền áp dụng luật hình sự về tội nặng hơn hoặc tăng nặng hình phạt [43].

Qua nghiên cứu các quy định pháp luật TTHS của CHND Trung Hoa, CHLB Đức và Liên bang Nga cho thấy các quốc gia đi theo mô hình tố tụng hình thẩm vấn hoặc mô hình thẩm vấn kết hợp với tranh tụng (tuy nhiên vẫn nghiêng về thẩm vấn) đều thống nhất ở một điểm: Bảo đảm nguyên tắc hai cấp xét xử; bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo và những người có lợi ích liên quan đến vụ án hình sự; không làm xấu đi tình trạng của bị cáo khi họ có đơn kháng cáo đề nghị xét xử phúc thẩm; phúc thẩm giúp chống oan, sai và cũng chống bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế về pháp luật và tư pháp, việc tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia

có hệ thống tư pháp theo mô hình tố tụng hình sự tranh tụng (Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada…) để hoàn thiện các quy định pháp luật TTHS Việt Nam theo tinh thần kết hợp các yếu tố hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng với mô hình thẩm vấn, bảo đảm việc xét xử có chất lượng cao hơn.


Tiểu kết chương 1

Ở chương 1, trên cơ sở các quy định của pháp luật cũng như những vấn đề lý luận về xét xử phúc thẩm hình sự, tác giả đã phân tích làm rò khái niệm phúc thẩm vụ án hình sự, tính chất của xét xử phúc thẩm, đối tượng của xét xử phúc thẩm, đồng thời tác giả cũng đã phân biệt giữa phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm. Trên cơ sở đó, tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và pháp luật về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.

Từ những vấn đề được làm rò ở chương 1, sẽ là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự trước khi ban hành BLTTHS năm 2015 và quy định của BLTTHS năm 2015 tại Chương 2. Đồng thời, dựa trên những vấn đề lý luận và pháp luật, thực tiễn xét xử phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử phúc thẩm, đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tại Chương 3 luận văn.

Chương 2

PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI


2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự trước khi ban hành Bộ luật TTHS năm 2015

2.1.1. Giai đoạn từ 1945 đến trước khi ban hành BLTTHS 1988

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành là Sắc lệnh số 33C/LSL ngày 13/9/1945 quy định về việc thành lập các Tòa án quân sự, là tiền thân của các tòa án quân sự cũng như Tòa án nhân dân sau này. Trước yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng, Sắc lệnh cho phép Tòa án quân sự xét xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo thủ tục chung thẩm, bản án của Tòa án quân sự có hiệu lực pháp luật ngay, người phạm tội không có quyền chống án. Người bị kết án chỉ có quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm nếu là bản án tuyên xử tử. Tiếp đó Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về tổ chức Tòa án và ngạch Thẩm phán (Sắc lệnh số 13/SL) quy định:“Tòa đại hình xử sơ thẩm. Ông Biện lý, bị can và nguyên đơn có quyền chống án lên Tòa thượng thẩm”. Theo quy định này, “chống án” được hiểu là kháng cáo nhưng “chống án” không chỉ bao gồm kháng cáo mà còn là “kháng nghị”. Đến năm 1959, khi Tòa án tối cao tách ra khỏi Bộ Tư pháp và trực thuộc Chính phủ, Nghị định số 381-TTg quy định Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn: “…xử phúc thẩm chung thẩm những vụ án do Toà án cấp dưới xử sơ thẩm trong các trường hợp có kháng nghị của Cơ quan công tố hoặc của đương sự”. [31, tr.6]. Những nội dung này được thể hiện trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp 1959, Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND năm 1960 cũng như các văn bản dưới luật khác.

Theo quy định của Hiến pháp 1959 thì Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của những Tòa án nhân dân địa phương, các tòa cấp dưới. Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 14-7-1960 quy định về tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu của Tòa án nhân dân các cấp. Lần đầu tiên kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, có một văn bản pháp luật phân định rò thẩm quyền của Tòa án các cấp, trong đó có quy định về cấp xét xử phúc thẩm. Với các quy định tiến bộ như quy định hai cấp xét xử, quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm thuộc về Viện kiểm sát (Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát trên một cấp); quyền kháng cáo (quyền chống bản án hoặc quyết định sơ thẩm) thuộc về các đương sự. Khi có chống án của đương sự hoặc kháng nghị của VKS, thì Tòa án nhân dân tối cao tiến hành xét xử phúc thẩm. Khi có chống án hoặc kháng nghị bản án (quyết định) của Tòa án khu tự trị thì Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao sẽ xét xử phúc thẩm. Đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh bị chống án hoặc kháng nghị thì Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm. Phúc thẩm cũng được thực hiện ở tòa án cấp tỉnh trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện bị chống án hoặc kháng nghị.

Để hoàn thiện chế định phúc thẩm, TAND tối cao ban hành Thông tư số 03/NCPL ngày 19/5/1967 quy định về xét xử phúc thẩm thì trình tự tố tụng phúc thẩm hình sự mới được quy định chi tiết, mang tính hệ thống. Trong Thông tư 03/NCPL nêu trên đã quy định rò về quyền kháng cáo, kháng nghị cũng như quy định về thủ tục và thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Thông tư 03/NCPL là văn bản đầu tiên quy định mang tính hệ thống về xét xử phúc thẩm ở nước ta. Thông tư này đã có một số quy định quan trọng như: đối với các bản án, quyết định sơ thẩm thì Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ xét xử lại toàn bộ vụ án. Trong trường hợp bản án sơ thẩm có sai sót, nếu như những sai sót này có lợi cho bị cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền tự mình sửa chữa

những sai sót đó, việc xét xử lại toàn bộ vụ án trong trường hợp này đối với cả những bị cáo không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm cũng có quyền hủy án sơ thẩm để điều tra, hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại hoặc đình chỉ vụ án. Những vụ án mà có bị cáo đã được xét xử sơ thẩm, nếu thấy hình phạt đối với bị cáo chưa tương xứng thì Tòa án cấp phúc thẩm định lại tội danh nặng hơn hoặc tăng hình phạt đối với bị cáo. [31, tr. 206-207].

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, Thông tư 03/NCNL cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế khi thực hiện, đó là hoạt động xét xử phúc thẩm dần trở lên quá tải do phải xem xét lại quá nhiều án sơ thẩm, với toàn bộ các vụ án kể cả những vụ án không có kháng cáo, kháng nghị. Hơn nữa, bản án có hiệu lực pháp luật đôi khi bị thi hành chậm, từ đó quyền, lợi ích của người tham gia tố tụng phần nào bị ảnh hưởng. Đây là một trong những lí do mà Thông tư 19/TATC ra đời ngày 02/10/1974 “Tòa án cấp phúc thẩm có chức năng xét xử lại những vụ án được xét xử sơ thẩm mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị” và “nhiệm vụ của cấp phúc thẩm là thẩm tra tính hơp pháp và có căn cứ của bản án sơ thẩm và xét xử lại vụ án về mặt nội dung”. Có thể nói đây là các tiếp cận tương đối chính xác và đẩy đủ về nhiệm vụ, tính chất của xét xử phúc thẩm. Quyền kháng cáo quy định tương đối rộng, dành cho bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có liên quan đến việc phạm pháp… Thông tư 19 đã quy định tương đối chi tiết về trình tự xét xử phúc thẩm. Trên cơ sở đánh giá lại những chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ đã thu thập được, hội đồng xử án tại phiên tòa phúc thẩm còn thu thập, xem xét những tài liệu, chứng cứ mới được phát hiện, bổ sung tại phiên tòa để xác định lại sự thật khách quan của vụ án.

Về thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm: Trên cơ sở xem xét lại nội dung vụ án, xác định sự thật khách quan của vụ án, Tòa án phúc thẩm có quyền bác kháng cáo (kháng nghị) và giữ nguyên bản án (quyết định) sơ

thẩm; Tòa án phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm; Tòa án phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại; Tòa án phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

2.1.2. Quy định pháp luật TTHS về xét xử phúc thẩm VAHS trong Bộ luật TTHS năm 1988 và Bộ luật TTHS năm 2003

2.1.2.1. Xét xử phúc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988

Về tính chất của phúc thẩm: Bộ luật TTHS năm 1988 xác định phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Về thẩm quyền xét xử phúc thẩm, Bộ luật TTHS năm 1988 chưa quy định chi tiết thẩm quyền xét xử phúc thẩm, mà việc xác định thẩm quyền này phải dựa vào một số văn bản pháp luật khác như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Nói cách khác thì xác định thẩm quyền xét xử phúc thẩm được thực hiện gián tiếp thông qua thẩm quyền xét xử sơ thẩm được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Theo đó Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được tổ chức ở hai cấp là Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử phúc thẩm những vụ án do Tòa án cấp dưới xét xử sơ thẩm và các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm các vụ án do các Tòa án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Về quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm: Những người có quyền kháng cáo là những người tham gia tố tụng theo Điều 205 BLTTHS bao gồm: bị cáo và người đại diện của họ; Người bào chữa cho bị cáo trong trường hợp có bị cáo chưa thành niên hoặc là bị cáo có nhược điểm về thể chất, tinh thần; Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại điện hợp pháp của những người này; Người được Tòa án tuyên là vô tội (trường hợp này họ có quyền kháng cáo nhằm yêu cầu xác định lí do Tòa án sơ thẩm tuyên họ vô tội). Đối với trường hợp kháng nghị phúc thẩm: thẩm quyền thuộc về Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp [23].

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí