chính thức được ghi nhận tạo thành nội dung chủ yếu của quyền con người như: quyền bình đẳng; quyền tự do ngôn luận, xuất bản, tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở; quyền tư hữu tài sản,… Cùng với sự phát triển của đất nước, nội dung các quyền con người ở nước ta ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn, được ghi nhận về mặt pháp lý và được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Tại Hiến pháp các năm 1959, 1980 và 1992 đều đã thể chế hóa và từng bước mở rộng quyền con người. Đặc biệt tại Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định:
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng [31].
Việc hạn chế quyền con người, quyền công dân không thể tùy tiện mà phải theo “quy định của luật”. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; Theo đó, quyền con người, quyền cơ bản của công dân ở nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Quyền sống, quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghiên cứu và hưởng thụ các kết quả khoa học, quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ để, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp, quyền được sống trong môi trường trong lành,…. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng, không bị phân biệt
trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; được Nhà nước bảo hộ, không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định [31, Điều 20, Khoản 1, 2].
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Mọi công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và việc khám xét chỗ ở do luật định; có quyền tự do đi lại, cư trú ở trong nước và có quyền ra nước ngoài, từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật; có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định pháp luật. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Mọi người có quyền sở hữu tư nhân về thu nhập hợp pháp, nhà ở, tư
liệu sinh hoạt và sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ; Trong những trường hợp cần thiết, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, các nhân theo giá thị trường. Người sử dụng đất hợp pháp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất và được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật định. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
Mọi người có quyền tự do kinh doanh theo quy định. Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội, có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Nghiêm cấm việc phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới tuổi lao động tối thiểu.
Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh. Công dân có quyền học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định - 1
- Bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định - 2
- Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2003 Về Các Biện Pháp Ngăn Chặn Hạn Chế Quyền Tự Do
- Biện Pháp Cấm Đi Khỏi Nơi Cư Trú (Điều 91 Bltths)
- Nội Dung Bảo Vệ Quyền Con Người Thông Qua Các Biện Pháp Ngăn Chặn Hạn Chế Quyền Tự Do Theo Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Bảo Vệ Quyền Con
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác [31].
Quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp và được bảo vệ, bảo đảm thực hiện bởi hệ thống các cơ quan Nhà nước. Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” [31]. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất do nhân dân bầu ra, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân thông qua việc: xây dựng Hiến pháp và luật, ghi nhận ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thể chế hóa các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương. Quyền con người còn được bảo vệ, bảo đảm thực hiện bởi: hệ thống các cơ quan hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp) - đây là các chủ thể có trách nhiệm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, làm cho quyền và nghĩa vụ công dân trở thành hiện thực, là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; hệ thống Cơ quan Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân - là các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Một trong những đảm bảo quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người là ban hành văn bản pháp luật, tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu biết pháp luật, không xâm phạm quyền con người. Trường hợp đã vi phạm thì phải kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm quyền con người, pháp luật nước ta đã quy định các biện pháp pháp lý tương ứng như xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, buộc phải bồi thường và cao nhất là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm. Như tại BLHS đã quy định một chương riêng xử lý đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, quy định các tội xâm phạm quyền con người.
1.2. Khái niệm, nội dung các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định của luật tố tụng hình sự
1.2.1. Khái niệm các biện pháp ngăn chặn theo quy định của luật tố tụng hình sự
BLTTHS là văn bản pháp lý quy định hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT và cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án hình sự khách quan, toàn diện, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Như vậy, TTHS chính là các trình tự, thủ tục, biện pháp được Nhà nước
quy định để các cơ quan THTT (CQĐT, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án) và những người THTT (Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó chánh án Tòa án, Thẩm phán) có thẩm quyền khởi tố điều tra, đưa một người ra xử lý trước pháp luật khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS và nó luôn thể hiện tính quyền lực với sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Những BPNC là một trong những nhóm của biện pháp cưỡng chế, nó mang tính nghiêm khắc để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như để đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên khi áp dụng các BPNC sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Vì vậy BLTTHS đã quy định thành một chương riêng về các BPNC.
Hiện nay đã có nhiều công trình, tài liệu đưa ra khái niệm về các BPNC, như: Theo giáo trình Luật TTHS Việt Nam của khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội thì:
BPNC là biện pháp cưỡng chế TTHS được quy định trong pháp luật TTHS, do người có thẩm quyền ở các cơ quan THTT hoặc các cơ quan khác được giao một số hoạt động tố tụng áp dụng, công dân đối với với bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang, người có lệnh truy nã hoặc người bị nghi là phạm tội, nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội, không để họ cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội cũng như nhằm đảm bảo cho việc thi hành án [7, tr.248 -249].
Còn theo tác giả Nguyễn Trọng Phúc thì quan niệm:
Các BPNC là biện pháp cưỡng chế Nhà nước mang tính phong ngừa do người có quyền hạn được quy định trong BLTTHS
áp dụng đối với người liên quan đến tội phạm chưa bị khởi tố, bị can, bị cáo, khi có căn cứ cụ thể nhằm ngăn chặn tội phạm, bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự [23].
Trên cơ sở những quy định của BLTTHS về các BPNC và những khái niệm nêu trên, theo chúng tôi: BPNC là một trong những biện pháp cưỡng chế trong TTHS do người có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS áp dụng đối với bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang hoặc đối với những người bị nghi là phạm tội khi có một trong các căn cứ theo quy định của BLTTHS nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội, không để họ cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục thực hiện tội phạm cũng như đảm bảo việc thi hành án.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú, tự do đi lại là một trong các quyền con người được quy định trong Hiến pháp và các quyền này chỉ bị hạn chế theo trình tự, thủ tục do luật định. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, để đạt được nhiệm vụ của BLTTHS, trong những trường hợp cần thiết các cơ quan THTT cần phải áp dụng một số BPNC để hạn chế sự tự do đi lại, tự do cư trú đối với những người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS. Vì vậy, các BPNC hạn chế quyền tự do là các BPNC được quy định trong BLTTHS để hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại và tự do cư trú đối với những người bị áp dụng nhằm đạt được mục đích của việc áp dụng các BPNC.
Khái quát các quy định pháp luật về các biện pháp ngăn chặn trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được ban hành
BPNC là một chế định pháp lý quan trọng của luật TTHS. Ngay từ khi Cách mạng tháng 8 thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Nhà nước đã sớm ban hành các quy định về TTHS trong đó có các BPNC. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, các quy định của pháp luật TTHS cũng được sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và pháp luật quốc tế.
* Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988
Trước khi BLTTHS năm 1988 được ban hành, các BPNC trong TTHS được quy định tại các văn bản như:
Điều 11 Hiến pháp năm 1946 quy định: Công dân không bị bắt giam khi chưa có quyết định của Tòa án [24].
Sắc lệnh số 40 ngày 29/3/1946 của Chính phủ lâm thời đã quy định: ngoài trường hợp phạm pháp quả tang về khinh tội hay trọng tội, việc bắt người bao giờ cũng phải có lệnh bằng văn bản của Thẩm phán viên; việc giam cứu, gia hạn giam cứu người phạm tội do cơ quan tư pháp (Tòa án) quyết định; quy định về thời hạn giam cứu và thời hạn gia hạn giam cứu,…
Tại Luật số 103-SL/005 ngày 20/5/1957 của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quy định đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân. Cùng với việc quy định nguyên tắc chung trong việc bắt người, tạm giữ, tạm giam. Khám xét… Luật này còn quy định trình tự thủ tục để tiến hành các hoạt động trên. Đặc biệt Luật quy định: Việc bắt người phạm pháp đến pháp luật Nhà nước trừ trường hợp phạm pháp quả tang và khẩn cấp phải có lệnh viết của cơ quan tư pháp (Tòa án) từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên nếu là thường dân phạm pháp hoặc của Tòa án binh nếu là quân nhân phạm pháp hay thường dân phạm pháp có liên quan đến quân đội nhân dân (Điều 3). Việc tạm giam phải do cơ quan tư pháp từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên hoặc tòa án binh quyết định với thời hạn cụ thể (Điều 6, 7); quy định việc tạm tha trong trường hợp không cần thiết hoặc đối với các đối tượng đặc biệt là người già yếu, có bệnh nặng hoặc phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú (Điều 8)…
* Quy định của BLTTHS năm 1988 về các BPNC
Ngày 28/6/1988, BLTTHS đầu tiên của nước ta được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989. BLTTHS năm 1988 đã quy định cụ thể
về mục đích, căn cứ áp dụng, thẩm quyền áp dụng và thủ tục áp dụng đối với các BPNC, như: bắt người (từ Điều 62 đến Điều 65), tạm giữ (Điều 68 - 69), tạm giam (Điều 70)… đồng thời cũng quy định việc hủy bỏ hoặc thay thế các BPNC (Điều 77). Cụ thể:
+ Biện pháp bắt người: Trong BLTTHS năm 1988, các trường hợp bắt bao gồm: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, đồng thời cũng đã quy định tương đối cụ thể các vấn đề về thẩm quyền, đối tượng, thủ tục áp dụng trong từng trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo việc bắt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
+ Biện pháp tạm giữ: Trong BLTTHS năm 1988, chế định về tạm giữ được quy định tại các Điều: 68, 69, 72, 73. Ngoài ra, việc tạm giữ đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 273. Bộ luật đã quy định đối tượng bị tạm giữ, thẩm quyền tạm giữ, thời hạn tạm giữ và gia hạn tạm giữ, những trường hợp có thể tạm giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, kiểm sát việc tạm giữ,…
- Biện pháp tạm giam: Chế định về tạm giam được quy định tại các Điều 70, 71, 72, 73 của BLTTHS năm 1988 trong đó quy định khá cụ thể về các trường hợp áp dụng, thẩm quyền áp dụng, đối tượng bị áp dụng, thời hạn tạm giam, chế độ tạm giam, việc phê chuẩn lệnh tạm giam, việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giam,…
So với các văn bản pháp luật TTHS trước đây thì BLTTHS năm 1988 đã có bước tiến lớn trong vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền công dân được thể hiện thông qua các chế định của Bộ luật này, nó đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ những thành tựu cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới, đấu tranh phòng và chống tội phạm.