Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Về Biện Pháp Tư Pháp

Ví dụ: Ngày 28/12/2010, Trịnh Văn Minh mượn xe Airblade BKS 30N5-2077 của anh Nguyễn Văn Huynh để đi chơi và đã nảy ý định trộm cắp tài sản của anh Minh. Khi đến Hàng Buồm, Minh đã đánh thêm 01 chiếc chìa khóa, về trả xe và chờ cơ hội trộm cắp. Đến 13h ngày 04/01/2011, thấy anh Huynh đi xe máy ở Cầu Vượt Mai Dịch, và gặp bạn tại quán bia hơi "Tý Hói" trên đường Phạm Hùng. Minh đã tranh thủ lúc người giữ xe không để ý, lấy trộm xe bằng chìa khóa dự phòng lúc trước, và mang về nhà tại thôn Cù Tu, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên cất giấu; nhưng sau đó, biết được anh Minh đi trình báo công an, Minh sợ quá đã thú nhận và xin trả lại tài sản.

Tại Bản án số 127/2011/HSST ngày 15/4/2011, Tòa án nhân dân huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội áp dụng khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự 15 (mười lăm) tháng tù nhưng được hưởng án treo; giao bị cáo cho địa phương giám sát giáo dục. Đồng thời áp dụng Điều 42 Bộ luật Hình sự, trả lại tài sản là chiếc xe máy Airblade cho anh Huynh; và tiêu hủy chiếc chìa khóa dự phòng mà Minh đã đánh thêm.

Về nguyên tắc, việc áp dụng biện pháp tư pháp này được áp dụng khi có quyết định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng với một số loại tài sản cụ thể khi áp dụng lại nảy sinh một số vấn đề bất cập. Ví dụ như: đối với việc tịch thu vật, tài sản có liên quan đến tội phạm như gỗ, thuốc tây... phải được giao cho các cơ quan tài chính địa phương. Nhưng đối với một số địa phương, việc lưu giữ, quản lý những vật nêu trên là không thể hoặc có quá nhiều bất cập. Đối với những loại tài sản khá cồng kềnh, có số lượng lớn như gỗ lâu năm, thì các cơ quan tài chính địa phương ở các vùng sâu xa, hoặc các địa phương nhỏ, thì không thể lưu giữ được. Hoặc đối với các loại đồ vật dễ bị hư hỏng như lương thực, thuốc lá... thì để chúng không bị mốc, hay hư hại là hết sức khó khăn và xử lý rất phức tạp. Nếu sau khi có quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoàn tất việc đó thì vật liên quan

đến tội phạm đã bị mất giá trị và giá trị sử dụng, gây ra thiệt hại hoặc lãng phí rất lớn. Do đó, quy trình thực hiện biện pháp tư pháp hình sự "Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm" vẫn đang rối rắm trong việc thực hiện.

Đặc biệt đối với biện pháp tư pháp "Công khai xin lỗi": Trong số 500 vụ án hình sự, số vụ án có áp dụng biện pháp công khai xin lỗi không đến 2%, thực tế vụ án được áp dụng công khai xin lỗi thường là các vụ án liên quan đến danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: Ngày 25/10/2008, anh Nguyễn Công Trí, trú tại thôn Sơn Trà, huyện Bình Đông, tỉnh Quảng Ngãi đánh nhau với anh Nguyễn Công Huỳnh, Nguyễn Công Hải (là anh em họ trong tộc) vì xích mích với nhau về tiền góp để tu sửa lăng mộ. Anh Trí đã lấy gậy làm bị thương anh Hải và đập phá đồ đạc trong nhà thờ họ.

Tòa án nhân dân huyện Bình Đông đưa vụ án ra xét xử ngày 28/12/2008, áp dụng Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 quyết định anh Trí phải chịu hình phạt 2 năm tù giam, hưởng án treo; đồng thời áp dụng Điều 42 Bộ luật Hình sự 1999, Buộc anh Trí bồi thường việc phá hoại tài sản nhà thờ họ; công khai xin lỗi đối với anh Hải và họ mạc. Thế nhưng, đến ngày 05/02/2009, anh Trí vẫn không thực hiện việc công khai xin lỗi mà có lời lẽ xúc phạm, lẩn tránh việc thi hành bản án. Người bị hại và anh em, họ hàng đã nhiều lần khuyên can và đề nghị anh Trí xin lỗi nhưng anh Trí vẫn lờ đi và nhất quyết không chịu thực hiện việc công khai xin lỗi.

Bản thân việc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp tư pháp "Buộc công khai xin lỗi" trên cơ sở sự xúc phạm danh dự nhân phẩm, xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của người bị hại là không quá khó khăn, thế nhưng để thực hiện được việc đó trên thực tế lại chẳng hề đơn giản.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp tư pháp

* Hạn chế về áp dụng biện pháp tư pháp trong quá trình xét xử các vụ án hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Áp dụng các hoạt động tư pháp trong quá trình xét xử vẫn chưa được coi trọng một cách đúng mức khiến cho việc áp dụng chúng chưa đạt được hiệu quả cần thiết mà công tác đấu tranh, phòng và chống tội phạm đặt ra.

Việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự đôi khi còn bị lầm lẫn với các biện pháp tư pháp khác như: Hành chính, dân sự hoặc với một số hình phạt trong pháp luật hình sự (phạt tiền)… không những ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng, mà còn không đạt được những mục đích cần thiết đã định ra.Chẳng hạn như nhiều trường hợp người bị kết án phạm tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa được miễn chấp hành hình phạt, song lại chưa bồi thường cho Nhà nước, bởi hình phạt tù không phải chấp hành, người đó không phải chịu sức ép để tự nguyện tiến chấp hành quyết định về bồi thường thiệt hại, mà cần có sự cưỡng chế của nhà nước. Khi đó, việc áp dụng biện pháp tư pháp "Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm" khó được áp dụng và thi hành một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam - 7

Bản thân những biện pháp tư pháp hình sự, với tên gọi hiện nay "Tịch thu tiền vật", "Trả lại tài sản" hoặc "Buộc công khai xin lỗi" không chỉ được quy định trong pháp luật hình sự, mà ngay trong pháp luật dân sự, pháp luật hình chính cũng có ghi nhận. Vậy việc phân biệt chúng với nhau như thế nào, để thể hiện đúng bản chất của các biện pháp tư pháp hình sự, lại chưa hề được làm rõ trong bất cứ văn bản quy phạm nào.

Thêm vào đó, những biện pháp này sẽ được áp dụng độc lập với hình phạt, hay áp dụng kèm theo hình phạt để bổ sung cho hình phạt, cũng là một vấn đề rất quan trọng, nhưng lại chỉ dựa trên việc Hội đồng xét xử tự đánh giá

tính chất, mức độ vụ việc mà không hề có một định lượng nào làm căn cứ xác định việc áp dụng hình phạt. Do đó, việc áp dụng riêng hoặc kèm theo vẫn là vấn đề cần phải xem xét và làm rõ, để tránh tùy ý áp dụng.

Trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự có ghi nhận về các biện pháp tư pháp, rõ ràng nhất là các biện pháp tư pháp hình sự chung. Thế nhưng để áp dụng đồng thời, tuân thủ quy định của cả pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự thì lại có rất nhiều khó khăn.Trước hết, việc áp dụng chưa hoàn thiện, chưa rõ ràng và minh bạch, cũng sẽ là trở ngại không thể tránh khỏi cho việc thi hành sau này.

* Hạn chế về thi hành các biện pháp tư pháp hình sự trong thi hành án hình sự

Thứ nhất, về việc quản lý, giám sát người bị kết án.

Việc áp dụng các biện pháp tư pháp với người phạm tội nhằm hạn chế các quyền lợi của người phạm tội, để đảm bảo độ chính xác của bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng và tránh được những sai lầm, thiếu sót đáng tiếc. Tuy nhiên, việc áp dụng và thi hành chúng trên thực tế lại chưa được thực thi một cách hiệu quả. Mặc dù, người bị kết án buộc phải áp dụng một hoặc một số biện pháp tư pháp hình sự, nhưng trong quá trình thi hành, việc quản lý, giám sát người bị kết án lại hết sức khó khăn.

Những người bị kết án buộc phải áp dụng biện pháp tư pháp hình sự không phải là những người bị tạm giam (đối với người chưa thành niên phạm tội), trong thời hạn trước khi áp dụng biện pháp tư pháp thì người đó được sự quản lý của ai, và chế độ quản lý, giám sát như thế nào lại không được xem xét. Do đó, có thể người bị kết án đi khỏi nơi cư trú hoặc chưa chấp hành được biện pháp tư pháp hình sự đó nhưng tiếp tục phạm tội thì rất đáng tiếc.

Thứ hai, về tổ chức các trường giáo dưỡng.

Các trường giáo dưỡng là các tổ chức theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trách nhiệm chính của trường giáo dưỡng là giáo dục, giám sát và quản lý những người chưa thành niên phạm tội bị kết án và áp dụng biện pháp tư pháp hình sự "Đưa vào trường giáo dưỡng". Nhưng bản thân trường giáo dưỡng trong việc quản lý dưới sự quản lý của rất nhiều ban, ngành và cơ quan hữu quan có liên quan. Cụ thể là: Việc học tập ở trường giáo dưỡng, kinh phí hàng tháng cho mỗi học sinh mua sách vở, đồ dùng dinh hoạt, chăm sóc y tế trên cơ sở Nghị định 52/2001/NĐ-CP; có sự phối hợp của Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các địa phương trong quá trình thi hành biện pháp tư pháp này.

Việc quy định cơ chế tuyển dụng, xây dựng và hoạt động của trường giáo dưỡng lại chưa được sự quan tâm sát sao của Đảng, Nhà nước. Việc các trường giáo dưỡng hoạt động và tuân thủ theo quy định của Nghị định số 52/2001/NĐ-CP và Luật thi hành án hình sự năm 2010 chỉ mang tính chất trình tự, thủ tục, chứ chưa có bất cứ quy định nào cụ thể về trường giáo dưỡng.

Thứ ba, về đội ngũ cán bộ trực tiếp thi hành án.

Đội ngũ cán bộ thi hành các biện pháp tư pháp hình sự nói chung và đặc biệt là thi hành biện pháp tư pháp hình sự "Đưa vào trường giáo dưỡng" và "Buộc công khai xin lỗi" nói riêng chưa được quy định cụ thể trong Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự cũng như thi hành án hình sự.

Trách nhiệm cũng như chính sách đối với những cán bộ thi hành các biện pháp tư pháp này, chưa được đưa ra đề cập hoặc đề cập chỉ mang tính chất hình thức, chưa được quan tâm cụ thể. Chính điều này khiến cho những người trực tiếp thi hành thiếu trách nhiệm và không tận tâm với công việc,

nhất là với công việc đặc biệt như thi hành các biện pháp tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên.Việc thi hành đối với buộc công khai xin lỗi là không hề đơn giản, mặc dù có quyết định của Tòa án cụ thể, rõ ràng.

Thứ tư, về chế độ, chính sách đối với người bị kết án, bị buộc chấp hành các biện pháp tư pháp riêng.

Những người bị kết án, buộc chấp hành biện pháp tư pháp thực chất chỉ thực hiện những biện pháp này như một hình thức để giáo dục, cải tạo có hệ thống hoặc tái hòa nhập cộng đồng sớm; nhưng bản thân họ chưa mất quyền công dân mà chỉ bị hạn chế phần nào. Việc đáp ứng các yêu cầu về học tập, lao động, sức khỏe của họ là điều mà Nhà nước cần hết sức quan tâm, thế nhưng thực tế thì việc thi hành các biện pháp tư pháp đôi khi lại bị hình sự hóa. Ví dụ như: Người bị buộc chấp hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng được mặc định là "người phạm tội" song do chưa đủ tuổi nên không phải chấp hành hình phạt tù, việc người đó phải ở trong trường giáo dưỡng, chỉ là một cách hiểu khác của "nhà tù dành cho trẻ vị thành niên". Mặc dù Nhà nước đã có những quy định và chính sách cụ thể với những người này, thì việc thi hành chúng trên thực tế cũng không được thực hiện một cách triệt để và đúng đắn mà chỉ mang tính hình thức, còn bị đè nặng tâm lý phân biệt đối với những người bị kết án.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp

Thực tiễn áp dụng pháp luật và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự cho thấy nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đã nêu trên có thể được phân thành hai loại:

* Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân tồn tại không phụ thuộc vào ý chí chủ quan củ chủ thể áp dụng. Khi tiến hành việc xét xử, quyết định hình phạt cũng như thi hành các biện pháp tư pháp hình sự, Tòa án cũng như các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng và thi hành chúng không thể thay đổi được những quy định pháp luật mà chỉ có thể áp dụng chúng một cách linh hoạt cho phù hợp với pháp luật hiện hành. Do đó, khi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn nhiều vấn đề bất cập, những tồn tại đó dẫn đến hạn chế trong quá trình áp dụng và thi hành chúng.

Cụ thể là:

+ Pháp luật hình sự: Pháp luật hình sự chỉ quy định cơ bản về các điều kiện cũng như cơ sở áp dụng của các biện pháp tư pháp hình sự mà chưa làm rõ được các vấn đề cơ bản như: Khái niệm, bản chất, mục đích cũng như điều kiện áp dụng một cách hiệu quả và thực tế.

Đối với các biện pháp tư pháp hình sự chung, việc ghi nhận trong pháp luật hình sự quá sơ sài, nhất là đối với một số biện pháp như: Buộc công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh. Việc ghi nhận thế nào là công khai xin lỗi, áp dụng công khai xin lỗi như thế nào, tổ chức - cá nhân nào có trách nhiệm trong việc thực hiện, và chế tài của việc không thực hiện ra sao, thì lại không hề có trong pháp luật hình sự. Hoặc đối với bắt buộc chữa bệnh, việc ghi nhận các bệnh lý, mô tả cụ thể và xác định mức độ của từng loại cần áp dụng bắt buộc chữa bệnh cũng rất quan trọng, và cần được ghi nhận ngay tại Bộ luật Hình sự.

+ Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp hình sự trong thực tiễn xét xét xử và thi hành án.

Đối với những trường hợp đặc biệt (áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp hình sự riêng - đối với người chưa thành niên phạm tội), thì cần có

những quy định cụ thể, rõ ràng về điều kiện và thủ tục áp dụng, cũng như thi hành, nhưng pháp luật hiện hành lại không hề quy định mà chỉ có biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Về hình thức áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp còn hết sức chung chung, rất khó để hiểu và áp dụng một cách linh hoạt đối với từng địa phương có hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Việc áp dụng hình thức nào vẫn còn là vấn đề tranh cãi do có thể hiểu, giải thích theo nhiều hương khác nhau và chưa thống nhất áp dụng được.

+ Pháp luật thi hành án hình sự: Là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các biện pháp tư pháp hình sự, pháp luật thi hành án hình sự mới đây (ban hành ngày 17/06/2010; có hiệu lực từ ngày 01/07/2011) đã quy định khá cụ thể về các biện pháp tư pháp hình sự, là một trong những căn cứ xác đáng để thực hiện chế tài đối với các biện pháp tư pháp hình sự. Nhưng mặt khác, việc ghi nhận cụ thể này, cũng vẫn chưa thể hiện được bản chất của việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự.

* Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trong việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự, cũng như của những người có nghĩa vụ thi hành chúng. Họ không thực hiện đúng các quy định pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự như theo đúng các yêu cầu pháp lý khi giải quyết các vụ án hình sự. Do hạn chế về nhận thức pháp lý của những người có thẩm quyền và trách nhiệm áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự, hoặc cố tình áp dụng không đúng, không đầy đủ và không chính xác các quy định của pháp luật mà việc áp dụng và thi hành đó không đạt được hiệu quả cao.

Nói chung, nguyên nhân dẫn đến những hoạt động áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự này trong thực tiễn là do:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023