Nhu Cầu Và Quan Điểm Hoàn Thiện Các Quy Định Về Biện Pháp Tư Pháp Trong Luật Hình Sự Việt Nam Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng

- Không đảm bảo được cơ sở thực tế của việc áp dụng pháp luật và thi hành các biện pháp tư pháp;

- Không đảm bảo được cơ sở pháp lý trong việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự;

- Sai lầm trong áp dụng biện pháp tư pháp hình sự do sự thiếu hiểu biết về pháp lý;

- Vi phạm thủ tục tố tụng về áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp hình sự.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Qua nghiên cứu những quy định cụ thể về các biện pháp tư pháp hình sự nêu trên, về cả quá trình lịch sử phát triển và điều kiện áp dụng, thi hành đối với các biện pháp tư pháp đó; chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa lý luận chung (Chương 1) và các quy định thực định (Chương 2), từ đó nhìn nhận khái quát về lý luận các biện pháp tư pháp hình sự.

Tuy nhiên, việc nhìn nhận trên cơ sở lý luận thì chưa đủ toàn diện và đầy đủ; cần phải có cái nhìn sâu hơn trên khía cạnh áp dụng và thi hành, thì mới có thể thấy được sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn, tìm ra các ưu và khuyết điểm của lý luận.

Mặc dù, việc ghi nhận các biện pháp tư pháp hình sự trong pháp luật hình sự đã khá đầy đủ, nhưng chưa sâu rộng, và cũng mới chỉ mang tính chất lý luận, khi được thực tế soi đường, và kiểm chứng, ta mới thấy được tầm quan trọng của các biện pháp nêu trên. Việc áp dụng thực tiễn đã cho thấy, việc quy định lý luận, cũng như áp dụng thực tiễn có mối quan hệ không thể tác rời; có tầm quan trọng nhất định; là tổng thể chung góp phần đấu tranh, phòng và chống tội phạm. Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Chương 2, có thể thấy bản thân lý luận và thực tiễn vẫn có có nhiều kẽ hở, cần phải được bổ sung, làm rõ và hoàn thiện hơn.

Do đó, chúng ta cần xem xét đến đường hướng và nhu cầu sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, và tìm ra những giải pháp tối ưu để hoàn thiện chúng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


Chương 3

Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam - 8

NHU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG


3.1. NHU CẦU VÀ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

Hoàn thiện chế định "Các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam" nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập khu vực, và quốc tế. Để góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, khắc phúc những thiếu sót, hạn chế về quy định pháp luật nói chung và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam nói riêng, việc hoàn thiện chế định này là nhu cầu tất yếu không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để hoàn thiện được chế định này, mang lại hiệu quả tích cực, thì cần dựa trên những quan điểm chỉ đạo về: đường lối chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước; xây dựng quy định về chế định biện pháp tư pháp hình sự đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ và khả thi; Đảm bảo tính kế thừa và tiếp thu tinh hoa, kinh nghiệm lập pháp và hành pháp hình sự nước ngoài.

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện các quy định về biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng

Hoàn thiện pháp luật nói chung và các biện pháp tư pháp hình sự nói riêng được đòi hỏi từ nhu cầu hết sức khách quan và tất yếu trong tiến trình phát triển xã hội, góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nhu cầu hoàn thiện chế định các biện pháp tư pháp hình sự trong giai đoạn hiện nay có vai trò hết sức quan trọng nhằm:

- Đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, và đồng hành cùng với tiến trình phát triển thế giới. Khoảng hai mươi năm trở lại đây, Việt Nam từng bước đã đạt được những thành tựu đáng kể trên khắp các lĩnh vực với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh, nền văn hóa giao thoa và học hỏi của các quốc gia, dân tộc khác cũng như tăng cường công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn dân. Nhưng song hành với những thành tựu ấy, nhu cầu tất yếu về quản lý kinh tế, hệ thống pháp luật cũng cần thay đổi cho phù hợp tư duy, cách thức và đảm bảo lợi ích xã hội, phản ánh kịp thời những nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội cũng được phát sinh. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước mọi mặt thì việc hoàn thiện pháp luật là không thể tránh khỏi, nhất là các chế định quan trọng như "Hình phạt", Các biện pháp tư pháp hình sự, để tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật, cũng như đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Để đáp ứng quá trình hội nhập và phát triển đất nước sánh vai với các cường quốc, góp phần đảm bảo sự hợp lý giữa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế màn nước ta là thành viên hoặc đã ký kết, tham gia phê chuẩn, thì pháp luật hình sự và chế định các biện pháp tư pháp cần phải có tính đồng bộ, thống nhất, ổn định, công khai minh bạch và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.

- Đáp ứng đòi hỏi của quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền và công cuộc cải cách tư pháp tại Việt Nam.

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp tư pháp hình sự phải được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong công cuộc cải cách tư pháp, bộ máy nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Thứ hai, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp tư pháp phải được xem xét trên cơ sở nền tảng của các nguyên tắc pháp lý tiến bộ của nhân loại: bình đẳng, công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế;

Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp tư pháp hình sự cần đề cao vai trò pháp luật, tuân thủ pháp luật trong đời sống xã hội;

Thứ tư, hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp tư pháp hình sự cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và bảo bệ các quyền tự do, dân chủ của con người;

Thứ năm, hoàn thiện các quy định pháp luật về các biện pháp tư pháp hình sự để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm là hết sức cần thiết, để giải quyết triệt để tình trạng phạm tội ngày càng phức tạp và có xu hướng phát triển hiện nay.

- Nhu cầu hoàn thiện chế định các biện pháp tư pháp hình sự cũng bắt nguồn chính từ những hạn chế, thiếu sót của pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và tiến trình lịch sử phát triển của pháp luật hiện đại từ trước đến nay. Cụ thể là:

+ Hệ thống pháp luật, trong đó có các biện pháp tư pháp hình sự còn chưa thực sự phong phú, đa dạng. Các quy định về các biện pháp tư pháp hình sự còn chưa đảm bảo tính toàn diện, thống nhất và đồng bộ về các mặt trong nội tại quan hệ giữa các biện pháp tư pháp hình sự, hình phạt và các chế định khác trong pháp luật hình sự.

+ Chưa có những quy định rõ ràng, đồng bộ về áp dụng các trường hợp cụ thể với từng loại đối tượng, trường hợp miễn trừ hoặc án lệ trước đó, hoặc áp dụng nhiều biện pháp cùng lúc.

+ Không quy định hoặc quy định chưa đầy đủ, cụ thể rõ ràng về phạm vi, điều kiện áp dụng đối với mỗi loại biện pháp tư pháp hình sự;

+ Việc quy định áp dụng với các đối tượng thành niên/ chưa thành niên còn chưa rõ ràng, chưa tương xứng với từng loại tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm về tính chất, hành vi và mức độ nghiêm khắc, đặc biệt là về "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh".

+ Vai trò của các biện pháp tư pháp hình sự trong hệ thống pháp luật còn chưa được coi trọng, mặc dù việc áp dụng trong thực tiễn rất nhiều, nhưng lại không được thống kê cụ thể.

Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định về các biện pháp tư pháp hình sự nhằm khắc phục các khuyết điểm đó, đồng thời là nhằm mục đích hiện đại hóa cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả tích cực. Tóm lại, trên cơ sở những luận điểm đã được phân tích ở trên, thì việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự Việt Nam là một tất yếu khách quan. Để thực hiện việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng, thì cần phải tuân theo các quan điểm chỉ đạo nhất định và mang tính hệ thống.

3.1.2. Các quan điểm hoàn thiện các quy định về biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng

- Quán triệt đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước: Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt việc lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân lên hàng đầu. Với sự lãnh đạo của Đảng, chủ trương, đường lối chính trị và các chính sách của Nhà nước hoạt động của toàn quân, dân đều được quan tâm một cách sâu sát nhất. Ở phương diện pháp luật, những chính sách pháp luật, chính sách hình sự nhằm đấu tranh và phòng chống tội phạm luôn được Đảng và Nhà nước lưu tâm, nghiên cứu và áp dụng vào thực tế xã hội, cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ đó, để không ngừng nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.

Chính sách hình sự là chính sách của Nhà nước, của chính đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam) nhằm tổ chức cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, là

linh hồn chính trị của đời sống pháp luật hình sự trong một đất nước nói chung, cụ thể là nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói riêng. Chính sách hình sự là cơ sở tư tưởng và lý luận cho việc xây dựng, tuyên truyền giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật trên lĩnh vực đấu tranh với tội phạm hình sự [12].

Chính vì thế, cả quá trình xây dựng nhà nước, xã hội pháp quyền, hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và chế định các biện pháp tư pháp nói riêng, thì cần phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tư tưởng và lý luận, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về đấu tranh, và phòng chống tội phạm, để đạt được hiệu quả cao nhất, mang lại thành tựu và xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền. Các hệ thống quan điểm đã thể hiện và thống nhất trong suốt quá trình lập pháp, các văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) và nhất là các nghị quyết của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020).

Như vậy, để đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với quá trình xã hội hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hệ thống tư pháp và bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật (nhất là pháp luật hình sự và chế định các biện pháp tư pháp) là hết sức quan trọng và cần thiết.

- Xây dựng quy định về chế định "các biện pháp tư pháp" đảm bảo các nguyên tắc toàn diện, thống nhất, đồng bộ và khả thi:

Chế định các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự là một chế định hết sức quan trọng, không thể tách rời khỏi chính thể thống nhất, tác động qua lại và bổ sung lẫn nhau với các chế định quan trọng khác: chế định lỗi, chế định hình phạt... Chính vì vậy, việc sửa đổi bổ sung bất cứ một chế định nào, cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các chế định khác, cũng như toàn thể

hệ thống pháp luật hình sự. Để làm tốt việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, thì xây dựng quy định chế định "các biện pháp tư pháp" cần phải đảm bảo tính nguyên tắc, thống nhất, đồng bộ và khả thi.

Thứ nhất, phải đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ về các mặt trong nội tại chế định biện pháp tư pháp hình sự, trong mối quan hệ không thể tách rời giữa các biện pháp tư pháp hình sự với hệ thống hình phạt và các chế định khác trong pháp hình sự. Cụ thể là:

- Từng biện pháp tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên hay người đã thành niên cũng phải quy định một cách chính xác và cụ thể về nội dung, phạm vi và điều kiện áp dụng, cũng như giới hạn về mức phạt tối thiểu và tối đa.

- Thống nhất giữa biện pháp tư pháp hình sự với các hình phạt, chế định hình phạt bổ sung và các biện pháp cưỡng chế khác (dân sự, hành chính...) nếu có.

Thứ hai, hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự và chế định các biện pháp tư pháp phải phù hợp với Hiến pháp năm 1992, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với các đạo luật có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Hiến pháp năm 1992 là nguồn luật quan trọng, cũng như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lập pháp, định hướng cho hệ thống pháp luật của đất nước. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đều xuất phát từ các điều luật trong Hiến pháp năm 1992. Nó tạo ra cơ sở pháp lý cơ bản định hướng cho việc quy định tội phạm và hình phạt.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là giải pháp đồng

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023