+ Cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án hình sự và Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ, đúng đắn, chi tiết và rõ ràng về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành mình và thực hiện đồng bộ từ trung ương đến địa phương, kết hợp với các cơ quan có liên quan.
+ Các cơ quan, tổ chức liên quan trong hệ thống tư pháp hình sự cần phải phối hợp, hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng và có trách nhiệm trong việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự để thực hiện các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật một cách nhanh chóng, hiệu quả. Các công dân có liên quan cũng cần phải giúp đỡ các cơ quan, tổ chức xã hội trong việc thực hiện các biện pháp tư pháp hình sự này.
+ Khi được các cơ quan chuyên trách yêu cầu, các cơ quan, tổ chức và tất cả các công dân đều phải tích cực tham gia giúp đỡ, thực hiện các yêu cầu đó một cách nhanh chóng và linh hoạt, giúp cho việc thực thi pháp luật nói chung và áp dụng, thi hành các biện pháp tư pháp hình sự nói riêng đạt được hiệu quả cao nhất.
- Về tổ chức cơ quan thi hành các biện pháp tư pháp
Hiện nay, các cơ quan thi hành các biện pháp tư pháp này theo quy định pháp luật trong Bộ luật thi hành án hiện hành ban đầu đã có những bước tiến, nhưng vẫn cần phải được phân định một cách rõ ràng và quy định cụ thể về: cách thức tổ chức, hoạt động, và trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan.
Việc ghi nhận trong pháp luật hiện hành các quy định nêu trên không chỉ góp phần giúp cho giải quyết được việc chồng chéo về quyền hạn và trách nhiệm, cũng như hiệu quả thực hiện trong thực tế được nâng cao.
- Về đội ngũ cán bộ trực tiếp thi hành các biện pháp tư pháp
Do tính chất đặc thù của việc thi hành các biện pháp tư pháp hình sự, những người trực tiếp thi hành các biện pháp này có thời gian sống, làm việc
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Về Biện Pháp Tư Pháp
- Nhu Cầu Và Quan Điểm Hoàn Thiện Các Quy Định Về Biện Pháp Tư Pháp Trong Luật Hình Sự Việt Nam Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng
- Các Giải Pháp Khác Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Các Quy Định Về Biện Pháp Tư Pháp Trong Luật Hình Sự Việt Nam
- Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
với những người bị áp dụng biện pháp tư pháp lâu và thường xuyên, do đó việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn hóa cao, có trình độ năng lực cũng như tận tâm, nhiệt huyết với công việc là hết sức quan trọng.
Việc quan tâm đến đội ngũ trực tiếp thi hành các biện pháp tư pháp hình sự cần được lưu ý và chú trọng hơn trong một số trường hợp cụ thể như:
+ Đối với biện pháp tư pháp "Đưa vào trường giáo dưỡng" những cán bộ giám sát, cũng như người trực tiếp giảng dạy và giáo dục những người chưa thành niên bị kết án cần phải là những người có nghiệp vụ, có lòng yêu trẻ và có sự nhẫn nại cần thiết.
+ Đối với biện pháp tư pháp "Công khai xin lỗi" thì những cán bộ có nhiệm vụ thực thi biện pháp tư pháp này, cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên thực tế, cần có nghiệp vụ để giải thích pháp luật với những người bị kết án và đồng thời khéo léo tiến hành các biện pháp hỗ trợ nhằm thực hiện biện pháp tư pháp này nhanh chóng, đơn giản và có hiệu quả, tránh sự lạm dụng để gây làm nhục cho người bị kết án.
+ Đối với biện pháp tư pháp "Bắt buộc chữa bệnh" thì cán bộ trực tiếp thi hành cần phải là những bác sĩ có tay nghề cao, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, đồng thời được đào tạo, nâng cao trình độ để sẵn sàng xử lý các trường hợp phát sinh khi xảy ra những biến động trong quá trình áp dụng và thực thi biện pháp tư pháp này: người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi song không được phát hiện kịp thời có ý định tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn…
- Tuyển chọn người, chế độ, chính sách đối với người thực hiện các biện pháp tư pháp và các vấn đề liên quan
Việc thực hiện các hoạt động tố tụng, cũng như thi hành các biện pháp tư pháp hình sự trên thực tế cần sự hỗ trợ từ nhiều phía, nhưng những người trực tiếp thực thi các biện pháp tư pháp hình sự này nắm vai trò hết sức quan trọng.
Trong việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự, để xét xử áp dụng một biện pháp nào đó với người phạm tội cần có sự xem xét hết sức kỹ lưỡng, đặc biệt là với người chưa thành niên phạm tội. Việc áp dụng hình phạt hay biện pháp tư pháp với họ mang tính chất quyết định để đạt được mục đích của việc xét xử, nếu như quyết định phù hợp thì khả năng cải tạo, giáo dục và trừng trị đối với những người phạm tội vừa có hiệu quả vừa giúp răn đe và phát triển xã hội; nhưng nếu quyết định sai, dễ dẫn đến sự lạm dụng hình phạt hoặc tệ hơn, có thể gây lên làn sóng phản đối, đấu tranh của quần chúng nhân dân. Do đó, khi quyết định áp dụng biện pháp tư pháp hình sự hay hình phạt, thành viên Hội đồng xét xử cần xem xét kỹ lưỡng, phải là những người có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết pháp luật và có cố vấn về chuyên môn, nghiệp vụ (như với người chưa thành niên phạm tội hoặc trường hợp áp dụng bắt buộc chữa bệnh).
Tương tự đối với việc thi hành, để đưa các biện pháp tư pháp hình sự đã được ghi nhận trong các Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án vào thực tiễn, thì những người trực tiếp thực thi cần phải có trách nhiệm và tích cực trong việc thực hiện. Với một số trường hợp, việc áp dụng là không dễ dàng gì, nhất là giáo dục người chưa thành niên ở các trường giáo dưỡng, hoặc bắt buộc chữa bệnh đối với những người có vấn đề về thần kinh, thì những người đó cần phải có chuyên môn sâu, và lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp.
Để có thể nâng cao hiệu quả áp dụng và thi hành, thì việc xây dựng cũng như ban hành các chính sách đặc biệt, ưu đãi đối với những người trực tiếp thi hành các biện pháp tư pháp hình sự trong trường hợp đặc biệt là rất cần thiết và thỏa đáng.
- Vấn đề tái hòa nhập cộng đồng
Tái hòa nhập cộng đồng không phải vấn đề mới, nhưng luôn tồn tại cùng với rất nhiều các lý do và hạn chế khác nhau. Việc đưa những người
phạm tội nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng tái hòa nhập cộng đồng không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, mà còn là trách nhiệm của toàn thể xã hội.
Trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng, người bị kết án và buộc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự chịu rất nhiều tác động từ tổng thể các biện pháp: Quản lý hành chính - tư pháp, chế tài về dân sự, hình sự… với những mức độ và hình thức khác nhau do các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Các cơ quan có trách nhiệm trong quá trình này như: Bộ công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị chấp hành án cư trú phải có trách nhiệm để thực hiện việc giúp đỡ người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng.
Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đã chấp hành án xong có trách nhiệm trong việc triển khai các biện pháp hỗ trợ để cho những người đó nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, như giúp người đã chấp hành xong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có công việc ổn định, tạo cơ sở vật chất thiết yếu ban đầu cho họ để xây dựng cuộc sống mới…
Gia đình và người thân cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc tái hòa nhập cộng đồng của người đã chấp hành xong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Gia đình và người thân có thể cảm hóa, giáo dục và động viên tinh thân cho những người phạm tội, có quá khứ lầm lỡ, giúp họ xóa bỏ mặc cảm để tích cực cải tạo, rèn luyện bản thân trong giai đoạn quay trở lại, tái hòa nhập cộng đồng. Do đó, nếu như được sự cảm thông của gia đình, người thân chia sẻ tâm tư nguyện vọng và độ lượng với quá khứ của họ, thì những người đó có thể quay trở lại xã hội và trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, nếu như không có sự giúp đỡ, những người đó sẽ khó vượt qua được khó khăn để trở thành người có ích cho xã hội và làm lại cuộc đời.
3.3.3. Kết hợp giữa tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong xã hội với các biện pháp tư pháp
Việc định ra các nguyên tắc xử lý tội phạm, cũng như thực thi các quy định pháp luật về biện pháp tư pháp hình sự mặc dù đạt được kết quả tốt, có hiệu quả trong quá trình áp dụng và thực thi pháp luật là hết sức quan trọng. Nhưng đồng thời, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cũng giúp cho người dân có cái hiểu sâu sắc, rõ ràng và chi tiết hơn về các quy định pháp luật và vai trò pháp luật trong thực tiễn.
Hiện nay, hệ thống giáo dục của nước ta còn nhiều bất cập, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục còn nhiều hạn chế, và chưa đạt được kết quả cao. Các tỉnh, thành phố cần đầu tư nhiều hơn cơ sở vật chất, tăng chi phí cho trường lớp để đảm bảo việc dạy và học, đồng thời kết hợp với việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường để trẻ vị thành niên có cái nhìn đúng đắn về cách hành vi của mình, tránh được các tệ nạn xã hội, và giảm nguy cơ phạm tội ở trẻ vị thành niên.
Đặc biệt là ở các địa phương vùng núi, nơi nông thôn, vùng quê thiếu điều kiện cập nhật thông tin, cần phải có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về tận xã, phường, thị trấn; xét xử các vụ án lưu động đến tận các địa phương để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giáo dục đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong các tầng lớp nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thanh, phát thanh, báo chí… để xây dựng ý thức pháp luật trong nhân dân, cũng như đẩy mạnh tinh thần đấu tranh, phòng và chống tội phạm trong phạm vi cả nước.
3.3.4. Tăng cường công tác phối hợp giữa Nhà nước, cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân trong đấu tranh, phòng chống tội phạm
Theo kết quả nghiên cứu các loại tội phạm nói chung và việc áp dụng hình phạt cũng như các biện pháp tư pháp nói riêng đều cho thấy vai trò của
quần chúng nhân dân trong việc phát hiện, xử lý tội phạm là hết sức quan trọng. Việc đẩy mạnh ý thức nhân dân, kết hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật để kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự trên thực tế là rất cần thiết. Do đó, chúng ta cần phải đẩy mạnh vai trò của nhân dân trong việc phát huy sức mạnh tập thể quần chúng nhằm đấu tranh, phòng và chống tội phạm.
Để thực hiện được điều này, thì cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các đơn vị, tổ chức và quần chúng nhân dân trên địa bàn cũng như trên toàn quốc. Cụ thể là:
- Lập tổ dân quân tự vệ, tổ dân phố, đội dân phòng tự quản, tổ an ninh xung kích để kết hợp với cơ quan Công an thay phiên tuần tra, kiểm tra nhằm phát hiện sớm tội phạm trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời cách hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể dẫn đến việc phạm tội.
- Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giám sát và giáo dục người chưa thành niên. Kết hợp giữa các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương và trường học, gia đình nhằm hạn chế lối sống buông thả, thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm của người chưa thành niên, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Động viên quần chúng nhân dân tích cực phát hiện, tố giác tội phạm cũng như hạn chế các tệ nạn xã hội với các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phát động phong trào trên toàn địa phương, đẩy mạnh trong toàn quốc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Việc nghiên cứu đường hướng và quan điểm hoàn thiện pháp luật tại Chương 3 không những chỉ ra cho chúng ta cơ sở lý luận và thực tiễn về việc nâng cao hiệu quả áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự; mà còn có tác dụng trong việc hoàn thiện và pháp điển hóa các quy định pháp luật về các biện pháp tư pháp hình sự nêu trên.
Việc nhìn nhận tổng thể về các biện pháp tư pháp hình sự qua Chương 1, Chương 2 đã đạt được những kết quả đáng kể, qua đó xây dựng được một số giải pháp mang tính tối ưu, khả thi và đảm bảo hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật hình sự, pháp luật về các biện pháp tư pháp hình sự nói riêng.
Mặc dù các giải pháp hoàn thiện các biện pháp tư pháp hình sự nêu trên chưa thực sự hoàn hảo, nhưng bản thân chúng cũng có rất nhiều ưu điểm, có tính khả thi cao, và cần thiết cho việc đấu tranh, phòng và chống tội phạm.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, phân tích lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự, bước đầu luận văn đã làm sáng tỏ một vài vấn đề về khía cạnh khoa học pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng và thi hành của các biện pháp tư pháp hình sự; từ đó có thể đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp tư pháp hình sự. Từ kết quả mà luận văn mang lại, có thể kết luận:
1. Khoa học pháp lý nói chung và pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự về các biện pháp tư pháp hình sự nói riêng đã phần nào đề cập đến các vấn đề nóng bỏng hiện nay, đưa ra những quy định chung và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự nhưng vẫn còn rất nhiều những vướng mắc và hạn chế.
Tội phạm hiện nay với nhiều thủ đoạn khác nhau, với tính chất ngày càng nghiêm trọng và đang có nguy cơ gia tăng, việc áp dụng các biện pháp tư pháp có hiệu quả phần nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm.
2. Tình hình áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự mặc dù đã đạt được những hiệu quả nhất đình, góp phần hạn chế tỷ lệ người phạm tội nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói chung, nhưng vẫn cần được quan tâm sát sao và quy định một cách cụ thể, áp dụng một cách linh hoạt và có hệ thống để mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Tiến hành thực thi pháp luật nói riêng và áp dụng, thi hành các biện pháp tư pháp hình sự nói riêng cần phải có sự đồng bộ, hệ thống hóa các ngành luật và phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cơ quan hữu quan và quần chúng nhân dân - các chủ thể đấu tranh, phòng và chống tội phạm, trên