càng được chú trọng, đảm bảo về căn cứ, trình tự, thẩm quyền, tỷ lệ bắt, tạm giữ sau xử lý hình sự ngày càng cao.
Bảng 2.2: Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | |
Tổng số người bị tạm giam | 135.012 | 126.807 | 139.511 | 138.802 | 135.073 |
Số đã giải quyết | 98.709 | 87.772 | 95.483 | 93.195 | 89.098 |
Trong đó: + Thay thế và hủy bỏ tạm giam + Đã xét xử chuyển trại giam + Trả tự do vì không tội | 13.255 76.579 | 12.605 67.203 08 | 14.153 72.405 09 | 15.831 66.971 02 | 13.879 62.888 |
+ Quá hạn tạm giam | 374 | 1.399 | 822 | 387 | 1.015 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp Cấm Đi Khỏi Nơi Cư Trú (Điều 91 Bltths)
- Nội Dung Bảo Vệ Quyền Con Người Thông Qua Các Biện Pháp Ngăn Chặn Hạn Chế Quyền Tự Do Theo Quy Định Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Bảo Vệ Quyền Con
- Tham Khảo Việc Bảo Vệ Quyền Con Người Thông Qua Các Biện Pháp Ngăn Chặn Hạn Chế Quyền Tự Do Trong Luật Tố Tụng Hình Sự Của Một Số Nước Trên Thế
- Số Bị Can Viện Kiểm Sát Không Phê Chuẩn Lệnh Giam Và Bắt Tạm Giam
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế, Bất Cập
- Hoàn Thiện Các Quy Định Của Luật Tố Tụng Hình Sự Về Các Biện Pháp Ngăn Chặn Hạn Chế Quyền Tự Do
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(Nguồn: VKSND tối cao)
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
- Số lượng người bị tạm giam đang có xu hướng giảm trong 2 năm gần đây, số người bị tạm giam năm 2012 giảm 0,51% (138.802/139.511) so với năm 2011, năm 2013 giảm 2,69% (135.073/138.802) so với năm 2012.
- Việc thay thế và hủy bỏ biện pháp tạm giam cũng đã được các cơ quan THTT chú trọng, tỷ lệ bị can, bị cáo được hủy bỏ và thay thế biện pháp tạm giam ngày càng tăng qua các năm với tỷ lệ là: năm 2009: 13,4% (13.255/98.709); năm 2010: 14,36% (12.605/87.772); năm 2011: 14,8% (14.153/95.483); năm 2012:
16,98% (15.831/93.195); năm 2013: 15,6% (13.879/89.098).
- Chất lượng xử lý trong tạm giam đã được nâng cao, số người bị tạm giam sau Tòa án tuyên không phạm tội giảm đi rõ rệt.
2.2. Thực trạng bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
2.2.1. Những ưu điểm
Các BPNC trong TTHS có ý nghĩa lớn trong việc đấu tranh chống và
phòng ngừa tội phạm, đảm bảo cho hoạt động này có hiệu quả, đảm bảo hoạt động của các cơ quan THTT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được thuận lợi. Đồng thời, các BPNC còn đảm bảo sự dân chủ, tôn trọng các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được quy định trong Hiến pháp như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ tính mạng và sức khỏe,… thể hiện được tính ưu việt của Nhà nước ta. Trong BLTTHS năm 2003 các quy định về BPNC đã thể hiện quan điểm bảo vệ quyền con người trong việc áp dụng các biện pháp này, như:
- Quy định về căn cứ, trình tự, thủ tục áp dụng các BPNC, thẩm quyền quyết định việc áp dụng các BPNC.
- Quy định việc Viện kiểm sát xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp: khoản 4 Điều 81 BLTTHS năm 2003 quy định: “Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn” và thời hạn xét phê chuẩn của Viện kiểm sát là 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi quyết định việc phê chuẩn hay không phê chuẩn. Trong trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn việc bắt khẩn cấp thì CQĐT phải trả tự do ngay cho người bị bắt. BLTTHS năm 2003 đã quy định chặt chẽ việc xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp như trên nhằm đảo bảo việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được chính xác, tránh việc lạm dụng bắt khẩn cấp, bảo đảm và bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt.
- BLTTHS quy định bắt người phải lập biên bản đã góp phần tạo ra tính công khai, minh bạch trong quá trình bắt, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người bị bắt.
- Quy định những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị
bắt (Điều 83 BLTTHS): Để đảm bảo việc điều tra vụ án được kịp thời, bảo đảm và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người bị bắt, BLTTHS năm 2003 đã quy định cụ thể những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt. Đó là:
+ Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, CQĐT phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
+ Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, CQĐT nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, CQĐT nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết. Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát phê chuẩn cho CQĐT nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, CQĐT nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.
Việc quy định này đã chỉ rõ những việc cần phải làm sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt tránh trường hợp tùy tiện, kéo dài thời gian của các cơ quan trong hoạt động này.
- Ngoài ra, Điều 85 BLTTHS còn quy định thông báo về việc bắt, theo đó người ra lệnh bắt, CQĐT nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu việc thông báo cản trở hoạt động điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, phải thông báo ngay.
- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 86 BLTTHS năm 2003 thì thời hạn
gửi quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sát đã giảm từ 24 giờ (theo quy định tại BLTTHS năm 1988) xuống 12 giờ, việc quy định này đã tăng cường cơ chế bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ bởi khi Viện kiểm sát sớm nhận được quyết định tạm giữ, nếu phát hiện quyết định không đúng pháp luật hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát sẽ kịp thời ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, qua đó sẽ kịp thời bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- BLTTHS quy định: “1. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án, trừ trượng hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 227 BLHS” [30, Điều 228]. Như vậy, trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nếu không thuộc trường hợp được hưởng án treo, thời hạn tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án cũng đã có những quy định cụ thể, tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án trong việc bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án. Còn theo quy định tại khoản 2 Điều 228 thì bị cáo không bị tạm giam mà bị phạt tù thì HĐXX chỉ có thể quyết định bắt tạm giam ngay với điều kiện có căn cứ cho rằng bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội - đây là những cơ sở pháp lý cụ thể cho Tòa án trong việc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án. Tại khoản 3 điều luật này cũng đã quy định cụ thể thời hạn tạm giam sau khi tuyên án là 45 ngày, quy định này đảm bảo việc áp dụng pháp luật được thống nhất đồng thời tránh sự tùy tiện kéo dài thời hạn tạm giam, xâm phạm quyền con người của bị cáo.
- Những người bị áp dụng BPNC tạm giữ, tạm giam là người chưa bị coi là có tội mà họ chỉ bị hạn chế quyền tự do và một số quyền công dân khác, tuy nhiên họ vẫn có những quyền con người được pháp luật bảo vệ, vì vậy tại Điều 89 và 90 của BLTTHS năm 2003 đã có những quy định cụ thể về chế độ giam giữ cũng như việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của họ.
2.2.2. Một số hạn chế, bất cập
Cùng với những ưu điểm của các BPNC hạn chế quyền tự do theo quy định của Luật TTHS Việt Nam đã nêu trên thì trong quá trình nghiên cứu về các quy định cũng như tình hình áp dụng các BPNC hạn chế quyền tự do, dưới góc độ bảo vệ quyền con người chúng tôi nhận thấy còn có một số hạn chế. Cụ thể:
Thứ nhất: về biện pháp bắt người
- Bắt người là một BPNC mà khi được áp dụng nó sẽ tác động trực tiếp đến quyền tự do thân thể của con người - một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Tuy nhiên trong BLTTHS năm 2003 không có một điều luật cụ thể quy định về quyền của người bị áp dụng biện pháp này mà quyền của người bị bắt chỉ nằm rải rác tại một số điều luật cụ thể. Theo chúng tôi, những quy định đó cũng chưa đảm bảo được đầy đủ các quyền của người bị bắt, vì vậy vấn đề bảo vệ quyền của những người bị áp dụng biện pháp bắt người trong TTHS sẽ khó được thực hiện một cách đầy đủ và thống nhất.
- Bắt người trong trường hợp khẩn cấp thể hiện tính cấp bách của việc ngăn chặn tội phạm, tính chất cấp bách được thể hiện ở chỗ: nếu không tiến hành bắt ngay người có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho Nhà nước, cho xã hội, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền sở hữu của công dân hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử, trốn tránh pháp luật. BPNC này đã có những tác dụng to lớn trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần kịp thời ngăn chặn các tội phạm nguy hiểm xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm đến tính mạng và tài sản của công dân. Tuy nhiên việc quy định và áp dụng biện pháp này trong thực tiễn cũng cần phải đảm bảo theo những căn cứ cụ thể, rõ ràng, cần thiết, không vì
việc bắt khẩn cấp mà quên đi khía cạnh bảo vệ quyền con người. Theo quy định tại Điều 81 BLTTHS thì một trong các căn cứ để bắt khẩn cấp là:
b. Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; c. Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ [30, Điều 81].
Vậy những trường hợp nào cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ? Với quy định như trên thì việc xác định những trường hợp nào cần phải bắt khẩn cấp lại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người THTT và thực tế có tình trạng lạm dụng biện pháp bắt khẩn cấp nên đã dẫn đến việc bắt khẩn cấp sau phải trả tự do vì không đủ căn cứ để xử lý hình sự. Cụ thể: năm 2009 có 405 trường hợp, năm 2010 có 469 trường hợp, năm 2011 có 560 trường hợp, năm 2012 có 608 trường hợp và năm 2013
có 586 trường hợp [36].
- Theo quy định tại Điều 84 của BLTTHS năm 2003 thì “Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản” tuy nhiên điều luật lại không quy định việc người bị bắt được quyền nhận Biên bản bắt người, việc không quy định này đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa người thi hành Lệnh bắt và người bị áp dụng lệnh bắt, trong khi các BPNC khác người bị áp dụng đều có quyền nhận Lệnh của người có thẩm quyền ra lệnh.
- Theo quy định tại BLTTHS thì:
Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó
không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay [30, Điều 85].
Đây là một trong các quyền của người bị bắt - tuy nhiên điều luật không quy định cụ thể việc thông báo phải được tiến hành như thế nào và trong thời hạn bao lâu phải thông báo, những trường hợp nào cản trở cho việc điều tra, vì vậy việc xác định các trường hợp cản trở điều tra chủ yếu do ý thức chủ quan của điều tra đồng thời việc quy định thời hạn mang tính tuỳ nghi, không có định lượng cụ thể về khoảng thời gian xác định như trên sẽ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, kéo dài từ phía các cơ quan chức năng, trong nhiều trường hợp làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của công dân
Thứ hai: Về biện pháp tạm giữ
- Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định về biện pháp tạm giữ tuy nhiên chưa xác định căn cứ để áp dụng biện pháp này mà chỉ nêu các đối tượng “có thể” bị áp dụng biện pháp này bao gồm: người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Vì vậy trên thực tế hầu hết những người bị bắt khẩn cấp, quả tang, đầu thú hay tự thú đều bị áp dụng biện pháp tạm giữ mặc dù theo quy định của điều luật thì là “có thể được áp dụng”. Việc không quy định căn cứ cụ thể cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ là nguyên nhân các cơ quan và người THTT lạm dụng việc áp dụng biện pháp này dẫn đến việc bắt, tạm giữ nhưng không đủ căn cứ xử lý hình sự phải trả tự do, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người. Cụ thể: năm 2009 có 2.722 trường hợp bắt tạm giữ sau trả tự do, năm 2010 có 2.150 trường hợp, năm 2011 có 2.723 trường hợp, năm 2012 có 2.742 trường hợp và năm 2013 có
2.246 trường hợp [36].
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 86 BLTTHS năm 2003 thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị
tạm giữ nếu thấy việc tạm giữ không đúng pháp luật hoặc không cần thiết, quy định này nhằm bảo đảm và bảo vệ quyền con người, tránh việc tạm giữ một cách tràn lan không cần thiết hoặc không đúng quy định. Tuy nhiên điều luật không quy định việc cơ quan đã ra quyết định tạm giữ phải chuyển các tài liệu liên quan đến việc tạm giữ cho Viện kiểm sát vì vậy thực tế các cơ quan đã ra quyết định tạm giữ chỉ chuyển quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sát. Với tài liệu duy nhất là quyết định tạm giữ thì Viện kiểm sát rất khó để xác định được việc tạm giữ có đúng pháp luật hoặc có cần thiết hay không? Và vấn đề này Viện kiểm sát chỉ xác định được khi xem xét phê chuẩn gia hạn tạm giữ. Vì vậy trong thực tiễn, còn nhiều trường hợp tạm giữ không đúng căn cứ hoặc không cần thiết nhưng chỉ được trả tự do khi Viện kiểm sát tiến hành nghiên cứu hồ sơ đề nghị phê chuẩn gia hạn tạm giữ thấy không đúng quy định nên đã từ chối phê chuẩn gia hạn tạm giữ.
Mặt khác điều luật cũng không quy định những trường hợp nào là “cần thiết” và “đặc biệt” để xem xét gia hạn tạm giữ nên việc xác định những trường hợp này sẽ do các cơ quan và người THTT có thẩm quyền quyết định và đây cũng là điều kiện để các cơ quan THTT không tích cực trong quá trình thu thập các tài liệu chứng cứ để làm căn cứ có xử lý hình sự đối với người bị bắt, tạm giữ hay không. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng áp dụng không thống nhất và là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm quyền con người.
Trong quá trình áp dụng các BPNC, tình trạng Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của CQĐT vẫn xảy ra, cụ thể: năm 2009 có 329 trường hợp Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ tạm giữ và 123 trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn gia hạn tạm giữ, năm 2010 có 219 trường hợp Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ tạm giữ và 99 trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn gia hạn tạm giữ, năm 2011 có 272 trường hợp Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ tạm