Phân Biệt Biện Pháp Tư Pháp Hình Sự Với Biện Pháp Cưỡng Chế Hành Chính

1.2.2. Phân biệt biện pháp tư pháp hình sự với biện pháp cưỡng chế hành chính

* Sự giống nhau:


- Điểm thứ nhất, biện pháp tư pháp hình sự và biện pháp cưỡng chế hành chính đều là hai chế định quan trọng hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền, dân chủ, công bằng, văn minh. Hai chế định này tuy có tính chất, vai trò khác nhau, nhưng đều có tác dụng nhất định, hỗ trợ lẫn nhau trong việc hoàn thiện pháp luật hình sự nói riêng, và góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung.

- Điểm thứ hai, biện pháp tư pháp hình sự và biện pháp cưỡng chế hành chính đều là các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo một trình tự, thủ tục đặc biệt được pháp luật quy định, được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, theo đúng thủ tục pháp lý và đảm bảo thực hiện một cách có hiệu quả và đạt được mục đích đã đề ra. Những trình tự này nhằm đảm bảo việc thực hiện các chế định nêu trên không bị rườm rà, cũng có thể giám sát thường trực và hạn chế tiêu cực không đáng có, góp phần tối giản hóa các trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng hình sự, thúc đẩy việc giải quyết vụ án hình sự hiệu quả.

- Điểm thứ ba, việc áp dụng biện pháp tư pháp hình sự và các biện pháp cưỡng chế hành chính đều dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi nhất định đối với người bị áp dụng ở các mức độ khác nhau. Bản thân người phạm tội phải chịu sự trừng phạt của pháp luật bằng các chế tài pháp lý (hình phạt và các biện pháp cưỡng chế khác - hình sự, hành chính, dân sự…) đồng thời nhằm răn đe cộng đồng tránh việc phạm tội hoặc tái phạm tội của người đã từng bị kết án.

* Sự khác nhau:

Bảng 2.2: Sự khác nhau giữa các biện pháp tư pháp hình sự và các biện pháp cưỡng chế hành chính


Tiêu chí

Các biện pháp tư pháp

Các biện pháp cưỡng chế hành chính

Khái niệm khoa học

Là biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước do pháp luật hình sự quy định và được cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể áp dụng đối với người phạm tội nhằm hạn chế quyền, tự do của người đó hoặc hỗ trợ hay thay tế cho hình phạt.

Còn các biện pháp cưỡng chế hành chính là một dạng cưỡng chế nhà nước, tổng hợp các biện pháp mà Nhà nước (thông qua Cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền) áp dụng để tác động lên tâm lý, tư tưởng, tình cảm và hành vi của công dân, nhân viên nhà nước, người có chức vụ, tác động tới hoạt động, hành vi của cơ quan, tổ chức nhà nước, xã hội, tổ chức kinh tế để buộc họ thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo pháp chế, trật tự trong quản lý hành chính nhà nước và xử lý trách nhiệm

cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.

Về mức độ nghiêm khắc

Các biện pháp tư pháp hình sự chỉ là một trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế về hình sự áp dụng với người phạm tội, mang tính răn đe, trừng phạt nhưng không nghiêm khắc

bằng hình phạt.

Cưỡng chế hành chính là sự cưỡng bức, bắt buộc công dân, hay tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý được quy định bởi pháp luật hành chính và nằm ngoài phạm vi nội bộ

của cơ quan, ngành.

Về chủ thể có thẩm

quyền áp

Việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự hình sự thì thẩm

quyền thuộc về Tòa án xét xử

Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng

chế hành chính và cá nhân hay tổ chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam - 4

vụ án đó, và các cơ quan tư pháp hình sự tương ứng giai đoạn tố tụng hình sự áp dụng để hỗ trợ hình phạt (áp dụng các Điều 41, Điều 42, Điều 43, Bộ luật Hình sự năm 1999 với tất cả những người phạm tội nói chung và Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 1999 với người

phạm tội chưa thành niên).

bị áp dụng cưỡng chế không nằm trong quan hệ trực thuộc trên dưới về tổ chức mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát.

Những người, cơ quan có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính được quy định cụ thể tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (2002).

Về hậu quả pháp lý

Việc áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự, người bị áp dụng nếu như chỉ áp dụng biện pháp tư pháp hình sự riêng rẽ (áp dụng độc lập không kèm theo hình phạt) thì người phạm tội không bị coi là có án tích; ngoài ra, người đó chỉ bị hạn chế, chứ không phải tước bỏ hoàn toàn quyền lợi, cũng như

tự do của mình.

Cưỡng chế hành chính nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những vi phạm pháp luật, trừng phạt người vi phạm theo trình tự xử lý hành chính nhằm đảm bảo trật tự trong các trường hợp khẩn cấp khi chưa xảy ra vi phạm pháp luật, vì thế mà hậu quả không nặng nề như việc áp dụng các biện pháp hình sự.

dụng và đối tượng bị áp dụng


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Giáo trình luật hình sự; Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và một số tài liệu tham khảo khác.

1.3. QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC

Nghiên cứu luật hình sự nước ngoài cho thấy ít có nước nào chỉ thiết lập riêng hoặc là hệ thống các hình phạt hoặc là hệ thống các biện pháp cưỡng chế khác trong Luật hình sự, mà phần lớn các nước chấp nhận sự song song tồn tại hai hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự: Hình phạt và biện pháp cưỡng chế hình sự khác.

Việc quy định đồng thời hai hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự trong pháp luật hình sự là do chính sách hình sự của mỗi nước quyết định. Tuy nhiên, Luật hình sự ở những ngước có quy định biện pháp cưỡng chế hình sự khác không phải là hình phạt thì tên gọi của nó cũng rất khác nhau. Chẳng hạn như, Bộ luật Hình sự của Cộng hòa Liên bang Đức quy định từ Điều 61 đến Điều 72 về các "biện pháp cải tạo và an ninh", Bộ luật Hình sự 1995 của Tây Ban Nha quy định các biện pháp này với tên gọi "Các biện pháp an ninh" trong phần IV quyển I; Luật hình sự của Pháp cũng quy định các biện pháp này với tên gọi là "biện pháp an ninh". Chính quyền Sài Gòn cũ đưa các biện pháp này vào Chương II, Bộ luật Hình sự năm 1972 với tên gọi "các biện pháp phòng vệ". Trong khi đó, tại Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam lại đặt tên các biện pháp cưỡng chế hình sự khác là "Các biện pháp tư pháp".

Trong luật hình sự Việt Nam, việc song song hai hệ thống biện pháp cưỡng chế hình sự (hình phạt và các biện pháp tư pháp) là sự biểu hiện tổng hợp sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Sự hiện diện của các biện pháp cưỡng chế hình sự khác trong Luật hình sự có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách hình sự của nhà nước về tội phạm và trách nhiệm hình sự. Đồng thời, sự có mặt của các biện pháp tư pháp trong luật hình sự cũng chỉ rõ một thực tế là hình phạt không phải là phương tiện duy nhất trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Các cơ quan chức năng phải áp dụng đồng bộ các biện pháp khác nhau thì mới có khả năng ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phạm tội ra khỏi đời sống xã hội.

Trong khoa học luật hình sự nước ngài, biện pháp cưỡng chế hình sự khác được hiểu là "biện pháp tước hoặc hạn chế tự do, quyền hoặc là biện pháp về tài sản, chủ yếu có mục đích ngăn ngừa việc thực hiện tội phạm mới" hoặc là "những biện pháp cưỡng chế, không có màu sắc luân lý, áp dụng với các cá nhân nguy hiểm cho trật tự xã hội để phòng ngừa các tội phạm và tình

trạng của họ có thể gây ra. Trong các định nghĩa khoa học về các biện pháp cưỡng chế hình sự khác được quy định theo luật hình sự nêu trên, các học giả đã dựa trên bản chất, đặc điểm và chức năng của các biện pháp này. Tuy nhiên, tôi cho rằng nó vẫn chưa đầy đủ, chưa khái quát hết được các đặc điểm chủ yếu của loại biện pháp này, ví dụ như về chủ thể áp dụng, hiệu lực pháp luật và hiệu lực thi hành của nó.

Nghiên cứu luật hình sự một số nước, tôi thấy các biện pháp cưỡng chế hình sự không phải là hình phạt được quy định rất đa dạng, có thể được phân chia thành ba nhóm lớn:

(1) Các biện pháp được áp dụng với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không cấu thành tội phạm: Ví dụ như biện pháp điều trị người bị nghiện rượu, nghiện ma túy; Trục xuất người nước ngoài, hoặc bắt buộc chữa bệnh....

(2) Các biện pháp áp dụng với người phạm tội, nhưng họ không phải chịu hình phạt. Ví dụ như những biện pháp giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội, đưa vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh đối với những người bị tâm thần sau khi phạm tội...

(3) Bao gồm rất nhiều các biện pháp cưỡng chế hình sự khác áp dụng với những người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự như: Tước giấy phép lái xe, đóng cửa cơ sở sản xuất, kinh doanh; tịch thu tài sản; cấm cư trú; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định...

Các biện pháp cưỡng chế hình sự không phải là hình phạt trong luật hình sự một số nước có mục đích là nhằm phòng ngừa tội phạm. Biện pháp này dựa trên tình trạng nguy hiểm của cá nhân người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện, có nghĩa là người trong tình trạng đó có khả năng rất lớn thực hiện tội phạm trong tương lai. Chính vì thế khi áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự khá, Tòa án không quan tâm đến quá khứ, đến lỗi của

người bị áp dụng. Các biện pháp cưỡng chế hình sự không phải là hình phạt được áp dụng nhằm biện pháp phòng ngừa bằng cách giáo dục, chữa trị những nguyên nhân làm lệch lạc về thể chất, tâm lý, xã hội... làm cho người bị áp dụng không thể tái hòa nhập xã hội được. Trong một số trường hợp, các biện pháp cưỡng chế khác được biểu hiện dưới dạng các biện pháp tước tự do hoặc hạn chế tự do, chẳng hạn như đưa vào cơ sở chữa bệnh, các biện pháp đưa người chưa thành niên vào cơ sở giáo dục... Nhưng ở đây cần phải hiểu là đối lập với hình phạt, các biện pháp nêu trên được áp dụng với các cá nhân nguy hiểm không phải là trừng trị và cũng không phải là cái giá mà người bị áp dụng phải trả với xã hội, không phải là sự lên án của xã hội đối với hành vi và đối với người bị áp dụng biện pháp đó mà là nhằm tới mục đích phòng ngừa, bảo vệ xã hội thông qua việc tái hòa nhập xã hội của người bị áp dụng. Tuy nhiên, vì nhiều biện pháp cưỡng chế hình sự khác có tính chất tước đoạt hoặc hạn chế tự do hoặc về tài sản, tức là có động chạm đến quyền, lợi ích thiết thân của người bị áp dụng, nên khi áp dụng các biện pháp này cần tuân thù những quy định về trình tự, thủ tục tố tụng nghiêm ngặt, nhằm tránh tối đa sự khó chịu, gây tổn hại cho quyền và lợi ích của người bị áp dụng dẫn đến nguy cơ cản trở quá trình tái hòa nhập cộng đồng của họ. Đặc biệt đối với người phạm tội mà biện pháp cưỡng chế khác được áp dụng bên cạnh hình phạt thì theo chế độ thi hành biện pháp cưỡng chế hình sự này cần được tổ chức theo cách mà cá nhân đó không có cảm giác là bị trừng phạt vì tội phạm mà họ đã thực hiện.

Về thời hạn chấp hình biện pháp cưỡng chế hình sự không phải là hình phạt có thể là rất ngặt nghèo và không có thời hạn nhất định. Tuy nhiên các biện pháp này có thể được xem xét lại, tùy thuộc vào sự tiến triển của tình trạng thể và tâm lý, tâm thần của người bị áp dụng, ví dụ đối với biện pháp bắt buộc chữa bệnh áp dụng với người không có năng lực trách nhiệm hình sự do mắc bệnh tâm thần hoặc các biện pháp áp dụng với người chưa thành niên phạm tội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Qua nghiên cứu sơ bộ một số nội dung về lý luận của các biện pháp tư pháp hình sự, phần nào có thể thấy các biện pháp tư pháp hình sự, với tư cách là biện pháp cưỡng chế khác trong pháp luật hình sự, có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống pháp luật nói chung, cũng như trong việc đấu tranh, phòng và chống tội phạm.

Mặc dù biện pháp tư pháp hình sự chưa phải là biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất, nhưng lại có tác động rất lớn trong việc ngăn ngừa tội phạm, xử lý các trường hợp phạm tội đặc biệt: chưa thành niên, hành vi phạm tội nhưng chưa đến mức phải chịu hình phạt.

Việc nghiên cứu các biện pháp tư pháp hình sự trên khía cạnh lý luận giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ hơn nguồn gốc, đặc điểm cũng như vai trò quan trọng của các biện pháp này.

Mặc dù vậy, những hạn chế về mặt lý luận hiện nay, cũng là những trở ngại trong việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự, khiến cho việc đấu tranh, phòng và chống tội phạm còn chưa đạt hiệu quả cao. Thế nên, để hoàn thiện các biện pháp tư pháp hình sự, chúng ta cần xem xét trên khía cạnh áp dụng và thi hành các biện pháp nêu trên.

Chương 2

CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG


2.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

2.1.1. Giai đoạn từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985

Sớm nhất, các biện pháp tư pháp đã được đề cập đến trong các văn bản pháp lý do Nhà nước ban hành, cụ thể là "tịch thu vật, tiền liên quan đến tội phạm" đã được quy định trong Công văn số 4/NCPL ngày 14/4/1966, Tòa án nhân dân tối cao gửi Tòa án các địa phương hướng dẫn:

Cần phân biệt những đồ vật là tài sản của người can án là Tòa án xét xử tịch thu theo yêu cầu của pháp luật với những đồ vật là tài sản của người can án mà Tòa án tịch biên để đảm bảo việc chấp hành khoản bồi thường những thiệt hại mà người can án gây nên trong khi phạm tội. Việc tịch thu các phương tiện dùng để phạm tội là một biện pháp tư pháp bắt buộc, và việc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người can án (về tội phản cách mạng và một số tội phạm về kinh tế) là một hình phạt phụ. Việc tịch biên một số đồ vật của người bị kết án để bồi thường thiệt hại là một biện pháp bảo đảm việc chấp hành quyết định về dân sự trong bản án hình sự [25, tr. 262].

Đặc biệt hơn, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao số 329-HS2 ngày 11 tháng 02 năm 1967, hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên ở thời kỳ này chỉ chiếm khoảng một phần hai mức án đối với người lớn. Đối với trẻ em từ 9 đến 17 tuổi, đi lang thang, trộm cắp nhiều lần, có lối sống sa

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí