Các Biện Pháp Tư Pháp Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 1999

đọa trụy lạc đã được gia đình, đoàn thể, nhà trường và chính quyền tận tình giúp đỡ nhiều lần, nhưng không chịu sửa chữa sẽ bị đưa vào trường phổ thông công nông nghiệp trong thời gian 02 năm. Đây là những trường giáo dục thanh thiếu niên hư.

Những quy định ban đầu này chỉ mang tính chất rời rạc, hướng dẫn khá sơ sài, chưa xác định được loại tài sản trực tiếp liên quan đến tội phạm là gì, và cách xử lý cụ thể với từng loại ra sao; cũng như việc các định thế nào là người phạm tội vị thành niên. Việc áp dụng những hướng dẫn này đương nhiên cũng không thể chi tiết cụ thể được. Do đó, ban đầu, việc quy định các biện pháp tư pháp hình sự trong luật hình sự nêu trên, đã có sự ghi nhận, nhưng chưa đầy đủ, rõ ràng.

2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999

Bộ luật Hình sự 1985 ghi nhận cả biện pháp tư pháp hình sự chung và biện pháp tư pháp hình sự riêng, trong đó biện pháp tư pháp hình sự chung bao gồm: "Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm"; "Buộc trả lại tài sản và công khai xin lỗi"; "Bắt buộc chữa bệnh" được ghi nhận trước hết.

Thêm vào đó, còn có những quy định về "cải tạo không giam giữ và cải tạo tại đơn vị" áp dụng đối với quân nhân phạm tội (Nghị quyết 95/HĐBT ngày 25/7/1989).

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế với người chưa thành niên cũng được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định là biện pháp "buộc phải chịu thử thách", song chưa thể hiện được đầy đủ bản chất và chính xác, phù hợp nhất với các văn bản pháp luật và thực tiễn áp dụng. Theo đó, các biện pháp tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên tại Bộ luật Hình sự 1985 gồm:

- Biện pháp buộc phải chịu thử thách;

- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

2.2. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

2.2.1. Các biện pháp tư pháp chung

* Khái niệm và phân loại các biện pháp tư pháp chung

Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam - 5

- Khái niệm: Các biện pháp tư pháp hình sự (chung) áp dụng với người phạm tội là những biện pháp cưỡng chế về hình sự của Nhà nước ít nghiêm khắc hơn hình phạt, do Bộ luật Hình sự quy định và được Tòa án áp dụng khi xét xử nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

- Phân loại: Các biện pháp tư pháp hình sự chung được áp dụng với những người phạm tội (cả người đã thành niên và người chưa thành niên phạm tội) với mục đích trừng phạt, cải tạo và ngăn ngừa.

Biện pháp tư pháp hình sự chung gồm có 4 biện pháp tư pháp hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):

(1) Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

(2) Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại;

(3) Buộc công khai xin lỗi;

(4) Bắt buộc chữa bệnh.

* Điều kiện áp dụng các biện pháp tư pháp trong Bộ luật Hình sự năm

1999


Biện pháp tư pháp "Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm"

Vật và tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là vật hoặc tiền là công cụ,

phương tiện dùng và việc thực hiện tội phạm hoặc thông qua việc thực hiện tội phạm mà có, hoặc do mua bán đổi chác những thứ ấy mà có hoặc là vật Nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán [30, tr. 195].

Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Điều 41. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước [22].

Biện pháp tư pháp hình sự "Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm" được áp dụng trong suốt quá trình xử lý vụ án từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Trong pháp luật thực định, việc áp dụng biện pháp này được quy định trong Điều 41 Bộ luật Hình sự năm 1999: Giai đoạn đầu, những vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được các cơ quan tiến hành tố tụng xác định sẽ bị tịch thu, kê biên; đến khi đưa ra xét xử vụ án, việc xử lý với các vật, tiền này mới thực sự được quyết định.

Về thẩm quyền áp dụng: Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp "Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm" là Tòa án xét xử vụ việc đó. Khi đưa vụ án ra xét xử, ngoài việc quyết định hình phạt với người phạm tội, Tòa án còn phải xử lý vật chứng, tài sản, tiền bạc mà cơ quan tiến hành tố tụng trước đó đã thu giữ, kê biên.

Trong đó:

Việc tịch thu sung quỹ Nhà nước được thực hiện với:

- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội: Để xác định rằng đâu là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, trong quá trình xét xử, Tòa án phải xem xét các chứng cứ có liên quan đến vật, tiền này một cách thận trọng, kỹ lưỡng và hoàn toàn khách quan. Ví dụ: Khi một người sử dụng xe máy để vận chuyển hàng quốc cấm, thì chiếc xe máy là phương tiện dùng để phạm tội. Nhưng đối với những phương tiện, công cụ mà không xác định được là có được dùng vào việc phạm tội hay không, thì không được áp dụng biện pháp này.

- Vật hoặc tiền do tội phạm, hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có: Việc xác định vật, tiền trong khi áp dụng "Tịch thu sung công quỹ" có ý nghĩa hết sức quan trọng, cụ thể là: Đối với vật, tiền mà người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng không trái phép thì mới được phép sung công quỹ. Ví dụ: A ăn trộm tiền bạc của rất nhiều nhà trong làng, sau khi cơ quan tiến hành tố tụng xử lý vụ án, còn dư một số tiền 500.000 VNĐ không xác định được của ai, số tiền này sẽ được tịch thu, sung công quỹ. Đối với vật, tiền mà người phạm tội có do sử dụng hợp pháp thì tùy vào từng trường hợp mà xem xét để tịch thu sung công quỹ hoặc trả lại cho chủ sở hữu của vật, tiền. Trong trường hợp người chủ sở hữu, hoặc người đang quản lý tài sản mà có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội thì có thể bị tịch thu tài sản đó. Ví dụ: A mượn xe của B để chở hàng cấm đi bán, chiếc xe máy này B vẫn thường dùng để đi làm, B cho A mượn nhưng không hề biết A để vận chuyển hàng cấm thì chiếc xe máy sẽ được xem xét trả lại cho B; nhưng nếu B biết mà vẫn cho A mượn thì chiếc xe sẽ bị tịch thu; B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trong vai trò người giúp sức).

- Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành: Người phạm tội khi kinh doanh, vận chuyển các loại hàng cấm (được quy định trong Nghị định số 11/1999/NĐ-CP của Chính phủ về danh mục hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa thương mại dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện) thì những vật đó sẽ bị tịch thu sung công quỹ. Ví dụ: A mang pháo từ Trung Quốc về Việt Nam để bán trong những ngày tết Nguyên đán, trên đường vận chuyển bị phát hiện; số pháo nêu trên thuộc danh mục hàng hóa bị cấm lưu hành, kinh doanh nên sẽ bị tịch thu sung công quỹ.

- Trong một số trường hợp thì tài sản được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, cụ thể là, đối với: vật hoặc tiền bị người chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép vào việc phạm tội. Ví dụ: A ăn trộm chiếc xe đạp của B và dùng để đánh bạc; trong khi đang đánh bạc thì bị bắt, chiếc xe đạp bị cơ quan công an tạm giữ. Khi xử lý vụ án, chiếc xe đạp của A sẽ được xem xét và trả lại cho A.

Biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi"

Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp được Bộ luật Hình sự quy định, do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội khi họ đã gây ra thiệt hại vật chất hoặc tinh thần cho người bị hại [30, tr. 196].

Buộc công khai xin lỗi là biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần nhằm khôi phục những giá trị tinh thần cho người bị hại và giáo dục, cải tạo người phạm tội [30, tr. 197].

Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:


Điều 42. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại [22].

Biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi" được áp dụng trong quá trình xử lý vụ án, cụ thể là giai đoạn xét xử vụ án; và thẩm quyền là Tòa án đang xét xử vụ việc.

Việc quy định biện pháp này trong Bộ luật Hình sự, được hiểu là: Người phạm tội bị áp dụng biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi" có nghĩa vụ thực hiện:

- Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại: Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Hình sự 1999 thì người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu, hoặc người đang quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất do hành vi phạm tội gây ra. Các thiệt hại về mặt vật chất có thể tính ra bằng tiền, cụ thể là đối với tài sản là vật, tiền có giá trị và giá trị sử dụng cụ thể. Tòa án chỉ có thể buộc người phạm tội thực hiện việc này trên cơ sở xác định về tài sản, lỗi của người chiếm đoạt và phần trăm thiệt hại (nếu có) của tài sản. Nếu tài sản còn nguyên giá trị như khi bị chiếm đoạt, thì người phạm tội phải trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp; trong trường hợp tài sản đã bị thiệt hại, hư hại thì người đó phải sửa chữa hoặc bồi thường bằng vật, tiền có giá trị tương xứng.

Trong trường hợp người phạm tội có xâm hại về tinh thần (không phải những yếu tố kể trên) mà về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác, thì việc áp dụng bồi thường được thực hiện nhưng trên cơ sở bồi

thường tình thần. Cụ thể được quy định trong Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thực chất, việc bồi thường này không nhằm vào khắc phục các tổn thất về mặt tinh thần, thể chất mà để nhằm bù đắp các tổn thất vật chất kèm theo như tiền mai tang, tiền chữa trị vết thương, các khoản thu nhập bị mất trong quá trình bị thương; chi phí cho mai tang, chạy chữa… thì người phạm tội sẽ bồi thường cho người bị hại hoặc đại diện của người bị hại.

- Buộc công khai xin lỗi: Đối với trường hợp người bị hại bị xâm hại về mặt tinh thần, thì ngoài việc áp dụng "Bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần" như đã phân tích ở trên, Bộ luật Hình sự cho phép Tòa án áp dụng cả hai biện pháp tư pháp bồi thường thiệt hại và buộc công khai xin lỗi người bị hại. Người bị thiệt hại về tinh thần được khôi phục lại những giá trị tinh thần thông qua việc Tòa án nhân dân Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam buộc người phạm tội công khai xin lỗi họ. Biện pháp tư pháp này không chỉ có tác dụng giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích mà còn giúp xã hội biết tôn trọng giá trị đời sống tinh thần. Việc áp dụng công khai xin lỗi thường được đi kèm với bồi thường thiệt hại để đạt được kết quả cao nhất.

Biện pháp tư pháp "Bắt buộc chữa bệnh":

Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được Bộ luật Hình sự quy định, do tòa án hoặc viện kiểm soát áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm cho mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh như sau:

Điều 43: Bắt buộc chữa bệnh:

Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khoản 1 Điều 13 của Bộ luật này, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt.

Điều 44. Thời gian bắt buộc chữa bệnh

Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh quy định tại Điều 43 của Bộ luật này đã khỏi bệnh, thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí