an cũng đồng thời thiết lập một Ủy ban trừng phạt với sự tham gia của tất cả thành viên trong Hội đồng với nhiệm vụ yêu cầu các quốc gia hợp tác, thu thập thông tin, giám sát các quốc gia trong quá trình thực hiện Nghị quyết này, xem xét mức độ cần thiết để giảm bớt hay chấm dứt toàn bộ hay từng phần các biện pháp trừng phạt và báo cáo với Hội đồng bảo an về những vấn đề đó.
Mặc dù Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thể hiện thái độ cứng rắn trước hành động của Iraq song các bất chấp điều này, Iraq vẫn tiếp tục hành vi chiếm đóng của mình.
Những biện pháp trừng phạt sau đó được tiếp tục tăng cường với các Nghị quyết 663, 664, 665, 666, 667, 668, 669, 670… Bên cạnh các biện pháp về kinh tế, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc còn áp dụng hàng loạt các biện pháp trừng phạt khác như: Nghị quyết 670, trong đó một lần nữa xác nhận rằng Nghị quyết 661 áp dụng đối với tất cả các loại hình giao thông vận tải, bao gồm cả hàng hải và hàng không. Theo đó, các quốc gia sẽ phải từ chối, không được cho phép bất kỳ máy bay nào của Iraq bay qua lãnh thổ nước mình, trừ khi: Các máy bay hạ cánh tại một sân bay được chỉ định bởi nhà nước ngoàiIraq hay Kuwait để cho phép kiểm tra nhằm đảm bảo rằng không có vận chuyển hàng hóa trên tàu vi phạm các nghị quyết 661 (1990) hoặc nghị quyết này; Các chuyến bay cụ thể đã được sự chấp thuận của Ủy ban thành lập theo Nghị quyết 661 (1990); hoặc Các chuyến bay được Liên hợp quốc xác nhận. Đối với giao thông hàng hải, Nghị quyết yêu cầu tất cả các quốc gia phải bắt giữ các tàu của Iraq vi phạm Nghị quyết 661 (1990) hoặc từ chối không cho các tàu này vào cảng của quốc gia đó, trừ trường hợp được công nhận theo luật pháp quốc tế là cần thiết để bảo vệ đời sống con người.
Vào 13/9/1990, Hội đồng bảo an ban hành Nghị quyết 666, thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo điều chỉnh quá trình viện trợ nhân đạo quốc tế. Bằng Nghị quyết 669 được ban hành vào 24/9/1990, Hội đồng bảo an có thẩm quyền trong việc xem xét lại những yêu cầu đối với việc hỗ trợ từ các quốc gia phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế do việc thi hành các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên, dù đã có rất nhiều nghị quyết của Hội đồng bảo an được ban hành, nhưng Iraq vẫn chưa thể hiện được cho cộng đồng quốc tế thấy những nỗ lực của mình trong việc cải thiện tình hình. Trước thực tế đó, ngày 29/11/1990, trong cuộc họp lần thứ 2963, Hội đồng bảo an đã nhấn mạnh rằng;
“Bất chấp tất cả các nỗ lực của Liên hợp quốc, Iraq từ chối tuân thủ nghĩa vụ của mình khi thực hiện Nghị quyết 660 (1990) và các Nghị quyết liên quan tiếp theo có liên quan, coi khinh trắng trợn Hội đồng bảo an.
Ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình theo Hiến chương Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới, hành động theo quy định tại Chương VII của Hiến Chương:
1.Yêu cầu Iraq thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ Nghị quyết 660 (1990) và các nghị quyết có liên quan sau đó; cho phép Iraq một cơ hội cuối cùng rút quân khỏi Kuwait;
2. Cho phép các quốc gia thành vên hợp tác với Chính phủ Kuwait , và sử dụng mọi phương tiện cần thiết để duy trì và thực hiện Nghị quyết 660 (1990) và tất cả các Nghị quyết có liên quan khác để khôi phục lại hòa bình và an ninh thế giới nếu trước ngày 15/01/1991 Iraq không rút quân khỏi Kuwait theo quy định tại khoản 1 của Nghị quyết này;
3. Yêu cầu các quốc gia đưa ra những hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động được thực hiện tại khoản 2 Nghị quyết này;
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Pháp Lý Để Hội Đồng Bảo An Áp Dụng Biện Pháp Trừng Phạt Bằng
- Nguyên Tắc, Điều Kiện Và Trình Tự Thủ Tục Hội Đồng Bảo An Áp Dụng Biện Pháp Trừng Phạt Bằng Vũ Lực
- Liên Hợp Quốc Áp Dụng Trừng Phạt Bằng Vũ Lực Qua Các Giai Đoạn
- Các biện pháp trừng phạt bằng vũ lực của Liên Hiệp Quốc - 7
- Đánh Giá Về Các Biện Pháp Trừng Phạt Bằng Vũ Lực Của Liên Hợp Quốc
- Ưu Điểm Của Các Biện Pháp Trừng Phạt Bằng Vũ Lực
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
4. Yêu cầy các quốc gia hữu quan thường xuyên thông báo cho Hội đồng bảo an về tiến độ thực hiện các hoạt động được quy định trong Khoản 2 và 3 của Nghị quyết này;”
Với 12 phiếu thuận, hai phiếu chống (Cuba, Yemen) và một phiếu trắng (Trung
Quốc), Nghị quyết 678 được ban hành đã ấn định rõ cho Iraq thời hạn cuối cùng để thi hành hoàn toàn Nghị quyết 660 và tất cả các Nghị quyết liên quan trước đó. Đồng thời, Nghị quyết này cũng khẳng định nếu Iraq không tuân thủ, các quốc gia thành viên có quyền liên kết với Kuwait trong việc sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết nhằm đối phó và thi hành với các nghị quyết nhằm khôi phục lại hòa bình và an ninh ở khu vực này. Đây chính là các quy định của Hội đồng bảo an cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp “trừng phạt bằng vũ lực” đối với Iraq.
Trên tinh thần của Nghị quyết 678, ngày 12/1/1991, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống Bush sử dụng lực lượng quân sự tấn công Iraq nếu nước này không rút quân ra khỏi Kuwait. Ngay sau đó, các nước đồng minh khác cũng làm điều tương tự. Ngày 17/1/1991, với danh nghĩa đứng đầu liên quan tấn công Iraq, Mỹ đã mở đầu cho chiến dịch với mật danh “Bão táp sa mạc” thông qua việc phóng
tên lửa hành trình từ các tàu chiến phóng vào các mục tiêu quân sự của Iraq và máy bay tàng hình ném bom điều khiển trúng vào tòa nhà thông tin ở Thủ đô Bagdad. Tiếp đó, 400 máy bay chiến đấu của Mỹ, Anh, Saudi Arabia và Kuwait đã đánh trúng các đầu mối thông tin, căn cứ không quân, trận địa tên lửa, các nhà máy nguyên tử và hóa học, các tòa nhà của chính phủ và các trận địa tên lửa tại khu vực phía tây Iraq.
c. Kết quả
Trước cuộc tấn công ồ ạt của liên quân, ngày 22/2/1991, Iraq chấp nhận đề nghị hòa bình do Liên Xô đưa ra, theo đó sẽ rút quân không điều kiện khỏi Kuwait, đồng thời giải quyết tất cả các vấn đề khác trong vùng. Việc rút quân do Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc giám sát. Trong vòng 100 ngày, Kuwait được giải phóng, thái độ thù địch tạm thời chấm dứt bằng sự chấp thuận của I raq đối với nghị quyết 686 thông qua việc ngừng các hành động thù địch đối với liên quân vùng vịnh, giải phóng những người bị tình nghi và giam giữ, chấp nhận trách nhiệm pháp lý đối với những thiệt hại, và thi hành tất cả 12 nghị quyết được ban hành trước đó.
Nhằm buộc Iraq nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ của mình, Hội đồng bảo an quyết định vẫn áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia này. Tiêu biểu là sự kiện ngày 02/03/1991, trong cuộc họp số 2978, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 686 (1991), trong đó yêu cầu Iraq phải:
i)Tôn trọng không xâm phạm biên giới giữa Iraq và Kuwait;
ii) Phân định ranh giới lãnh thổ giữa Iraq và Kuwait;
iii) Triển khai các chương trình giám sát của Liên hợp quốc nhằm kiểm tra Khor Abdullah và khu vực phi quân sự;
iv) Phá hủy, di rời hay trả lại vô hại, theo sự giám sát quốc tế, tất cả những vũ khí hủy diệt và tên lửa đạn đạo có phạm vi hơn 150km;
v) Chịu trách nhiệm pháp lý đối với các thiệt hại trực tiếp, bao gồm cả những thiệt hại về môi trường liên quan tới hành vi xâm lược;
vi) Hồi hương tất cả những người dân Kuwait và những người dân của quốc gia thứ 3;
vii) Yêu cầu không cung cấp và ủng họ cho khủng bố quốc tế;
viii) Trả lại tất cả các tài sản đã bị Iraq tịch thu.
Việc Iraq tuân thủ triệt để tám yêu cầu này được coi là cơ sở để Hội đồng bảo an chấm dứt áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này.
Không có nghị quyết nào nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt kể từ sau khi có những điều khoản xác định này. Nghị quyết 687 tuyên bố rằng các biện pháp cấm vận thương mại hoàn toàn sẽ tiếp tục được thực hiện, cho đến khi các cuộc họp xem xét định kì 60 ngày 1 lần được thực hiện nhằm xem xét sự tuân thủ của Iraq đối với các nghĩa vụ theo nghị quyết 687. Những biện pháp trừng phạt chỉ được điều chỉnh một chút ít sau đó nhằm cho phép nhập khẩu thức ăn và các nguyên liệu cho những nhu cầu xác định của dân cư và cho những mục đích nhân đạo. Bên cạnh đó, nghị quyết 687 cũng chính thức hợp pháp hóa việc xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu và các khoản trợ cấp miễn là việc này đã được thông báo cho Ủy ban trừng phạt trước khi chúng được thực hiện.
Tiếp theo đó, nghị quyết 706 và 712 đề xuất một sự chấm dứt từng phần đối với các biện pháp trừng phạt, trong đó cho phép Iraq bán 1.6 tỉ đô la Mỹ dầu để đổi lại các hàng hóa nhân đạo. Ngược lại, Iraq phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Liên hợp quốc đối với các hợp đồng và việc phân phối các hàng hóa nhân đạo được mua bán từ việc bán dầu. Hơn năm năm, chương trình này không thu được kết quả, đầu tiên liên quan tới sự phản đối của Iraq đối với những điều khoản mà Hội đồng soạn thảo nhằm có được thẩm quyền nhất định trong việc bán dầu và sau đó liên quan tới những khó khăn trong việc thực hiện các hợp đồng được kí kết.
Nhằm giải quyết tình trạng giảm sút về điều kiện nhân đạo tại Iraq, Hội đồng bảo an đã thông qua nghị quyết 986. Nghị quyết 986 vào 4/4/1995 cho phép Iraq bán thêm 1 tỷ đô la Mỹ dầu mỗi ngày và sử dụng 66% khoản tiền đó để chu cấp cho các mục tiêu nhân đạo. Vào ngày 20/5/1996, Liên hợp quốc và Iraq đưa ra kết luận trong bản ghi nhớ về những biện pháp đặc biệt cho chương trình đổi dầu lấy lương thực. Theo chương trình này, I raq có thể bán 5.2 tỷ đô la Mỹ dầu lửa trong giai đoạn sáu tháng một. Một phần ba số tiền ban đầu được dành để đền bù cho các nạn nhân của hành vi xâm lược của Iraq đối với Kuwait và một khoản tiền nhất định được đặt ra để hỗ trợ cho khu vực của dân Kurd.
Tình hình lại diễn biến phức tạp hơn khi mà vào năm 1998, cơ quan tình báo và an ninh Mỹ xác định rằng Iraq đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo nghị quyết 687 nhằm giảm trừ tất cả các vũ khí thuộc danh mục phải tiêu hủy của mình. Vào tháng 12/1998, các nhà thanh sát của Liên hợp quốc bị rút khỏi Iraq trước sự trừng
phạt về hàng không của Anh và Mỹ. Sau chiến dịch bão táp sa mạc, các nhà thanh sát vũ khí không thể tiếp tục công việc của mình do các thành viên của Hội đồng bảo an không thỏa thuận được cách thức giám sát vũ khí của Iraq khi hoặc nếu bắt đầu các biện pháp trừng phạt. Kể từ khi chấm dứt chiến sự, đề xuất về việc chấm dứt các biện pháp trừng phạt được tranh luận trong một thời gian dài giữa năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an. Mặc dù Nga, Pháp, Trung Quốc đã có sự đồng thuận trong việc chấm dứt ngay lập tức các biện pháp trừng phạt và Hội đồng bảo an có được một bản phác thảo chung về các biện pháp trừng phạt cũng như công việc của các nhà thanh sát nhưng vẫn không thể thống nhất được một chương trình thanh sát vũ khí mới. Liên hợp quốc và Anh đã không thể thuyết phục các ủy viên thường trực khác của Hội đồng về việc tiếp tục duy trì những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Iraq ngay cả khi quốc gia này chấp nhận một chương trình thanh sát mới. Vào 17/12/1999, Hội đồng bảo an ban hành nghị quyết 1284, xóa bỏ hoàn toàn giới hạn bán dầu, tiền thu được từ việc bán dầu được gửi vào tài khoản 11 ngân hàng quốc tế, một phần quan trọng (30%, sau giảm xuống còn 20%) được trích ra cho quỹ bồi thường, phần khác (8%) để trả cho ủy ban thanh sát vũ khí (UNSCOM) rồi sau đó là UNMOVIC. Đổi lại, Iraq được trích một phần để mua các sản phẩm cần thiết. Ủy ban trừng phạt chỉ được phê chuẩn mua các sản phẩm nhân đạo và các thiết bịu cần thiết để sản xuất dầu. Nghị quyết 1284 quy định ủy ban có thể phê chuẩn danh sách các hàng hóa được phép cung cấp mà chỉ cần thông báo lên ủy ban chứ không cần có sự thông qua. Cứ sáu tháng, việc gia hạn nghị quyết lại kéo theo những cuộc đàm phán khó khăn giữa các thành viên Hội đồng bảo an, vì một số nước luôn cố gắng tạo ra điều kiện là Iraq phải đạt một số cam kết thì mới chịu gia hạn nghị quyết. Mặt khác, Iraq cũng gây khó khăn cho quá trình triển khai nghị quyết bằng cách từ chối bán dầu trong một thời gian, sau đó lại tiếp tục bán dầu. Tuy vậy, Iraq cũng đã xuất khẩu một lượng dầu lớn nằm ngoài quy định của nghị quyết, nhờ sự thông đồng của các nước láng giềng.
Những đề xuất mới nhằm thay đổi chế độ trừng phạt được đưa ra bởi Anh, Pháp, Nga vào mùa hè 2001, tuy nhiên không đạt được sự thống nhất. Chương trình đổi dầu lấy lương thực tiếp tục được duy trì thực hiện theo nghị quyết 1382 của Hội đồng bảo an vào 29/11/2001. Chương trình này kết thúc sau 150 ngày và Hội đồng bảo
an tiếp tục tìm kiếm những cách thứ mới nhằm giải quyết những tình trạng không mong muốn ở Iraq.
Như vậy là từ hơn 10 năm nay, Hội đồng bảo an đã thiết lập chế độ tác quản đối với một quốc gia có chủ quyền là thành viên của Liên hợp quốc. Hội đồng bảo an đã đặt quốc gia này trước những thử thách khắc nghiệt. Lệnh trừng phạt kinh tế và quản lý chặt chẽ các họat động ngoại thương của Iraq được duy trì cho đến khi cơ quan chịu trách nhiệm thanh sát việc phá hủy các vũ khí hủy diệt hàng lọat xác nhận với hội đồng bảo an rằng Iraq đã thực hiện các nhiệm vụ của mình theo các nghị quyết do hội đồng ban hành. Đây là trường hợp duy nhất trong đó cộng đồng quốc tế đã sử dụng tới những biện pháp nặng nề nhất nhằm ngăn chặn nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Hội đồng bảo an coi việc Iraq phải thủ tiêu hoàn toàn các loại vũ khí hủy diệt hàng lọat mà nước này có thể đang sở hữu là tối cần thiết để đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế và Iraq phải chịu 1 số chế độ trừng phạt từ 1 thập kỉ nay là để đạt được mục tiêu đó.
Trường hợp Iraq cũng là một trong những trường hợp đặc biệt trong đó Liên hợp quốc đã sử dụng tới tất cả các cơ chế quy định trong hiến chương để thực hiện một đối sách mà Liên hợp quốc cho là cần thiết, không loại trừ cả những biện pháp không được quy định trong hiến chương.
2.1.2.3 Campuchia
a. Bối cảnh lịch sử và diễn biến vụ việcHội đồng bảo an áp dụng các biện pháp trừng phạt
Sau khi thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot, tình hình chính trị ở Campuchia vẫn tồn tại nhiều bất ổn. Nhận thấy sự cần thiết phải tìm kiếm một giải pháp hòa bình sớm, và lâu dài chống lại các cuộc xung đột ở Campuchia, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tại cuộc họp 2941 ngày 20/09/1990 đã thông qua Nghị quyết S/RES/668 (1990). Trong đó ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực liên tục của Trung Quốc, Pháp, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và Hoa Kỳ cũng như các nước ASEAN và các nước khác, đồng Chủ tịch Hội nghị quốc tế Paris về Campuchia (PICC) năm 1989 trong việc việc thúc đẩy việc tìm kiếm một giải pháp chính trị toàn diện, tạo thuận lợi cho việc khôi phục hòa bình cho Campuchia. Nhằm mục đích tạo điều kiện cho nhân dân Campuchia thực hiện quyền bất khả xâm phạm, quyền tự quyết thông qua việc bầu cử tự do và công bằng được tổ
chức và tiến hành bởi Liên hợp quốc trong một môi trường chính trị trung lập với sự tôn trọng đầy đủ chủ quyền quốc gia của Campuchia, trong Nghị quyết S / RES / 668 (1990), Hội đồng bảo an đã:
i) Tán thành khung giải pháp chính trị toàn diện và những nỗ lực liên tục của Trung Quốc, Pháp, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và Hoa Kỳ trong về vấn đề này được ghi nhận trong tài liệu số S/21.689;
ii) Khuyến khích Campuchia chấp nhận khung giải pháp này để làm cơ sở cho việc giải quyết các cuộc xung đột ở Campuchia tại cuộc họp không chính thức của Campuchia được tổ chức ở Jakarta ngày 10/09/1990 cũng như các cam kết của những quốc gia này;
iii) Khích lệ thêm sự cam kết của các bên Campuchia trong việc hợp tác đầy đủ với tất cả những người tham gia khác trong PICC để xây dựng khung này thành một giải pháp chính trị toàn diên;
iv) Đặc biệt khích lệ các bên Campuchia trong cuộc họp ở Jakarta thành lập một hội đồng quốc gia tối cao với vai trò là cơ quan hợp pháp duy nhất và có quyền lực gốc, trong đó, trong suốt thời kỳ quá độ, sự độc lập, chủ quyền quốc gia và thống nhất của Campuchia được thể hiện;
v) Kêu gọi các thành viên của Hội đồng quốc gia tối cao, trong thời gian sớm nhất, tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng, để thực hiện các thỏa thuận nêu tại Khoản 4 trên cơ sở phù hợp với các tài liệu khung số S/21.689;
vi) Chú ý rằng Hội đồng quốc gia tối cao sẽ cử đại diện cho Campuchia về mặt đối ngoại tại Liên hợp quốc, trong các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, và trong các tổ chức quốc tế và các hội nghị quốc tế khác;
vii) Kêu gọi các bên trong cuộc xung đột thực hiện sự kiềm chế tối đa để tạo ra môi trường hòa bình cân thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu và thực hiện một giải pháp chính trị toàn diện;
viii) Tiến hành kết nối với các đồng Chủ tịch của PICC- những người có nhiệm vụ xây dựng, áp dụng các giải pháp chính trị toàn diện và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện phù hợp với khuôn khổ này;
ix) Kêu gọi Hội đồng quốc gia tối cao, tất cả người dân Campuchia cũng như tất cả các bên trong cuộc xung đột hợp tác đầy đủ trong quá trình này;
x) Khuyến khích Tổng thư ký Liên hợp quốc tiếp tục, trong bối cảnh chuẩn bị triệu tập tại PICC và trên cơ sở Nghị quyết này, nghiên cứu chuẩn bị đánh giá và những tác động nguồn lực, thời gian và các mối quan tâm khác có liên quan đến vai trò của Liên hợp quốc;
xi) Kêu gọi tất cả các quốc gia hỗ trợ trong việc đạt được một giải pháp chính trị toàn diện như đã được đề cập trong khuôn khổ Nghị quyết này.
Sau khi ghi nhận một báo cáo của Tổng thư ký Javier Pérez de Cuéllar, tại cuộc họp số 3014, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 717 vào ngày 16/10/1991, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết về sự hiện diện của Liên hợp quốc tại Campuchia ngay sau khi ký kết các thỏa thuận cho một giải pháp chính trị toàn diện. Bên cạnh việc tái khẳng định lại Nghị quyết 668 (1990) và trên cơ sở ghi nhận bản dự thảo thỏa thuận về một giải pháp chính trị toàn diện nhằm giải quyết cuộc xung đột Campuchia (S/22.059) cũng như việc ghi nhấn sự hài lòng đối với việc bầu ông Samdech Norodom Sihanouk làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao của Campuchia (SNC). Và các quyết định khác được thực hiện bởi SNC, đặc biệt liên quan đến việc thực hiện một lệnh ngừng bắn tự nguyện và sự từ bỏ viện trợ quân sự nước ngoài…Hội đồng bảo an trong Nghị quyết 717 (1991) đã quyết định:
i)Phê duyệt báo cáo S / 23.097 của Tổng thư ký;
ii) Thành lập lực lượng sứ mệnh cấp cao của Liên Hợp Quốc tại Campuchia (UNAMIC) (hay còn gọi là lực lượng gìn giữ hòa bình hoặc lực lượng “mũ nồi xanh”) ngay sau khi ký kết thỏa thuận cho một giải pháp chính trị ở Campuchia trên cơ sở phù hợp với báo cáo của Tổng thư ký (S / 23.097), các thành viên của lực lượng sẽ được gửi đến Campuchia ngay sau khi thỏa thuận được ký kết;
iii) Kêu gọi Hội đồng quốc gia cấp cao và các bên tranh chấp trong Campuchia hợp tác đầy đủ với UNAMIC để chuẩn bị cho việc thực hiện các thỏa thuận quy định về một giải pháp chính trị toàn diện;
iv) Khuyến khích các đồng Chủ tịch của PICC triệu tập lại hội nghị trong thời gian sớm nhất để các Bên có thể thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện giải quyết các cuộc xung đột tại Campuchia;
v) Yêu cầu Tổng thư ký báo cáo với Hội đồng Bảo an vào ngày 15/11/1991 về
việc thực hiện Nghị quyết này, đảm bảo Hội đồng có thể nắm giữ đầy đủ các thông tin có liên quan;