hoạt động Đoàn trong nhà trường hiện nay lại không thu hút được sự tham gia tích cực của sinh viên, nguyên nhân do nội dung hoạt động hay do phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động hay do cơ chế quản lý của nhà trường. Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là cơ bản dẫn tới thực trạng này đó là câu hỏi mà lãnh đạo nhà trường và các cán bộ Đoàn cần quan tâm? Để tìm hiểu sâu về thực trạng công tác giáo dục tư tưởng chính trị,đạo đức cho sinh viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phần phụ lục 3 và thu được kết quả ở bảng 2.12:
Bảng 2.12. Kết quả thu hoạch của SV sau khi tham gia hoạt động do trường tổ chức
SL | % | |
Nắm được chủ trương đường lối chính sách của Đảng và NN | ||
Nắm vững quy chế đào tạo của nhà trường | 142/240 | 59,2 |
Nắm tình hình thời sự trong và ngoài nước | 73/240 | 30 |
Có được định hướng hoạt động nghề nghiệp cho bản thân | 135/240 | 56 |
Nắm yêu cầu của XH đặt ra đối với nghề và bản thân | ||
Tất cả các nội dung trên | 98/240 | 40,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Giáo Dục Tư Tưởng Chính Trị, Đạo Đức Cho Sv
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Kết Quả Giáo Dục Tư Tưởng Chính Trị, Đạo Đức Cho Sinh Viên
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Giáo Dục Tư Tưởng Chính Trị, Đạo Đức Cho Sinh Viên Ở Trường Cđ Kinh Tế - Tài Chính Tỉnh Thái Nguyên
- Những Căn Cứ Pháp Lý Xây Dựng Biện Pháp Giáo Dục Tư Tưởng Chính Trị, Đạo Đức Cho Sinh Viên
- Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên - 8
- Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên - 9
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
Qua kết quả của bảng 2.12 cho thấy sinh viên ít quan tâm đến vấn đề thời sự vấn đề yêu cầu mới của xã hội đặt ra, đặc biệt là các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đây là tình hình chung của sinh viên các trường hiện nay, qua trò chuyện với một số sinh viên chúng tôi được các em tâm sự như sau: Hàng ngày các em không đọc báo, không nghe thời sự, không xem truyền hình nếu ra mạng thì là để trao đổi tâm tình với bạn bè chứ không phải để khai thác thông tin, chỉ có 40,9% SV nắm nội dung một cách toàn diện, đây là điều đáng lo ngại trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên, nó có thể là những nguyên nhân có thể dẫn tới việc vi phạm pháp luật sau này của sinh viên trong cuộc sống, học tập và công tác
sau này, đặc biệt tương lai các em lại là những cán bộ quản lý kinh tế của đất nước nên điều này còn đáng lo ngại hơn rất nhiều, trong khi đó chúng ta đang tiến tới xây dựng một Nhà nước pháp quyền, Nhà nước tổ chức và quản lý bằng pháp luật và yêu cầu đặt ra đối với mọi công dân trong xã hội là phải nắm vững pháp luật và thực hiện đúng pháp luật, am hiểu chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, trong khi đó sinh viên nhà trường là chủ nhân tương lai của đất nước lại thờ ơ với vấn đề này. Đặc biệt có 59,2% SV chỉ quan tâm nắm quy chế đạo tạo và nội quy của trường, điều này cũng dễ lý giải bởi nó liên quan trực tiếp tới việc học tập của sinh viên và sinh viên được nghe phổ biến, được tìm hiểu qua quy chế đào tạo qua nội quy hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó các vấn đề thời sự trong và ngoài nước, các vấn đề xã hội và phát triển của ngành nghề chưa được sinh viên quan tâm nhiều. Qua kết quả nêu trên các nhà quản lý cần có biện pháp giáo dục để giúp sinh viên quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề chính trị xã hội của đất nước, quan tâm đến vấn đề về pháp luật để thực thi pháp luật trong cuộc sống học tập và lao động. Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 ở phụ lục 3 và thu được kết quả như sau:
Có 100% ý kiến của SV cho rằng hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên là chưa phù hợp trong đó có 63/240 chiếm tỷ lệ 26,25%ý kiến cho rằng chưa phù hợp là do nội dung đơn điệu chưa hấp dẫn. 117/240 ý kiến cho rằng phương pháp tiến hành còn lạc hậu chiếm tỷ lệ 48,75% và 163/240 ý kiến cho rằng hình thức tổ chức tiến hành lạc hậu nghèo nàn, chưa phong phú chiếm tỷ lệ: 67,91%. Qua kết quả nêu trên các nhà quản lý, đặc biệt những người làm công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên cần quan tâm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục cho sinh viên, tránh đơn điệu về nội dung, ngèo nàn về phương pháp và lạc hậu về hình thức tổ chức giáo dục dẫn tới không thu hút được sự tham
gia tích cực của sinh viên. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới kết quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên hiện nay chưa cao. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 và số
9 phần phụ lục 3 và thu được kết quả như sau:
Có 88,92% ý kiến của sinh viên đề nghị giảng viên cần tạo môi trường cho sinh viên tham gia các hoạt động, nhiệt tình hơn nữa đối với hoạt động của sinh viên và phải chống mọi biểu hiện tiêu cực trong sinh viên. Kinh tế thị trường đã có những ảnh hưởng tới vấn đề tư tưởng chính trị, đạo đức của giảng viên và sinh viên, làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong sinh viên: Lo chạy điểm, lo văn bằng, chứng chỉ vv... Vì vậy hơn ai hết giảng viên phải là những người ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực nêu trên.
100% ý kiến SV đề nghị tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục để tạo tư tưởng tốt cho sinh viên về nhà trường, về chế độ xã hội.
78.23% SV cho rằng cần lựa chọn những nội dung hoạt động mang tính thực tiến, thiết thực với sinh viên.
92,08% SV cho rằng cần phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động nhằm tăng cường hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong nhà trường.
96,25% ý kiến cho rằng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của sinh viên, đặc biệt là các hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, nhằm đảm bảo tính khách quan, tính chính xác, tính công bằng để tạo tư tưởng tốt trong sinh viên.
* Kết quả tự đánh giá và đánh giá của sinh viên nhà trường qua những thông tin thu được của phòng công tác học sinh, sinh viên
95,41% sinh viên đều cho rằng sinh viên chấp hành đúng nội quy nhà trường. 92,08% SV cho rằng nhà trường không có SV nghiện ma tuý.
94,58% SV cho rằng nhà trường có mức độ có ít SV chơi lô đề, nghiện rượu, đánh bạc. Như vậy các nhà quản lý cần lưu ý đây là những con số mà
nhà trường cần quan tâm về các vấn đề như lô đề trong sinh viên, đặc biệt là tình trạng uống rượu trong sinh viên nam hiện nay đang phổ biến ở tất cả các trường cao đẳng, đại học. Nhà trường cần có biện pháp tuyên truyền giáo dục, ngăn chặn tình trạng này trong SV
2.2.3. Kết quả đạt được của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức qua đánh giá về ý thức, đạo đức, rèn luyện của sinh viên.
* Kết quả rèn luyện qua 3 năm gần đây:
Năm 2002 nhà trường nhận được quy chế 42 về đánh giá kết quả rèn luyện HSSV của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành 21/10/2002 và tới năm 2007 quy chế 42 được đổi thành quy chế 60 ban hành ngày16/10/2007/QĐ- BGDĐT của Bộ giáo dục đào tạo.
Căn cứ vào đặc điểm chung của nhà trường đào tạo cán bộ quản lý kinh tế có trình độ trung học trở xuống. Đến tháng 10/2003 trường được nâng cấp thành trường CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên, với nhiệm vụ đào tạo cán bộ quản lý kinh tế có trình độ Cao đẳng trở xuống cho con em các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn và một số các tỉnh lân cận. Hàng năm Nhà trường thường xuyên có từ 2500 đến 3000 sinh viên hệ chính quy tập trung dài hạn, trong đó có 30-35% sinh viên là dân tộc thiểu số thuộc khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, tỉ lệ giới tính nam chiếm từ 15-20%. Là trường chuyên nghiệp của Tỉnh, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ký túc xá chỉ đủ cho 100-120 sinh viên chiếm khoảng 0,5% còn lại là sinh viên tạm trú, tạm vắng: ở với gia đình chiếm 50%, ở trọ quanh trường chiếm 45%.
Trước khi có quy chế 42 của Bộ đào tạo giáo dục ban hành Nhà trường vẫn thường xuyên thực hiện theo dõi đánh giá xếp loại đạo đức của HSSV theo từng tháng, từng kỳ, từng năm học và toàn khóa học, qua đó có tác dụng tích cực duy trì trật tự kỷ cương nề nếp nhà trường góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của người học, từ khi có quy chế 42, nay là quy chế 60 của Bộ
giáo dục đào tạo căn cứ vào đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế của nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm đánh giá xếp loại đạo đức của nhà trường trong nhiều năm qua. Nhà trường tổ chức nghiên cứu lấy ý kiến của các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn, các đồng chí Giáo viên và học sinh, sinh viên toàn trường, đã tổ chức nhiều cuộc họp để xây dựng tiêu trí đánh giá, thang điểm cụ thể về việc cụ thể hóa quy chế 42-60 của Bộ giáo dục đào tạo thành quy định của nhà trường hết sức quan trọng, ngoài việc thực hiện các yêu cầu cơ bản của quy chế, mặt khác phải đảm bảo các yêu cầu đặt ra, tiêu trí phải có tính khả thi phù hợp với đặc thù, đặc điểm của trường với đặc điểm của sinh viên, nhằm thúc đẩy người học tự giác thực hiện, phấn đấu tốt, đạt được mục đích yêu cầu của quy chế đã đề ra. Quá trình thực hiện được triển khai qua các bước sau.
- Bước 1: Thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện quy chế do đồng chí Bí thư Đảng ủy Nhà trường làm trưởng ban, trưởng các đơn vị như Phòng, Khoa, Tổ bộ môn, Bí thư đoàn thanh niên làm ủy viên Hội đồng.
- Bước 2: Tổ chức cho các phòng ban chức năng, Khoa, Tổ bộ môn và Giáo viên toàn trường nghiên cứu văn bản của quy chế.
- Phòng công tác học sinh, sinh viên là đơn vị thường trực xây dựng dự thảo quy định của trường trên cơ sở đóng góp của các đơn vị để hoàn tất tiêu trí đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên.
- Bước 4: Phổ biến quy định tới toàn thể các lớp HSSV để lấy ý kiến phản hồi từ phía HSSV.
- Bước 5: Họp Hội đồng thông qua lần cuối các quy định dự thảo và ký quyết định ban hành.
- Bước 6: Tổ chức thực hiện tập huấn cho Giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự, ban chấp hành chi đoàn và tất cả HSSV toàn trường.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Ban Giám hiệu, sự tham gia đóng góp tích cực của các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn, của các thày
cô giáo và HSSV toàn trường. Việc đánh giá kết quả rèn luyện HSSV từ học kỳ I năm học 2002-2003, việc xây dựng các tiêu chí và mức điểm cụ thể cho từng nội dung được thực hiện thông qua phiếu đánh giá kết quả rèn luyện HSSV (phụ lục 4).
+ Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện HSSV được dựa trên cơ sở điều 4,5,6,7,8, chương II của quy chế.
- Mục I: Đánh giá về ý thức kết quả học tập (từ 0-30 điểm).
Qua nhiều năm cho thấy tình trạng HSSV vi phạm quy chế trong học tập như: đi học muộn, nghỉ học không có lý do, bỏ giờ bỏ tiết, mất trật tự, ý thức kém trong giờ học, vi phạm quy chế thi kiểm tra “quy chế 25, quy chế 40”, một bộ phận HSSV chưa xác định rõ về mục đích học tập, một phần do gia đình ép buộc, một bộ phận HSSV còn muốn thi đại học do vậy ý thức chấp hành quy chế chưa tốt, động cơ thái độ học tập chưa nghiêm túc. Để xây dựng kỷ cương nề nếp nhà trường, trên cơ sở đó hình thành cho HSSV có thái độ nghiêm túc trong học tập. Nhà trường giành 65% điểm của mục I cho các tiêu chí về thái độ và ý thức học tập chấp hành quy chế. Trên 30% giành cho các tiêu chí khen thưởng động viên cho HSSV có ý thức vươn lên đạt kết quả cao trong học tập.
Mục II: Đánh giá ý thức chấp hành nội quy, quy chế trong Nhà trường.
Căn cứ quy chế công tác HSSV, quản lý HSSV nội trú, ngoại trú, và một số nội quy, quy định của Nhà trường, đã chọn lọc một số nội dung phù hợp với đặc điểm của HS. Mọi HSSV đều có thể đạt được điểm tối đa, nếu được giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức tốt, biết chấp hành tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của Bộ giáo dục đào tạo và quy định của Nhà trường.
Mục III: Đánh giá kết quả tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa xã hội, văn nghệ thể dục thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội (từ 0-20 điểm).
Mục IV: Đánh giá về phẩm chất công dân quan hệ cộng đồng (từ 0-15 điểm).
Mục V: Đánh giá về ý thức kết quả tham gia phụ trách lớp đoàn, các tổ chức (từ 0-10 điểm).
Từ các mục 3, 4, 5 Nhà trường xây dựng tương tự như mục I, mục II trên 60% giành cho tiêu chí cơ bản, trên 30% giành cho khen thưởng khuyến khích động viên cho HSSV có ý thức phấn đấu tốt. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100, ứng với từng nội dung của từng mục.Việc đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV theo các thang điểm sau:
Loại xuất sắc: từ 90-100 điểm được quy đổi = 1,0 Loại tốt: từ 80-89 điểm được quy đổi = 0,8
Loại khá: từ 70-79 điểm được quy đổi = 0,6 Loại TBK: từ 60-69 điểm được quy đổi = 0,4 Loại TB: từ 50-59 điểm được quy đổi = 0 Loại Yếu: dưới 50 điểm
Loại Kém: dưới 30 điểm. Việc đánh giá kết quả rèn luyện HSSV được tiến hành theo đúng quy trình, được thể hiện bảng số 2.13.
Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả rèn luyện HSSV trong 3 năm từ 2005-2008
Tổng số HSSV | Loại xuất sắc | Loại tốt | Loại Khá | Loại TBK | Loại TB | Loại Yếu | Loại Kém | |
2005-2006 | 1835 | 29 | 168 | 810 | 574 | 212 | 42 | |
2006-2007 | 2362 | 33 | 292 | 812 | 735 | 413 | 77 | |
2007-2008 | 2534 | 102 | 486 | 904 | 461 | 460 | 120 | 1 |
(Số liệu của phòng công tác học sinh, sinh viên)
Với số liệu phòng công tác học sinh sinh viên chúng tôi tổng hợp số SV có kết quả rèn luyện xếp loại từ trung bình khá trở lên như sau:
+ Năm học (2005-2006) có 1581 SV= 86%
+ Năm học (2006-2007) có 1872SV =80%
+ Năm học (2007-2008) có 1953SV =77%
Từ kết quả trên cho ta thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện SV chứng tỏ rằng đại đa số SV nắm bắt quy chế tương đối tốt thực hiện nghiêm túc, có ý thức phấn đấu vươn lên trong quá trình học tập, rèn luyện trong nhà trường.
Năm học 2005-2006 số SV xếp loại từ TBK trở lên chiếm 86%, năm học 2006-2007 số SV xếp loại từ TBK trở lên chiếm 80%, năm học 2007- 2008 số SV xếp loại từ TBK trở lên chiếm 77%, điều này cho thấy, SV nhà trường có nhiều cố gắng trong quá trình học tập, phấn đấu, rèn luyện, tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức để trở thành nhà cán bộ quản lý kinh tế -tài chính “vừa hồng vừa chuyên” từ đó chúng ta có thể khẳng định số SV có ý thức phấn đấu tốt trong học tập và rèn luyện để thành SV xuất sắc ngày càng tăng lên, điều đó chứng tỏ SV trường Cao đẳng Kinh tế tài chính Tỉnh Thái Nguyên ngày càng hoàn thiện mình hơn đẻ đáp ứng yêu cầu chuẩn mực của xã hội, nhiều SV không ngừng phấn đấu, để trở thành những SV ưu tú giới thiệu cho Đảng, được cử đi học các lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng, hàng năm số SV được cử đi học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng được kết nạp Đảng thể hiện ở bảng 2.14.
Bảng 2.14. Số SV ưu tú đi học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng và số được đứng trong hàng ngũ Đảng
SV được đi học bồi dưỡng kết nạp | Số SV được kết nạp đảng | |
2005-2006 | 10 | 2=20% |
2006-2007 | 15 | 3= 20% |
2007-2008 | 21 | 6= 28% |
(Số liệu của phòng công tác HSSV)
Qua số liệu bảng 2.14 ta thấy số lượng SV ưu tú dược cử di học lớp bồi dưỡng kết nạp đảng, được đứng trong hàng ngũ của đảng ngày càng nhiều, chúng tôi có thể khẳng định sự cố gắng phấn đấu hết mình của nhiều SV trong quá trình học tập, rèn luyện, tự rèn luyện, đồng thời cũng khẳng định công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV nhà trường đã làm khá tốt.
* Tóm lại: Qua quá trình thực hiện quy chế đánh giá kết quả rèn luyện HSSV qua khảo sát điều tra, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện, tự rèn luyện, ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện kỷ cương nề nếp nhà trường chúng tôi nhận thấy, đại đa số SV trường Cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên thực hiện tốt kỷ cương nề nếp nhà trường, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, ra sức phấn đấu để trở thành những người có ích cho xã hội cho bản thân mình.
Tuy nhiên bên cạnh đại đa số SV có ý thức chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng Nhà nước, nội quy quy chế của bộ GD&ĐT, quy định của nhà trường. Trong đó vẫn còn một số SV do nhận thức còn chậm, ý thức đạo đức chưa tốt, tư tưởng không vững vàng dẫn tới kết quả rèn luyện không cao, tình trạng SV xếp loại rèn luyện yếu kém có chiều hướng tăng lên cụ thể là:
Năm học (2005-2006) có 42SV chiếm 0,2%. Năm học (2006-2007) có 77 SV chiếm 0,3%. Năm học (2007-2008)có 120 SV chiếm 0,4 %.
* Nguyên nhân:
+ Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên chưa được thường xuyên liên tục.
+ Một số giảng viên chỉ giảng dạy chuyên môn, không quan tâm tới việc giáo dục và quản lý HSSV, còn coi việc lên lớp của giảng viên chỉ là đề giảng bài theo chương trình, không chịu trách nhiệm giáo dục sinh viên.
+ Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm tới lớp tới từng sinh viên, khi triển khai các văn bản của Nhà trường còn hạn chế, còn chủ quan, chỉ ngồi một chỗ triển khai cho ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn không trực tiếp triển khai tới từng sinh viên, thông qua ban cán sự lớp triển khai tới sinh viên.
+ Sự phối hợp giữa đoàn thanh niên, phòng công tác HSSV, Giáo viên
chủ nhiệm chưa chặt chẽ, chưa nhịp nhàng, do vậy nhiều hoạt động đoàn thanh
niên chỉ triển khai trực tiếp tới đoàn viên không qua phòng công tác HSSV, không qua giáo viên chủ nhiệm, nhiều công việc triển khai bị chồng chéo.
+ Nhiều hoạt động phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao còn mang tính thời vụ không thường xuyên liên tục, không thu hút được sinh viên nhiệt tình tham gia, chỉ tập trung vào những HSSV có năng khiếu bẩm sinh cho nên kết quả rèn luyện không cao.
+ Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên còn nghèo nàn và lạc hậu.
+ Nhà trường chưa có hình thức khen thưởng đối với HSSV có kết quả rèn luyện xuất sắc.
+ Một bộ phận HSSV sông buông thả, xem thường kỷ cương nề nếp Nhà trường: ăn chơi sa đà vào các tệ nạn XH dẫn tới vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế phải xử lý kỷ luật.
* Tình hình sinh viên vi phạm kỷ luật trong 3 năm gần đây
Qua số liệu cung cấp của phòng công tác HSSV bảng 2.15.
Bảng 2.15. Thống kê số liệu HSSV bị kỷ luật
Tổng số HSSV kỷ luật | Kỷ luật buộc thôi học | Kỷ luật cảnh cáo | Kỷ luật khiển trách | |
2005-2006 | 28 | 3 | 16 | 19 |
2006-2007 | 33 | 22 | 6 | 5 |
2007-2008 | 50 | 25 | 20 | 5 |
(Số liệu của phòng CTHSSV)
Qua số liệu của phòng công tác HSSV chúng ta khẳng định,một bộ phận nhỏ SV chưa có ý thức tự giác trong quá học tập và rèn luyện, bởi lẽ để hình thành nhân cách, SV cần có đủ hai yếu tố đó là phẩm chất và năng lực, muốn có được nó bản thân SV phải tự rèn rũa mình, tự nghiên cứu tìm tòi,
học hỏi, tự giác tích cực để hoàn thiện mình. Nếu SV thiếu đi tính tự giác trong quá học tu dưỡng, rèn luyện của bản thân, thì nhà trường, Thầy cô có cố gắng đi bao nhiêu trăng nữa trong việc điều chỉnh các biện pháp quản lý giáo dục cũng không thể giúp cho SV có được phẩm chất, năng lực để hoàn thiện nhân cách của mình, buộc nhà trường phải xử lý kỷ luật những SV như vậy, không để làm ảnh đến các SV khác.
* Tình hình sinh viên vi phạm quy chế trong các kỳ thi gần đây.
Qua tổng hợp thống kê số liệu của phòng công tác HSSV bảng số 2.16.
Bảng 2.16. Số SV vi phạm quy chế trong các kỳ thi hết học phần, thi tốt nghiệp 3 năm (2005-2008)
Tổng số HSSV vi phạm quy chế | Đình chỉ thi | Cảnh cáo (trừ 50% điểm) | Khiển trách (trừ 25% điểm) | |
2005-2006 | 157 | 7 | 87 | 63 |
2006-2007 | 98 | 5 | 33 | 60 |
2007-2008 | 45 | 15 | 30 |
(Số liệu của phòng công tác HSSV cung cấp)
Qua số liệu ở bảng 2.16 do phòng công tác HSSV cung cấp tình trạng SV vi phạm quy chế thi, kiểm tra kết thúc học phần và tốt nghiệp, tình trạng SV vi phạm quy chế trong các kỳ thi đã giảm đáng kể, đây là dấu hiệu đáng mừng bởi lẽ cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục “được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm và quán triệt sâu sắc cho toàn thể cán bộ, giảng viên công nhân viên và SV nhà trường về mục đích ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của cuộc vận, tuyên truyền, vận động cán bộ, giảng viên, SV toàn trường hưởng ứng tham gia, tiến hành ký cam kết thực hiện cuộc vận động cho toàn thể cán bộ, giảng viên và HSSV toàn trường, đồng thời xây dựng các biện pháp nhằm thực hiện tốt cuộc vận động. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng SV vi phạm quy chế thi kiểm tra.
* Nguyên nhân
1/ Hiện tượng chạy điểm, xin điểm vẫn còn xảy ra ở mức độ thấp
2/ Do SV lười học, học tủ học lệch.
3/ Tình trạng cán bộ coi thi còn dễ tính.
4/ Một bộ phận SV xem thường kỷ cương, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật không thực hiện nghiêm túc quy chế thi kiểm tra.
5/ Do một số giảng viên không gương mẫu. 6/ Do cơ chế chính sách:
Về đào tạo - phải có bằng khá mới được học liên thông ngay
Đại đa số đơn vị tuyển cán bộ làm việc ít nhất phải có bằng khá mới nhận hồ sơ. Chính nguyên nhân tuyển theo bằng cấp đã làm nảy sinh tiêu cực trong đào tạo.
* Tình hình sinh viên mắc các tệ nạn xã hội trong những tháng gần đây
- Trong 3 năm qua nhà trường xảy ra 7vụ xô xát đánh nhau trong đó có 4 vụ do uống rượu chè gây ra.
- Có 5 SV bị đuổi học do chơi bời cờ bạc lô đề nợ quá nhiều không có khả năng thanh toán bị chèn ép dẫn tới bỏ học, một bộ phận SV vô ý thức tổ chức kỷ luật coi thường kỷ cương vi phạm nội quy, quy chế dẫn tới bị đuổi học.
- 15 SV do nhà trường phát hiện do mải mê cờ bạc lô đề, nợ quá nhiều,nhà trường đã kịp thời thông báo với gia đình phối hợp với nhà trường kịp thời giải quyết đảm bảo cho các em tiếp tục đi học trở thành những SV tốt và tuyên truyền cho thế hệ sau.
* Phân tích nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng sinh viên vi phạm kỷ luật, chơi lô đề cờ bạc, vi phạm quy chế nêu trên do một số nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do môi trường sống của sinh viên hiện nay thiếu an toàn, sinh viên đứng trước nhiều vấn đề xã hội.
+ Do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đã đẩy sinh viên vào những cạm bẫy của xã hội
+ Do thiếu sự quan tâm giáo dục của nhà trường, của thầy cô và gia đình.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Do ý thức tư tưởng chính trị, đạo đức của sinh viên chưa cao, sinh viên chưa có lập trường tư tưởng vững vàng, chưa có phẩm chất đạo đức tốt