Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên - 8


ưu điểm của môi trường xã hội vào công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV. Đồng thời hạn chế những ảnh hưởng từ mặt trái của xã hội đang và sẽ tác động vào tư tưởng, nếp sống, lối sống, phẩm chất đạo đức và hành vi của SV hiện nay. Sự chỉ đạo thống nhất còn góp phần điều chỉnh kịp thời nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV đáp ứng được đòi hỏi và yêu cầu của xã hội. Sự chỉ đạo thống nhất sẽ nhanh chóng. kịp thời góp phần nâng cao nhận thức thái độ và hành vi, thói quen ứng sử phù hợp với các giá trị chuẩn mực xã hội.

* Cách thức thực hiện biện pháp:

Nhà trường cần phải chủ động đặt quan hệ với các cá nhân và các đơn vị để giáo dục toàn diện cho HSSV. Muôn vậy người làm công tác này đòi hỏi có năng lực tổ chức, kỹ năng tiếp cận và huy động nguồn lực từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, thiết lập mối quan hệ thường xuyên với các lực lượng để thắt chặt sự hợp tác (giữa lớp với giáo viên chủ nhiệm, phòng công tác HSSV, nhà trường, địa phương, tỉnh...) đồng thời huy động tài trợ của các đơn vị, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các thi tìm hiểu về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, về kiến tức pháp luật..., nhằm thu hút SV giáo dục SV hoàn thiện nhân cách.

3.2.4- Chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên

*Nội dung biện pháp:

Đổi mới mục tiêu đánh giá theo hướng coi trọng việc đánh giá trên cả ba mặt: Ý thức, thái độ và kỹ năng hành vi. Kết hợp nhiều nội dung đánh giá và đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức đánh giá với nhiều kênh thông tin khác nhau nhằm đảm bảo tính khách quan và tính toàn diện của kết quả đánh giá.


*Cơ sở khoa học của biện pháp:

Ý thức chính trị, đạo đức của con người được hình thành theo cơ chế chuyển từ ngoài vào trong, kết quả cuối cùng của việc hình thành ý thức, tư tưởng, đạo đức là hành vi và thói quen của con người. Nhưng hành vi và thói quen tốt chỉ có được trên cơ sở của nhận thức, thái độ tích cực.

Trong quản lý hoạt động giáo dục việc đánh giá khách quan chính xác, công bằng, toàn diện quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên có tác dụng tạo động lực cho nhà trường, cho người học phát triển.

Cách thực hiện:

Nhà trường và cán bộ giảng viên cần xác định rõ ràng mục tiêu của đánh giá tư tưởng, chính trị, đạo đức cho sinh viên.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho người học phấn đấu rèn luyện.

Kết hợp các nội dung đánh giá: Đánh giá nhận thức của sinh viên về chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Đánh giá nhận thức của sinh viên về nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường, về quyền nghĩa vụ của người học và của công dân tương lai…

Đánh giá ý thức thái độ chấp hành các nội dung trên của sinh viên.

Đánh giá về ý thức tham gia xây dựng trường lớp, xây dựng đất nước và địa phương.

Đánh giá bằng kết quả học tập, kết quả tham gia các phong trào hoạt động của nhà trường, của lớp.

Đánh giá bằng kết quả học tập rèn luyện sau tuần sinh hoạt giáo dục công dân bằng hình thức chấm bài thu hoạch và theo dõi tinh thần ý thức thái độ tham gia lớp học.

Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá: Quan sát, nghiên cứu sản phẩm, đánh giá của tập thể, của giảng viên, tự đánh giá của cá nhân …


Dùng nhiều hình thức đánh giá khác nhau: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả hoạt động theo chuyên đề …

Đánh giá bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: Tập thể lớp, các tổ chức giáo dục trong trường, ý kiến của giảng viên, cán bộ lớp, cán bộ đoàn, tự đánh giá của sinh viên, nhận xét đánh giá của nơi sinh viên cư trú …

3.2.5- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường

Cơ vật chất là một yếu tố hết sức quan trọng của sự nghiệp GD&ĐT, là điều kiện không thể thiếu được trong sự ổn định và phát triển bền vững và củng cố thương hiệu của nhà trường. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập, rèn luyện góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường. Để nhà trường ổn định và phát triển đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi nhà trường phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bi phục vụ cho sự nghiệp GD&ĐT của nhà trường.

* Thực hiện theo đúng xứ mạng, mục tiêu của nhà trường từ nay đến năm 2015, nâng cấp trường thành trường ĐH Tài chính của Tỉnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cử nhân, thạc sĩ.

- Củng cố nâng cấp trường, hệ thống giảng đường, thư viện, thư viện điện tử, phòng thực hành chuyên môn, phòng hội thảo, phòng làm việc của các khoa bộ môn đảm bảo đầy đủ diện tích sử dụng cho GV và SV để tổ chức các hoạt động Dạy và Học.

- Hoàn tất xây dựng xong KTXSV, nội trú có từ 2000-3500 chỗ ở cho SV với công trình khép kín, khu văn hóa tinh thần, nâng cấp khu GDTC, khu vui chơi cho SV giải trí đảm bảo cho các điều kiện ăn ở sinh hoạt, học tập

- Trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy và học tập như: Tăng âm loa đài, máy chiếu cho từng phòng học.

* Để thực hiện tốt dự án trên nhà trường cần phải.


+ Thành lập ban dự án xây dựng và phát triển nhà trường từ nay đến năm 2020.

+ Tiến hành khảo sát điều tra lập dự án đầu tư.

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Trình BGD&ĐT.

+ Trình Chính phủ phê duyệt.

3.3- MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP

3.3.1- Mối quan hệ giữa các biện pháp

Giữa các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên nêu trên có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau: Biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục có tính chất trọng tâm. Biện pháp củng cố các thiết chế và xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng để giáo dục tư tưởng đạo đức pháp luật cho sinh viên, tăng cường cơ sở vật chất trường học là những biện pháp có tính chất tạo môi trường, huy động nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong trường Cao đẳng. Biện pháp đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên là biện pháp có tác dụng tạo động lực cho hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

3.3.2- Điều kiện để thực hiện các biện pháp

Bộ giáo dục và vụ công tác học sinh, sinh viên cần có những văn bản có tính pháp lý hướng dẫn công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

Cán bộ quản lý nhà trường và giảng viên cần có nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của nhà trường của giảng viên trong việc giáo dục tư tưởng


chính trị đạo đức cho sinh viên và ý nghĩa của hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trong quá trình hình thành nhân cách người cán bộ quản lý kinh tế trong tương lai.

Nhà trường cần mạnh dạn trong việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên, tăng cường nâng cao năng lực và phẩm chất chính trị, đạo đức pháp luật cho cán bộ giảng viên nhà trường, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

Cán bộ quản lý phải nắm vững các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, của địa phương. Nắm vững chủ trương của nhà trường và nhiệm vụ của năm học. Phát huy vai trò chủ động tích cực sáng tạo của giảng viên của sinh viên trong công tác giáo dục và tự giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức.

Có sự thống nhất đồng bộ trong việc thực hiện các biện pháp quản lý nêu trên nhằm tăng cường hiệu quả của các biện pháp. Hiện đại hoá cơ sở vật chất nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt động dạy và học. 3.4- KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

3.4.1- Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khảng định tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên ở trường Cao đẳng Kinh tế

- Tài chính Tỉnh Thái Nguyên.

3.4.2- Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết hay không cần thiết của các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

3.4.3- Phương pháp hình thức khảo nghiệm


Chúng tôi xử dụng bảng hỏi kết hợp với phương pháp trò chuyện với chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý học sinh, sinh viên và những giảng viên trực tiếp tham gia là công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho sinh viên. Nhằm thu thông tin về đánh giá của các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý học sinh, sinh viên và giảng viên tham gia giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

3.4.4- Kết quả khảo nghiệm

Sau khi sử dụng phiếu hỏi, kết hợp với phương pháp trò chuyện với 30 chuyên gia, cán bộ quản lý sinh viên, những giảng viên tham gia giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên chúng tôi thu được kết quả như ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đánh giá của chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên

về tính khả thi của các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên


Biện pháp tiến hành

Rất cần

thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết

Khả thi

Không

khả thi

1. Đổi mới mục tiêu, nội dung






chương trình giáo dục tư

2/30

28/30

27/30

tưởng chính trị, đạo đức cho

6,6%

93%

90%

sinh viên




2. Chỉ đạo đổi mới phương






pháp, hình thức tổ chức giáo

30/30

30/30

dục tư tưởng chính trị, đạo đức

100%

100%

cho sinh viên



3. Củng cố các thiết chế và cơ






chế phối hợp các lực lượng để

1/30

29/30

28/30

giáo dục tư tưởng chính trị,

3,3%

96%

93%

đạo đức cho sinh viên




4. Đổi mới phương pháp kiểm

2/30

28/30


30/30


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính tỉnh Thái Nguyên - 8


tra, đánh giá kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức

cho sinh viên

6%

93%


100%


5. Tăng cường xây dựng cơ sở






vật chất phục vụ cho hoạt

3/30

27/30

28/30

động giảng dạy, giáo dục của

3,3%

90%

93%%

nhà trường




Để kiểm chứng về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV trường cao đẳng Kinh tế -Tài chính Tỉnh Thái Nguyên tôi đã lấy ý kiến của các cán bộ quản lý của nhà trường bằng phiếu điều tra số người được hỏi gồm:

- Ban Giám Hiệu : 3 đ/chí

- Trưởng khoa : 3 d/chí

- Trưởng phòng : 7 đ/chí

- Trưởng các bộ môn : 3 đ/chí

- Cán bộ quản lý SV : 3 đ/chí

- Giáo viên chủ nhiệm : 8 đ/chí

- BCH Đoàn trường : 3 đ/chí

Tổng số : 30 đ/chí


Trong phiếu xin ý kiến tôi ghi rõ 5 biện pháp, mỗi biện pháp được hỏi về tính cấp thiết và có 3 mức độ: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

Về tính khả thi có có 2 mức: khả thi, không khả thi.


Tổng hợp kết quả khảo nghiệm

Sau khi tổng hợp các phiếu xin ý kiến chuyên gia theo từng tiêu chí thu được kết quả ở bảng 3.1. Như vậy về cơ bản cả 5 biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều đã được trên 90%% các chuyên gia làm quản lý đồng ý tán thành. Do không có điều kiện về thời gian để thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm chứng nhận thức bằng tính khả thi của 5 biện pháp trên ở kết quả bảng 3.1. Như vậy đại da số các ý kiến đều cho rằng 5 biện pháp trên đều mang tính khả thi để làm tốt công tác quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV


Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất khi nghiên cứu đề tài này là hoàn toàn có thể triển khai, và chúng tôi đang triển khai tại năm học (2009 -2010) đổi mới công tác quả lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV từ nội dung, phương pháp hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả, nhằm giáo dục SV phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu chuẩn mực của xã hội.


Kết luận chương III


Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên được xây dựng trên cơ sở khoa học có căn cứ pháp lý nhằm giáo dục phát triển toàn diện nhân cách người học.

Hệ thống các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau và phụ thuộc vào kết quả của nhau: Việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên có liên quan đến đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện và các thiết chế cho hoạt động cũng như việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

Các biện pháp đề xuất muốn có hiệu quả cần phải có đủ các điều kiện sau: cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này, đồng thời phải là người mẫu mực về tư tưởng, chính trị, đạo đức để sinh viên học tập làm theo, nhà trường phải xây dựng được văn hoá nhà trường, có môi trường tốt về cơ sở vật chất và tinh thần để sinh viên học tập, rèn luyện.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1- KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu vấn đề giáo dục tư tưởng chính trị,đạo đức cho SV, với kết quả đã trình bày ở trên. Chúng tôi cho rằng nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và xin được rút ra một số kết luận sau.

1.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV trường Cao Đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên cho thấy: Đại đa số SV nhà trường có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV, có tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận SV chưa nhận thức đúng về vai trò, tầm và tầm quan trọng của công tác giáo dụ tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV, do đó không quan tâm đến đến tình hình chính trị xã hội của đất nước, thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường đẫn tới vi phạm nội quy quy chế như (vi phạm quy chế thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp, ý thức tổ chức, tệ nạn xã hội, về nếp sống lối sống …) dẫn tới bị kỷ luật, trong đó do nhiều nguyên nhân chủ yếu ở một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV chưa được thường xuyên, nội dung ngèo nàn, hình thức đơn điệu.

- Công tác kiểm tra đánh giá kết chưa chặt chẽ, không đúng yêu cầu đặt ra.

- Một bộ phận SV nhận thức còn yêu kém, ăn chơi xa đọa, tha hóa biến chất, xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường.

1.2. Từ thực trạng nghiên cứu các biện pháp quản lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV Trường Cao Đẳng Kinh tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây cho thấy:


- Cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của các biện pháp quả lý giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV, đã tích cực thực hiên các biện pháp quản lý, nhằm giáo dục SV phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Nhà trường áp dụng một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục còn nghèo nàn lạc hậu.

1.3. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV, cũng như các biện pháp quản lý công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV trường CĐ Kinh Tế - Tài chính Tỉnh Thái Nguyên. Để nâng cao kết quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV, nhà trường cần tập trung thực hiện các biện pháp sau đây:

1/ Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

2/ Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

3/ Củng cố các thiết chế và cơ chế phối hợp các lực lượng để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

4/ Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

5/ Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường.


II- KIẾN NGHỊ

Qua nhiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài: “Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Tỉnh Thái Nguyên”. Từ khảo sát thực tế của của nhà trường để công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV của nhà trường đạt hiệu quả cao góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và thực hiện thành công mục tiêu của nhà trường đến năm 2020 Tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

* Đối với nhà trường:

Một là: tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV thúc đẩy ý thức tự giác tự học tập, tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của SV

Hai là: Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thứ tổ chức để giáo dục cho SV, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực...

Ba là: Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV phải đảm bảo công bằng, công khai có khen thưởng kịp thời.

Bốn là: tăng cường phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên làm công tác này, có đủ phẩm chất năng lực, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác giáo dục tư tưởng chính tri, đạo đức cho SV.

* Đối với ngành Giáo dục & Đào tạo:

+ Bộ giáo dục & Đào tạo cần tăng cường công tác quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HSSV, cho người học toàn xã hội, chịu trách nhiệm xây dựng, thống nhất kế hoạch, mục tiêu, nội dung chương trình phù hợp với đặc điểm người học, trình độ giáo dục, nghề nghiệp đào tạo để ngăn ngừa và phòng chống các hiện tượng trái với chuẩn mực của xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022