Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ là các quy định hiện hành về thanh toán bằng thư tín dụng (bao gồm các quy định của pháp luật Việt Nam và tập quán, thông lệ quốc tế); thực tiễn hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng tại Agribank.

Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu như trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định bao gồm các vấn đề sau đây:

- Lý luận về thanh toán bằng thư tín dụng và pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng;

- Thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam;

- Các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật trong lĩnh vực thanh toán bằng L/C tại NHNo&PTNT Việt Nam

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu được áp dụng sẽ bao gồm: phân tích; tổng hợp khái quát hóa; so sánh đối chiếu; thống kê; khảo sát thực tiễn…

Các phương pháp nghiên cứu này được thực hiện theo phương thức đan xen, kết hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho đề tài nghiên cứu.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Dự kiến đề tài sẽ có những đóng góp về mặt khoa học như sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam;

Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 2

- Phân tích toàn diện cơ sở pháp lý hiện hành của hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam nói chung và tại NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.

7. Nội dung nghiên cứu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận Luận văn gồm có ba chương

- Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG.

- Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK

- Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẨ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI AGRIBANK

Chương 1‌‌

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG


1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG

1.1.1. Khái niệm Thư tín dụng

1.1.1.1. Định nghĩa Thư tín dụng

Trong quan hệ thương mại quốc tế, khái niệm thư tín dụng trong UCP600 được thừa nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo UCP600: “Thư tín dụng có nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào, mà theo đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị cuả một khách hàng (người yêu cầu phát hành tín dụng) hoặc nhân danh chính mình:

a. Phải tiến hành việc trả tiền theo lệnh của một người thứ 3 (người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận và trả tiền các hối phiếu do người hưởng lợi kí phát, hoặc:

b. Uỷ quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán như thế hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu như thế, hoặc:

c. Uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu khi (các) chứng từ quy định được xuất trình với điều kiện là các điều kiện của Tín dụng được thực hiện đúng”.

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở tín dụng), theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu của người xin mở thư tín dụng để:

- Trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh

của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện cuả tín dụng, hoặc:

- Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai, khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng.

Cả hai cách định nghĩa trên đây, dù được dựa trên và hướng tới những chuẩn mực khác nhau trong thanh toán quốc tế nhưng đều tìm cách làm rõ các vấn đề mang tính bản chất của thư tín dụng. Các vấn đề này bao gồm:

- Thư tín dụng có bản chất là một cam kết của ngân hàng phát hành, sẽ tự mình thực hiện việc trả tiền cho người thụ hưởng, hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền cho người thụ hưởng theo các điều kiện thanh toán được ghi trong thư tín dụng.

- Thư tín dụng tuy được mở theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) nhưng lại làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng phát hành thư tín dụng, đối với người thứ ba (người thụ hưởng thư tín dụng). Nghĩa vụ này có tính độc lập so với nghĩa vụ của người xin mở thư tín dụng, đồng thời cũng độc lập so với chính hợp đồng đã làm phát sinh ra nghĩa vụ đó.

- Thư tín dụng làm phát sinh một quan hệ tín dụng giữa ngân hàng phát hành với khách hàng - người xin mở thư tín dụng, theo đó ngân hàng phát hành thư tín dụng cam kết sẽ ứng tiền của mình để thực hiện một nghĩa vụ tài sản thay cho khách hàng, đối với người thứ ba – người thụ hưởng thư tín dụng và do đó có quyền yêu cầu khách hàng hoàn lại cho mình số tiền đã được ứng trước, kèm theo một khoản phí dịch vụ theo thỏa thuận.

Thư tín dụng là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Chính vì nó bảo đảm quyền lợi một cách

tương đối cho cả người mua và người bán nên phương thức L/C là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế. Nó chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán.

Theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:

“Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng), theo đó ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán để:

- Trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng; hoặc

Chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng”.

Đây là định nghĩa trực tiếp về thư tín dụng duy nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đã phản ánh được bản chất của thư tín dụng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng, được phát hành theo lệnh của người mua cho người bán hưởng và thể hiện được hai phương thức thanh toán trả ngay và trả chậm.

1.1.1.2. Đặc điểm của Thư tín dụng

Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng đối với hình thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nếu không có thư tín dụng thì sẽ không có hình thức thanh toán bằng thư tín dụng. Trên nguyên tắc, thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng hoàn

toàn độc lập với hợp đồng mua bán và ngân hàng chỉ tham gia vào việc thanh toán trên cơ sở thư tín dụng.

Thư tín dụng có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xét trong mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành với người yêu cầu mở thư tín dụng thì Thư tín dụng là sự thoả thuận giữa ngân hàng phát hành và người yêu cầu mở thư tín dụng. Khi nhận được yêu cầu mở thư tín dụng của khách hàng, Ngân hàng sẽ xem xét hợp đồng mua bán hàng hoá giữa khách hàng - người yêu cầu mở thư tín dụng và người được thụ hưởng để quyết định việc chấp thuận hay từ chối mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng. Như vậy, việc phát hành (mở) thư tín dụng hay không là kết quả của sự thỏa thuận giữa ngân hàng với người yêu cầu mở thư tín dụng, thông qua việc ngân hàng thẩm định các điều kiện mở thư tín dụng.

Về bản chất, việc mở thư tín dụng vừa là một hoạt động cung cấp dịch vụ cuả ngân hàng, đồng thời có thể xem là một phương thức cấp tín dụng của ngân hàng phát hành cho người yêu cầu mở thư tín dụng và người này phải ký quỹ khoản tiền mở thư tín dụng, trả phí cho dịch vụ này.

Thứ hai, xét trong mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành với người thụ hưởng thư tín dụng thì Thư tín dụng là cam kết đơn phương của ngân hàng về việc trả tiền cho người bán/người thụ hưởng thư tín dụng. Do là cam kết đơn phương nên sau khi thư tín dụng được phát hành hợp lệ bởi ngân hàng thì nó mới chỉ có giá trị ràng buộc đối với ngân hàng phát hành ra nó. Người bán sau khi nhận được thông báo mở thư tín dụng nếu không đồng ý phải thông báo cho ngân hàng; nếu đồng ý thì sẽ giao hàng và hoàn thiện chứng từ để chuẩn bị đòi tiền từ ngân hàng phát hành thư tín dụng, theo các điều kiện trả tiền đã được ghi trong thư tín dụng. Ngân hàng gửi chứng từ cho người yêu cầu mở thư tín dụng để thông báo và tất toán tài khoản thư tín dụng để trực tiếp trả tiền ngay cho người thụ hưởng theo các điều kiện đã cam kết trong thư tín dụng, mà không cần đến sự chấp thuận của người yêu cầu mở thư tín dụng.

Thứ ba, Thư tín dụng được lập trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá nhưng lại có tính độc lập so với hợp đồng mua bán.

Thư tín dụng được lập trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng về bản chất thư tín dụng là một giao dịch độc lập, tách biệt với các hợp đồng mua bán. Điều này thể hiện ở chỗ, sau khi đã phát hành thư tín dụng hợp lệ, ngân hàng phát hành chỉ bị ràng buộc với thư tín dụng do chính mình phát hành chứ không bị chi phối, liên quan hoặc bị ràng buộc với các hợp đồng mua bán vốn là cơ sở để phát sinh nhu cầu phát hành thư tín dụng, thậm chí ngay cả trong thư tín dụng có bất kỳ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng đó. Nói cách khác, khi viết đơn yêu cầu mở thư tín dụng, người mua phải dựa vào nội dung của hợp đồng mua bán nhưng khi thư tín dụng đã được mở thì mọi hậu quả pháp lý xảy ra đối với hợp đồng mua bán đó không hề ảnh hưởng gì đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phát hành thư tín dụng. Trong quá trình thanh toán, ngân hàng chỉ cần dựa trên chứng từ, hồ sơ hợp lệ được các bên xuất trình mà không cần phải dựa vào thực tế giao nhận hàng hoá, tên hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trạng thái, bao bì, giá trị hoặc sự hiện hữu của hàng hoá. Bởi quan hệ trong hợp đồng mua bán là quan hệ giữa người bán và người mua còn quan hệ thanh toán tiền theo thư tín dụng lại phát sinh giữa ngân hàng phát hành với người thụ hưởng thư tín dụng/người bán. Nếu xảy ra rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hoá thì hai bên người mua, người bán sẽ giải quyết theo hợp đồng hoặc pháp luật mà ngân hàng không phải chịu trách nhiệm về hàng hóa đó.

1.1.1.3. Chức năng của Thư tín dụng

L/C có 3 chức năng chính là chức năng thanh toán, chức năng tín dụng và chức năng đảm bảo thanh toán:

a) Chức năng thanh toán: bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C thường là những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá, chứng minh việc

người bán hàng đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã ký với người mua, là cơ sở để ngân hàng thực hiện thanh toán.

b) Chức năng tín dụng: thư tín dụng vốn là văn bản thể hiện loại tín dụng do ngân hàng cung cấp cho người nhập khẩu và là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng với nhà xuất khẩu. Và trong nghiệp vụ này thì “tín dụng” được hiểu theo nghĩa rộng là “tín nhiệm”.

c) Chức năng bảo đảm thanh toán: theo định nghĩa về L/C thì tín dụng chứng từ còn là cam kết độc lập của ngân hàng mở L/C đối với nhà xuất khẩu. Trong đó ngân hàng mở L/C đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp, mà không phụ thuộc vào ý muốn hay khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Mặt khác thông qua phương thức thanh toán này quyền lợi của nhà nhập khẩu cũng được bảo vệ vì ngân hàng mở L/C đóng vai trò trung gian kiểm soát chứng từ liên quan đến hợp đồng thương mại và L/C.

1.1.1.4. Nội dung của Thư tín dụng

Nội dung cơ bản của một thư tín dụng sẽ bao gồm các điều khoản được ngân hàng phát hành lập theo tiêu chuẩn chung của UCP500, UCP600. Các điều khoản này phản ánh một cách rõ ràng ý chí của ngân hàng phát hành trong việc cam kết thanh toán số tiền ghi trên thư tín dụng cho người thụ hưởng/người bán hàng, nếu người này xuất trình thư tín dụng một cách hợp lệ để đòi tiền ngân hàng, theo các điều kiện thanh toán đã được ghi trong thư tín dụng.

Theo thông lệ chung, một thư tín dụng gồm có các điều khoản sau đây:

- Số hiệu của L/C. Về nguyên tắc, tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình trao đổi thư từ, điện tín cho nhau trong quá trình thực hiện thư tín dụng. Số hiệu của thư tín dụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí