Thực Trạng Pháp Luật Về Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Nghĩa Vụ Nộp Thuế Ở Việt Nam:

- Biện pháp trực tiếp: đây là biện pháp thu nợ thuế quá hạn bằn cách áp dụng trực tiếp các biện pháp quản lý đối với bản thân đối tượng nộp thuế hoặc tài sản và thu nhập của họ như tịch biên và bán tài sản.

- Biện pháp gián tiếp: đây là biện pháp bắt buộc đối tượng nộp thuế chây ỳ nộp thuế bằng cách điều chỉnh các hoạt động kinh tế và xã hội của đối tượng nộp thuế và gây sức ép đẻ họ trả khoản nợ thuế.

Trước hết, Tổng cục thuế có thể áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các đối tượng nộp thuế nợ thuế tiến hành hoạt động kinh doanh với cơ quan chính phủ. Ví dụ, Tổng cục thuế cấm đối tượng nộp thuế ký kết hợp đồng với các cơ quan chính phủ hoặc có thể yêu cầu các cơ quan chính phủ không cấp giấy phép theo đề nghị của đối tượng nộp thuế hoặc thu hồi các giấy phép đã cấp.

Thứ hai, Tổng cục thuế có thể quy định về việc xuất cảnh của đối tượng nộp thuế, có nghĩa là yêu cầu cơ quan xuất nhập cảnh áp dụng các quy định nghiêm cấm xuất cảnh đối với bất kỳ đối tượng nộp thuế nợ thuế nào nếu: nợ thuế trên 50.000 Won và Tổng cục thuế tin rằng có nhiều khả năng là đối tượng nộp thuế sẽ đem theo các tài sản bằng cách xuất cảnh.

Thứ ba, Tổng cục thuế có thể từ chối cấp Giấy chứng nhận nộp thuế - là giấy chứng nhận bắt buộc phải xuất trình để nhận được tiền thanh toán hợp đồng từ các cơ quan chính phủ. Tại Hàn Quốc, Luật quy định rằng bất kỳ nhà thầu nào ký kết thỏa thuận với cơ quan chính phủ đều phải xuất trình cho cơ quan chính phủ (cơ quan chi trả) Giấy chứng nhận nộp thuế để chứng minh rằng nhà thầu không nợ thuế tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận.

Hiện tại, Tổng cục thuế đang đăng tải các hồ hơ nộp thuế cập nhật trên trang chủ dịch vụ thuế (HTS), hệ thống dịch vụ Internet của Tổng cục thuế Hàn Quốc. Trang này tạo điều kiện cho các đối tượng nộp thuế kiểm tra về tình hình nộp thuế của họ tại thời điểm thực tế chỉ bằng cách nhấp chuột. HTS cũng cho phép các chi cục thuế nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chính

phủ chuẩn bị tham gia ký kết hợp đồng với các nhà thầu về tình hình nộp thuế của nhà thầu để cơ quan có thể ra lệnh thu thuế đối với việc thanh toán hợp đồng nếu còn nợ thuế.

Trong giai đoạn hiện nay, Hàn Quốc có một số biện pháp thu nợ mới được ban hành và đang được đưa vào áp dụng như: Cung cấp thông tin nợ thuế cho các tổ chức tài chính, đảm bảo các khoản nợ thuế bằng các tài sản tài chính, thông báo tên của các đối tượng nộp thuế chây ỳ lớn.

1.3.3. Kinh nghiệm tại Anh:

Cơ quan thuế xây dựng chiến lược và chính sách để định hướng cho hoạt động cưỡng chế thu nợ thuế. Chiến lược và chính sách cưỡng chế dựa trên cơ sở mức độ tuân thủ thuế và độ rủi ro về thuế của người nộp thuế. Ví dụ các chính sách khác nhau cho các nhóm đối tượng khác nhau như đối tượng chỉ chậm nộp tờ khai nhưng nghĩa vụ thuế năm trước trên 10.000 bảng sẽ phải ưu tiên thu vì được coi là có rủi ro cao; các trường hợp vừa chậm nộp tờ khai vừa nợ thuế, trường hợp này nếu số nợ thuế cao hơn 1.000 bảng có thể sử dụng biện pháp tịch biên; nếu số tiền nợ nhỏ hơn 100 bảng có thể tự động bỏ ra khỏi hệ thống thu nợ vì chi phí thu lớn so với số nợ. Nếu nợ thuế với số tiền trên 100.000 bảng thì đưa vào diện ưu tiên thu nợ.[25]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Mục tiêu của cơ quan thuế là thông qua hoạt động thu nợ để cho phép người nộp thuế nộp khoản nợ và tránh việc khới kiện hay qua các thủ tục tố tụng. Do vậy, cơ quan thuế cho phép người nộp thuế có những thoả thuận trả dần các khoản nợ thuế.

1.3.4. Kinh nghiệm tại Úc:

Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam - 5

Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế đối với người nộp thuế kê khai sai nhưng rất ít sử dụng. Mọi nỗ lực đều tập trung vào khuyến khích người nộp thuế kê khai một cách trung thực. Một trong những hình thức đặc biệt mà cơ quan thuế sử dụng là thiết kế cấu trúc khuyến khích người nộp thuế kê khai số

thuế lớn hơn số thuế thực phải nộp để sau đó thực hiện cơ chế hoàn thuế. Chính vì vậy mà ở Australia có rất nhiều người nộp thuế được hoàn thuế.

Các hình thức thanh tra thuế linh hoạt tuỳ theo hành vi tuân thủ như xem xét lại lịch sử thuế, lịch sử tuân thủ, lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp khi tiến hành thanh tra. Cơ quan thuế của Úc (ATO) cũng tạo điều kiện cho người nộp thuế tự tiết lộ một cách tự giác để giảm số tiền phạt thuế trước khi biện pháp thanh tra được thực hiện. Các giải pháp cưỡng chế thu nợ được thực hiện dựa trên hai tiêu chí là theo mức nợ thuế và theo mức độ chấp hành nghĩa vụ thuế. Cơ quan thuế liên hệ với người nộp thuế để tìm hiểu nguyên do, đánh giá lịch sử tuân thủ của người nộp thuế để giải thích quan điểm của cơ quan thuế và gia hạn thời hạn nộp thuế.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT – THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH NGHĨA VỤ

NỘP THUẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Thực trạng pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở Việt Nam:

2.1.1. Hệ thống các quy phạm pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở Việt Nam:

Hệ thống các quy phạm pháp luật về quản lý nợ thuế ở nước ta đã thực sự có bước phát triển mới kể từ khi Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006 thông qua Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012. Trên cơ sở Luật Quản lý thuế, các cơ quan đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, trong đó có các quy định về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế. Cụ thể:

- Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

- Nghị định số 97/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7 tháng 6 năm 2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;

- Nghị định số 98/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7 tháng 6 năm 2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

- Nghị định số 13/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 02 năm 2009 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ- CP của Chính phủ ngày 7 tháng 6 năm 2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

- Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

- Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

- Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

- Thông tư số 157/2009/TT-BTC ngày 6 tháng 8 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

- Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

- Thông tư số 77/2008/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số biện pháp xử lý nợ đọng thuế.

- Thông tư số 34/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn thực hiện xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với doanh nghiệp Nhà nước thực hiện sắp xếp chuyển đổi trước ngày 01/7/2017.

- Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

- Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế ; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 27/7/2013 của Chính phủ.

- Quyết định số 934/QĐ-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2010 về đính chính Thông tư số 34/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn thực hiện xóa nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN đối với doanh nghiệp Nhà nước thực hiện sắp xếp chuyển đổi trước ngày 01/7/2017.

Trên cơ sở các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật kể trên, Tổng cục thuế đã ban hành các quy trình quản lý nợ thuế, quy trình cưỡng chế nợ thuế bằng các quyết định cụ thể của mình để hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật bằng các hoạt động nghiệp vụ của mình.

- Quyết định số 752/QĐ-TCT ngày 14 tháng 5 năm 2010 về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế đối với hộ kinh doanh và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN do chi cục thuế quản lý.

- Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 8 tháng 5 năm 2009 về việc ban hành quy trình cưỡng chế nợ thuế.

- Quyết định 1395/QĐ-TCT ngày 14 tháng 10 năm 2011 về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế.

- Quyết định số 1074/QĐ-TCHQ ngày 02 tháng 4 năm 2014 về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế, nợ tiền chậm nộp, nợ phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2.1.2. Nội dung pháp luật về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế:

Ngày 31/12/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 215/2013/TT- BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Theo đó, việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế sẽ có 6 biện pháp để thi hành, đó là: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại ngân hàng, phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

a. Các trường hợp bị cưỡng chế:

- Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, gia hạn nộp thuế.

- Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.

- Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

- Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quyết định hành chính thuế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập thì chỉ áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân.

b. Trốn tránh thực hiện cưỡng chế:

Theo quy định tại Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế sau khi đã vận động, giải thích, thuyết phục nhưng không có hiệu quả thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền huy động lực lượng, phương tiện để bảo đảm thi hành cưỡng chế.

Nếu quyết định cưỡng chế đã được giao cho cá nhân bị cưỡng chế mà cá nhân bị cưỡng chế chưa thực hiện hoặc trốn tránh thực hiện thì sẽ bị đưa vào diện chưa được xuất cảnh.

Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn, cản trở việc cưỡng chế, không thực hiện trách nhiệm của mình như: không nhận quyết định cưỡng chế, cản trở không cho cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt các hành vi này.

Cũng theo quy định này, đối tượng bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế thuế.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí