Những Bất Cập Trong Công Tác Thu Hồi Nợ Thuế Và Cưỡng Chế Nợ Thuế Tại Một Số Địa Phương:

đầu tư nước ngoài. Ban đầu Công ty Bách Hợp chỉ là văn phòng đại diện của Biebl Design Firmen Park, do ông Harald Biebl là Trưởng đại diện. Đến năm 2011, văn phòng đại diện trên mới chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Bách Hợp và ông Harald Biebl làm giám đốc. Công ty mở thêm một chi nhánh ở 36/1 Tân Thới Nhất 8, P. Tân Thới Nhất, Q.12. Hiện nay, ông Harald Biebl đã bỏ trốn. Ngay cả phía đại diện Việt Nam cũng “mất tích” từ tháng 7 để lại hàng trăm công nhân với món nợ thuế và nợ bảo hiểm xã hội. Hiện tại trụ sở Công ty Bách Hợp chỉ còn sót lại vài tài sản không đáng giá. Và như vậy, việc thu hồi số nợ thuế của doanh nghiệp này chắc chắn không thể thực hiện được [33].

Mặc khác, về phía ngành thuế cũng nhìn nhận thực tế hiện nay, cơ chế chính sách chưa được bổ sung, sửa đổi phù hợp nên nhiều trường hợp đề nghị gia hạn nộp thuế, xóa nợ thuế, miễn phạt chậm nộp nhưng không xử lý được; việc triển khai biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế còn nhiều vướng mắc; việc quy định xử phạt chậm nộp thuế bao gồm tất cả các trường hợp nộp chậm, cả các doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn về tài chính, chưa có khả năng nộp đủ, nộp kịp thời số thuế phát sinh, số tiền lớn, doanh nghiệp đã không có khả năng trả nợ gốc nên cũng không thể trả thêm khoản tiền phạt.

Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng nể nang trong xử lý nợ thuế của cán bộ, công chức ngành thuế bởi thực tế nhiều trường hợp trước khi xử lý nợ thuế bằng các biện pháp mạnh như: đình chỉ hóa đơn, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng,.., cơ quan thuế mất một khoảng thời gian nhắc nhở, thỏa thuận nộp thuế, gia hạn nộp thuế, cam kết nộp thuế,… đối với doanh nghiệp nợ thuế. Tính đến năm 2012, số nợ thuế toàn ngành ước tính khoảng 45.000 tỷ đồng, trong đó: số nợ của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiêp ngoài quốc doanh chiếm tới 79%,

tương đương với 35.550 tỷ đồng. Và số nợ thuế khó đòi chiếm tới 14%, tương đương với khoảng 6.180 tỷ đồng, tăng hơn 1.300 tỷ đồng so với năm 2011.

Nợ thuế tồn đọng nhiều nhưng việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế chưa nhiều do bản thân từng biện pháp đưa vào thực tế cũng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.

Chẳng hạn như biện pháp cưỡng chế bằng trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản chỉ thực sự có ý nghĩa khi số dư trên tài khoản đủ để thanh toán các nghĩa vụ thuế. Vướng mắc đầu tiên của việc thực hiện quy trình cưỡng chế này là việc xác minh thông tin của người nợ thuế để làm căn cứ ban hành các quyết định cưỡng chế.

Theo quy định, doanh nghiệp chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc một vài tài khoản tiền gửi khi đăng ký thuế để được cấp mã số thuế. Việc đăng ký tài khoản không mang tính chất bắt buộc mà do doanh nghiệp tự khai rồi điền thông tin theo mẫu in sẵn. Do đó, khi muốn tiến hành xác minh thông tin về toàn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, cơ quan thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin tới tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm tránh bỏ sót tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. Hàng tháng, việc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phát sinh khá nhiều, không chỉ làm mất thời gian và công sức của các ngân hàng mà còn làm gián đoạn việc xử lý cưỡng chế do phải chờ ngân hàng cung cấp thông tin.

Trong thực tế, có trường hợp khi ghi nhận biên bản cung cấp thông tin từ phía ngân hàng thì tài khoản doanh nghiệp có đủ số dư để ban hành quyết định cưỡng chế, đến khi ngân hàng nhận được quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì số dư trên tài khoản doanh nghiệp có sự biến động, số tiền còn lại rất ít (do tài khoản tiền gửi chưa bị phong tỏa), không thể thực hiện cưỡng

chế được. Đây cũng là một trong những tình huống làm vô hiệu quyết định cưỡng chế thuế. Hiện tượng rất phổ biến trên thực tế là khi cơ quan thuế yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản của đối tượng nợ thuế để thực hiện việc cưỡng chế thì các đối tượng đều đã rút tiền khỏi tài khoản hoặc chi trả, thanh toán cho các mục đích khác hoặc không giao dịch thông qua tài khoản. Hành vi này của đối tượng rất khó kiểm soát vì thời gian từ khi xác định nợ thuế cho đến khi thực hiện việc cưỡng chế là 90 ngày. Hơn nữa, pháp luật ngân hàng hiện nay cho phép tổ chức, cá nhân có thể mở nhiều tài khoản để giao dịch nên tiền của người nợ thuế rải rác ở nhiều nơi, rất khó thu hồi theo phương pháp này được.

Biện pháp kê biên, bán đấu giá tài sản được Luật Quản lý thuế quy định rất chi tiết về trường hợp, điều kiện, loại tài sản được phép kê biên để thực hiện cưỡng chế. Điều này là hợp lý vì đây là biện pháp tác động trực tiếp tới điều kiện kinh doanh hoặc điều kiện sinh hoạt của đối tượng nợ thuế. Tuy nhiên, thực tế vẫn phát sinh nhiều trường hợp phức tạp trong việc kê biên và đấu giá tài sản kê biên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Đầu tiên là việc xác định quyền sở hữu của đối tượng nợ thuế với tài sản bị kê biên. Ngoại trừ những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký (nhà, quyền sử dụng đất,…), việc xác định quyền sở hữu đối với các tài sản khác sẽ được tiến hành như thế nào. Theo Điều 170 Bộ luật Dân sự chỉ quy định về căn cứ xác định quyền sở hữu trên cơ sở nguồn gốc hình thành tài sản. Như vậy, để cơ quan thuế thực hiện việc kê biên tài sản, cơ quan thuế cần dựa vào các hình thức thể hiện và chứng minh quyền sở hữu tài sản của đối tượng. Các hình thức này có thể là hóa đơn mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu,... các giấy tờ thể hiện việc giao dịch tài sản, hoặc có lẽ trong nhiều trường hợp, phụ thuộc vào sự thừa nhận của đối tượng. Sự phức tạp trong việc kê biên tài sản chính là ở chỗ khi tiến hành kê biên, cơ quan thuế phải tìm

hiểu và xem xét sự tồn tại quyền sở hữu về mặt pháp lý hay chỉ cần căn cứ vào quyền chiếm hữu thực tế tai sản của đối tượng nợ thuế.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam - 8

Tiếp đến, trên thực tế, khi áp dụng biện pháp kê biên còn gặp khó khăn không chỉ trong việc xác định chính xác tài sản hợp pháp của đối tượng nợ thuế đang nắm giữ, xác định giá trị tài sản mà còn là việc xác định tỷ lệ phần trăm trách nhiệm của người nộp thuế đối với tỷ lệ vốn góp của doanh nghiệp hoặc xác định và tính tỷ lệ tài sản đối với các tài sản thuộc đồng sở hữu.

Một vấn đề nữa là thủ tục kê biên tài sản của đơn vị là chi nhánh trực thuộc, hạch toán phụ thuộc của công ty mà ở ngoại tỉnh còn gặp khó khăn. Hiện nay, các chi nhánh vẫn được phép tự khai thuế giá trị gia tăng, nhưng tài sản của chi nhánh lại do công ty chính quản lý. Vì vậy, trong trường hợp chi nhánh nợ thuế thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản là không thể thực hiện, bởi công ty không phải là đối tượng nợ thuế, còn nếu cưỡng chế thì chi nhánh không có tài sản để kê biên. Do đó, quy định xử lý cho các trường hợp này cần được hướng dẫn cụ thể để cơ quan thuế địa phương thực hiện thống nhất, bảo đảm tính khả thi.

Biện pháp cưỡng chế bằng thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (bên thứ 3) cũng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Ví dụ: trường hợp người nợ thuế (Bên B) hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, có công trình đã được nghiệm thu (có biên bản nghiệm thu) nhưng chưa được thanh toán, dẫn đến bên B không có khả năng tài chính để nộp thuế, buộc cơ quan thuế phải tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Luật để thu hồi nợ. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ đầu tư (Bên A) là các cơ quan Nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp thì việc áp dụng biện pháp này là rất khó khăn, thậm chí là không thể ban hành quyết định cưỡng chế vì số tiền chủ đầu tư chưa thanh toán còn đang nằm trong Ngân sách Nhà nước, hơn nữa, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc cấp

trên thì liệu Thủ trưởng cơ quan thuế có thể ra quyết định cưỡng chế thuế được không?

Một hạn chế nữa là khi cơ quan thuế áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế thì lại có sự chỉ đạo của cơ quan Nhà nước khác khiến cho việc áp dụng này gặp khó khăn. Ví dụ một trường hợp cụ thể đã từng xảy ra tại tỉnh Quảng Nam: Theo tài liệu từ Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, ngày 7-12-2012, Công ty TNHH khai thác vàng Phước Sơn đã bắt đầu xuất hiện nợ. Theo Luật quản lý thuế, nếu số nợ phát sinh quá 90 ngày, bắt đầu từ ngày 91 thì phải cưỡng chế để thu hồi nợ thuế.

Số nợ được Cục Thuế Quảng Nam ghi sổ đến ngày 31-12-2012 của Công ty TNHH khai thác vàng Phước Sơn là 101,7 tỉ đồng. Đến tháng 5-2013 lên 102 tỉ và đến cuối năm 2013 là 152 tỉ đồng. Đến tháng 4-2014 con số này vọt lên 177 tỉ và đến tháng 7-2014 là 231 tỉ. Trong khi đó, một công ty khác của Besra VN là Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu cũng lâm vào cảnh tương tự. Tháng 3-2013, số nợ thuộc diện phải cưỡng chế (tức quá 90 ngày) là 19,2 tỉ đồng. Đến cuối năm 2013 là 30,9 tỉ đồng, đến tháng 6-2014 số nợ lên đến 47 tỉ đồng. Ngoài ra còn một khoản mà Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu phải nộp thay cho nhà thầu nước ngoài là 23,6 tỉ đồng. Tổng cộng các khoản phải nộp của doanh nghiệp này là 62 tỉ đồng [35].

Tuy nhiên, khi Cục Thuế Quảng Nam ra quyết định cưỡng chế thu hồi nợ thuế bằng cách phong tỏa hóa đơn lần 1 vào tháng 9-2013 thì ngay lập tức, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam có công văn gửi đến Cục Thuế Quảng Nam. Ông Lê Đình Đường - Phó cục trưởng Cục Thuế Quảng Nam cho rằng, việc Ủy ban nhân dân tỉnh có công văn thì cục thuế phải chấp hành. Và cục thuế đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trở lại bằng cách tháo gỡ việc cưỡng chế. “Rõ ràng về quản lý nhà nước thì công văn của cấp trên phải thi hành nhưng áp lực của chúng tôi là không ít. Chúng tôi nhìn nhiều mặt,

thứ nhất là doanh nghiệp nước ngoài, sử dụng nhiều người lao động miền núi, vấn đề an ninh xã hội, giáp tết... và đặc biệt là công ty cũng có làm việc với Bộ Tài chính” - ông Đường nói.

Ông Đường cho biết thêm, sau một thời gian tạo điều kiện cho hai công ty này hoạt động, tình hình nợ không được thanh toán mà ngày càng tăng. Đến tháng 4-2014, Cục Thuế Quảng Nam đã quyết định cưỡng chế lần 2 để thu nợ thuế. Cũng như lần trước, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng có công văn đề nghị Cục thuế: “Kiểm tra hồ sơ xem xét, xử lý nếu hai công ty có cam kết bằng văn bản nộp dần nợ thuế thì xem xét giãn nợ thuế trong thời gian tối đa là 24 tháng và tạm dừng việc cưỡng chế thu nợ thuế”.

Mặc dù, cưỡng chế nợ thuế đã xem xét đến nguyên nhân nợ thuế song chỉ khoảng 40% doanh nghiệp công nhận tính công bằng của các biện pháp cưỡng chế, trong khi 37% đánh giá ở mức trung bình, 17% đánh giá kém và gần 10% đánh giá rất tiêu cực. Về tính linh hoạt trong các biện pháp cưỡng chế có đến 28% đánh giá là tiêu cực, 19% đánh giá rất tiêu cực. Xử lý vi phạm và cưỡng chế thu nợ thuế ở nước ta hiện nay vẫn chưa đạt được mục tiêu làm thay đổi theo hướng tích cực hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Có lẽ do cơ quan quản lý thuế quá coi trọng mục tiêu xử lý nghiêm người vi phạm và thu đúng, thu đủ thuế cho Ngân sách Nhà nước mà chưa coi trọng mục tiêu làm thay đổi hành vi của người nộp thuế theo hướng tích cực nên đã không có chính sách quản lý linh hoạt và công bằng cho từng nhóm người nộp thuế theo cấp độ tuân thủ và đặc điểm tuân thủ thuế của người nộp thuế. Điều này, một lần nữa vẫn thể hiện trong quan điểm, chiến lược quản lý thuế ở nước ta hiện nay chưa thực sự “coi người nộp thuế là khách hàng”. Các biện pháp xử lý vi phạm, cưỡng chế nợ thuế hiện mới chỉ quan tâm đến người nộp thuế nợ bao nhiêu thuế, vi phạm bao nhiêu lần mà chưa xét đến hoàn cảnh thực tế của người nộp thuế, nguyên nhân dẫn đến vi phạm, dẫn đến nợ

thuế, người nộp thuế đang ở cấp độ tuân thủ nào… để từ đó có giải pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh của người nộp kém thì sẽ không được hưởng quyền này. Cách xử lý này khuyến khích người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ thuế của mình. Ở Anh, nếu người nộp thuế khai sai mà chứng minh được thuế để tránh phải thực hiện các thủ tục cưỡng chế thu nợ phiền hà cho cả hai bên và để làm thay đổi hành vi tuân thủ của họ [25]. Kinh nghiệm xử lý vi phạm và cưỡng chế nợ thuế ở một số quốc gia như ở Singapore, người nộp thuế được xếp vào nhóm tuân thủ pháp luật thuế tốt, nếu chậm nộp thuế quá 30 ngày thì mới bị nhắc nhở sau đó người nộp thuế mà nộp đủ thuế thì ngay lập tức tiền phạt nộp chậm sẽ bị xoá bỏ. Cũng trường hợp tương tự người nộp thuế thuộc diện tuân thủ thuế kém thì sẽ không được hưởng quyền này. Cách xử lý này khuyến khích người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ thuế của mình. Ở Anh, nếu người nộp thuế khai sai mà chứng minh được do cán bộ thuế hướng dẫn sai thì chỉ phải nộp đủ thuế và không bị xử phạt. Cơ quan thuế phải trả lãi nếu cán bộ thuế tư vấn sai ảnh hưởng đến thu nhập của người nộp thuế. Nếu người nộp nợ thuế 100.000 bảng thì là đối tượng ưu tiên trong cưỡng chế thu nợ, đối tượng nộp thuế chậm nộp tờ khai và có nợ thuế trên 1.000 bảng thì biện pháp cưỡng chế có thể áp dụng là tịch biên tài sản. Nếu nợ thuế dưới 100 bảng thì tự động bỏ ra ngoài hệ thống, vì nếu tiến hành thu nợ thì chi phí thu nợ thuế cao hơn số tiền nợ thuế thu được, tính hiệu quả của việc thu nợ thuế không đạt được. Cơ quan thuế cho phép người nợ thuế thoả thuận trả dần nợ thuế để tránh phải thực hiện các thủ tục cưỡng chế thu nợ phiền hà cho cả hai bên.

2.2.3. Những bất cập trong công tác thu hồi nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại một số địa phương:

*Tại Hà Nội:

Đến quý II năm 2013, Cục Thuế Hà Nội công bố danh sách 77 doanh nghiệp trên địa bàn nợ thuế với tổng số tiền lên tới 1.800 tỷ đồng. Trong đó, đứng đầu là Công ty CP Sông Đà – Thăng Long (trụ sở tại khu đô thị mới Văn Khê) nợ 282,999 tỷ đồng; đúng thứ 2 là Vinashin nợ hơn 105 tỷ đồng. Trước bối cảnh khó khăn của thị trường bất động sản, số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp, vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ cao về nợ thuế. Trong đó phải kể đến các thành viên của Viglacera như: Công ty CP cơ khí xây dựng Viglacera nợ hơn 39 tỷ đồng, Công ty CP Viglacera Hà Nội nợ 70 tỷ đồng,… Là một trong những tập đoàn lớn những năm trước, Sông Đà giờ đây đã nợ thuế nặng, chỉ tính riêng 3 thành viên đã lên tới 70 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 6-2014, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Hải quan Hà Nội) mới thu được 4,6 tỷ đồng nợ thuế vào Ngân sách Nhà nước, đạt 17,75% chỉ tiêu thu hồi nợ thuế (25,7%). Theo Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, có khoảng 50 doanh nghiệp đang nợ thuế tại đơn vị thuộc diện bỏ trốn, mất tích.

Trong một cuộc trao đổi, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thuế Nguyễn Thị Minh Huệ cho biết, từ ngày 1-7-2013, các doanh nghiệp phải nộp thuế ngay khi làm thủ tục xuất nhập khẩu (trừ doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu đủ điều kiện ân hạn thuế 275 ngày). Chính vì vậy, hầu hết số nợ thuế còn tồn tại đơn vị là nợ cũ, cơ quan Hải quan đã nhiều lần đến đôn đốc, thu hồi nhưng có rất nhiều doanh nghiệp hiện đã không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh [36].

Theo bà Huệ, truy tìm người nộp thuế có nợ hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế đã khó, nhưng việc áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế cũng khiến cho hải quan địa phương gặp không ít vướng mắc. Đã từng nhiều lần tham gia các đoàn công tác thu hồi nợ thuế, bà Huệ cho biết, có rất nhiều trường hợp cơ quan Hải quan đến địa chỉ doanh nghiệp đăng ký

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí