Những Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Pháp Luật Về Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Nghĩa Vụ Nộp Thuế Hiện Hành Ở Việt Nam:


thuế:

c. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

*Thời điểm xác minh thông tin để áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ


- Cơ quan thuế thực hiện xác minh thông tin về người nộp thuế trước

30 ngày, tính đến thời điểm quá thời hạn nộp thuế 90 ngày hoặc tính đến thời điểm hết thời gian gia hạn để thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản.

- Lập văn bản xác minh thông tin theo hướng dẫn tại quy trình cưỡng chế nợ thuế ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 08/05/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (sau đây gọi là quy trình 490).

- Cơ quan thuế không ban hành thông báo chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế (mẫu số 09/TT-CCNT)

*Thời điểm ban hành quyết định cưỡng chế đối với các biện pháp cưỡng chế nợ thuế:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Đối với biện pháp trích tiền từ tài khoản: trong ngày thứ 91 kể từ ngày số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế hết thời hạn nộp thuế; hết thời hạn cho phép nộp dần tiền thuế nợ theo quy định của pháp luật.

- Đối với các biện pháp còn lại: ngay sau ngày hết thời hiệu của quyết định cưỡng chế; ngay sau ngày đủ điều kiện chuyển sang biện pháp tiếp theo.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam - 6

*Quyết định cưỡng chế nợ thuế:

- Quyết định cưỡng chế nợ thuế phải được lập theo đúng mẫu số 01/CC và mẫu số 07/CC ban hành kèm theo Thông tư 215/2013/TT-BTC (hiện nay, cơ quan thuế các cấp đang lập theo mẫu tại quy trình 490).

- Quyết định cưỡng chế nợ thuế được coi là đã được giao:

Quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không

nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương thì được coi là quyết định đã được giao.

Gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức, nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.

*Thời điểm chuyển sang biện pháp cưỡng chế tiếp theo:

- Đối với tất cả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế:

Trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đang thực hiện không thu được số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền chấm dứt quyết định cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo.

- Ngoài ra, một số trường hợp cụ thể còn thực hiện tại các thời điểm sau:

Đối với biện pháp trích tiền từ tài khoản: trường hợp tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin chứng minh rằng không thực hiện được biện pháp cưỡng chế này hoặc nếu thực hiện thì không thu đủ tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế do tài khoản đối tượng bị cưỡng chế không có số dư, không có giao dịch qua tài khoản trong vòng 03 (ba) tháng gần nhất kể từ thời điểm nhận được văn bản trở về trước thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện: Nếu là tổ chức thì chuyển sang cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng; Nếu là cá nhân đang được hưởng tiền lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức, cá nhân chi trả thì chuyển sang cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập ngay sau ngày nhận được các thông tin do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp.

Đối với biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng: trường hợp xác minh tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không còn sử dụng hóa đơn, không còn tồn hóa đơn đã thông báo phát hành, không đặt in hóa đơn và không mua hóa đơn của cơ quan thuế, thì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện chuyển sang cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên ngay trong ngày tiếp theo ngày xác minh các thông tin về hóa đơn nêu trên.

*Thời điểm chuyển thực hiện biện pháp cưỡng chế trước:

Trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền quyết định chấm dứt biện pháp cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế.

*Các biện pháp để bảo đảm quyết định cưỡng chế được thi hành:

- Trường hợp quyết định cưỡng chế đã được giao cho cá nhân bị cưỡng chế theo quy định mà cá nhân bị cưỡng chế chưa thực hiện hoặc trốn tránh thực hiện thì bị đưa vào diện chưa được xuất cảnh.

- Trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế có hành vi bỏ chốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách Nhà nước.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế sau khi đã vận động giải thích, thuyết phục nhưng không có hiệu quả thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền huy động lực lượng, phương tiện để đảm bảo thi hành cưỡng chế.

d. Thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế thuế:

Ở Việt Nam, công tác thanh tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế chủ yếu là về việc chấp hành những quy định về đăng ký kê khai nộp thuế; việc chấp hành chế độ lưu giữ số liệu, tài liệu kinh doanh nghĩa vụ bắt buộc của đối tượng nộp thuế; việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn là nghĩa vụ của người noopjt huế. Mọi trường hợp cố tình dây dưa, chậm nộp hoặc chây ỳ đều là những hành vi vi phạm và có ảnh hưởng xấu đến kỷ luật thu nộp cần phải được chấn chỉnh. Việc dây dưa, chậm nộp tiền thuế kéo dài rất có thể là mầm mống của việc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, cho nên công tác thanh tra thuế cần phải ngăn chặn những hiện tượng này, nhất là trong điều kiện các cơ sở kinh doanh tự kê khai, tính thuế và nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước theo quy trình quản lý thu thuế hiện nay.

2.1.3. Những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế hiện hành ở Việt Nam:

a. Ưu điểm:

Cưỡng chế nợ thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý nợ thuế. Pháp luật quản lý nợ thuế hiện hành đã quy định khá đầy đủ, chi tiết chặt chẽ về cưỡng chế thu nợ thuế. Các quy định của pháp luật về cưỡng chế thu nợ thuế được quy định tại chương XI từ Điều 92 đến Điều 102 Luật Quản lý thuế. Trên cơ sở các quy định của Luật, các văn bản hướng dẫn chi tiết luật đã được ban hành, trong đó quy định rõ các vấn đề sau:

Một là, đối tượng bị cưỡng chế nợ thuế: là đối tượng thuộc vào một trong các trường hợp: người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế; Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn; Ngân hàng thương mại, tổ

chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không nộp tiền thuế vào NSNN hoặc trong trường hợp phải nộp tiền thuế thay cho người nộp mà không thực hiện nộp thay.

Hai là, các biện pháp cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng: pháp luật hiện đưa ra 7 biện pháp cưỡng chế nợ thuế là: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào NSNN; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế là phải áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế theo quy định, không được tùy tiện bỏ qua biện pháp trước để tiền hành các biện pháp sau.

Ba là, nội dung trình tự và thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ

thuế.

Để thực hiện cưỡng chế thuế, cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 5 ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan thuế cấp trên trực tiếp; trường hợp

cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế trước khi thực hiện.

Quyết định cưỡng chế quyết định hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ra quyết định. Trường hợp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào Ngân sách Nhà nước. Căn cứ để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào Ngân sách Nhà nước của người bị cưỡng chế có xác nhận của cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan được phép thu thuế, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế. Ngoài ra, trong từng biện pháp cưỡng chế nợ thuế, pháp luật quy định khá rõ ràng, chi tiết các nội dung như: đối tượng và điều kiện áp dụng, nội dung biện pháp và trình tự, thủ tục thực hiện.

b. Hạn chế:

Thứ nhất, pháp luật quản lý nợ thuế nói chung và pháp luật về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nói riêng còn khá phức tạp. Tính phức tạp thể hiện ở hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh khá lớn, được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, có đến hàng chục văn bản hướng dẫn bao gồm cả Nghị định và Thông tư đi kèm với Luật, và có khá nhiều các thủ tục hành chính.

Thứ hai, pháp luật thiếu tính ổn định.

Các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Điều này cho thấy tính chất phức tạp của quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng, đồng thời cho thấy pháp luật quản lý nợ thuế còn có

mâu thuẫn, chồng chéo; tính khoa học, tính khả thi, tính thực tiễn còn hạn chế. Khi Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung năm 2013, kéo theo đó là hàng loạt Nghị định, Thông tư hướng dẫn cụ thể, chi tiết, thay thế cho các Nghị định, Thông tư đã có trước đó.

Thứ ba, pháp luật về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế còn có những quy định chưa phù hợp.

Theo Điều 5 Thông tư 215/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định: “Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thực hiện theo thứ tự quy định tại Khoản 1, Điều 93 Luật Quản lý thuế. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo được thực hiện khi không áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước đó nhưng chưa thu đủ tiền thuế, tiền phạt theo quyết định hành chính thuế”. Thực chất, đây là các biện pháp cưỡng chế có tính độc lập tương đối, không phải các bước thực hiện mà các biện pháp này là phương pháp khác nhau, không liên quan đến nhau nhưng lại buộc cán bộ phải thực hiện theo tuần tự. Vì vậy, trong khi thực hiện, cán bộ bị vướng víu và bị bỏ nhiều. Pháp luật cần phải cho phép áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện phù hợp, không nên bắt buộc cứng nhắc việc thực hiện tuần tự các biện pháp theo như Luật định. Thứ trưởng Bộ Tài chính – Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng thừa nhận trên trang web chính thức của Hải quan Việt Nam: “Về vấn đề áp dụng tuần tự các biện pháp cưỡng chế của Luật Quản lý thuế quả thực đã gây khó khăn cho cán bộ trong quá trình thực thi. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, khi thực hiện cần phải có sự linh hoạt, giống như trước một đám cháy, không thể nguyên tắc đến mức lại phải qua đúng các bước xếp hàng, nhìn vào gáy nhau, quay phải, quay trái,… rồi mới đi dập lửa mà phải vào ngay vị trí thực hiện nhiệm vụ. Hiện Luật Quản lý thuế cũng đang dần đi

vào cuộc sống, Bộ và Chính phủ sẵn sàng tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thực thi đúng pháp luật, đảm bảo thu thuế đúng và đủ”.

Hiện nay trong quy trình cưỡng chế nợ thuế do Tổng cục thuế ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 8 tháng 5 năm 2009 quy định khác với quy định của Luật và văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật. Cụ thể: “Nếu biện pháp cưỡng chế đang áp dụng hết thời hạn thi hành, nhưng việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế này vẫn có thể thu hồi đủ số tiền nợ thuế và người nợ thuế vẫn còn đủ điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế đang áp dụng thì cơ quan thuế tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế đó mà không cần chuyển sang biện pháp cưỡng chế kế tiếp. Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau nhưng có đủ cơ sở xác định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó có hiệu quả hơn thì có thể ban hành một quyết định khác để áp dụng lại các biện pháp cưỡng chế trước, đồng thời chấm dứt hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế sau đang áp dụng”.

Pháp luật các nước như Úc, Thụy Điển không bắt buộc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo tuần tự mà cho phép cơ quan quản lý thuế thực hiện đồng thời các biện pháp cưỡng chế để đảm bảo khả năng thu hồi nợ thuế.

Thứ tư, pháp luật còn thiếu những quy định chi tiết, cụ thể:

Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có quy định chi tiết về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, nhưng trên thực tế, khi triển khai áp dụng còn gặp nhiều khó khăn trog việc xác định chính xác tài sản hợp pháp của cá nhân nợ thuế đang nắm giữ; xác định trị giá tài sản; xác định tỷ lệ % trách nhiệm của cá nhân đối với tỷ lệ vốn góp của doanh nghiệp; xác định và tính tỷ lèn tài sản đối với các tài sản có đồng sở hữu. Các biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế,.. chỉ hiệu quả đối với doanh nghiệp đang hoạt động. Biện pháp trích tài

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí