Thực Tiễn Thi Hành Pháp Luật Về Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành Nghĩa Vụ Nộp Thuế Ở Nước Ta Hiện Nay:

khoản tiền gửi của đối tượng nợ thuế chỉ có hiệu quả đối với những trường hợp đối tượng nợ thuế có khoản tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Tại Điều 92 Luật Quản lý thuế quy định về các trường hợp bị cưỡng chế nợ thuế có trường hợp: “người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn”. Tuy nhiên trong luật và các văn bản hướng dẫn lại không giải thích thế nào là hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn hoặc những dấu hiệu thể hiện hành vi này như do không được giải thích nên sợ trách nhiệm mà không dám thực hiện hoặc trường hợp cơ quan quản lý nợ thuế áp dụng cưỡng chế sai quy định (nợ thuế chưa quá 90 ngày) để bao biện cho việc làm sai thì họ đưa ra căn cứ cưỡng chế là “Người nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn”. Đây là lỗ hổng của pháp luật có thể gây ra tình trạng cơ quan quản lý nợ thuế không dám cưỡng chế nợ thuế khi người nộp thuế có biểu hiện của hành vi này nhưng do không được giải thích rõ, nên họ sợ trách nhiệm mà không dám thực hiện hoặc trường hợp cơ quan quản lý nợ thuế, áp dụng cưỡng chế nợ thuế sai quy định (nợ thuế chưa quá 90 ngày) để bao biện cho việc làm sai, họ đưa ra căn cứ cưỡng chế là do người nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

Thứ năm, Pháp luật quy định về các biện pháp cưỡng chế chưa đảm bảo tính khả thi.

Pháp luật về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế hiện hành quy định 7 biện pháp cưỡng chế, có thể sắp xếp thành 2 nhóm chính sau:

- Nhóm các biện pháp cưỡng chế về tài chính, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế bao gồm: trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng khác; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

- Nhóm các biện pháp cưỡng chế liên quan tới các thủ tục hành chính: dừng làm thủ tục hải quan; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Nhìn một cách khái quát, các biện pháp cưỡng chế này được xem là khá nghiêm khắc vì nó tác động trực tiếp tới tài sản cũng như quyền hoạt động kinh doanh của đối tượng bị cưỡng chế. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ các quy định này, chúng ta có thể thấy một số vấn đề bất cập, khó thực hiện trên thực tế.

Biện pháp kê biên và bán đấu giá tài sản kê biên, việc xác định loại tài sản được phép kê biên cũng chưa được quy định chặt chẽ trong Luật, tạo điều kiện cho việc trốn tránh nghĩa vụ. Ví dụ: theo điểm c khoản 3 Điều 99 Luật Quản lý thuế, nhà ở là loại tài sản không bị kê biên. Quy định này đúng với tinh thần nhân đạo của pháp luật nói chung, tuy nhiên, đối tượng nộp thuế là cá nhân trong cùng một thời điểm có sở hữu nhiều nhà ở khác nhau và có giá trị kinh tế nhất định thì việc không được phép kê biên một phần tài sản trong tổng số nhà ở của đối tượng này không hẳn đã hợp lý.

Biện pháp cưỡng chế bằng thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (bên thứ 3) chưa được pháp luật quy định rõ ràng về các thức tiến hành xác minh để có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.

Thứ sáu, pháp luật còn chưa đồng bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Pháp luật quản lý thuế nói chung và pháp luật về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nói riêng chưa phù hợp với các bộ phận pháp luật khác liên quan, nhiều nội dung còn chồng chéo, gây khó khăn cho người thực hiện, chưa xử lý tốt mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với cơ quan quản lý thuế hoặc quy định chưa xác định rõ cơ chế đảm bảo thực hiện. Chẳng hạn,

Điều 53 Luật Quản lý thuế quy định: “Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo thông báo của cơ quan quản lý thuế”. Nếu không xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý thuế và cơ quan công an thì chắc chắn điều luật này sẽ không có tính khả thi, bởi hiện nay, cục thuế địa phương không thể biết đối tượng nào nợ thuế đang chuẩn bị xuất cảnh để thông báo cho cơ quan xuất nhập cảnh và ngược lại.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam - 7

Luật Quản lý thuế quy định trách nhiệm việc cung cấp các thông tin, tài liệu của các bên có liên quan cho cơ quan thuế và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ cung cấp khi cơ quan thuế có yêu cầu, vì vậy có rất nhiều thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin. Ví dụ: cơ quan thuế không thể biết chắc doanh nghiệp mở tài khoản ở ngân hàng nào để yêu cầu ngân hàng đó cung cấp,…

Ngoài ra, theo Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì có 7 biện pháp cưỡng chế nợ thuế, tuy nhiên, trong thông tư hướng dẫn số 215/2013/TT-BTC lại chỉ quy định có 6 biện pháp cưỡng chế, không có biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Điều này chứng tỏ sự không thống nhất trong các quy định của văn bản luật và văn bản hướng dẫn.

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở nước ta hiện nay:

2.2.1. Tình hình thực thi pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở nước ta trong thời gian qua:

Luật Quản lý thuế được ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, đặc biệt là sau khi được sửa đổi, bổ sung năm 2013, đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác

quản lý nợ thuế nói chung và việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nói riêng.

Trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế, qua thực tế triển khai thực hiện, Tổng cục Thuế đã xây dựng và ban hành các quy trình về quản lý nợ thuế nói chung và quy trình cưỡng chế nợ thuế nói riêng. Các quy trình này quy định chi tiết, đầy đủ và khoa học, tạo ra chuẩn mực thống nhất áp dụng đối với toàn bộ và từng công việc trong quản lý nợ thuế để cơ quan quản lý nợ thuế mỗi cấp và công chức quản lý nợ thuế triển khai thực hiện nhiệm vụ trên thực tế. Nhờ có các quy trình thống nhất như vậy mà các công tác quản lý về nợ thuế và việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế được vận hành một cách trôi chảy, có trật tự, có nề nếp và ít có sai phạm xảy ra từ phía cơ quan quản lý nợ thuế trong thi hành công vụ.

Do xác định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế, qua cơ chế tự tính – tự khai – tự nộp thuế, ý thức của người dân trong xã hội về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước được nâng cao. Các tổ chức, cá nhân đã chủ động hơn với việc nộp thuế của mình. Người nộp thuế trực tiếp được đối chiếu số liệu của mình ở bộ phận hỗ trợ hoặc đểm cung cấp thông tin được đặt công khai tại cơ quan thuế, nhờ đó người nộp thuế đã chủ động đến cơ quan thuế để đối chiếu công nợ và nộp các khoản nợ đọng, nhờ đó số nợ đọng về thuế đã có chuyển biến tích cực và giảm thiểu việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Nhìn chung, Luật Quản lý thuế đã tạo điều kiện để cơ quan quản lý thuế các cấp được tổ chức lại theo mô hình quản lý theo chức năng; cán bộ, công chức thuế được bố trí, sắp xếp lại, được đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên sâu trong từng lĩnh vực. Đối với chức năng quản lý nợ, trên cơ sở những điều chỉnh của Luật Quản lý thuế, ngành thuế đã xây dựng bộ máy quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế từ trung ương đến địa phương, đã phân

tích được nguyên nhân nợ và tình trạng nợ trong toàn ngành, từ đó triển khai các biện pháp đồng bộ để xử lý dứt điểm nợ cũ, giảm thiểu nợ mới phát sinh, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ. Nhờ đó, các khoản nợ ngân sách (không bao gồm nợ luân chuyển sang kỳ sau) có xu hướng giảm dần.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của Luật Quản lý thuế và mô hình tổ chức bộ máy mới, ngành thuế đã triển khai gần 50 phần mềm ứng dụng dùng thống nhất trong toàn ngành; đã triển khai hạ tầng kỹ thuật mạng hiện đại, hoàn thiện mô hình mạng trực tuyến kết nối rộng toàn quốc bao gồm gần 700 mạng cục bộ với hơn 2000 máy chủ, hàng nghìn thiết bị mạng và gần 3 vạn máy tính cá nhân. Tính đến nay, toàn ngành đã trang bị số máy tính cá nhân đạt hơn 70% số cán bộ thuế. Việc triển khai hạ tầng truyền thông kết nối truyền dữ liệu giữa Cục thuế với các Chi cục thuế không chỉ đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát chất lượng và tiết kiệm nhân lực lao động thủ công, mà còn giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế, khai thác thông tin về chính sách, thủ tục thuế, về doanh nghiệp để kịp thời phát hiện sai sót và điều chỉnh.

Sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân có liên quan bước đầu đã đạt được kết quả nhất định trong việc cung cấp thông tin và quản lý thuế. Như vậy, có thể khẳng định Luật Quản lý thuế từ khi có hiệu lực đến nay, với sự nỗ lực của toàn ngành tài chính và ngành thuế, sự phối hợp của các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp, công tác quản lý thuế đã có chuyển biến tích cực. Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, qua thực hiện Luật Quản lý thuế thời gian qua, ý thức của người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế tự giác và kịp thời hơn, do đó, kết quả thu Ngân sách Nhà nước ở hầu hết các địa phương có chuyển biến tốt hơn. Theo đánh giá của Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh: Luật Quản lý thuế đã làm thay đổi tư duy trong quản lý, phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và công tác thu thuế của Cục hải

quan Hồ Chí Minh. Số thu ngân sách trong những năm gần đây đều vượt chỉ tiêu được giao, trong đó đặc biệt số nợ thuế đã giảm nhiều. Trong đó chủ yếu là nợ quá hạn và nợ chây ỳ. Số nợ của những doanh nghiệp giải thể, phá sản và nợ bỏ trốn tăng không đáng kể. Đối với nợ thuế tạm thu đã giảm nhiều do công tác đôn đốc các doanh nghiệp thanh khoản hồ sơ tốt…

Ngày 31/12/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 215/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Thông tư này tạo ra sự thống nhất trong toàn bộ ngành thuế trong việc thi hành các biện pháp cưỡng chế thuế.

2.2.2. Những hạn chế phát sinh trong thi hành pháp luật về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở nước ta.

Mặc dù có nhiều thành công trong công tác đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế, song công tác này vẫn còn những hạn chế nhất định:

- Tỷ lệ nợ thuế trên phạm vi toàn quốc tuy có xu hướng giảm nhưng giảm không nhanh và không chắc chắn. Số thuế nợ vẫn cao, tỷ lệ nợ thuế so với số thu thuế vẫn cao hơn thông lệ quốc tế và chưa đạt được mục tiêu đề ra là dưới 5% thu ngân sách từ thuế.

- Nợ thuế không có khả năng thu, khó thu, nợ dây dưa, kéo dài diễn ra ở hầu hết các địa phương, các sắc thuế. Đặc biệt, nợ thuế của khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp dân doanh ở mức rất cao nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để thu nợ.

- Một số khoản nợ thuế dây dưa, kéo dài nhưng chưa có biện pháp hiệu quả để thu nợ kịp thời vào ngân sách Nhà nước.

- Tính hiệu quả của các biện pháp thu nợ, hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế ở một số địa phương còn rất thấp, thậm chí ở một số địa phương còn có xu hướng xấu đi.

- Chưa xây dựng được một hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế nợ thuế và công bố để thực hiện trong toàn ngành, làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của bộ phận cưỡng chế nợ thuế các cấp.

Gần đây, tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp, đặc biệt là những tên tuổi lớn đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều địa phương trên cả nước. Tỷ lệ nợ thuế nội địa của Việt Nam trong vài năm trở lại đây khoảng đến 10% tổng thu nội địa trừ dầu. Đây là một tỷ lệ cao so với các nước trên thế giới. Xét trên bình diện tổng thể, nợ thuế là điều không thể tránh khỏi, nhưng khi tỷ lệ nợ thuế đặc biệt là nợ quá hạn, nợ khó thu quá cao hoặc nợ thuế dây dưa kéo dài là điều bất bình thường.

Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng số thu thuế thì số nợ thuế cũng gia tăng. Tốc độ tăng nợ thuế đáng lo ngại nhất là vào những năm 2007 và 2008 với mức tăng tương ứng là 44,3% và 87,9%, hai năm sau đó thì có xu hướng chậm lại. Tuy nhiên, xét tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu từ thuế thì năm 2008 có tỷ lệ nợ thuế trên số thu nội địa trừ dầu cao nhất, ở mức 9,94%. Đây cũng là năm tăng vọt về tỷ lệ nợ thuế trên số thu so với 2 năm trước đó (tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu nội địa trừ dầu chỉ là 6,05% và 6,94%). Năm 2009 và 2010, tỷ lệ nợ thuê so với tổng thu nội địa trừ dầu giảm đáng kể so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao, với tỷ lệ tương ứng là 8,54% và 7,59% [28].

Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế - Tổng cục Thuế Trịnh Hoàng Cơ trên báo Công thương, hiện nợ thuế chia ra các nhóm như: nợ có khả năng thu, nợ khó khu và nợ chờ xử lý. Trong những năm qua, có nhiều doanh nghiệp chỉ với mục đích buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, không có hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi mua và sử dụng một số quyển hóa đơn rồi bỏ trốn không chấp nhận nộp tiền thuế đã kê khai với cơ quan thuế, hoặc có doanh nghiệp tự giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn nợ tiền thuế nhưng không thông báo với cơ quan thuế. Số tiền nợ thu của đối tượng này

chiếm khoảng 56,7% tổng số nợ khó thu. Đối với nhóm nợ chờ xử lý, hiện tỷ trọng nợ chờ xử lý trên tổng thu Ngân sách Nhà nước năm 2012 và năm 2011 ở mức 0,9% [37].

Nguyên nhân là: các trường hợp thuộc đối tượng xóa nợ thuế theo Luật Quản lý thuế nhưng chưa đủ hồ sơ; các cá nhân, hộ kinh doanh còn nợ thuế nhưng đã chết, mất tích, hiên cơ quan thuế chưa xác định được là không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt do không để lại di chúc. Một số doanh nghiệp phá sản nhưng không làm các thủ tục phá sản theo các quy định của pháp luật nên chưa có đủ cơ sở để xem xét xóa nợ thuế (thiếu tờ khai quyết toán thuế, quyết định tuyên bố phá sản,…). Đặc biệt, các khoản nợ xuất phát từ việc giao đất, giải phóng mặt bằng chậm, với diện tích thuê đất lớn. Nhiều dự án được giao đất nhưng Doanh nghiệp không có khả năng tài chính để nộp thuế và tiền sử dụng đất nên dẫn đến còn nợ các khoản thu liên quan đến đất hàng trăm tỷ đồng…

Nợ khó thu là loại nợ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 nhóm nợ với tỷ trọng dao động khoảng xấp xỉ 10% đến 13% trừ năm 2006 với tỷ trọng cao hơn ở mức 24,4%. Đây là nợ của những đối tượng sau: doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, giải thể; người nộp thuế bỏ trốn, mất tích; doanh nghiệp đang chờ giải quyết theo Luật Phá sản; người nộp thuế ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; người nộp thuế bị khởi tố. Với đặc điểm của đối tượng nợ thuế trên, tỷ trọng khoảng trên 10% nói trên tuy thấp so với 2 loại nợ còn lại song vẫn là một tỷ lệ đáng lo ngại, vì tuy mới xếp vào nhóm khó thu nhưng thực chất khả năng thu nợ thuế của những đối tượng này rất nhỏ, gần như là không thể thu được [35]. Cần lưu ý rằng, trong số nợ thuế nói trên có một tỷ lệ không nhỏ nợ của doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích. Đối với những trường hợp này, khả năng thu nợ hầu như không có.Ví dụ một trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh: công ty Bách Hợp "khai sinh" từ năm 2005 có vốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023