Khái Quát Chung Về Quản Lý Nợ Thuế:

được coi là nợ thuế của người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, nó cũng có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan thuế có những biện pháp quản lý thích hợp với những nhóm nợ này. Đồng thời, việc theo dõi nợ thuế theo nhóm này giúp cho cơ quan thuế đánh giá được các mức độ vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế trong từng thời kỳ cụ thể.

Trong công tác quản lý thuế, việc phân loại nợ theo nội dung giúp thực hiện đúng trình tự thu thuế khi cưỡng chế thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Theo đó, tiền thuế phải được thu trước tiền phạt.

*Căn cứ điều kiện thực tế về quản lý thu thuế

Đó là những thông tin kê khai thuế, tài liệu, hồ sơ về người nộp thuế đã thu thập được; thông tin về người nợ thuế, số tiền nợ thuế từ bộ phận kê khai và kế toán thuế chuyển sang. Dựa vào các điều kiện này có thể phân loại thành: Nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý.

- Nợ có khả năng thu: là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được xác định phải nộp vào Ngân sách Nhà nước nhưng còn trong thời hạn nộp thuế hoặc đã hết thời hạn nộp theo quy định của pháp luật mà chưa nộp và không thuộc các trường hợp thuộc nhóm nợ khó thu và nợ không có khả năng thu hồi. Thuộc nhóm này là nợ thuế của những người nộp thuế vẫn đang lao động hoặc tiến hành sản xuất, kinh doanh bình thường, không lâm vào tình trạng quá khó khăn dẫn đến tình trạng không có khả năng nộp thuế. Tùy theo yêu cầu quản lý, cơ quan thuế có thể tiếp tục chia nợ có khả năng thu hồi thành các loại: nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày, nợ thuế chậm nộp từ 30 đến dưới 90 ngày. Mốc nợ thuế 90 ngày là mốc quan trọng vì nó liên quan tới thời điểm xác định một trong những dấu hiệu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế.

- Nợ khó thu: Là các trường hợp nợ thuế sau đây:

Là tiền thuế nợ của những người nộp thuế mà pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự chưa có hồ sơ đề nghị xóa nợ.

Là tiền thuế nợ có liên quan đến trách nhiệm hình sự: là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, đang chờ bản án hoặc kết luận của cơ quan pháp luật, chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế.

Là tiền thuế nợ của người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất - kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh hoặc có văn bản gửi đến cơ quan thuế đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, cơ quan thuế đã kiểm tra, xác định người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh, bao gồm cả trưởng hợp giải thể không theo trình tự của Luật Doanh nghiệp.

Là tiền thuế nợ của người nộp thuế đã giải thể: là số tiền thuế nợ người nộp thuế đã thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán đầy đủ các khoản nợ thuế theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Là tiền thuế nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: là số tiền thuế nợ của người nợ thuế đã có quyết định phá sản doanh nghiệp hoặc đang trong thời gian làm thủ tục phá sản doanh nghiệp nhưng chưa làm các thủ tục xử lý nợ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nợ khó thu còn là những khoản nợ trên 90 ngày mà cơ quan thuế đã áp dụng đến biện pháp cưỡng chế nợ thuế cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề,... nhưng vẫn không thu hồi được tiền thuế nợ.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam - 3

Trong các khoản nợ khó thu còn có loại nợ thuế của những đối tượng thực tế không còn tồn tại nhưng không làm các thủ tục chấm dứt hoạt động và quyết toán thuế đối với cơ quan thuế như khoản nợ thuế của các doanh nghiệp bỏ trốn. Hầu hết đây là các trường hợp cố tình nợ để trốn thuế. Việc truy tìm

và xử lý theo pháp luật các trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, khoản nợ thuế của những đối tượng này không chỉ dừng lại ở mức khó thu mà có thể nói là rất khó thu. Xét về lý thuyết thì nó là nợ khó thu, còn trong thực tế quản lý có thể xếp vào nhóm không thể thu hồi, vì trên thực tế có thể các cơ quan pháp luật có thể truy bắt được thủ phạm nhưng họ không có tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuế đã nợ.

- Nợ chờ xử lý: là khoản nợ thuế xác định chưa thật chính xác, cần điều chỉnh lại hoặc nợ thuế đang có khiếu nại, đang thuộc diện xét miễn, giảm thuế. Cụ thể bao gồm các nhóm sau:

+ Nợ đang chờ điều chỉnh: là số tiền nợ thuế do có sai sót của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế khi kê khai thuế, tính thuế, đang là thủ tục để điều chỉnh lại hoặc do tạm tính số thuế phải nộp cao hơn số phát sinh, tức là số tiền nợ do người nộp thuế đã kê khai số thuế tạm nộp hàng kỳ theo quy định nhưng thực tế thuế phát sinh phải nộp thấp hơn so với số thuế đã kê khai tạm nộp, đang làm thủ tục để điều chỉnh lại. Ngoài ra, trong nhóm này còn có số tiền nợ do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc tiền thuế đã nộp vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước nhưng do chứng từ luân chuyển chưa kịp thời hoặc thất lạc nên trên sổ thuế vẫn ghi nợ. Bên cạnh đó còn có nợ chờ điều chỉnh do khiếu nại, tức là số tiền nợ thuế phát sinh do cơ quan thuế xác định lại số thuế phải nộp hoặc ấn định tiền thuế phải nộp trong trường hợp người nộp thuế vi phạm các quy định về thuế, phải ấn định thuế; phát hiện qua thanh tra, kiểm tra bị truy thu, truy hoàn, bị xử phạt hoặc các trường hợp khác nhưng người nộp thuế chưa được chấp nhận, có khiếu nại và đang trong giai đoạn chờ giải quyết khiếu nại.

+ Nợ đang xử lý miễn, giảm, xóa nợ: là số tiền nợ thuế của người nợ thuế đang trong thời gian làm các thủ tục tại cơ quan thuế để được xử lý miễn, giảm, xóa nợ theo quy định của pháp luật (bao gồm cả các trường hợp đang

làm thủ tục xử lý miễn, giảm áp dụng các điều khoản miễn, giảm theo các hiệp định tránh đánh thuế hai lần); cá nhân được cơ quan pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp thuế, tiền phạt còn nợ; nợ của người nợ thuế bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt. Khi người nộp thuế đang có nợ thuế do đến kỳ phải thực hiện kê khai thuế đúng hạn nhưng theo quy định của pháp luật về thuế, họ sẽ được miễn, giảm hoặc được xử lý cho ghi thu, ghi chi và đang làm thủ tục thì tạm thời đưa vào nhóm nợ chờ xử lý này để theo dõi chứ không áp dụng các biện pháp để cưỡng chế thu nợ.

+ Nợ trong quá trình tranh chấp thuế: theo các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và xử lý khiếu nại tổ cáo thì trong quá trình khiếu nại, khi các cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định xử lý, người nộp thuế vẫn phải nộp các khoản thuế vào Ngân sách Nhà nước. Do đó, phát sinh thêm khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại của người nộp thuế, xử lý thoái trả tiền thuế. Khi có quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì nợ này được đưa vào một trong hai nhóm nợ có khả năng thu hoặc nợ không có khả năng thu.

+ Nợ đang được gia hạn nợ, khoanh nợ, giãn nợ: là số tiền thuế của đối tượng nộp thuế đã được xử lý cho gia hạn nợ, khoanh nợ, giãn nợ theo quy định của pháp luật.

+ Nợ chờ xử lý bù trừ với tiền hoàn thuế: là số tiền nợ thuế của người nợ thuế có hồ sơ đang làm thủ tục hoàn thuế tại cơ quan thuế tương ứng với số tiền thuế đề nghị hoàn thuế theo quy định.

*Căn cứ vào loại chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế

Nợ thuế có thể được phân chia cụ thể thành các nhóm đối tượng theo tính chất sở hữu, loại hình hoặc đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh,… thì nợ thuế có thể phân chia thành các nhóm sau:

- Nợ thuế của doanh nghiệp Nhà nước

- Nợ thuế của doanh nghiệp dân doanh

- Nợ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể

- Nợ thuế của cá nhân

- Nợ thuế của các đối tượng khác….

Cách phân loại này cho thấy mức độ nợ của từng đối tượng như thế nào, qua đó tìm hiểu nguyên nhân chung dẫn đến tình trạng nợ thuế của cả nhóm đối tượng. Cách phân loại này cũng giúp cơ quan thuế đặt trọng tâm vào quản lý nợ thuế của những nhóm đối tượng có khả năng rủi ro cao trong thu hồi nợ.

*Căn cứ vào sắc thuế

Nợ thuế được chia thành: Nợ thuế giá trị gia tăng, nợ thuế tiêu thụ đặc biệt, nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, nợ thuế thu nhập doanh nghiệp, nợ thuế thu nhập cá nhân,… Cách phân loại này cho biết sắc thuế nào có số nợ cao, sắc thuế nào có số nợ thấp. Qua đó tìm hiểu những quy định pháp lý và thủ tục hành chính thu nộp sắc thuế đó đã hợp lý hay chưa, làm cơ sở hoàn thiện pháp luật thuế và pháp luật quản lý thuế.

* Căn cứ vào chủ thể có trách nhiệm quản lý

Nợ thuế có thể phân chia các khoản nợ thuế thành các loại sau: Các khoản nợ thuế do cơ quan Hải quan quản lý và các khoản nợ thuế do cơ quan thuế quản lý.

1.1.2. Khái quát chung về quản lý nợ thuế:

a. Khái niệm về quản lý nợ thuế:

Trong quá trình quản lý thuế, việc xảy ra nợ thuế là điều không thể tránh khỏi, đó có thể là do pháp luật thuế cho phép người nộp thuế được nợ thuế trong những thời hạn nhất định, cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác,

cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, mà người nộp thuế chưa nộp số thuế phải nộp trong thời hạn quy định của pháp luật. Điều này đặt ra yêu cầu để đảm bảo thu đủ số thuế phải nộp của người nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước thì phải làm tốt công tác quản lý nợ thuế.

Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế nợ của người nộp thuế.

Quản lý nợ thuế là một bộ phận của quản lý thuế, là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý các đối tượng nộp thuế có nợ tiền thuế nhà nước, nhằm thu đủ các khoản thuế quá hạn từ người nộp thuế, đảm bảo nguồn thu Ngân sách Nhà nước, chống thất thoát, chiếm dụng nguồn thu Ngân sách Nhà nước, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng cho người nộp thuế, đồng thời để nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước.

b. Các nội dung cơ bản của công tác quản lý nợ thuế:

Để đạt được mục tiêu trên, công tác quản lý nợ thuế phải thực hiện các nội dung cơ bản sau:

- Thống kê và nắm bắt đầy đủ tình hình nợ thuế của người nộp thuế, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp của người nộp thuế. Với nội dung này, công tác quản lý nợ thuế phải theo dõi được toàn bộ số thuế ghi thu, số thuế đã thu, số thuế còn nợ tại một cơ quan thuế trong một thời kỳ nhất định. Nội dung này đòi hỏi bộ phận quản lý nợ thué phải phản ánh được danh mục nợ thuế của một thời kỳ nhất định và lũy kế số thuế nợ của toàn bộ người nộp thuế và từng người nộp thuế đối với những khoản thu và tất cả các khoản thu tại một cơ quan thuế ở một thời điểm nhất định.

- Phân tích và đánh giá thực trạng nợ thuế thông qua việc phân loại nợ thuế, phân tích các nguyên nhân nợ thuế,… Nội dung này đòi hỏi bộ phận

quản lý nợ của cơ quan thuế phải đánh giá được thực trạng nợ bằng cách chỉ rõ diễn biến nợ trong những thời kỳ nhất định để thấy được công tác quản lý nợ tốt lên hay xấu đi, thấy được tuổi nợ, mức nợ, loại nợ theo từng tiêu chí phân loại. Đặc biệt, công tác này cần làm rõ được nguyên nhân chủ quan và khách quan của tình hình nợ thuế nói chung và lý do nợ thuế trong những trường hợp cụ thể để có biện pháp cải tiền quản lý và đôn đốc thu nợ phù hợp.

- Thực hiện các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc nộp tiền thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý. Vì mục tiêu của quản lý nợ thuế là phải đảm bảo thu hồi số thuế nợ, do vậy, nội dung không kém phần quan trọng của công tác quản lý nợ thuế là phải nhắc nhở, đôn đốc bằng các hình thức cụ thể do pháp luật quy định để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình, chẳng hạn như nhắc nhở qua điện thoại hoặc ra những thông báo bằng văn bản về việc nợ thuế,…

- Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế:

Cưỡng chế thuế là việc cơ quan quản lý thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Trong quá trình quản lý nợ thuế cũng có thể xảy ra trường hợp người nộp thuế cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Khi đó, cơ quan thuế sẽ ban hành các quyết định hành chính thuế yêu cầu người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nếu người nộp thuế không tuân thủ các quyết định hành chính thuế này thì cần tổ chức cưỡng chế thuế, buộc người nộp thuế thi hành các quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo mục tiêu buộc người nộp thuế tuân thủ quyết định hành chính thuế, công tác cưỡng chế thuế có nội dung cơ bản là thông báo cho người nộp thuế biết trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ thuế và những hậu quả có thể phải chịu nếu không thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời, bằng các

biện pháp cưỡng chế như: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; thu tiền, tài sản khcas của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

c. Đặc trưng của quan hệ quản lý nợ thuế:

- Chủ thể trong quan hệ quản lý nợ thuế là các cơ quan quản lý thuế của Nhà nước.

Cơ quan quản lý thuế ở Việt Nam bao gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan. Cơ quan thuế gồm: tổng cục thuế, cục thuế, chi cục thuế. Cơ quan hải quan gồm: tổng cục hải quan, cục hải quan, chi cục hải quan.

Quy trình quản lý thu nợ thuế được áp dụng cho cơ quan thuế các cấp để quản lý đôn đốc thu nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác theo quy định tại văn bản quy pháp pháp luật về thuế, phí, lệ phí (quy định tại mục III, Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15 tháng 5 năm 2008). Như vậy, theo quy định trên, cơ quan thuế - chủ thể quản lý nợ thuế là cơ quan trực tiếp quản lý các đối tượng.

- Đối tượng chịu sự quản lý nợ thuế là người nộp thuế chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Khách thể của quan hệ quản lý nợ thuế là các khoản tiền thuế quá hạn nộp mà người nộp thuế chưa nộp cho Ngân sách Nhà nước.

- Bản chất quản lý nợ thuế là quản lý hành chính nhà nước về nợ thuế.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí