Ảnh Hưởng Của Bđkh, Nbd Đến Năng Suất, Sản Lượng Lúa

ĐBSH và 15.000 - 20.000 km2 ĐBSCL bị ngập. Các vùng đất canh tác bị mất ở hầu hết các nước chính là những vùng đất nông nghiệp, những vựa lúa lớn của các quốc gia đó (Nicholls, 2003).

Những châu thổ rộng lớn khác ở các quốc gia nhiệt đới như châu thổ Irrawaddy ở Myanmar, châu thổ sông MeKông và sông Hồng ở Việt Nam cũng như những vùng châu thổ nhỏ hơn và nằm thấp hơn mực nước biển ở Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Phillipin sẽ bị ảnh hưởng tương tự... Thông thường khi nhiệt độ tăng, độ ẩm của đất giảm, đất cằn có độ ẩm thấp hơn 3 lần đất rừng (UNCCD NAP, 2002). Từ giảm diện tích đất đến suy giảm chất lượng đất rồi sẽ dẫn đến giảm năng suất sản lượng.

1.1.5. Ảnh hưởng của BĐKH, NBD đến năng suất, sản lượng lúa

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI,2010) thì:


- Hạn hán là sự cố phổ biến nhất, nó tác động bất lợi 23 triệu mẫu lúa SX nhờ nước trời của Nam và Đông Nam châu Á. Trong vài tiểu bang của Ấn Độ, hạn hán có thể gây ra thiệt hại năng suất tới 40 % tương đương khoảng 800 triệu đô la Mỹ;

- Sự ngập úng có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng lúa ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào, cả trong thời gian dài hoặc trong thời gian ngắn. Cơ hội sống thấp khi lúa bị ngập hoàn toàn và xảy ra suốt thời gian sinh trưởng. Hàng năm, Bangladesh và Ấn Độ mất tới 4 triệu tấn lúa/năm- đủ để nuôi 30 triệu dân. Năm 2006, Philippines bị ngập úng làm mất đi 65 triệu đô la Mỹ.

- Nhiệt độ lạnh thường xuyên gây ra giảm năng suất hơn 50 %. Ở Trung Quốc sự giảm sản lượng được ghi nhận do nhiệt độ lạnh khoảng 3-5 triệu tấn/năm. Năm 1980, Hàn quốc mất 3,9 tấn/ha do lạnh.

- Sự ấm lên của địa cầu có ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa. Mặc dù lúa có nguồn gốc nhiệt đới, nhưng nhiệt độ cao suốt trong giai đoạn sinh sản (>35 oC) sẽ làm giảm năng suất lúa. Đặc biệt là khi lúa trổ ở giai đoạn nhiệt độ cao như vậy năng suất sẽ giảm rò rệt. Nhiệt độ ban đêm cao suốt giai đoạn chín cũng làm giảm

năng suất lúa và chất lượng hạt. Hơn nữa, ngay cả ở giai đoạn tăng trưởng, nhiệt độ nóng có thể gây ra vàng lá, thúc dục sự phát triển nhanh dẫn tới tiềm năng năng suất thấp đối với những giống mẩn cảm. Lúa mẩn cảm nhiệt độ nhất ở giai đoạn trổ và chín, cả năng suất và chất lượng đều bất lợi.

- Ảnh hưởng của xâm mặn: châu Phi hiện nay không thể khai thác vì bị nhiễm mặn cao. Sự tăng cao mực nước biển làm nước mặn vào sâu trong đất liền, làm mặn hóa đất sản xuất. Vùng ven biển Bangladesh, mặn ảnh hưởng khoảng 1 triệu hectare làm không thể sản xuất lúa. Sản lượng lúa trong vùng nhiễm mặn rất thấp- thấp hơn 1,5 tấn/ha.

1.1.6. Các giải pháp thích với BĐKH, nước biển dâng trong sản xuất lúa


Các phân tích về trồng trọt đã cho thấy sự giảm đáng kể của tác động BĐKH khi có chiến lược thích ứng toàn diện (Timsima and Connor, 2001). Việc lựa chọn cây trồng và phương cách trồng trọt linh hoạt để giảm tình trạng stress (ví dụ nhiệt độ cao, hạn hán, lụt lội, đất bị nhiễm mặn, sâu bệnh, dịch bệnh) cho phép vừa thay đổi gen mới với các giống cây mới nếu các chương trình quốc gia có khả năng hỗ trợ (Borton and Lim, 2005).

FAO và các cơ quan nghiên cứu khác (2007) đã thực hiện một chương trình lai tạo giống mới cho toàn cầu (Global Initiative on Plant Breeding Capcity Build – GIPB), và đã đưa ra tại cuộc họp của các Chính phủ bàn về Hiệp định về các nguồn gen cây trồng để cung cấp cho nông nghiệp ở Madrid. Công việc của FAO trong việc phổ biến cây trồng bao gồm cả các công cụ trợ giúp quyết định như từ cây trồng sinh thái đến chọn lựa cây thay thế cho các hệ sinh thái cụ thể. Lựa chọn cây thích ứng không thể tách rời các biện pháp quản lý với các hệ sinh thái nông nghiệp. Ví dụ cây lúa vừa bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhưng cũng ảnh hưởng lên khí hậu, BĐKH có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa.

Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI,2007) đang phát triển những giống lúa mà có thể chịu đựng được môi trường có tác động bất lợi (stress) – giống chịu hạn hán (Các giống đó là: Sahbahagi dhan ở Ấn Độ, giống “5411” ở Philippines và

Sookha dhan ở Nepal), giống chịu ngập sâu (những giống chống chịu ngập đã được phóng thích và hiện nay được trồng như Swarna Sub1 ở Ấn Độ, Samba Mashuri ở Bangladesh và IR 64 –Sub1 ở Philippines), giống chịu nóng (Điều này được tìm thấy ở O.glaberrima, một loài lúa hoang, nó có nguồn gen hữu dụng này, nó có đặc tính là trổ vào sáng sớm và bốc thoát hơi nước cao khi nước dư, cả hai đặc tính này là những tính trạng thuận lợi cho việc tránh nhiệt độ nóng) , giống chịu lạnh (Chương trình hợp tác quản lý và phát triển nông thôn giữa IRRI với Hàn quốc là bước đệm để khám phá dòng lúa lai chống chịu lạnh- IR66160-121-4-4-2- mà thừa hưởng gen chống chịu lạnh từ giống Jimbrug thuộc loài japonica nhiệt đới của Indonesia và giống chống chịu lạnh của Bắc Trung Quốc là Shen-Nung 89-366) hoặc đất có vấn đề như có nhiều độc chất sắt, mặn, để giúp nông dân hạn chế sự mất mát và duy trì mức độ thu hoạch ngay cả dưới điều kiện không thuận hợp.

1.2. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC


1.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp

Theo Nguyễn Bình Thìn (2009) thì: BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại “thiên địch”. Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn biễn ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng lúa. Ở miền Bắc trong vụ Đông Xuân năm 2008, sâu quấn lá nhỏ cũng đã phát sinh thành dịch, thời cao điểm diện tích lúa bị hại đã lên đến 400.000 ha, gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và làm tăng chi phí sản xuất.

BĐKH có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm.

Một số loài vật nuôi có thể bị tác động làm giảm sức đề kháng do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Sự thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm nảy sinh một số bệnh mới đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm và phát triển thành dịch hay đại dịch.‌

1.2.2. Đánh giá đất canh tác lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long

Viện QH&TKNN (2003-2005) đã tiến hành chương trình:”Đánh giá thích nghi đất lúa phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng ĐBSCL”. Kết quả của chương trình đã xác định điều kiện về đất đai và nguồn nước là hai yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất lúa ở vùng đồng bằng này. Đồng thời đã đánh giá trên quy mô diện tích đất canh tác lúa khoảng 2,08 triệu ha thì diện tích vùng trồng lúa ổn định chỉ có 300 nghìn ha, chiếm 14,4% và vùng trồng lúa kém ổn định khoảng 1,78 triệu ha, chiếm tới 85,6% diện tích canh tác lúa của vùng.

Trong 2 năm 2005 - 2006, Bộ NN&PTNT đã giao Viện QH&TKNN thực hiện dự án:”Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất và bản đồ thích nghi đất đai tỷ lệ 1/25.000 – 1/50.000 phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cấp huyện”. Dự án được tiến hành triển khai ở 14 huyện điểm thuộc 7 vùng KTNN của cả nước. Riêng vùng ĐBSCL, dự án đã tiến hành điều tra khảo sát ở 4 huyện: Đầm Dơi (Cà Mau), Phụng Hiệp (Hậu Giang và Châu Thành - Long An) để một mặt phục vụ trực tiếp công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

1.2.3. Diễn biến mực nước biển dâng tại Việt Nam trong quá khứ


Biến đổi khí hậu ở Việt Nam là một bộ phận của biến đổi khí hậu trên thế giới. Đặc điểm và mức độ biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam vừa phản ánh xu thế nóng lên trên phạm vi toàn cầu, vừa thể hiện tính bất ổn định trong cơ chế khí hậu nhiệt đới gió mùa của một lãnh thổ nằm ở rìa đông nam đại lục châu Á với bờ biển dài trên 3200 km (Bộ Tài Nuyên và Môi trường, 2008).

Trước hết, số liệu quan trắc do Bộ Tài nguyên Môi trường quản lý hiện nay được sử dụng và so sánh với số liệu quan trắc bằng vệ tinh. Hình 1.1 cho thấy xu

thế của 5 trạm đặc trưng dọc bờ biển Việt Nam. Vì các mốc cao độ khác nhau nên hình này chỉ dùng để đánh giá biên độ và pha của dao động. Có thể nói xu thế dao động mực nước giữa các năm đo đạc từ các trạm mực nước và vệ tinh khá phù hợp về biên độ và pha trong giai đoạn 1993 – 2006 (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2008).

Chuẩn sai mực nước biển tại trạm Hòn Ngư và vệ tinh TOPEX/JASON-1

250


200


150

100


50


0

-5 19

15

0


-100

-150


-200


-250

Thời gian (năm )

Chuẩn sai mực nước biển tại trạm Sơn Trà và vệ tinh TOPEX/JASON-1

Chuẩn sai mực nước biển tại trạm Quy Nhơn và vệ tinh TOPEX/JASON-1

100

100

50

50

0

19

10

0

19

10

-50

-50

-100

-100

Thời gian (năm )

Thời gian (năm )

Hòn Dấu: 4mm/nămTopex/jason: 3.57 mm/năm

55 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 20

75 1980 1985 1990 1995 2000 2005 20

Chuẩn sai mực nước biển tại trạm Hòn Dấu và vệ tinh TOPEX/JASON-1

200


150


100


50


0

19

15

-50


-100


-150


-200


-250

Thời gian (năm )

Sơn Trà: 2.15mm/nămTopex/jason: 1.34 mm/năm

55 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 20

70 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 20

Hòn Ngư: -5.56mm/nămTopex/jason: -3 mm/năm

Quy Nhơn: -1.44 mm/nămTopex/jason: 3.84 mm/năm

Chuẩn sai mực nước biển (mm)

Chuẩn sai mực nước biển (mm)

Trên cơ sở số liệu vệ tinh nói trên (không dùng trạm Hòn Ngư), tốc độ tăng trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam trong giai đoạn 1993-2008 là khoảng 3,0 mm/năm và có mức độ tăng gần gấp đôi so với mức tăng tính theo số liệu đo đạc mực nước tại trạm (Bảng 1.1).


Chuẩn sai mực nước biển tại trạm Vũng Tàu và vệ tinh TOPEX/JASON-1

150


100


50


0

19

-50

10

-100


-150


-200

Thời gian (năm )

75

1980

1985

1990

1995

2000

2005

20

Vũng Tàu: 1.38mm/nămTopex/jason: 3.06 mm/năm

Chuẩn sai mực nước biển (mm)

Chuẩn sai mực nước biển (mm)

Chuẩn sai mực nước biển (mm)

Hình 1.1. So sánh số liệu mực nước biển giữa các trạm hải văn với vệ tinh

Bảng 1.1. Tốc độ thay đổi mực nước biển (mm/năm) tại một số trạm của Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2008

STT

Trạm

SL Trạm

SL Vệ tinh

1

Hòn Dấu

4,00

3,57

2

Sơn Trà

2,15

1,34

3

Quy Nhơn

-1,44

3,84

4

Vũng Tàu

1,83

3,06

Trung bình

1,64

3,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến đất canh tác lúa huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang - 3

Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2008.

1.2.4. Các dự báo tác động của nước biển dâng

UNDP (2007 – 2008), nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 20C thì 45% diện tích đất nông nghiệp vùng ĐBSCL sẽ chìm trong nước biển.

Theo cảnh báo của Ngân hàng Thế giới (WB, 2008), Việt Nam là một trong những nước phải chịu sự tác động tồi tệ nhất do sự BĐKH toàn cầu gây ra. Dự báo đến năm 2030, nếu Việt Nam không có những giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa mực nước biển dâng cao, thì có thể 4,4% diện tích đất đai bị ngập. Trong đó, ở ĐBSCL 45% diện tích đất bị nhiễm mặn.

Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế (IRRI,2007) tại Philippines cảnh báo, nước biển dâng cao do khí hậu thay đổi sẽ ảnh hưởng “xấu” đến các vùng trồng lúa có năng suất cao trên thế giới. Nhà khoa học cao cấp về khí hậu Reiner Wassman (2006) cho biết, IRRI đang nỗ lực tìm biện pháp giảm thiểu mối đe dọa này, “Một số khu vực trồng lúa quan trọng tại châu Á nằm ở các đồng bằng thấp, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực trong khu vực và xuất khẩu. Với Việt Nam, phụ thuộc nhiều vào trồng lúa ở trong và xung quanh các khu vực đồng bằng châu thổ nằm thấp thì mực nước biển dâng cao thực tế rất đáng lo ngại”.

Theo dự báo của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007) thì đến năm 2100, trung bình hơn 50cm và cao nhất 95cm. Theo Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ (NASA) và Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA,2004) thì đến cuối thế kỷ này, mực nước biển tăng thấp nhất 56cm và cao nhất 245cm. Nếu căn cứ vào dự báo của

IPCC, đến cuối thế kỷ sẽ có từ 2 đến 2,5 triệu hecta đất của ĐBSCL ngập chìm trong nước biển.

Giáo sư Adrian Atkinson (2008), Trường Đại học Kỹ thuật Berlin: ĐBSCL có vị trí rất thấp với độ cao dưới 1 mét trên mực nước biển. Nhiều giả thiết về nước biển dâng đang được các nhà khoa học nghiên cứu, chủ yếu là do các khối băng ở hai cực đang tan do nhiệt độ bề mặt trái đất tăng. Hơn thế nữa, hiện tượng khí hậu biến đổi cực đoan cũng đang có xu thế gia tăng và là thảm họa cho toàn thế giới trong đó có Việt Nam và ĐBSCL là vùng bị ảnh hưởng nặng nhất. ĐBSCL được bao quanh bởi Biển Đông và Vịnh Thái Lan, có vùng ven biển thấp và trải dài, khi nước biển dâng do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến ĐBSCL chủ yếu do hiện tượng ENSO (El Nino và dao động Nam bán cầu) gây ra, khi mực nước biển

tăng 1m thì có 15.000-20.000 km2 ngập trong nước biển và 3,5 - 5 triệu người

ĐBSCL bị ảnh hưởng, năng suất lúa giảm khoảng 10% khi nhiệt độ tăng thêm 1oC (IPCC AR4, 2007).

Tại cuộc hội thảo bàn tròn về BĐKH toàn cầu diễn ra tại Hà Nội (2009), ông Mark Lowcock, Vụ trưởng Ban chính sách và Quốc tế, Bộ Phát triển quốc tế Anh quốc (DFID) cảnh báo: Việt Nam là nước tiềm ẩn những nguy cơ tổn thương lớn do nhiệt độ toàn cầu tăng kéo theo mực nước biển. Nếu nước biển dâng 1m thì 40.000 km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL sẽ bị ngập hoàn toàn. Trong khi đó các dự báo nước biển

Việt Nam sẽ dâng lên 35cm vào năm 2050; 50cm vào năm 2070 và 1m vào năm 2100.

Tại hội thảo:”Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam” (2008): nước biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến 45% diện tích đất khu vực này có nguy cơ nhiễm mặn và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo giảm 9%. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, phần lớn ĐBSCL sẽ hoàn toàn bị ngập trắng.

Nguyễn Thế Tưởng (2007) đưa ra dẫn chứng, nhiệt độ trung bình của Việt Nam tăng khoảng 0,3oC; hiện tượng ENSO ngày càng tác động gây ra những biến động mạnh mẽ về thời tiết khí hậu năm này qua năm khác. Theo tác giả, trong vòng 40 năm qua mực nước biển đã dâng lên khoảng 20 cm. Dự báo nước biển dâng cao lên 1m, khoảng ¾ diện tích vùng ĐBSCL sẽ bị ngập trong nước, sản lượng nông nghiệp của nước mất đi khoảng 50%, hệ sinh thái thay đổi, nền kinh tế bị ảnh

hưởng lớn.


1.2.5. Tác động của xâm nhập mặn, phèn


Sự nhiễm mặn, phèn đã tác động không nhỏ tới sản xuất lúa vùng ĐBSCL. Để dự báo độ mặn nền trên các hệ thống sông chính vùng ĐBCL, Nguyễn Hữu Nhân (2003) đã xây dựng phần mềm thủy lực Hydrogis bao gồm các cơ sở dữ liệu để lập bản đồ ngập lụt và mô phỏng vùng lũ, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL.

Lã Thanh Hà (2008) đã sử dụng phần mềm VISUAL MODFLOW 2.8.2, bằng phương pháp mô hình số có thể giải được các bài toán đánh giá dự báo sự xâm nhập mặn, dự báo sự dịch chuyển của các chất thải gây ra ô nhiễm đến nước ngầm theo thời gian và theo không gian với độ chính xác cao.

Trần An Phong, Nguyễn Vò Linh (1990) khi xây dựng bản đồ đất đai ĐBSCL tỷ lệ 1/250.000 bằng kỹ thuật GIS đưa ra kết luận về vùng đất phèn ĐBSCL:

+ Vùng đất phèn nặng: Diện tích được tưới rất ít, quy mô ngập lũ sâu (trên 60cm) trong mùa mưa rất lớn. Hạn chế chủ yếu của các đơn vị đất đai ở vùng này là đất phèn nặng, không có nước tưới, ngập lũ sâu mùa mưa và nhiễm mặn mùa khô.

+ Vùng đất phèn trung bình và nhẹ: gần 3/5 diện tích được tưới vào mùa khô, tuy nhiên khoảng ½ diện tích cũng bị ngập sâu trên 60cm mùa mưa, ¼ diện tích phân bố ở vùng ven biển cũng bị nhiễm mặn trên dưới 3 tháng trong mùa khô.

Lê Sâm cùng các cộng sự (2007) đã sử dụng phần mềm Hydro Gis để dự báo mặn nền các sông rạch các tháng mùa khô trong năm (từ tháng1 đến tháng 6) ở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022