Ứng Dụng Lý Thuyết Đánh Dấu Trong Ngữ Pháp Chức Năng

khác nhau để làm nổi bật những phân đoạn thông tin quan trọng, đáng chú ý trong văn bản, nhờ đó định hướng cho người nghe nhận thức đúng vai trò của những thông tin được cho là quan trọng đó, tập trung sự quan tâm của mình vào thông tin đó một cách thích hợp và xử lí chúng một cách chính xác.

Với sự tập trung thông tin này, tiêu điểm hoá có chức năng giống như một chiếc đèn pha (spotlight). Nó lựa chọn một bộ phận thông tin nào đó và tuyên bố: "Phần thông tin này có tầm quan trọng đặc biệt". Nói cách khác, người nói thông báo cho người nghe rằng: "Đây là điều quan trọng, xin hãy lắng nghe!"

Tóm lại, khi bàn về hiện tượng ngôn ngữ này, chúng tôi muốn nhấn mạnh tới mặt hiệu quả hay tác dụng của việc sử dụng tiêu điểm hóa là nhằm giúp cho người nói hay người viết đặt trọng tâm vào những phần thông tin được cho là quan yếu trong cấu trúc thông báo của câu và được thể hiện thông qua nhiều phương tiện bề mặt (surface structure devices). Mà những phương tiện này rất đa dạng về hình thức. Chúng tôi sẽ bàn đến nó ngay sau đây.

1.2.3.2. Phương thức đánh dấu tiêu điểm

Nói tới hiện tượng tiêu điểm hóa không thể không nhắc tới các phương tiện biểu hiện. Có ba loại phương tiện phổ biến của ngôn ngữ được dùng để thể hiện tính tiêu điểm hóa thông tin. Đó là các phương tiện về mặt ngữ âm - âm vị học, phương tiện từ vựng và phương tiện cú pháp.

(i) Các phương tiện về mặt ngữ âm - âm vị học

Về mặt ngữ âm, thông tin mang tính tiêu điểm có thể được nhận diện nhờ vào phương tiện trọng âm, dấu nhấn. Có thể khẳng định rằng một trong những cách đánh dấu tiêu điểm của câu là tạo điểm nhấn giọng (pitch). Người nói sẽ "làm rõ tiêu điểm bằng cách phát âm các từ ngữ ở tiêu điểm khác hẳn với những từ ngữ không nằm trong tiêu điểm, kể cả cách phát âm căng hơn, mạnh hơn, to hơn thậm chí nhỏ hơn một cách khác thường" [3,276]. Và vị trí thông thường của tiêu điểm bằng dấu nhấn là ở vị trí cuối câu. Ví dụ:

[1:8] An làm vỡ kính nhà hàng xóm.

Nhưng theo chúng tôi, tiêu điểm thông tin không nhất thiết phải ở yếu tố cuối cùng của câu. Ví dụ:

[1:8a] An làm vỡ kính nhà hàng xóm. (An (chứ không phải một ai khác) làm vỡ kính nhà hàng xóm).

[1:8b] An làm vỡ kính nhà hàng xóm. (Hành động do An gây ra với kính nhà hàng xóm là làm vỡ)

[1:8c] An làm vỡ kính nhà hàng xóm. (Kính mà An làm vỡ là của nhà hàng xóm chứ không phải là của ai khác)

[1:8d] An làm vỡ kính nhà hàng xóm. (An làm vỡ kính chứ không phải làm vỡ vật gì khác)

Xem xét hiện tượng đánh dấu tiêu điểm hóa dưới góc độ trọng âm và ngữ điệu đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm (xem Quirk, R. [54]. Gần đây tác giả Chungmin Lee [53] có công trình nghiên cứu về các cách diễn đạt tiêu điểm và chủ đề tương phản trong tiếng Anh và tiếng Hàn. Song chính họ cũng nhấn mạnh thêm trọng âm và ngữ điệu không phải là cách duy nhất thể hiện tiêu điểm.

Tuy nhiên vấn đề này đòi hỏi những công cụ khảo sát và quá trình nghiên cứu về ngữ âm và âm vị học rất tinh xảo nên ở luận văn này chúng tôi chỉ đề cập mà không có ý định tìm hiểu quá sâu về nó.

(ii) Các phương tiện về mặt từ vựng

Hiệu quả của tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị có thể được tạo ra khi một từ hay một ngữ được thêm vào hay được sử dụng lại trong một phát ngôn.

a. Thêm từ

Những từ có ý nghĩa tạo tiêu điểm thông tin có thể được thêm vào trước hoặc sau từ chứa phần thông tin được làm nổi bật. Ví dụ:

[1:9] Bức ảnh liệt sĩ Nguyễn Văn Bé treo ngay chính giữa lều, cạnh một dãy sách.

(NTNT:455)

b. Lặp từ

Biểu thức chứa phần thông tin được chọn làm tiêu điểm hóa có thể được lặp lại để thể hiện giá trị nổi bật của nó. Phần được lặp lại có thể là một từ hay một ngữ, có thể được lặp lại hoàn toàn hay lặp đi kèm với một số thay đổi nào đó. Ví dụ:

[1:10] Sao trời đã sinh ra cô là con gái, con gái phố Hàng Đào; con gái phố Hàng Đào có nhan sắc; con gái phố Hàng Đào có nhan sắc của một nhà giàu; con gái phố Hàng Đào có nhan sắc của một nhà giàu đương thì đào tơ mơn mởn, mà không được sinh trưởng vào một cái gia đình được ăn mặc tự do, để được xứng đáng với từng ấy cái mà cô được hơn người.

(NCH:147)

Trong tiếng Việt, những công cụ từ vựng để tạo tiêu điểm thông tin rất đa dạng, phong phú (có thể là những trợ từ nhấn mạnh như chính, ngay, cả, riêng… tiểu từ tình thái như cơ, đấy, chứ…; tổ hợp trợ từ và tiểu từ như chỉ… thôi, có…thì có…) và luôn đi kèm với các công cụ về mặt cấu trúc để tạo nên một hệ thống chặt chẽ. Do đó, khi nghiên cứu về công cụ để biểu đạt tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu cần phải khảo sát cả những phương tiện về mặt cú pháp mà chúng tôi sẽ nêu ở phần dưới.

(iii) Các phương tiện cú pháp

Quirk đề nghị "cách tốt nhất để xem xét vị trí của tiêu điểm là đặt nó trong mối quan hệ với cấu trúc cú pháp của cú" [54,938]. Ông đưa ra ý kiến giải thích cho vấn đề này như sau: "Cú (câu đơn) là đơn vị ngữ pháp có tương quan mật thiết với đơn vị ngữ điệu, hay đơn vị thông tin" và do đó cấu trúc thông tin được truyền đạt thông qua cấu trúc cú pháp của câu. Nói như vậy, tác giả có ý nhấn mạnh rằng cấu trúc cú pháp của câu là sự hiện thực hóa cấu trúc thông tin và là đơn vị cú pháp cụ thể để khảo sát các phương tiện tiêu điểm. Các phương tiện cú pháp thường được thể hiện qua các phép cải biến cú pháp. Các phép cải biến cú pháp là thao tác chuyển đổi từ một cấu trúc này sang một cấu trúc khác mà không làm biến đổi quan hệ của các thực từ tham gia vào phép cải biến đó. Sự thay đổi cấu trúc cú pháp không làm thay đổi nội dung của câu mà làm thay đổi về giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng; thông qua đó tạo nên hiệu quả nhấn mạnh về mặt thông tin (tiêu điểm hóa thông tin). Ở đây chúng ta thấy được tính chất phi đối xứng trong ngôn ngữ nghĩa là không có sự tương ứng một đối một giữa hai mặt tín hiệu của ngôn ngữ: cùng một hình thức (cái biểu đạt), có thể chứa đựng nhiều nội dung (cái được biểu đạt) và ngược lại, cùng một nội dung (cái được biểu đạt) có thể được biểu đạt bằng nhiều hình thức (cái biểu đạt). Liên hệ với hiện tượng tiêu điểm hóa, chúng tôi cho rằng người nói không tạo ra một cấu trúc mới để diễn đạt thông tin mới mà chỉ sử dụng một cách khéo léo, sáng tạo những cấu trúc sẵn có để thực hiện mục đích giao tiếp một cách hiệu quả. Chính vì vậy, trong mỗi ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng luôn tồn tại những cách diễn đạt nhất định. Đó là lí do khiến chúng tôi muốn tìm hiểu những phương tiện để đánh dấu tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị câu tiếng Việt.

Bên cạnh đó, để tổng kết và phân tích các phương tiện từ vựng và phương tiện cú pháp được dùng để tạo nên hiệu quả của các hiện tượng tiêu điểm, chúng tôi dựa trên một số nguyên tắc cơ bản nhằm xây dựng một số điều kiện cần và đủ cho các phương tiện biểu đạt tiêu điểm thông tin:

(a) Nguyên tắc cộng tác của Grice (cooperative principle) [4]

Nguyên tắc cộng tác hội thoại có dạng tổng quát: Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [4,229]) Nguyên tắc này có bốn phạm trù là phạm trù lượng, phạm trù chất, phạm trù quan hệ, phạm trù cách thức theo tinh thần các phạm trù của nhà triết học Kant. Mỗi phạm trù đó, tương ứng với một "tiểu nguyên tắc" mà Grice gọi là phương châm (maxim):

(i) Phương châm về lượng:

- Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi (của đích đang diễn ra của từng phần của cuộc hội thoại)

- Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn đòi hỏi

(ii) Phương châm về chất

- Đừng nói những điều mà anh tin rằng không đúng

- Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực

(iii) Phương châm quan hệ Hãy nói cho đúng chỗ

(iv) Phương châm cách thức

- Tránh lối nói tối nghĩa

- Tránh lối nói mập mờ (có thể hiểu nhiều nghĩa)

- Hãy ngắn gọn (tránh dài dòng)

- Hãy nói có trật tự

Nguyên tắc này áp dụng cho các cấu trúc câu đặc biệt - như một phương tiện cú pháp thể hiện hiện tượng tiêu điểm của câu. Ví dụ thay vì một cấu trúc có đầy đủ các thành phần và theo một trật tự thông thường như Chủ ngữ - Vị ngữ - Bổ ngữ thì người đọc có thể tìm thấy một cấu trúc thiếu thành phần: Trạng ngữ - Vị ngữ - Chủ

ngữ. Trật tự đảo này, áp dụng nguyên tắc của Grice chắc chắn vì một mục đích nhất định khi người nói cố tình đưa phần trạng ngữ lên làm đề cho phát ngôn của mình.

Chính Grice cũng thừa nhận rằng ngoài những phương châm trên "Người ta có thể thêm vào những phương châm khác nữa" (4). Ông cũng khẳng định thêm trong các phương châm đó một vài phương châm cần được tôn trọng hơn các phương châm kia.

(b) Điều kiện chân trị

J.Lyons [28,157] khi bàn về mệnh đề và nội dung mệnh đề đã nêu ra quan điểm của các nhà triết học về bốn tiêu chí của một mệnh đề thông thường:

(i) hoặc đúng hoặc sai;

(ii) có thể được biết, tin tưởng hay ngờ vực;

(iii) có thể được xác nhận, bác bỏ hay nêu câu hỏi;

(iv) không đổi khi chuyển dịch từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.

Thông tin về nội dung mệnh đề như vậy được xác định trong điều kiện chân thực (truth- condition) của phát ngôn. Hai câu khác nhau cùng diễn đạt một nội dung mệnh đề tức có cùng một điều kiện chân thực, thì hai câu đó sẽ cùng đúng hoặc cùng sai. Trong trường hợp đó ta có thể nói là hai câu trên mang cùng một nội dung thông tin về mặt nghĩa học: thông tin mệnh đề.

Trên cơ sở quan niệm này, một phương tiện được dùng để đánh dấu tiêu điểm khi và chỉ khi:

(i) phương tiện đó không làm thay đổi điều kiện chân thực, hay không làm thay đổi nội dung mệnh đề;

(ii) phương tiện đó làm nổi bật những phần thông tin đáng chú ý trong câu;

(iii) phương tiện đó phải có tính đánh dấu.

Trong luận văn này, chúng tôi không có ý muốn tìm hiểu tất cả các phương tiện từ vựng và cú pháp của tiếng Việt mà chỉ những phương tiện từ vựng và cú pháp nào có tác dụng tạo tiêu điểm, làm nổi bật thông tin đáng chú ý. Do đó trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy có những thuật ngữ chưa có trong tiếng Việt thì phải mượn từ tiếng Anh để chuyển dịch sang tiếng Việt như cấu trúc đảo thành tố lên đầu câu gọi là tiền đảo (preposing) hay đảo một thành tố nào đó xuống cuối câu gọi là hậu đảo (postposing). Điều này sẽ được chúng tôi trình bày trong chương II một cách cụ thể.

1.2.4. Lý thuyết đánh dấu

1.2.4.1. Lý thuyết đánh dấu của Jakobson

Trubetzkoy là người đầu tiên phát hiện ra khái niệm có dấu hiệu/ không có dấu hiệu. Sau đó khái niệm này đã được gọi bằng thuật ngữ "đánh dấu" và phát triển lý thuyết đánh dấu trong âm vị học bằng cách đưa ra ba đối lập âm vị:

(i) Đối lập có/ không: tức đối lập giữa hai âm vị, tất cả các nét khu biệt khác đều đồng nhất, chúng chỉ khác nhau ở một nét khu biệt theo hai giá trị có hoặc không có nét khu biệt đó. Ông còn lý giải thêm, thành phần có dấu hiệu của một cặp đối lập là âm vị được đặc trưng bởi sự tồn tại của giá trị tích cực (của sự có) của nét khu biệt. Thành phần không có dấu hiệu là thành phần được đặc trưng bởi sự vắng mặt (sự không) nét khu biệt đó. Ta có thể lấy ví dụ đối với cặp /d/ và /t/ thì

/d/ là thành phần có dấu hiệu vì nó hữu thanh, còn /t/ là không có dấu hiệu vì ở nó vắng mặt nét hữu thanh (vô thanh).

(ii) Đối lập thang độ: tức đối lập giữa một số âm vị đồng nhất về tất cả các nét khu biệt, chỉ khác nhau ở các mức độ khác nhau của một nét khu biệt nào đó. Ví dụ sự đối lập giữa ba âm vị /i/, /e/, /ε/ tiếng Việt. Chúng đều là nguyên âm hàng trước, chỉ khác nhau ở mức độ độ mở của miệng: /i/ có độ mở hẹp nhất rồi đến /e/ (chữ viết ê). Rộng nhất là nguyên âm /ε/ (chữ viết e).

(iii) Đối lập đẳng trị: tất cả những trường hợp đối lập khác, không phải đối lập có/ không, không phải đối lập thang độ. Nói cách khác, mỗi thành viên trong một nhóm có một đặc tính mà các thành viên khác trong cùng nhóm không có. Ví dụ hai phụ âm /p/ và /t/ đều là phụ âm tắc, vô thanh nhưng /p/ là phụ âm môi, /t/ là phụ âm đầu lưỡi- răng. Nét khu biệt môi đẳng trị với nét khu biệt đầu lưỡi - răng (đây không phải là thế đối lập có/ không vì nét đầu lưỡi- răng không phải là nét môi).

Cấu trúc âm vị của Trubetzkoy và của trường phái Praha được R.Jakobson, một đại diện xuất sắc của trường phái này kế tục. Vào khoảng 1940, R.Jakobson đã phát triển thêm một bước mới lý thuyết về nét khu biệt âm vị học. Nhưng giữa Trubetzkoy và R. Jakobson có sự khác nhau ở chỗ Trubetzkoy do hạn chế về điều kiện kĩ thuật của thời đại chỉ dùng các đặc tính cấu âm, thì R.Jakobson nhờ các máy móc âm học khá tinh xảo đã dùng các đặc tính âm học làm nét khu biệt âm vị học.

Nghiên cứu hàng loạt những ngôn ngữ rất khác nhau, Jakobson cho thấy chỉ cần một số nét khu biệt, khoảng 12 nét khu biệt là đủ để miêu tả chúng.

Mặt khác, lý thuyết đánh dấu của Jakobson là lý thuyết bàn về mối quan hệ giữa các đơn vị đánh dấu và không đánh dấu trong các cặp đối lập nhị phân. Ông định nghĩa đơn vị đánh dấu là phát biểu của một đặc tính A, trong khi đơn vị không đánh dấu có thể được chia làm hai phần: hoặc là không phải là phát biểu của A hoặc phát biểu của A. Đặc tính A được Jakobson định nghĩa là một đặc tính nghĩa được cho và tương đối độc lập với thực tế ngoài ngôn ngữ. Ông lưu ý rằng phải xét đến giá trị đánh dấu trong mối quan hệ với những đơn vị không đánh dấu.

Ví dụ, trong tiếng Anh, danh từ đếm được có hai hình thức: số ít (book) và số nhiều (books). Hình thức số nhiều được thể hiện bằng sự có mặt một cách hiển ngôn bằng "-s" vào cuối từ; hình thức số ít là sự vắng mặt một biến tố tương tự. Một sự có mặt hay vắng mặt một chỉ dấu về mặt hình thức như thế thì tương ứng với một khác biệt về ngữ nghĩa: hình thức số nhiều (books) được quy chiếu cho số sách nhiều hơn một đơn vị; nhưng hình thức số ít cũng không hẳn được giới hạn trong một đơn vị nghĩa là "sách" mà ta thấy xuất hiện trong nhiều ví dụ như: bookshop, bookseller, book- shelf, bookstore, v.v… Những trường hợp như vậy không hẳn là số nhiều có thể là số ít mà cũng có thể là trung tính. Do chúng chiếm nhiều khả năng xuất hiện hơn hình thức số nhiều nên chúng được coi là không đánh dấu. Tất cả những yếu tố không đánh dấu trong ví dụ này bao gồm tất cả những trường hợp book số ít và book không chỉ số, và những yếu tố đối lập (những yếu tố không đánh dấu) là những trường hợp books số nhiều. Cặp đối lập trên, ta có thể mô tả như sau:

[1:12]

book

Books

tính đánh dấu

không đánh dấu

đánh dấu

hình thức

vắng mặt hậu tố

có mặt hậu tố

nghĩa

không chỉ số nhiều

chỉ số nhiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu Tiếng Việt - 4


1.2.4.2. Ứng dụng lý thuyết đánh dấu trong ngữ pháp chức năng

Trên cơ sở lý thuyết của Jakobson về tính đánh dấu, Dik đã ứng dụng các thuật ngữ đánh dấu và không đánh dấu cho ngôn ngữ. Theo Dik, những trường hợp có tần số xuất hiện thường xuyên là trường hợp không đánh dấu và những trường hợp có tần số xuất hiện ít hơn là những trường hợp đánh dấu. Ông đưa ra một ví dụ

về trật tự từ trong tiếng Anh với cấu trúc phổ biến: S + Vf + X (S= chủ ngữ; Vf= động từ chính được chia hợp với chủ ngữ; X= các thành tố khác). Qua khảo sát 100 cú tiếng Anh, ông nghĩ trật tự đảo ngữ trong tiếng Anh chắc chắn phải diễn đạt một ý nghĩa nào khác ngoài chức năng cung cấp thông tin.

So sánh với cấu trúc thông tin của tiếng Việt, vị trí chủ đề thông thường được đặt trùng với vị trí chủ đề và chủ ngữ, nhưng khi một thành tố khác của câu được đề bạt lên vị trí này, ta có đề đánh dấu và tạo được một tiêu điểm thông tin trong phát ngôn.

Dik cũng đưa ra luận điểm:

(i) Một hiện tượng được coi là đánh dấu trong môi trường (ngôn ngữ) này có thể là không đánh dấu trong môi trường (ngôn ngữ) khác;

(ii) Khi dùng hình thức đánh dấu thường xuyên, chúng dần dần mất đi tính đánh dấu và có thể một hình thức được đánh dấu mới ra đời để thay thế.

Những quan điểm của Dik về tính đánh dấu đã giúp chúng tôi có được điểm nhìn sâu hơn về hiện tượng tiêu điểm hoá: người nói/ viết có thể dùng một từ nào đó để thay thế hay bổ sung cho một từ khác để nhằm truyền đạt một thông điệp cần nhấn mạnh nào đó hay có thể sử dụng một cấu trúc bất thường để thể hiện một ý nghĩa đặc biệt, tạo ra một tiêu điểm thông tin trong câu nhằm thu hút sự chú ý của người nghe (cấu trúc tiêu điểm) để thay thế cho một cấu trúc không đánh dấu và không có giá trị tạo tiêu điểm thông tin, giá trị nhấn mạnh.

Chúng tôi đơn cử một ví dụ mà áp dụng lý thuyết đánh dấu thông qua việc sử dụng phương thức tiêu điểm hoá là cấu trúc có chứa yếu tố hạn định đứng ở đầu câu. Ngoài những phụ từ dùng để tách câu như thì/ là/ mà, câu tiếng Việt có thể có những phụ từ tình thái như mãi/mới để góp phần tạo nên tiêu điểm thông tin. Xem ví dụ:

[1:11] Mãi đến lúc anh nghe thấy có tiếng anh Hai Thép gọi ở trước hang, anh mới đứng dậy.

(AĐ1:94)

[1:12] Chỉ có tiếng nước chảy sốt ruột dưới khe, phụ hoạ vào câu nói đó.

(CL:18)

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí