Thống Kê Diện Tích, Dân Số Và Mật Độ Dân Số Trong Khu Vực

2.2.4.3. Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt

-Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè (từ tháng 2-4). Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 39oC và độ ẩm tối thấp xuống dưới 30%.

- Mưa lớn cục bộ : Đây là vùng có lượng mưa lớn hàng năm, do địa hình dốc, các công trình giao thông đang mở rộng và nâng cấp thường xảy ra sạt lở đất, đôi khi lũ quét cục bộ trong những tháng mùa mưa. Nhìn chung đây là một trong những vùng khí hậu ít thuận lợi ở nước ta.

2.2.5. Thuỷ văn

Do địa hình có độ dốc lớn nên sông suối xuất phát từ đây thường ngắn, dốc đổ ra biển theo hướng Đông hoặc Đông Bắc. Trong vùng nghiên cứu có các hệ thống sông chính sau:

Phía Đông Bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từ sườn Đông đều chảy vào sông Bến Hải và đổ ra biển đông ở Cửa Tùng.

Phía Tây Bắc và Nam của khu bảo tồn là thượng nguồn sông Xê Păng

Hiêng chảy qua Lào vào sông Mê Kông.

Phía Đông Nam, bao gồm Bắc Động Sa Mùi và Đông Động Voi Mẹp là thượng nguồn của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại Cửa Việt.

Phía Nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông Quảng Trị (Thạch Hãn). Công trình thủy điện Rào Quán đang xây dựng tại đây .

2.3. Điều kiện kinh tế xã hội

Các thông tin về kinh tế xã hội được thu thập ở 5 xã có liên quan đến quy hoạch Khu BTTN Bắc Hướng Hoá thuộc tỉnh Quảng Trị, bao gồm: Hướng Lập, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh và Hướng Việt, trong đó xã Hướng Việt mới được thành lập theo Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 02

tháng 01 năm 2004 của Chính Phủ.

2.3.1. Dân số, dân tộc, lao động

Tổng số dân của 5 xã là 10.353 người với số hộ là 2.084, trong đó có

1.448 hộ là người Vân Kiều (chiếm 69,4 % tổng số hộ của 5 xã), dân tộc khác

chỉ có 3 hộ, còn lại là người Kinh.


Bảng 2.3: Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số trong khu vực


TT

Hạng mục

Hướng

Lập

Hướng

Việt

Hướng

Phùng

Hướng Sơn

Hướng

Linh

Cộng

1

Tổng số hộ

208

209

943

296

428

2.084


+ Kinh

3

3

615

4

8

633


+ Vân Kiều

205

206

326

292

419

1.448


+ Khác

0

0

2

0

1

3

2

Dân số

1.258

1.155

4.365

1.626

1.949

10.353


+ Nam

674

563

2.221

796

1.023

5.277


+ Nữ

584

592

2.144

830

926

5.076

3

Lao động

439

434

1.867

610

786

4.136


+ Nam

214

220

1.056

304

389

2.183


+ Nữ

225

214

811

306

397

1.953

4

Số hộ đói nghèo

113

78

371

191

214

967

5

Tỷ lệ hộ đói nghèo(%)

54,3

37,3

39,3

64,5

50,0

46,4

6

Tỷ lệ tăng dân số

1,75

1,57

2,13

1,93

1,77

1,83

7

Mật độ dân số(người/km2)

8,1

17,7

35,0

7,9

16,7

15,5

8

Diện tích tự nhiên (km2)

155,37

65,20

124,79

204,56

116,55

666,47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 5

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 (Phòng thống kê huyện Hướng Hoá ).

Bảng 2.3 cho thấy, tổng số hộ đói nghèo của 5 xã là 967 hộ (chiếm 46,4 % tổng số hộ của 5 xã). Trong đó, xã có tổng số hộ đói nghèo cao nhất trong 5 xã là xã Hướng Phùng với tổng số hộ là 371 hộ, chiếm 39,3% tổng số hộ của xã; xã có tỷ lệ đói nghèo cao nhất là xã Hướng Sơn chiếm 65,5% tổng số hộ trong xã. Tổng diện tích đất tự nhiên của 5 xã là 66.647,31 ha. Trong đó, xã Hướng Việt có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (6.520 ha), xã Hướng Sơn có diện tích tự nhiên lớn nhất (20.455,7 ha) trong 5 xã. Dân cư các xã trong vùng nghiên cứu có mật độ dân số là tương đối thấp (15,5 người/km2) trong đó xã có mật độ phân bố dân cư thấp nhất là xã Hướng Sơn với 7,9 người/km2, xã có mật độ dân số cao nhất là xã Hướng Phùng với 35,0 người/km2.

2.3.2. Giáo dục và Y tế

Hầu hết các xã trong vùng nghiên cứu đều có trường trung học cơ sở và trường tiểu học. Tuy nhiên các xã vẫn chưa có trường phổ thông trung học, công tác phổ cập học sinh trong độ tuổi đến trường vẫn chưa huy động hết, đội ngũ giáo viên còn thiếu, chất lượng dạy và học chưa cao. Trình độ văn hoá nói chung còn thấp, đặc biệt là đối với cộng đồng người dân tộc Vân kiều. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế của người dân trong vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giảng dạy còn thiếu, điều kiện giao thông đi lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa.

100% các xã trong vùng đều có trạm y tế nhà cấp 4 trở lên, nhưng nhìn chung công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn nhiều hạn chế, thuốc chữa bệnh còn thiếu, và đội ngũ cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vẫn còn thiếu.

2.3.3. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống đường giao thông : Các xã trong vùng đều có đường ô tô đến tận trụ sở UBND. Tuy nhiên vào mùa mưa việc đi lại giữa các xã trong vùng gặp rất nhiều khó khăn.

Hệ thống điện: Cho đến nay đã có điện đến các trung tâm xã nhưng các thôn bản ở xa thì vẫn chưa có.

Hệ thống thông tin liên lạc: Còn khá khó khăn chỉ có ở một số điểm

trung tâm, còn lại chưa có đường dây hữu tuyến cũng như vô tuyến.

2.3.4. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp 2.3.4.1.Nông nghiệp

Tổng diện tích đất trồng lúa trong vùng là 1.106,8 ha (bao gồm lúa nước và lúa nương), phần lớn là ruộng một vụ. Phần còn lại là 1.601,5 ha đất sản xuất nông nghiệp để trồng các loại cây hàng năm và đất để trồng cây lâu năm. Phần lớn là các loại cây hoa màu như ngô, khoai lang, sắn, lạc và thuốc lá. Năng suất lúa bình quân của 5 xã huyện Hướng Hóa là 25,1 tạ/ha/năm, trong đó vụ Đông Xuân: 31,8 tạ/ha/năm, lúa nước: 30,8 tạ/ha/năm, lúa rẫy:

12,7 tạ/ha/năm, ngô: 13,6 tạ/ha/năm, khoai lang: 55,7 tạ/ha/năm, sắn: 171,0

tạ/ha/năm.


Bảng 2.4: Diện tích lúa và các loại hoa màu đang canh tác

Đơn vị: ha


TT

Lúa nước

Lúa rẫy

Ngô

K.lang

Sắn

Tổng

1

Hướng Lập

57,6

103,0

59,4

2,6

32,5

255,1

2

Hướng Việt

119,2

107,0

36,4

4,0

24,6

291,2

3

Hướng Phùng

118,0

20,0

32,0

6,0

20,0

196,0

4

Hướng Sơn

267,0

50,0

45,0

-

30,0

392,0

5

Hướng Linh

205,0

60,0

70,0

5,0

60,0

400,0


Tổng

766,8

340,0

242,8

17,6

167,1

1.534,3

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 (Phòng thống kê Hướng Hoá).

Trồng cây công nghiệp lâu năm đang là định hướng phát triển kinh tế của 5 xã vùng đệm. Loài cây được trồng chủ lực là cây cà phê với năng xuất hiện nay trung bình 20 tấn cà phê tươi / ha . Giá bán tươi hiện tại là 4 triệu đồng/ 1 tấn tươi. Đây là một nguồn thu đáng kể cho người dân. Tuy nhiên diện tích trồng cà phê chủ yếu tập trung tại xã Hướng Phùng cần có nghiên cứu mở rộng diện tích thêm trên các xã khác.

Bảng 2.5: Diện tích cây công nghiệp lâu năm Đơn vị: Ha


TT

Cà phê

Hồ tiêu

Cao su

Cây CN khác

Tổng

1

Hướng Lập

7,1

1,6


0,4

9,1

2

Hướng Việt

3,5

1,2


0,5

5,2

3

Hướng Phùng

1.062,4

17,3


1

1.080,7

4

Hướng Sơn

133

11


0,8

144,8

5

Hướng Linh

68,5

2,5


0,5

71,5


Tổng

1.274,5

33,6


3,2

1.311,3

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 (Phòng thống kê Hướng Hoá).

2.3.4.2. Lâm nghiệp

Hiện đang có các hoạt động sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng do Bộ Quốc Phòng thực hiện theo chương trình 661. Phạm vi dự án trên địa bàn 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh có quy mô như sau:

+ Trồng mới và chăm sóc 3 năm tiếp theo: 4.000 ha

+ Bảo vệ rừng hiện có: 7.000 ha

+ Khoanh nuôi có trồng bổ sung cây lâm nghiệp: 2.000 ha

+ Xây dựng đường ranh cản lửa: 50 km

+ Biển báo bảo vệ rừng: 15 bảng

+ Làm đường nội vùng: 40 km

Đoàn KTQP 337 phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị tổ chức thực hiện dự án. Hiện tại đoàn đang quản lý bảo vệ một số diện tích rừng khu vực Đèo Sa Mù. Diện tích này cũng nằm trong phương án quy hoạch của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Trong khu vực dự án có 1800 ha rừng tự nhiên thuộc tiểu khu 641,657 và 670 nằm trong quy hoạch khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa. Hiện nay, chủ dự án đang tổ chức giao khoán bảo vệ rừng và sẽ kết thúc hợp đồng vào năm 2009. Như vậy diện tích trên cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc quy hoạch lâu dài cho khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.

2.3.4.3 Chăn nuôi gia súc

Tình hình chăn nuôi gia súc trong vùng nói chung là tương đối phát triển đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Theo thông tin từ niên giám thống kê từ năm 2000 đến nay số lượng các đàn gia súc ở tất cả các xã đều tăng đã góp phần đáng kể thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Tuy vậy chủ yếu là chăn thả rông nên chất lượng đàn gia súc ở đây không cao.

Bảng 2.6: Tổng đàn gia súc trong vùng nghiên cứu

Đơn vị: con


TT

Hạng mục

Hướng

Lập

Hướng

Việt

Hướng

Phùng

Hướng Sơn

Hướng

Linh

Cộng

1

Trâu

236

307

279

396

995

2.213

2

377

466

546

477

783

2.649

3

Lợn

246

415

651

343

533

2.188

4

58

29

178

88


353

5

Ngựa

5



3


8


Cộng

922

1.217

1.654

1.307

2.311

7.411

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 (Phòng thống kê Hướng Hoá)

2.3.5. Công nghiệp và dịch vụ

Tình hình phát triển các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ

ngoài quốc doanh trong vùng nói chung còn kém phát triển và số lượng còn ít. Cụ thể là, tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh trong vùng là 32 cơ sở, tổng số cơ sở Thương mại và dịch vụ ngoài quốc doanh là 68 cơ sở (Niên giám thống kê năm 2006 huyện Hướng Hoá).

2.3.6. Các cơ quan có trong khu vực nghiên cứu

Một số cơ quan đóng ở vùng đệm của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa

bao gồm:

- Đồn biên phòng 605 (Đồn Cù Bai) trên địa phận của thôn A Sóc, xã Hướng Lập.

- Đoàn kinh tế quốc phòng 337 đóng trên địa phận của xã Hướng Phùng .

- Đồn biên phòng 609 (Sen Bụt) đóng trên địa phận xã Hướng Phùng.

- Đơn vị giao thông bảo dưỡng và quản lý đường bộ (Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây) trên địa phận xã Hướng Phùng.

Chương 3

MỤC TIÊU- NỘI DUNG- THỜI GIAN - PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU


3.1. Mục tiêu luận văn

Thông qua việc nghiên cứu đánh giá, đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học cho khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá của địa phương, đáp ứng được yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học cho khu bảo tồn nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo được các yêu cầu cho sự phát triển bền vững của khu vực.

Cụ thể: Đề xuất phương hướng

- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Bảo vệ quần thể của các loài động thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu, các loài đang bị de dọa của Việt Nam và của hệ sinh thái rừng núi thấp Trung bộ

- Duy trì dịch vụ và chức năng hệ sinh thái trong phòng hộ đầu nguồn

của các con sông Bến Hải, Rào Quán, Sông Hiếu và Sê Păng Hiêng

- Tạo cơ hội để cộng đồng địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn , sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng nhằm nâng cao đời sống nhân dân một cách lâu dài.

3.2. Nội dung

Việc nghiên cứu một cách đầy đủ để đánh giá và đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn tại một khu bảo tồn vừa mới được thành lập như Khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa Quảng Trị là một việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Do vậy, trong khuôn khổ của một luận văn cao học với các mục tiêu như đã nêu, luận văn chỉ tập trung vào 05 nội dung nghiên cứu chủ yếu dưới đây:

1) Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội địa phương liên quan đến khu bảo

tồn.

2) Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của khu

bảo tồn

3) Đánh giá hiện trạng quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực

4) Phân tích, đánh giá các nguy cơ đe dọa đến đa dạng sinh học tại khu

bảo tồn.

5) Dựa trên tình hình thực tế đề xuất một số nội dung kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.

3.3. Thời gian

Đề tài nghiên cứu đã được triển khai thực hiện từ tháng 7 năm 2006 cho đến tháng 6 Năm 2007. Tuy nhiên, việc thu thập các tài liệu liên quan trên thực tế đã được tác giả bắt đầu từ những năm trước đây.

3.4. Phương pháp

Để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn, các phương pháp dưới đây đã được áp dụng:

-Thu thập, đánh giá tài liệu thứ cấp : Thu thập các tài liệu có liên quan đến quản lý cộng đồng, tài liệu và bản đồ của các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia, các văn bản luật pháp và chính sách có liên quan đến công tác quản lý rừng cộng đồng và quản lý các khu Bảo tồn. Các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài đã có được từ trước đến nay: Về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các lĩnh vực liên quan khác ; Thu thập số liệu về các kết quả điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên đã thu được từ trước đến nay do các cơ quan khoa học (Trường đại học, Viện nghiên cứu), của các tổ chức phi chính phủ và các nhà khoa học trong và ngoài nước đã thực hiện tại khu bảo tồn, trên địa bàn tỉnh và các VQG, Khu BTTN thuộc các tỉnh cận lận và Vùng sinh thái Tây Trường Sơn. Đặc biệt là các kết quả điều tra nghiên cứu về đa dạng sinh học đã được thực hiện trong những năm vừa qua tại tỉnh Quảng Trị bởi các chương trình, dự án do Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Tổ chức WWF, CRES thuộc Đại học Quốc gia và Tổ chức BirdLife Việt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023