Diện Tích Các Loại Đất Ở Vùng Nghiên Cứu Đơn Vị: Ha

giáo dục bảo tồn cho cộng đồng. Ngoài ra, tại Quảng Trị, trong thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm (CCKL) tỉnh cũng đã phối hợp tiến hành xây dựng một số đề tài, chương trình nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các hoạt động điều tra nghiên cứu và phối hợp các hoạt động nghiên cứu khác, cụ thể như phối hợp điều tra chim, lưỡng cư – bò sát và thực vật với Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR) Hà Nội có sự hợp tác với một số tổ chức quốc tế khác vào thời gian 2003-2007.

Tất cả các kết quả điều tra nghiên cứu tại Quảng Trị trong thời gian qua đã cho thấy sự phong phú về tài nguyên ĐDSH và yêu cầu cấp thiết của công tác bảo tồn trong đó có việc xây dựng hệ thống RĐD hay Khu BTTN của tỉnh.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2020 (QĐ số 1775 /QĐ-UBND/2005) của UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ ra những nội dung cơ bản về phát triển ngành lâm nghiệp cùng với nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cũng như phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005 - 2010 cũng đã xác định: " Phát triển lâm nghiệp toàn diện theo hướng xã hội hoá nghề rừng. Tập trung bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, chú trọng trồng rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái; Rừng kinh tế đảm bảo nguyên liệu cho các cơ sở chế biến lâm sản. Đảm bảo rừng và đất rừng có chủ thực sự, gắn với việc tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của chính phủ giai đoạn 2006 – 2010 (QĐ số 20/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007) ; nâng độ che phủ lên 43% vào năm 2010 . Ngăn chặn có hiệu quả nạn khai thác, buôn bán lâm sản trái phép, nạn cháy rừng, đốt phá rừng làm nương rẫy”.

Nằm trong vùng sinh thái Trung Trường Sơn, nơi có tiềm năng ĐDSH phong phú và đang bị đe doạ ở mức độ nghiêm trọng, cho đến nay hệ thống RĐD ở tỉnh Quảng Trị có 04 khu rừng đặc dụng bao gồm: Khu BTTN

Đakrông, khu BTTN Bắc Hướng Hóa, khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh là các khu BTTN trực thuộc UBND tỉnh và do CCKL trực tiếp quản lý. Đồng thời có 01 khu Văn hoá – môi trường là khu Rú Lịnh do UBND huyện Vĩnh Linh quản lý (xem Bảng 1.2).

Bảng 1.2: Các khu rừng đặc dụng ở tỉnh Quảng Trị


Đặc điểm


Tên khu

Diện tích (ha)

Địa điểm

Hiện trạng

Mục tiêu bảo tồn & phân hạng

Cấp quản


1. Khu BTTN Đa

Krông


37.640

Huyện Đa Krông

Thành lập (2001)

Có Ban QL

Khu BTTN

Bảo tồn ĐDSH & bảo

vệ đầu nguồn


UBND

tỉnh/CCKL


2. Khu BTTN Bắc Hướng Hoá


25.200

Huyện Hướng Hoá

Thành lập (2007) chưa có Ban QL

Khu BTTN

Bảo tồn ĐDSH & bảo

vệ đầu nguồn


UBND

tỉnh/CCKL

3. Khu cảnh quan đường HCM huyền thoại

huyện Đa Krông


5.680

Huyện Đa Krông

Thành lập (2007) Chưa có Ban QL

Khu BV cảnh quan – di tích lịch sử đường

HCM


UBND

tỉnh/CCKL


4. Khu Rú Lịnh


270

Huyện

Vĩnh Linh

Thành lập

(2000) Không thành lập BQL

Khu Văn hoá

– Môi trường

UBND

huyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 4


Qua đánh giá cho thấy năng lực quản lý bảo vệ cũng như cơ sở hạ tầng của hệ thống rừng đặc dụng ở tỉnh còn hết sức hạn chế, thể hiện nhiều bất cập, đòi hỏi phải được nghiên cứu và hoàn thiện. Chưa có những điều tra đánh giá về tình hình quản lý rừng cộng đồng ở tại các khu Bảo tồn thiên nhiên nhằm phát hiện các mô hình quản lý rừng có hiệu quả và đề xuất các giải pháp hữu hiệu và khả thi để nâng cao vai trò quản lý rừng và Đa dạng sinh học của cộng đồng. Một trong những khó khăn nhất của công tác quản lý các khu rừng đặc dụng hiện nay là chưa huy động được sự tham gia quản lý bảo vệ của các cộng đồng sống ở trong hay quanh các khu rừng đặc dụng và một bài học thực tế rút ra là: nếu thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng thì công tác quản lý

bảo vệ các Vườn quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn

và khó thành công.

Do đó, yêu cầu công việc lập kế hoạch bảo tồn phải phù hợp với tình hình thực tế, gắn kết hợp với các hoạt động địa phương và phù hợp với các chủ trương chính sách của nhà nước nhằm tới mục tiêu kết hợp bảo tồn với phát triển bền vững. Trong quá trình lập kế hoạch để có được sản phẩm đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là những cộng đồng bị tác động, việc tham gia của các cộng đồng có liên quan là khâu then chốt. Đó cũng chính là vai trò của cộng đồng có liên quan trong việc bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.

Chương 2

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH- ĐIỀU TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI


2.1. Lịch sử hình thành của KBT Bắc Hướng Hóa

Nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực rừng Bắc Hướng Hóa trong nhiều lĩnh vực, ngày 8/10/2004 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Trị đã có công văn số 2036/TT-UB đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập mới hai khu rừng đặc dụng thuộc tỉnh Quảng Trị là Bắc Hướng Hóa và Khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Ngày 13/7/2005, Bộ NN&PTNT đã có công văn số 1736/BNN-KL, về việc thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Quảng Trị. "Hai khu rừng nói trên đã được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam quy hoạch đến năm 2010 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt" (trích nguyên công văn của Bộ NN&PTNT trả lời tỉnh Quảng Trị). Để có cơ sở đầu tư lâu dài nhằm bảo tồn rừng, đa dạng sinh học và phòng hộ đầu nguồn của Bắc Hướng Hóa, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu tỉnh Quảng Trị phải xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật (Dự án đầu tư) thành lập khu rừng đặc dụng để trình Bộ NN&PTNT thẩm định.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh được UBND tỉnh Quảng Trị chỉ định là cơ quan chức năng thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị chịu trách nhiệm thực hiện công văn trên của Bộ NN&PTNT. Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với Tổ chức BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam tiến hành thu thập số liệu cơ bản, đánh giá tình trạng rừng, xác định phương án quy hoạch ranh giới ngoài thực địa để xây dựng dự án đầu tư thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, giai đoạn 2006-2010.

Ngày 05/12/2006 Bộ NN&PTNT đã có văn bản số 3251/BNN-LN gửi UBND tỉnh về việc thẩm định kết quả quy hoạch rà soát ba loại rừng tỉnh Quảng Trị. Trong đó thống nhất diện tích quy hoạch cho khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa là 25.200 ha.

Ngày 14/3/2007, UBND tỉnh đã ra quyết định số 479/ QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án quy hoạch và đầu tư Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, huyện Hướng Hóa.

2.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.1. Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có ranh giới phía Tây giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh huyện Hướng Hóa, phía Đông giáp với 3 huyện Vĩnh Linh , Gio Linh và Đakrông.

Khu vực bảo tồn giới hạn trong khoảng tọa độ địa lý:

+ Từ 16043'22’’ đến 16059'55’’ vĩ độ Bắc

+ Từ 106033'00’’ đến 106047'03’’ kinh độ Đông

Khu bảo tồn nằm trên trục đường Hồ Chí Minh nhánh Tây bắt đầu từ thị trấn Khe Sanh và chạy xuyên qua khu bảo tồn sau đó sang tỉnh Quảng Bình. Trung tâm khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa cách trung tâm huyện Hướng Hóa (Khe Sanh) khoảng 50 km về phía Bắc và thị xã Đông Hà khoảng 120 km.

2.2.2. Địa hình, địa chất


Địa hình khu vực khảo sát là vùng núi thấp ở phía Nam của giải Trường Sơn Bắc với dãy núi cao trên 1.000 m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dọc ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Về phía Quảng Trị địa hình nâng cao hơn, chia cắt mạnh, độ dốc cao phổ biến từ 15-25o, có nhiều nơi, nhiều chỗ dốc đứng. Trong khu vực có các đỉnh cao điển hình như: Đỉnh Sa Mù (1550m) Sa Mù ở phía Tây và Động Voi Mẹp (1771m) ở phía Đông Nam khu bảo tồn. Trong khu vực ngoài đồi, núi đất chiếm đa số còn lại có hai dãy núi đá vôi. Ở gần trung tâm là dãy đá vôi chạy theo hướng Đông- Tây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt, gần trung tâm xã Hướng


Việt có dãy núi đá vôi chạy theo hướng Bắc-Nam.

Khu vực nghiên cứu nằm trên hệ địa máng-uốn nếp Caledon Việt Lào ở Bắc Trung Bộ, giới hạn bởi đứt gãy sâu Sông Mã ở phía Bắc và đứt gãy sâu Tam Kỳ-Hiệp Đức ở phía Nam. Các phức hệ địa máng phát triển từ kỷ Cambri (có thể từ Sini) cho đến cuối Silur hoặc đầu Đevon. Trên chúng đã hình thành các lớp phủ nền trẻ Epicaledon Paleozoi giữa-muộn, cũng như các võng chồng hoạt hoá-tạo núi trong Mesozoi-Kainozoi. Hầu hết các núi trung bình được cấu tạo bởi đá Granit phân bố khá phổ biến trong vùng. Các núi thấp được cấu tạo bởi đá trầm tích lục nguyên tuổi Ocdovic-Silur gồm có cát kết Mica, cát kết phân phiến, bột kết và sét kết phân phiến bị biến chất yếu ở dạng Xirixit. Ngoài đá Granit nêu trên là các đá biến chất yếu tuổi Cambri- Ordovic hạ bao gồm phiến thạch kết tinh, phiến thạch Xirixit, Pyrit, cát kết bị quarzit hoá (Theo bản đồ địa chất Việt Nam).

2.2.3. Đất và tình hình sử dụng đất

Trong phạm vi khu vực nghiên cứu có các loại đất sau:

Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn.

Đất Feralit vàng nhạt vùng đồi phát triển trên đá trầm tích và biến chất có

kết cấu hạt thô.

Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô.

Đất Feralit vàng nhạt núi thấp phát triển trên đá hỗn hợp.

Đất Feralit vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá phún xuất tính chua.

Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình phát triển trên đá phún xuất tính

chua.

Đất phù sa sông suối.


Bảng 2.1: Diện tích các loại đất ở vùng nghiên cứu Đơn vị: ha


TT


Hạng mục

Hướng

Lập

Hướng

Việt

Hướng

Phùng

Hướng Sơn

Hướng

Linh


Cộng


Tổng diện tích

15.537,40

6.520,00

12.479,46

20.455,70

11.654,75

66.647,31

1

Đất nông nghiệp

6.749,92

2.366,50

3.116,41

9.723,80

3.973,33

25.929,96

1.1

Đất SXNN

287,12

280,50

1.215,92

433,50

389,23

2.606,27

1.2

Đất lâm nghiệp

6.462,00

2.081,00

1.900,00

9.245,80

3.583,00

23.271,80

1.3

Đất nuôi trồng T.sản

0,80

5,00

0,49

1,30

1,10

8,69

1.4

Đất NN khác




43,20


43,20

2

Đất phi nông nghiệp

122,31

49,93

148,14

110,77

129,15

560,30

3

Đất chưa sử dụng

8.665,17

4.103,57

9.214,91

10.621,13

7.552,27

40.157,05

Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai Quảng Trị năm 2005

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Toàn khu vực có 2.606,27 ha đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, chiếm 3,91% diện tích đất tự nhiên, bình quân khoảng 2.700m2/người, gấp đôi bình quân chung của tỉnh (1.200m2/người ).

+ Đất lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp có rừng của khu vực là 23.271,80 ha chiếm 34,92% diện tích tự nhiên của tỉnh.

+ Đất phi nông nghiệp: Diện tích 560,30 ha chiếm 0,84 % tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Đất chưa sử dụng: Theo thống kê đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá toàn tỉnh có 40.157,05 ha, chiếm 60,25% tổng diện tích đất tự nhiên.

2.2.4. Khí hậu

Khu vực bảo tồn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5 (Biểu đồ khí hậu Việt Nam). Ba tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 và 10. So với khí hậu Quảng Trị, vùng này mùa khô đến sớm hơn và mùa mưa cũng đến sớm hơn.

2.2.4.1.Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng từ 24oC-25oC tương đương với tổng nhiệt năm khoảng 8300-8500oC. Mùa đông tương đối lạnh và rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, nhiệt độ trung bình trong các tháng này

ở vùng đồng bằng xuống dưới 22oC, còn trên các vùng có độ cao từ 400-500 m trở lên thường xuống dưới 20oC và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 15oC ở Khe Sanh vào tháng 12 và tháng 1. Ngược lại mùa hè do có sự hoạt động của gió Tây nên rất nóng và khô. Có tới 3-4 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5) nhiệt độ không khí trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5 nhiệt độ trung bình lên tới 29oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39-40oC. Độ ẩm trong các tháng này cũng xuống rất thấp, dưới 30%.

2.2.4.2.Chế độ mưa ẩm

Vùng nghiên cứu có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình năm đạt tới 2400-2800mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yêú trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa toàn năm. Mưa ít bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11, tuy vậy lượng mưa trung bình của tháng 5 ở Khe Sanh cũng đạt tới 157,4 mm.

Độ ẩm không khí trong vùng đạt tới 85-90%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 91%. Mặc dù vậy những giá trị cực đoan thấp vẫn đo được trong thời kỳ khô nóng kéo dài.

Trong bảng là số liệu khí hậu cơ bản thu được từ 3 trạm khí tượng trong vùng, trong đó trạm Khe Sanh và Tuyên Hóa là những trạm nằm ở vùng giáp gianh và có điều kiện tự nhiên gần với khu bảo tồn.

Bảng 2.2: Số liệu khí tượng một số trạm có liên quan đến KBT Bắc Hướng

Hóa


TT

Các số liệu khí hậu

Khe Sanh

Quảng Trị

Tuyên Hóa

1

Tổng lượng mưa TB/năm (mm)

2262,0

2563,8

2266,5

2

Lượng mưa TB tháng lớn nhất (mm)

469,6 (T9)

620,5 (T10)

582,0

3

Lượng mưa TB tháng nhỏ nhất (mm)

17,3 (T2)

66,2 (T4)

34,9

4

Số ngày mưa TB trong năm

161,1

151,2

-

5

Nhiệt độ TB năm

22,4

25,0

24,3

6

Số giờ nắng trung bình trong năm

-

1885,7

-

7

Nhiệt độ KK cao nhất tuyệt đối

38,2

42

-

8

Nhiệt độ KK thấp nhất tuyệt đối

7,7 (T12)

9,8

-

9

Độ ẩm trung bình năm (%)

87

82

84

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023