con đực trong thời gian vài tháng nên chúng vẫn có khả năng đẻ trứng hữu thụ trong thời gian này mà không cần giao phối với con đực., thường đẻ trứng vào chiều tối. Khi đẻ leo lên giá thể cao trên mặt nước, trứng bám thành chùm, màu hồng; có khoảng 120 - 500 trứng. Trứng nở sau 12 - 15 ngày, nở hết trong 2 - 7 ngày. Tỉ lệ nở khoảng 70%, tỉ lệ sống sau 10 ngày tuổi khoảng 80%. Tuổi thọ 2 - 3 năm. Trong quần đàn, tỉ lệ con đực/cái khoảng 1/4. Ốc bươu vàng ăn thực vật, thức ăn ưa thích là xà lách, bèo tấm, mạ non, rau muống, ...; Khi phát triển ở mật độ cao, nó ăn hại và tàn phá các cây non dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình phát triển của động thực vật trong khu vực..
3.5. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực
Để bảo tồn đa dạng sinh học Rừng Nà, có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như các đặc điểm sinh thái và mức độ suy thoái hệ sinh thái mà áp dụng các phương pháp khác nhau để mang lại sự hiệu quả nhất. Ở Đề tài luận văn này, chúng tôi đưa ra một số phương pháp điển hình có thể áp dụng nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học tại Rừng Nà.
3.5.1. Biện pháp kỹ thuật
a. Bảo tồn nguyên vị
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng loài và sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp. Có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính ĐDSH. Bởi chỉ trong tự nhiên, các loài mới có khả năng tiếp tục quá trình thích nghi tiến hoá đối với môi trường đang thay đổi trong các quần xã tự nhiên của chúng.
Tại khu vực Rừng Nà có thể xem xét thành lập khu bản tồn và tuỳ thuộc vào đặc điểm đa dạng sinh học của từng Nà khác nhau mà đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Việc thành lập Khu bảo tồn như nhằm mục đích:
- Bảo tồn ĐDSH của từng Nà khác nhau.
- Bảo tồn cảnh quan địa lý, môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học tại Rừng Nà.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Giá Trị Của Các Loài Động Vật
- Những Loài Đvcxs Phổ Biến Ở Rừng Nà
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Tính Đa Dạng Sinh Học Hệ Sinh Thái Đầm Lầy Rừng Nà
- Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi - 10
- Đánh giá tính đa dạng sinh học và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ sinh thái đầm lầy rừng Nà tại Mộ Đức, Quảng Ngãi - 11
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
- Nơi tham quan học tập và du lịch sinh thái, bên cạnh đó tạo điều kiện để quản lý phù hợp.
b. Bảo tồn bên ngoài khu vực các Nà
Để bảo tồn đa dạng sinh học Rừng Nà một cách có hiệu quả, không những chỉ thực hiện bên trong mà phải bảo tồn cả khu vực bên ngoài. Mối nguy hiểm là các loài hay quần xã nằm trong các khu bảo tồn thì được bảo vệ nghiêm ngặt trong khi môi trường tự nhiên và các loài động thực vật bên ngoài khu bảo tồn chúng lại bị khai thác mạnh mẽ và ngày còn suy thoái. Điều rò ràng là nếu khu vực nằm xung quanh khu bảo tồn bị suy thoái thì ĐDSH bên trong cũng sẽ bị suy giảm, nhất là đối với các khu bảo tồn có diện tích nhỏ như Rừng Nà. Sự suy giảm này xảy ra vì nhiều loài cần phải di chuyển ra khỏi ranh giới các khu bảo tồn để tìm kiếm thức ăn và các vật chất khác mà trong khu vực sống của chúng không có.
Hiện nay, khu vực địa lý xung quanh Rừng Nà chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp của nhân dân, nếu như diện tích này bị thu hồi để phát triển công nghiệp hoặc dân cư thì cảnh quan môi trường sinh thái xung quanh Rừng Nà sẽ thay đổi, chính vì thế để bảo vệ đa dạng sinh học của Rừng Nà, biện pháp trước mắt và lâu dài là phải bảo vệ được cảnh quan vùng đệm xung quanh Rừng Nà. Như nhà sinh vật học Western đã nói: “Nếu chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên bên ngoài các khu bảo tồn thì thiên nhiên cũng chẳng tồn tại bao nhiêu bên trong các khu đó”.
Vì thế việc giáo dục, khuyến khích nhân dân cũng như việc ban hành luật pháp về bảo tồn ĐDSH, bảo vệ các loài quý hiếm ở tất cả các nơi, trong khu bảo tồn cũng như ngoài khu bảo tồn, rò ràng mang tính then chốt đối với sự tồn tại lâu dài của các loài.
c. Phục hồi các loài và hệ sinh thái
Phục hồi các loài
Về cơ bản có ba cách như sau:
Chương trình đưa trả lại là đem một quần thể loài đã được nhân nuôi nhân tạo hay là bắt một quần thể loài đó tại một địa phương mà loài đó còn phong phú đến nơi mà loài đó đã lâu không còn trong thiên nhiên nữa. Theo đánh giá, hiện nay biện pháp này chưa thật sự cần thiết vì một số loài phổ biến trong hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà vẫn còn tồn tại mặc dù thưa thớt.
Chương trình đưa thêm: là thêm một số cá thể vào một chủng quần hiện có để tăng thêm kích thước của tính đa dạng của chủng quần, nhưng chỉ nên áp dụng trong trường hợp tính đa dạng di truyền của chủng quần đã bị suy thoái vì việc đưa thêm có thể mang cả mầm bệnh. Hiện trạng ĐDSH của khu vực đã có một số loài bị đe doạ, do từ các tác động bởi quá trình săn bắt, chặt phá không hợp lý của cư dân xung quanh rừng Nà, việc đưa thêm các cá thể vào Rừng Nà sẽ tăng tính đa dạng.
Chương trình tạo quần thể mới: là tạo chủng quần động vật hay thực vật mới mà trước kia tại chỗ đó chưa có. Chương trình này có thể thành công nếu như điều kiện sinh cảnh phù hợp. Hiện nay, tại khu Rừng Nà chỉ tập trung các biện pháp bảo tồn các loài hiện hữu.
* Phục hồi hệ sinh thái
Khôi phục hệ sinh thái bị suy thoái thường bao gồm hai hợp phần chính:
+ Thứ nhất, các nguyên nhân gây nên sự suy thoái cần được loại trừ.
+ Thứ hai, các hợp phần của hệ sinh thái đã bị biến mất cần được hồi phục
lại.
Hợp phần thứ nhất rất quan trọng cho việc thành công của sự khôi phục. Ở
đây việc cần làm là loại bỏ các nguyên nhân mà không phải xử lý triệu chứng. Hiện trạng khu vực Rừng Nà đã bị một số loài xâm nhập thực vật như Mai Dương (Trinh nữ trâu) và động vật là Ốc bươu vàng. Để phục hồi đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực, cần có các biện pháp hữu hiệu để loại trừ hoặc quản lý các loài sinh vật ngoại lai này trước khi thực hiện các biện pháp phục hồi đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học.
3.5.2. Biện pháp nâng cao năng lực
a. Xây dựng nguồn nhân lực
Thành công của việc thực hiện chiến lược, chương trình, dự án bảo tồn ĐDSH tuỳ thuộc vào khả năng của đội ngũ cán bộ có liên quan. Cho nên cần thiết phải đào tạo đội ngũ cán bộ về nhiều lĩnh vực để thực hiện chương trình quản lý ĐDSH. Có đội ngũ cán bộ có năng lực thì mới có thể đề xuất và thực hiện các chương trình quản lý. Đồng thời cũng cần phải đầu tư cơ sở vật chất và nguồn tài chính phù hợp để hỗ trợ cho mọi công việc được tiến hành một cách thuận lợi.
Để bảo vệ ĐDSH cho Rừng Nà, cần đào tạo một nguồn nhân lực có đủ khả năng để thực hiện các biện pháp quản lý. Hiện nay, Rừng Nà thuộc thẩm quyền quản lý của UBND xã Đức Thạnh chính vì thế cần có các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao sự hiểu biết của các cá nhân trực tiếp tham gia quản lý Rừng Nà.
Một số biện pháp có thể áp dụng để nâng cao trình độ quản lý cho người thực hiện quản lý ĐDSH tại Rừng Nà như sau:
- Lớp ngắn hạn về khoá học chuyên ngành, về kỹ thuật quản lý, hay về vấn đề hành chính.
- Hội thảo, tập huấn về vấn đề riêng.
- Chương trình soạn thảo tài liệu chuyên môn và phân phát tài liệu.
- Tổ chức xây dựng chiến lược địa phương có sự tham gia của các Nhà khoa học để bảo tồn ĐDSH cho Rừng Nà.
b. Mở rộng các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học
Truyền thông và nâng cao nhận thức trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH là một công cụ nhằm thúc đẩy những thái độ tích cực đối với ĐDSH, đồng thời cung cấp những kỹ năng giúp phân tích và đưa ra những quyết định sáng suốt về cách ứng xử đối với ĐDSH. Chính vì thế cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm chia sẻ thông tin và chủ động tham gia của người dân vào việc bảo vệ đa dạng sinh học:
- Giáo dục trong nhà trường: Lồng ghép tầm quan trọng của ĐDSH rừng Nà vào các chương trình giảng dạy không những ở các trường học ở xã Đức Thạnh mà các xã lân cận khu vực. Việc lồng ghép này có thể đưa vào các môn học về Địa lý,
Sinh học hoặc môn học tự nhiên và xã hội ở cấp tiểu học. Bên cạnh việc học tập trên lớp, nhà trường cần bố trí các buổi tham quan thực tế tại Rừng Nà để học sinh hiểu biết hơn về đa dạng sinh học của khu vực từ đó góp phần thay đổi nhận thức và hành động với việc bảo vệ ĐDSH Rừng Nà.
- Giáo dục ngoài nhà trường: Nâng cao nhận thức về ĐDSH nhất thiết phải được đẩy mạnh thực hiện ngoài phạm vi nhà trường mà đối tượng là đông đảo quần chúng, cộng đồng dân cư, nhất là những người sống chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên sinh học trong Rừng Nà. Công việc này cũng cần được thực hiện ở những buổi họp thôn, ngày hội đại đoàn kết của xã, thôn…Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ dân sống sống xung quanh Rừng Nà và những hộ dân sống dựa vào việc khai thác, đánh bắt ở Rừng Nà là cực kỳ quan trọng, khi nhận thức được về tầm quan trọng của ĐDSH của Rừng Nà trong cộng đồng cư dân thay đổi thì hoạt động khai thác, săn bắt trong các Nà sẽ thay đổi và theo chiều hướng tích cực hơn, đảm bảo khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển.
- Thành lập bộ phận kiêm nhiệm về giáo dục, nâng cao nhận thức về ĐDSH, đảm nhận công tác giáo dục ĐDSH tại xã Đức Thạnh, cán bộ thực hiện công tác văn hoá thông tin xã là nhân lực quan trọng và hợp lý nhất thực hiện công việc này tại xã. Để làm tốt việc này, cán bộ làm công tác văn hoá - xã hội cần được trang bị kiến thức về tầm quan trọng của ĐDSH để từ đó thực hiện công việc hiệu quả hơn.
+ Xây dựng chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về ĐDSH.
+ Nghiên cứu và xây dựng các hình thức giáo dục về nâng cao nhận thức ĐDSH phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi.
+ Tổ chức in các tờ tin về giáo dục và truyền thông ĐDSH.
+ Xây dựng mạng lưới giáo dục, liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác giáo dục, nâng cao nhận thức ĐDSH.
3.5.3. Biện pháp quản lý
a. Quản lý vùng đệm
Thực trạng hiện nay vấn đề bảo tồn ĐDSH, vấn đề chất lượng của các HST và các cảnh quan trong Rừng Nà đã và đang bị suy thoái do sức ép của nhân dân
sinh sống xung quanh khu vực, chính vì thế việc xây dựng các vùng dựng các vùng đệm, tạo thành vành đai bảo vệ bổ sung để loại trừ ảnh hưởng từ phía ngoài được cho là vấn đề bức thiết. Rừng Nà là khu vực có diện tích không lớn do đó cần xác định rò về diện tích và ranh giới của các Nà.
Cần có các giải pháp cụ thể để nâng cao năng suất lúa của khu vực xung quanh nà để mang lại lợi ích cho người dân bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, hoạch định về kế hoạch sản xuất rò ràng, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp….
Bên cạnh đó, cần ưu tiên hỗ trợ người dân vùng đệm, nâng cao cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống xã hội nhằm mục đích đảm bảo thu nhập ổn định cho nhân dân, để hạn chế, ngăn chặn việc tiếp tục xâm lấn, khai thác động thực vật không hợp lý tại Rừng Nà.
Các cấp chính quyền địa phương cụ thể là xã Đức Thạnh và UBND huyện Mộ Đức cần quy hoạch, quản lý theo cách hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn ĐDSH đã được đề ra cho Rừng Nà và vùng đệm.
b. Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng
Đây là một trong những biện pháp bảo tồn ĐDSH trên quan điểm sinh thái nhân văn mang tính chất xã hội hoá cao. Thực tế ở các quốc gia trên Thế giới và Việt Nam đã minh chứng cho việc quản lý và bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng dân cư địa phương có thể đạt được hiệu quả cao về nhiều mặt:
- Giải quyết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên bao gồm cả ĐDSH.
- Quản lý và sử dụng ổn định bền vững tài nguyên thiên nhiên.
- Hạn chế các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn thiên
nhiên. nhiên.
- Giảm thiểu được các tác động tới đa dạng sinh học và môi trường sống tự
- Giảm thiểu mức đầu tư ngân sách nhà nước đối với công tác bảo tồn thiên
nhiên;…
Thực tế quá trình quản lý, khai thác và đánh bắt các nguồn lợi thiên nhiên tại Rừng Nà cho thấy, để bảo vệ đa dạng sinh học tại Rừng Nà cần có những cơ chế bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng dân cư sống xung quanh. Việc giao rừng cho các hộ dân để bảo vệ, khai thác là một biện pháp hữu hiệu và sẽ mang lại hiệu quả cao đối với việc bảo vệ ĐDSH trước mắt tại Rừng Nà.
c. Thành lập BQL Rừng Nà thuộc UBND xã Đức Thạnh
Thành lập BQL Rừng Nà thuộc UBND xã Đức Thạnh, BQL là cán bộ kiêm nhiệm do UBND xã thành lập nhằm thực hiện một số công việc như: tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ Rừng Nà cho cộng đồng dân cư, phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, nghiêm cấm, tịch thu các phương tiện dùng đánh bắt bị cấm theo quy định tại Rừng Nà như dùng điện, súng săn…
Kinh phí để hoạt động của BQL được trích từ kinh phí của UBND huyện Mộ Đức, UBND xã Đức Thạnh và huy động từ các nguồn lực bên ngoài.
3.5.4. Bảo vệ ĐDSH bằng pháp chế
Hiện nay, Việt Nam có luật ĐDSH số 20/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008 và có hiệu lực ngày 01/7/2009 cũng như một số Luật khác như Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004… tất cả các Luật này đều cấm các hành vi như: khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định (Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).
Hiện nay tại Rừng Nà chưa có bất kỳ một đơn vị, cơ quan chức năng nào áp dụng các biện pháp xử phạt đối với việc khai thác động vật, thực vật bằng các biện pháp mà pháp luật nghiêm cấm. Vì vậy, để bảo vệ ĐDSH tại Rừng Nà nhất thiết cần áp dụng các biện pháp pháp chế. Các ngành chức năng, đặc biệt là UBND cấp xã cần chỉ đạo các bộ phận chuyên môn là công an xã tăng cường kiểm tra, thu giữ, xử phạt đối với các đối tượng khai thác, đánh bắt tại Rừng Nà bằng các biện pháp mà Pháp luật nghiêm cấm.
Đưa việc bảo vệ đa dạng sinh học Rừng Nà vào các cuộc họp bình xét về gia đình văn hoá, KDC văn hoá của các thôn.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
1. Hệ thực vật tại hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà được phát hiện gồm 52 loài và dưới loài thuộc 44 chi, 34 họ, 2 ngành là Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) ở rừng Nà, trong đó ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 48 loài, 40 chi và 30 họ. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Sim (Myrtaceae) và Dâu tằm (Moraceae) là 3 họ có số lượng loài lớn nhất, mỗi họ có với 5 loài.
2. Cấu trúc thảm thực vật Rừng Nà đơn giản gồm 2 tầng: tầng tán và tầng thảm, có kiểu phân bố khá đều với mật độ trung bình 29 cây gỗ/100m2, độ tàn che 70 - 80%. Hai loài cây gỗ phổ biến nhất là Kháo Machilus chinensis và Gáo Glochidion zeylanicum, trung bình gặp 7 - 8 cá thể /100m2.
3. Ở khu hệ thực vật rừng Nà có 28 loài có giá trị sử dụng trong các mục đích khác nhau, trong đó nhóm cây làm thuốc gồm 21 loài, nhóm cây lấy gỗ 12 loài, nhóm cây làm cảnh 7 loài, nhóm cây ăn quả 5 loài và nhóm cây cho tinh dầu 2 loài.
4. Xác định được 123 loài động vật có xương sống thuộc 5 lớp, 21 bộ, 57 họ và 92 giống có ở khu vực Rừng Nà. Qua phân tích thành phần loài cho thấy lớp Chim (Aves) có 84 loài thuộc 57 giống, 29 họ, 11 bộ là lớp có số bậc taxon đa dạng nhất. Tiếp theo là lớp Bò sát (Reptilia) có 17 loài thuộc 15 giống, 7 họ, 1 bộ; lớp Lưỡng cư (Amphibia) có 11 loài thuộc 9 giống, 15 họ, 2 bộ; lớp Cá xương (Osteichthyes) có 7 loài thuộc 7 giống, 5 họ, 4 bộ; đơn giản nhất là lớp Thú (Mamamlia) chỉ có 4 loài thuộc 4 giống, 3 họ, 3 bộ.
5. Xác định được 40 loài ĐVCXS có số lượng loài lớn ở Rừng Nà. Đây là những loài quan trọng trong việc sử dụng sinh cảnh Rừng Nà cùng như tạo cảnh quan đặc trưng về động vật có thể phục vụ cho khai thác du lịch, phát triển kinh tế.
6. Đã đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái đầm lầy Rừng Nà bảo tồn tại chổ, bảo tồn ngoài khu bảo tồn, phục hồi quần thể, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức, quản lý vùng đệm, bảo tồn dựa vào cộng đồng.