Công Tác Bảo Tồn Đa Dạng Sinh Học Tại Việt Nam

Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai.

1.1.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc bảo tồn đa dạng sinh học

a. Mục tiêu:

Mục tiêu của bảo tồn, quản lý ĐDSH và sử dụng bền vững các tài nguyên sinh học là ‘nhằm giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng cường chất lượng cuộc sống của con người’ [22]. Để có thể thực hiện được mục tiêu nói trên và phát triển bền vững, các chính phủ, các công dân, các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ cần phải cộng tác chặt chẽ với nhau để tìm ra con đường phát triển mà không làm đảo lộn các quá trình cơ bản của hành tinh, và bảo tồn được sự ĐDSH.

Bảo tồn và quản lý ĐDSH là sự cố gắng của loài người trong việc hoạch định và thực thi một số mục tiêu sau đây:

- Gìn giữ và sử dụng hợp lý ĐDSH, các nguồn tài nguyên sinh học, và bảo đảm sự phân chia một cách công bằng lợi ích thu được từ các nguồn tài nguyên trên;

- Phát triển khả năng con người, nguồn tài chính, cơ sở hạ tầng và thể chế để thực hiện được các mong muốn trên;

- Tạo lập đựơc các thể chế phù hợp để thúc đẩy được sự cộng tác cần thiết giữa các tổ chức chính phủ, các cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các cơ sở kinh doanh và các cá nhân có hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên nói trên.

b. Nguyên tắc bảo tồn đa dạng sinh học

Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH được quy định tại Điều 4, luật đa dạng sinh học (2008) như sau:

- Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá

nhân.

- Kết hơp

hài hòa giữa bảo tồn với k hai thác , sử dụng hợp lý đa daṇ g sinh

học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.

- Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hơp

bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ .


- Tổ chứ c , cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác , sử dụng đa daṇ g sinh hoc̣ phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan ; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

- Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen , mẫu vật di truyền của sinh

vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh hoc [32].


1.1.2.3. Các phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học

* Bảo tồn nguyên vị (in situ)

Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) [3, 8, 9] thì có 6 loại khu bảo tồn: Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã), Loại II : Vườn quốc gia, chủ yếu để bảo tồn các hệ sinh thái và sử dụng vào việc du lịch, giải trí, giáo dục; Loại III: Công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt; Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ; Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch; Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích sử dụng một cách bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra theo Chương trình Giáo dục Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) còn có Khu di sản thế giới, và theo công ước RAMSAR có Khu bảo tồn đất ngập nước RAMSAR. Tuy nhiên, bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả các

công việc quản lý các động thực vật hoang dã, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài các khu bảo tồn. Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị được hiểu là việc bảo tồn các giống loài cây trồng và cây rừng được trồng tại đồng ruộng hay trong các rừng trồng.

* Bảo tồn chuyển vị (ex situ)

Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: (1) nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên,

(2) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy...Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo, nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn ĐDSH.

Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ các quần thể dược bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn In-situ.

Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của loài. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen động cho thực vật. Điều cốt lòi của khái niệm này là khuyến khích tính thích nghi của loài bằng cách đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và

trong quá trình tiến hóa theo các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gen của loài, chuẩn bị cho việc thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi trường khác nhau. Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ được bảo tồn trong một quá trình động thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng di truyền mà chúng vốn có [8, 9, 11] .

1.2 Hiện trạng

1.2.1. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

1.2.1.1. Tổng quan đa dạng sinh học Việt Nam

- Đa dạng hệ sinh thái:

Ở Việt Nam, chưa có hệ thống chính thức phân loại các hệ sinh thái, tuy nhiên, theo các nhà khoa học, có thể chia các hệ sinh thái của Việt Nam thành 03 nhóm chính: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước nội địa và hệ sinh thái biển và ven bờ [8].

+ Hệ sinh thái trên cạn: bao gồm các kiểu hệ sinh thái trên cạn đặc trưng như: rừng, đồng cỏ, savan, đô thị, nông nghiệp, núi đá vôi, đất khô hạn. Trong đó thì rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên với tính chất rừng vùng khí hậu nhiệt đới có tính ĐDSH cao, thành phần loài nhiều, với các thảm thực vật khác nhau.

+ Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa: rất đa dạng, trong các thủy vực nước đứng có ao, hồ, đầm, ruộng lúa nước, và các thủy vực nước chảy như suối, sông, kênh rạch. Một số kiểu có tính đa dạng sinh học cao có thể kể đến là suối vùng núi, đồi, đầm lầy than bùn với rất nhiều các loài động vật mời cho khoa học đã được phát hiện ở đây.

+ Hệ sinh thái biển và ven bờ: theo thống kê, Việt Nam có 20 kiểu hệ sinh thái biển điển hình thuộc 9 vùng phân bố tự nhiên với đặc trưng ĐDSH biển khác nhau. Các hệ sinh thái ven bờ như rừng ngập mặn, đầm phá, vụng biển, vũng biển, rạn san hô, thảm cỏ biển và vùng biển quanh các đảo ven bờ, đảo xa bờ là những nơi có tính ĐDSH cao đồng thời rất nhạy cảm đối với các tác động, đặc biệt là chất lượng môi trường. Trong đó, rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển được xem

là các hệ sinh thái đặc trưng quan trọng vì chúng có tính ĐDSH và có giá trị bảo tồn cao nhất.

- Đa dạng loài:

Việt Nam là một trong những quốc gia có tính ĐDSH cao trên thế giới. Theo các số liệu điều tra cơ bản, đến năm 2011, con số thống kê về đa dạng loài tại Việt Nam như sau [8]:

Về thực vật: tổng kết các nghiên cứu, Việt Nam đã ghi nhận 13.766 loài thực vật, trong đó 3.393 loài thực vật bậc thấp, 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch. Sau đó, danh lục các loài thực vật Việt Nam, chưa kể các nhóm vi tảo ở nước, các nhà thực vật đã thống kê có tới 16.428 loài thực vật.

Về động vật ở cạn: đã thống kê và xác định 10.300 loài động vật trên cạn, bao gồm 307 loài giun tròn (Nematoda), 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất (Oligochaeta), 150 loài ve giáp (Acartia), 113 loài bọ nhảy (Collembola), trên 7.700 loài côn trùng (Insecta), 317 loài bò sát (Reptilia), 167 loài ếch nhái (Amphibia), 840 loài chim (Aves), 312 loài và phân loài thú (Mammalia).

Về vi sinh vật: đã thống kê và xác định được 7.500 loài, trong đó có hơn 2.800 loài gây bệnh cho thực vật, 1.500 loài gây bệnh cho người và gia súc và hơn 700 loài vi sinh vật có lợi.

Về sinh vật nước ngọt: đã thống kê và xác định được 1.438 loài vi tảo thuộc 259 chi và 9 ngành; trên 800 loài động vật không xương sống; 1.028 loài cá nước ngọt. Trong đó, đáng chú ý là riêng họ cá chép (Cyprinidae) có 79 loài thuộc 32 giống, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam với 1 giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học.

Trong thành phần động vật không xương sống cỡ lớn, có 10 giống với 52 loài tôm, cua, 4 giống với 50 loài trai, ốc lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Điều này thể hiện tính đặc hữu rất cao của động vật thủy sinh nước ngọt của Việt Nam.

Về sinh vật biển: theo dẫn liệu của chuyên khảo Sinh vật và sinh thái, tập IV trong bộ chuyên khảo Biển Đông (Viện KH&CN Việt Nam, 2009), đã phát hiện được trên 11.000 loài sinh vật sống trong vùng biển Việt Nam. Trong đó, có khoảng

6.300 loài động vật đáy; khoảng 2.500 loài cá với trên 100 loài cá kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật nổi; 537 loài thực vật nổi; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 25 loài thú biển; 5 loài rùa biển (xem Bảng 1.1)

Bảng 1. 1. Thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến năm 2011


TT

Nhóm sinh vật

Số loài đã xác định được

1

Thực vật nổi

Khoảng 2000


- Nước ngọt

1.438


- Biển

537

2

Rong

Khoảng 680


Nước ngọt

Khoảng 20


Biển

653

3

Cỏ biển

14

4

Thực vật ngập mặn

94

5

Thực vật ở cạn

16.428


Thực vật bậc thấp (rêu, nấm lớn)

2.681


Thực vật bậc cao có mạch

13.747

6

Động vật không xương sống nước ngọt

Khoảng 800

7

Động vật không xương sống biển

Khoảng 7000


Động vật nổi

657


Động vật đáy

Khoảng 6.300

8

Động vật không xương sống ở đất

khoảng 1.000

9

Sán ký sinh

190

10

Côn trùng

7.700

11

Khoảng 3.500


Cá nước ngọt

Khoảng 1.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh - 3



Cá biển

Khoảng 2.500

12

Ếch - nhái

167

13

Bò sát trên cạn

317

14

Bò sát biển (rắn biển, rùa biển)

21

15

Chim

840

16

Thú trên cạn

312

17

Thú biển

25

Nguồn: Bộ TN&MT (2009) và,Viện KHCNVN (2009)

Bên cạnh đó, nhiều thông tin về việc phát hiện giống, loài mới ở Việt Nam gần đây như loài Chuột đá (Laonastes aenigmamus), Chồn bạc má (Melogale cucphuongensis ), … cho thấy, thành phần khu hệ động, thực vật ở Việt Nam còn chưa được biết hết.

- Đa dạng nguồn gen cây trồng, vật nuôi

Theo đánh giá của Jucovski (1970), Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng của thế giới. Việt Nam với 16 nhóm cây trồng khác nhau bao gồm trên 800 loài [8]. Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến năm 2010, Chương trình bảo tồn nguồn gen đã bảo tồn và lưu giữ được hơn 14.000 nguồn gen của trên 200 loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây dược liệu và một số loài cây trồng khác. Một bộ phận quan trọng của các giống này là nguồn gen bản địa với nhiều đặc tính quý chỉ có ở Việt Nam.

Bảng 1. 2. Số lượng giống cây trồng được công nhận đến tháng 7/2011


TT

Loài cây trồng

1997 - 2005

2006 - 2011

1.

Lúa

156

75

2.

Ngô

47

58

3.

Khoai lang

9

1

4.

Khoai tây

8

3

5.

Khoai sọ

1

-


6.

Sắn

2

3

7.

Đậu tương

22

9

8.

Lạc

14

4

9.

Đậu xanh

7

7

10.

Vừng

1

-

11.

Cà chua

14

7

12.

Cải bắp

3

-

13.

Cải ăn lá

2

15

14.

Cải củ

2

-

15.

Dưa hấu

3

1

16.

Dưa chuột

3

1

17.

Bầu, bí ngô, bí xanh

-

3

18.

Đậu leo

1

1

19.

Đậu Hà Lan

2

1

20.

Ởt

1

1

21.

Rau thơm

-

7

22.

Hoa

2

2

23.

Xoài

5

1

24.

Sầu riêng

5

-

25.

Chôm chôm

2

-

26.

Nhãn

5

3

27.

Vải

-

3

28.

Cam quýt

2

1

29.

Bưởi

4

-

30.

Dừa

2

4

31.

Ổi

1

-

32.

Bông

9

2

33.

Cao su

14

2

34.

Cà phê

14

5

35.

Chè

1

6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022