Quản Lý Tài Nguyên Rừng Và Bảo Tồn Đdsh Dựa Vào Cộng Đồng

cách khôn khéo các chủng quần động, thực vật hoang dã, các sinh cảnh, đất và giám sát các tác động của con người nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể mà ta gọi là mục tiêu quản lý. Mục tiêu quản lý của vườn quốc gia hay khu bảo tồn có thể xem như kim chỉ nam cho những người có trách nhiệm thực thi các biện pháp quản lý. Kế hoạch quản lý một vườn quốc gia hay khu bảo tồn phải thể hiện được mục tiêu mà bản kế hoạch tổng thể (thường là luận chứng kinh tế kỹ thuật) đề ra , một kế hoạch quản lý tốt phải thể hiện được ý kiến của cộng đồng địa phương nhằm hạn chế mâu thuẫn và đảm bảo sự hài hòa về mục tiêu quản lý và lợi ích của cộng đồng, trên cơ sở quan điểm bảo tồn và phát triển bền vững. Bảo tồn (Conservation) là việc bảo vệ các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên thông qua sử dụng bền vững. Nó khác sự bảo tồn (Preservation) mà ngụ ý là sự bảo vệ nghiêm ngặt mà không sử dụng.[35]

Đa dạng sinh học nói riêng và thiên nhiên của nước ta nói chung đã bị xuống cấp đến mức độ báo động do nhiều lý do khác nhau, trong đó khâu quản lý có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, việc quản lý đến nay hầu như vẫn chưa có được những tiến bộ mang tính đột phá là do chưa có sự tham gia “tích cực” của nhân dân nói chung và các cộng đồng địa phương nói riêng. Hay nói một cách khác là cần có một sự thay đổi trong toàn bộ xã hội về quản lý bảo vệ đa dạng sinh học và thiên nhiên. Isobel W. Heathcote (1998) cho rằng quản lý thiên nhiên nói chung là một tiến trình nhằm thiết lập một chương trình về thay đổi xã hội. Tác giả cho rằng “Thay đổi xã hội không thể có nếu những cộng đồng bị tác động không cho thay đổi là cần thiết”. Do đó, công việc lập kế hoạch bảo tồn không chỉ phải quan tâm đến sản phẩm cuối cùng mà còn phải đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là những cộng đồng bị tác động. Bởi vậy việc tham gia vào quá trình lập kế hoạch bảo tồn của các cộng đồng có liên quan (stakeholders) là khâu then chốt. Đó cũng chính là vai trò của cộng đồng có liên quan trong việc bảo đa dạng sinh học, hay nói một cách khác là Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng (Community-based conservation management).

1.2.2. Quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng

1.2.2.1. Khái niệm cộng đồng xã hội

Chỉ một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng họ, một sắc tộc, một dân tộc. Như vậy cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín ngưỡng, về tâm lý, về lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn (Từ điển Bách khoa Việt Nam tập I - Hà Nội 1995).

1.2.2.2. Khái niệm về lâm nghiệp cộng đồng

Trên thế giới quản lý rừng cộng đồng đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu và có đóng góp ở các mức độ khác nhau đối với việc quản lý rừng của từng nước. Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về rừng cộng đồng, quản lý rừng cộng đồng, v.v. ở từng nước cũng như trên phạm vi quốc tế.

Năm 1978, tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc - FAO đã định nghĩa về lâm nghiệp cộng đồng là "Bất cứ hình thức nào mà thu hút người dân địa phương tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp gọi là lâm nghiệp cộng đồng. Khái niệm này bao gồm các hoạt động lâm nghiệp rộng rãi như việc trồng rừng tại các vùng nhất định mà ở đó người dân địa phương thiếu gỗ và các sản phẩm khác phục vụ cho nhu cầu của mình; Trồng cây ở mức độ trang trại để thu hoạch các sản phẩm từ cây trồng; Chế biến gỗ và các sản phẩm khác từ cây để cung cấp thức ăn, và tăng thu nhập; Tạo nguồn thu nhập bằng việc cung cấp các sản phẩm để sản xuất đồ thủ công hoặc cho các xưởng chế biến nhỏ v.v. Nó bao gồm một tỷ lệ lớn các hoạt động về công

nghiệp rừng và các hoạt động khác của lâm nghiệp góp phần vào sự phát triển của cộng đồng thông qua giải quyết việc làm và tăng thu nhập, tuy nhiên nó không bao gồm các xí nghiệp, công ty công nghiệp rừng và những hoạt động dịch vụ lâm nghiệp công cộng, những hoạt động này khuyến khích hoặc giúp đỡ những hoạt động lâm nghiệp ở mức độ cộng đồng".

Theo Arnold (1992) lâm nghiệp cộng đồng là: " Một thuật ngữ chung mô tả các hoạt động gắn bó người dân nông thôn với rừng và cây cũng như với các sản phẩm và lợi ích bắt nguồn từ rừng và cây. Nếu có một mặt nào đó cần được nhấn mạnh hơn cả thì đó là phạm vi và tính đa dạng của mối liên kết này, và các lĩnh vực khác nhau liên quan tới các khía cạnh của lâm nghiệp cộng đồng. Do vậy, lâm nghiệp cộng đồng không phải là một mảng riêng biệt hay một chương trình mà là một mặt của lâm nghiệp, nông nghiệp, năng lượng nông thôn và các hợp phần khác của phát triển nông thôn.".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Từ một số khái niệm trên đây cho thấy lâm nghiệp cộng đồng có nghĩa là sự tham gia của người dân vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp như trồng, bảo vệ rừng, chế biến lâm sản v.v. và các hoạt động này cũng đã mang lại lợi ích trực tiếp, đáp ứng các nhu cầu của người dân v.v.

Quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam đã được nhiều tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu trong thời gian gần đây quan tâm nghiên cứu và đã có nhiều khái niệm được sử dụng:

Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 3

Theo tài liệu Thuật ngữ lâm nghiệp - Vụ khoa học công nghệ - Bộ Lâm nghiệp, 1996 đã định nghĩa lâm nghiệp cộng đồng như sau: "Lâm nghiệp cộng đồng là một dạng của lâm nghiệp xã hội, trong đó các nhóm người có chung một mục đích tham gia vào việc quản lý hay cùng hưởng lợi của rừng trên đất Nhà nước đã giao cho quyền sử dụng, có tính đến lợi ích của cộng đồng và của Nhà nước".

Luật đất đai mới, đã có những quy định cụ thể liên quan đến cộng đồng và tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho lâm nghiệp cộng đồng phát triển, đã xác định: "Các cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam cư trú

trong cùng một làng xóm hoặc nơi cư trú tương tự với các truyền thống, phong tục giống nhau hoặc trong cùng một đại gia đình đã được giao đất hoặc là những người đang sử dụng đất và đã được Nhà nước công nhận về quyền sử dụng đất".

Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004) đã đưa ra khái niệm Cộng đồng dân cư thôn như sau: "Cộng đồng dân cư thôn gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, bản, ấp, buôn, phun, sóc và các điểm dân cư tương đương có cùng phong tục tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất".

Như vậy các khái niệm về cộng đồng đã từng bước làm rõ đối tượng để áp dụng việc giao đất, giao rừng để quản lý sử dụng có sự đồng nhất tương đối về mặt địa lý và dân tộc, cũng như các mối quan hệ xã hội được xác định. Các khái niệm của Việt Nam và quốc tế không có sự khác biệt nhiều. Các khái niệm về quản lý rừng cộng đồng của Việt Nam đã xác định đối tượng chủ yếu là thôn, bản hoặc nhóm người tương đương cùng chung mục đích trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

1.2.2.3. Một số chính sách nhà nước có liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng

Chính sách lâm nghiệp là một bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế - xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng dân cư thôn bản trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là các vùng núi, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chậm phát triển, Nhà nước đã từng bước công nhận về mặt pháp luật đối với quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng.

Trước đây trong các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành như Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng năm 1992, luật đất đai 1987, 1993 (được sửa đổi bổ sung vào năm 1998 và 2001), Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 chưa có các quy phạm pháp luật đối với cộng đồng dân cư, không quy định giao đất giao rừng cho cộng đồng. Sau khi có Luật bảo vệ và phát triển rừng Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm

tạo khuôn khổ pháp lý và thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên cộng đồng chưa được xem là đối tượng điều chỉnh của các văn bản trên. Bộ Luật dân sự năm 1995 cộng đồng dân cư cũng không đủ điều kiện để được xem là pháp nhân, là tổ chức, là chủ thể trong giao dịch dân sự v.v.

Trong quá trình thực thi pháp luật và nghiên cứu các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn, vai trò của cộng đồng đã từng bước được xác nhận. Nghị định số 17/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng bộ trưởng về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng đã công nhận "rừng làng, rừng bản thuộc quyền sử dụng công cộng của làng, bản theo quy định của pháp luật. Khi làng, bản đó chuyển đi nơi khác thì Nhà nước thu hồi và bồi hoàn thoả đáng... Những làng, bản hiện còn rừng làng, rừng bản trước ngày ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng và luật đất đai thì được xét công nhận là chủ rừng hợp pháp đối với những diện tích rừng, đất trồng rừng đang quản lý, sử dụng".

Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố ban hành theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BNV ngày 6/12/2002 của Bộ trưởng bộ Nội vụ, gọi thôn (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phun, sóc...) và tổ dân phố "không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp, rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản và tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước...".

Trong nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2003 của chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đã có Chương IV nói về xây dựng cộng đồng dân cư thôn: Thôn là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư (Điều 15); Hội nghị nhân dân thôn được tổ chức 6 tháng một lần (Điều 16); Thôn xây dựng hương ước và quy ước (Điều 18) v.v

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 56/1999/TT-BNN hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp phù hợp với tiến trình thực

hiện dân chủ ở cơ sở theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Nội dung của Quy ước bảo vệ và phát triển rừng thường bao gồm các vấn đề: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ rừng; việc phát nương làm rẫy, bảo vệ chăm sóc rừng; khai thác chế biến, vận chuyển gỗ và lâm sản; việc bảo vệ, săn bắt và sử dụng động vật rừng; việc phòng cháy, chữa cháy rừng; việc nhận khoán bảo vệ rừng; việc sản xuất và cung cấp giống cây rừng; chống chặt phá rừng v.v.

Bước vào thế kỷ 21, với tinh thần tiếp tục đổi mới để phát triển, nhiều văn bản pháp luật đã được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn. Quyết định số 08/TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý ba loại rừng đã quy định: đối với rừng đặc dụng chỉ được tận thu gỗ (cây gỗ đã chết đứng, đổ gãy... ở các khu rừng văn hoá lịch sử, môi trường). Ngoài ra, các Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức khác, hộ gia đình và cá nhân thuê hay khoán để kinh doanh dịch vụ, du lịch sinh thái, tuy nhiên cộng đồng vẫn chưa được công nhận trong văn bản này.

Luật đất đai năm 2003 đã công nhận quyền của cộng đồng dân cư được nhận đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất như đã trình bày ở phần trên. Luật cũng quy định "Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng... đất làm nghĩa trang... và cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp..." được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 33). Tuy nhiên người sử dụng đất là cộng đồng dân cư "không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất". (Điều 117).

Việc xác định vai trò và vị trí của cộng đồng dân cư thôn bản trong hệ thống quản lý và thực thi pháp luật hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng. Giao rừng cho cộng đồng là một thực tế khách quan phù hợp với phong tục của nhiều dân tộc ít người tại các vùng rừng núi trong cả nước.

Năm 2004, Luật bảo vệ và phát triển rừng đã được sửa đổi và đã công

nhận cộng đồng có quyền được giao rừng. Cộng đồng dân cư thôn là chủ thể đặc biệt trong giao rừng, có một số quyền và nghĩa vụ như những chủ rừng khác. Đây là một sự thay đổi lớn của Luật bảo vệ và phát triển rừng, là cơ sở để các cộng đồng quản lý những diện tích rừng đã và sẽ có để phục vụ lợi ích của cộng đồng cũng như của toàn xã hội. Luật bảo vệ và phát triển rừng ra đời phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của nhiều dân tộc, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng của đông đảo đồng bào các dân tộc vùng nông thôn miền núi.

Để cụ thể hoá và thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004, chính phủ đã có quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc Ban hành quy chế quản lý rừng. Tại Điều 15 có quy định "Tổ chức, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng đặc dụng mà cấp Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không thành lập ban quản lý khu rừng, có trách nhiệm tổ chức việc quản lý khu rừng được giao". Như vậy đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cộng đồng có thể tham gia vào việc quản lý các khu bảo tồn trong thời gian tới.

Hiện nay, đã có các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý rừng của cộng đồng, tuy nhiên nhìn tổng quát của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm cả các vấn đề đất ngập nước, rừng và biển thì vẫn thiếu các văn bản pháp luật điều chỉnh. Luật đa dạng sinh học sẽ đáp ứng vấn đề này, tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn còn thiếu. Đây là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển công tác bảo tồn, nó đòi hỏi sự nỗ lực đóng góp của các Bộ, các ngành trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Luật đa dạng sinh học.

1.3. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Trị

Hoạt động điều tra nghiên cứu ĐDSH ở Quảng Trị được tiến hành từ lâu, và một trong các công trình quan trọng đầu tiên đó là "Các nghiên cứu chim ở tỉnh Quảng Trị và các khu vực lân cận vùng Trung Bộ Việt Nam” được xuất bản bởi Jean Delacour và Pierre Jabouille vào năm 1925 [50]. Các địa điểm điều tra tại Quảng Trị vào thời gian đó có thể kể đến từ Vĩnh Linh

đến thị xã Đông Hà vào đến Hải Lăng ở phía Nam, đi về phía Tây có các khu vực nằm dọc theo đường 9 như Cam Lộ, Hướng Hoá, Làng Khoai, Khe Sanh, Làng Vây đến Lao Bảo . Trong kết quả điều tra các nhà điểu học người Pháp nói trên đã mô tả nhiều vật mẫu thuộc 311 loài và phân loài chim thu được tại các địa điểm nghiên cứu. Đáng chú ý là loài chim Công (Pavo muticus) có 01 mẫu con cái thu tại Cam Lộ vào tháng 4 năm 1924; Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), thu 07 mẫu con đực và 3 mẫu con cái tại Cam Lộ vào ngày 29 tháng 11 năm 1923 và ngày 16 tháng 4 năm 1924. Già đẫy java (Leptoptilos javanicus) thu tại Quảng Trị vào tháng 5 năm 1924; Niệc đầu trắng (Berenicornis comatus) thuộc họ Hồng Hoàng thu mẫu vào tháng 10 năm 1923; Trĩ sao (Rheinartia ocellata) có nhiều mẫu đã thu tại Cam Lộ vào các tháng 1và 4 năm 1924. Gà lôi hông tía (Lophura diardi) chỉ có 01 mẫu con đực được thu ở Lao Bảo vào ngày 25 tháng 2 năm 1924. Tại Quảng Trị còn có đến gần 20 loài chim ăn thịt (như diều, cắt, ưng, đại bàng,...) đã được 2 tác giả này thu mẫu và mô tả trong tài liệu nói trên.

Trong thời gian chiến tranh kéo dài cho đến năm 1975, không thể có các điều tra nghiên cứu gì ở Quảng Trị. Tại đây, các cuộc điều tra về ĐDSH chỉ mới được bắt đầu vào nửa cuối thập kỷ 90 và cũng chưa được tiến hành một cách có hệ thống. Đồng thời với hiện trạng rừng và ĐDSH của Quảng Trị bị tổn thương quá nặng nề trong chiến tranh thì các khu rừng đặc dụng tại đây cũng chưa sớm được xây dựng như tại nhiều nơi khác ở nước ta.

Trong vài năm gần đây, các cuộc điều tra nghiên cứu ĐDSH và xây dựng khu BTTN tại Quảng Trị đáng chú ý là các dự án được thực hiện bởi Tổ chức BirdLife quốc tế tại Việt Nam và Viện điều tra quy hoạch rừng Trung ương từ năm 1995-1996 do Cộng đồng Châu Âu tài trợ (EU), tiếp đến là các hoạt động của các Tổ chức này tại Khu BTTN Đa Krông, Bắc Hướng Hoá do quỹ Mc. Arthur Foundation tài trợ. Cũng với sự tài trợ của quỹ này, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), ĐHQG Hà Nội cũng thực hiện tại những vùng này của Quảng Trị các hoạt động điều tra ĐDSH và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023