Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 2

Một trong những nỗ lực mà nhiều nước triển khai đó là giành một diện tích lớn để thành lập các khu bảo tồn nhằm bảo vệ nguyên vị các hệ sinh thái điển hình, các loài động thực vật hoang dã đặc biệt là các loài đặc hữu, có vùng phân bố hẹp, loài quí hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đây là giải pháp vô cùng quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH trên toàn cầu cũng như tại mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay.

Năm 1933, hội nghị quốc tế tổ chức tại London đã qui định 4 loại hình khu bảo vệ gồm: Vườn quốc gia (VQG), Khu dự trữ thiên nhiên, Khu dự trữ động vật và Khu dự trữ đặc biệt .

Năm 1978, tổ chức bảo tồn thiên nhiên (BTTN) thế giới (IUCN) đã đưa

ra một hệ thống phân loại các khu bảo vệ gồm 10 hạng:

1. Khu BTTN toàn phần (hoặc cho khoa học) hay khu bảo tồn nghiêm ngặt (Scientific reserve/Strict Nature Reserve);

2. Vườn quốc gia (National Park);

3. Thắng cảnh tự nhiên (Natural Monument/Natural Landmark);

4. Khu BTTN / Khu BTTN có quản lý / Khu bảo tồn động vật (Nature

Conservation Reserve / Managed Nature Reserve / Wildlife Sanctuary);

5. Khu bảo vệ cảnh quan trên đất liền và trên biển (Protected Landscape

or Seascape);

6. Khu bảo tồn tài nguyên (Resource Reserve);

7. Khu bảo tồn sinh học tự nhiên/Khu bảo tồn nhân chủng học (Nature

biotic Area/Anthropological Reserve);

8. Khu quản lý đa tác dụng/Khu quản lý tài nguyên (Multiple Use Management Area / Managed Resource Area);

9. Khu bảo tồn sinh quyển (Biosphere Reserve);

10.Khu Di sản thiên nhiên thế giới (World Natural Heritage Site)

Năm 1994 sau hội nghị của hội đồng khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia tại Caracas, thủ đô của Venezuela, IUCN đã đưa ra hệ thống mới bao gồm các loại hình để quản lý và tùy theo từng loại hình mà mức độ quản lý có

khác nhau, bao gồm:

1. Loại I: Khu BTTN nghiêm ngặt / Khu bảo tồn tính hoang dã (Strict nature Reserve/Wildeness Area).

Ia. Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt ( Strict Nature Reserve)

Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm mục đích khoa học

Ib. Khu bảo tồn tính hoang dã (Wildeness Area)

Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ tính hoang dã của tự nhiên.

2. Loại II: Vườn quốc gia (National Park)

Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ hệ sinh thái và vui chơi,

giải trí.

3. Loại III: Thắng cảnh tự nhiên (Natural Monument)

Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên

đặc biệt.

4. Loại IV: Khu bảo vệ loài / sinh cảnh (Habitat/Species Management

Area):

Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho công tác bảo tồn một số sinh cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ.

5. Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan (trên đất liền hoặc trên biển) (Protected Landscape or Seascape)

Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho mục đích vệ các cảnh quan đẹp trên đất liền hoặc trên biển sử dụng cho giải trí và du lịch.

6. Loại VI: Khu bảo tồn tài nguyên có quản lý (Managed Resource

Protected Area)

Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu nhằm mục đích sử dụng bền vững các hệ

sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) còn có Khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển (MAB), và theo công ước RAMSAR thì còn có khu bảo tồn đất ngập nước RAMSAR.

1.1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam được cộng đồng Quốc tế công nhận là một trong những nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao trên thế giới. Nhận thức được vai trò quan trọng của rừng và Đa dạng sinh học nên Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và hành động nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có nhiều giá trị này.

Quá trình hình thành hệ thống khu BTTN Việt Nam gắn liền với lịch sử đất nước và những giai đoạn phát triển của ngành lâm nghiệp và có thể khái quát như sau:

Ngay từ trước năm 1945, Thực dân Pháp đã đề nghị xây dựng 5 khu dự trữ thiên nhiên và bảo vệ toàn phần, trong đó 2 khu ở Sa Pa, 2 khu ở Bà Nà và khu Bạch Mã .

Trong thời kỳ chiến tranh diễn ra rất ác liệt, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập khu rừng cấm đầu tiên là rừng cấm Cúc Phương vào ngày 17 tháng 7 năm 1962 .

Sau Cúc Phương, 10 khu rừng cấm khác trong phạm vi toàn quốc được công nhận, theo quyết định 41/TTg ngày 24/1/1977 của Thủ Tướng Chính Phủ. Tiếp theo đó, nhiều khu rừng có giá trị BTTN, bảo tồn ĐDSH được phát hiện, tiếp tục trình Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định thành lập như Khu BTTN Nam bãi Cát Tiên (1978); Khu BTTN Mom Ray-Ngọc Vin (1982); Khu rừng cấm Côn Đảo (1986).

Ngày 9/8/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có quyết định số 194/CT công nhận tiếp 73 khu rừng đặc dụng , trong đó gồm 2 VQG, 46 khu dự trữ thiên nhiên, 25 khu di tích lịch sử văn hoá .

Cho tới tháng 8 năm 1986 một hệ thống các khu rừng cấm, thực chất là những khu Bảo tồn thiên nhiên do ngành Nông - Lâm nghiệp quản lý đã được hình thành bao gồm 87 khu với tổng diện tích trên 900.000ha và được chia làm 3 loại hình:

1. Vườn Quốc Gia (National Park): 7 khu

2. Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên (Nature Reserve): 49 khu

3.Khu Văn hoá, Lịch sử, Môi trường (Cultural, Historical and

Environmental Site ) : 31 khu

Ngày 19/12/1986, Bộ Lâm nghiệp (cũ) ra quyết định 1171-QĐ ban hành Qui Chế quản lý 3 loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Lần đầu tiên thuật ngữ “rừng đặc dụng”(RĐD) được sử dụng thay cho thuật ngữ “rừng cấm” một cách chính thức và cũng lần đầu tiên rừng đặc dụng và 3 loại hình (Categories) của nó được định nghĩa và phân cấp quản lý.

Rừng đặc dụng (Special use forest) là một thành phần của vốn rừng

Quốc gia, được xây dựng nhằm các mục tiêu sau đây:

- Bảo tồn các mẫu sinh cảnh rừng khác nhau

- Bảo tồn nguồn gen động vật và thực vật

- Bảo tồn các khu rừng có giá trị về cảnh quan, văn hoá lịch sử và bảo vệ sức khoẻ.

- Nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo

Từ đầu năm 1987, cùng với xu thế của khu vực và thế giới, vấn đề bảo tồn ĐDSH và bảo vệ môi trường nói chung được đặc biệt quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Nhiều khu bảo tồn đã được thành lập và Việt Nam đã ký kết nhiều công ước quốc tế (Công ước di sản thế giới năm 1987, Công ước về đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế năm 1989, Công ước về ĐDSH năm 1993 và Công ước về buôn bán quốc tế các loài bị đe doạ CITES năm 1994). Tiếp theo việc phê chuẩn công ước ĐDSH năm 1994, Chính phủ ta đã xây dựng kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam nhằm bảo tồn tính ĐDSH của quốc gia một cách có hiệu quả .

Đầu năm 2001, trong Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg, ngày 11 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Rừng đặc dụng được chia thành 3 loại :

1.Vườn quốc gia.

2. Khu Bảo tồn thiên nhiên

2a. Khu dự trữ thiên nhiên

2b. Khu bảo tồn loài hay sinh cảnh

3. Khu rừng văn hoá-lịch sử-môi trường (khu rừng bảo vệ cảnh quan).

Do những thay đổi về tình hình kinh tế xã hội của đất nước đòi hỏi phải có những thay đổi trong hệ thống quản lý các loại rừng ở Việt Nam . Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 ban hành nhằm thể chế hóa những chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước. Để cụ thể hóa cho việc thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng , ngày 14/8/2006 thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý rừng thay cho Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg, ngày 11 tháng 1 năm 2001 trước đây. Rừng đặc dụng được chia thành 4 loại :

1.Vườn quốc gia.

2.Khu Bảo tồn thiên nhiên

2a. Khu dự trữ thiên nhiên

2b. Khu bảo tồn loài hay sinh cảnh

3. Khu bảo vệ cảnh quan

4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học


Bảng 1.1: Hệ thống khu rừng đặc dụng ở Việt Nam


Phân hạng

Số lượng (khu)

Diện tích (ha)

I. Vườn Quốc gia

30

1.041.956

II. Khu bảo tồn thiên nhiên

60

1.184.372

- IIa. Khu BTTN dữ trữ thiên nhiên

48

1.100.892

- IIb. Khu BTTN bảo tồn loài/sinh cảnh

12

83.480

III. Khu bảo vệ cảnh quan

38

173.764

Tổng cộng:

128

2.400.092

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bước đầu đề xuất kế hoạch hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa - Tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2011 - 2

Nguồn: Số liệu thống kê đến 10/2006 - Cục Kiểm lâm

Theo hệ thống phân loại rừng đặc dụng Việt Nam khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa được xác định là khu bảo tồn loài và sinh cảnh.

1.1.4. Đánh giá tình hình tổ chức, quản lý hệ thống rừng đặc dụng ở Việt

Nam.

Như vậy, công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đã hình thành, phát triển trong hơn 40 năm qua. Trong quá trình phát triển chúng ta đã từng bước bổ sung, mở rộng, hình thành được một hệ thống khu bảo tồn rừng và đất ngập nước ven biển. Chúng ta cũng đã xây dựng, bổ sung, các quy định của pháp luật, các văn bản có liên quan đến việc quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động bảo tồn.

Nếu so hệ thống phân hạng rừng đặc dụng của Việt Nam với hệ thống phân hạng của IUCN, 1994 thì còn có những điểm chưa tương thích. Hệ thống phân hạng của IUCN,1994 được sắp xếp theo mục tiêu bảo tồn giảm dần ( khu bảo tồn thiên nhiên đứng đầu, vườn quốc gia đứng thứ 2...) và các mục tiêu phát triển (sử dụng hợp lý) tăng dần (từ khu quản lý tài nguyên thiên nhiên, đến khu bảo tồn cảnh quan...). Theo hệ thống phân hạng của Việt Nam thì khu bảo tồn loài và sinh cảnh là một phân loại (Sub- category) của khu bảo tồn trong khi theo hệ thống phân hạng của IUCN thì nó là một loại riêng vì có mục tiêu quản lý khác nhau.

Như vậy hệ thống phân hạng các khu bảo tồn Việt Nam chưa có sự thống nhất với cách phân hạng quốc tế. Trong quản lý hiện nay vẫn chủ yếu là bảo vệ nghiêm ngặt, chưa gắn kết được các quan điểm hiện đại về bảo tồn là vừa bảo tồn vừa phát triển.

Về quản lý, hiện nay việc quản lý hệ thống các khu bảo tồn đang phân chia theo các ngành chức năng nên chưa thống nhất được (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang quản lý các khu bảo tồn liên quan đến môi trường rừng trên đất liền và ven biển, Bộ Thủy Sản quản lý các khu bảo tồn biển, Bộ tài nguyên và môi trường quản lý các khu đất ngập nước). Do chưa phân chia các cấp quản lý cụ thể nên hệ thống quản lý và nguồn đầu tư cho các khu bảo tồn hiện nay chủ yếu dựa vào nhà nước, chưa huy động được sự tham gia của

các thành phần trong xã hội khác tham gia vào lĩnh vực bảo tồn.

Bộ NN&PTNT là cơ quan của Chính phủ được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về RĐD trong toàn quốc và hiện nay đang trực tiếp quản lý 8 Vườn quốc gia có vị trí đặc biệt quan trọng hoặc nằm trên nhiều tỉnh. Đối với các KBTTN bao gồm cả RĐD có đất ngập nước và biển, Bộ NN&PTTN phối hợp với bộ Thuỷ sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý theo từng lĩnh vực chuyên ngành.

Cục Kiểm lâm là cơ quan được Bộ NN&PTTN giao nhiệm vụ giúp Bộ trưởng giám sát và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ đối với hệ thống RĐD trong toàn quốc.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nứơc về RĐD theo quy định tại Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ “Về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp” và Quyết định số 186/TTg-2006 ngày 14/8/2006 của Thủ Tướng chính phủ ban hành "Quy chế quản lý rừng” ; thông tư 99 ngày 6/11/2006 về hướng dẫn một số điều của Quy chế quản lý rừng. UBND các tỉnh được phân cấp quản lý toàn diện và trực tiếp hầu hết các KBTTN thuộc hệ thống RĐD trên địa phận hành chính của mình.

Ban quản lý các khu RĐD là đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ là chủ rừng ở từng Khu BTTN cụ thể. Những khu RĐD chưa có Ban quản lý, UBND các tỉnh thường giao cho các Hạt Kiểm lâm sở tại chịu trách nhiệm quản lý, một số khu khác lại giao cho Sở NN & PTNT hoặc Sở Văn hoá – Thông tin quản lý.

Phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý RĐD chưa rõ ràng làm cho việc quản lý lỏng lẻo, chồng chéo, hiệu quả thấp.

Chưa có một tổ chức phù hợp để giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quản lý tốt hệ thống RĐD. Hiện nay, nhiệm vụ quản lý và bảo vệ RĐD đang do lực lượng Kiểm lâm đảm nhiệm là chủ yếu, nhưng so với yêu cầu thì rõ ràng về tổ chức, biên chế và năng lực vẫn còn rất nhiều bất cập, thiếu cán bộ chuyên

trách quản lý hệ thống RĐD.

Ranh giới của hầu hết các RĐD chưa được phân định rõ ràng trên trên thực địa.

Độ tin cậy của các số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên của các khu

rừng đặc dụng còn thấp.

Năng lực tổ chức quản lý tại các Ban quản lý RĐD còn yếu. Phần lớn các Ban quản lý RĐD chưa lập được kế hoạch quản lý và kế hoạch bảo tồn ĐDSH tại khu rừng. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ban quản lý RĐD còn rất hạn chế, biên chế về nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Nguồn vốn đầu tư cho các khu RĐD chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước và nguồn tài trợ từ các dự án hợp tác quốc tế. Tổng mức đầu tư còn thấp, suất đầu tư cho đơn vị diện tích rừng đựơc giao quản lý còn hạn chế, phân bổ vốn đầu tư không đồng đều tùy từng địa phương. Hầu hết các khu RĐD do tỉnh quản lý đều lấy nguồn ngân sách địa phương, nên tổng mức đầu tư thấp và ít nhận được nguồn đầu tư quốc tế.

Vấn đề quản lý vùng đệm đang gặp những khó khăn như chưa xác định rõ ranh giới vùng đệm trên bản đồ và trên thực địa. Hầu hết các vùng đệm đều được hoạch định theo địa giới hành chính các xã; chưa có một quy chế thống nhất về quản lý và phát triển vùng đệm; chưa có quy định rõ ràng về nội dụng đầu tư phát triển vùng đệm.

1.2. Cơ sở của kế hoạch quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh

học dựa trên cơ sở cộng đồng

1.2.1. Quản lý bảo tồn ( Conservation Management)

Quản lý bảo tồn có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Có ý kiến cho rằng quản lý bảo tồn là "bảo tồn hiện trạng tự nhiên " . Tuy nhiên có ý kiến lại cho rằng quản lý bảo tồn là "bảo tồn tối đa tính đa dạng loài". Điều này được hiểu là bảo tồn các hệ sinh thái và chức năng của chúng.

Quản lý một vườn quốc gia hay khu bảo tồn là việc kiểm soát một

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí